- 1. Kính gửi Thầy am chủ cốc Không Tên
- 2. Tuổi Tác Trong Khóa Tu
- 3. Danh từ tu học
- 4. Hạnh phúc chân thật
- 5. Hạnh phúc và sự nghiệp
- 6. Một cuộc sống vật chất tương đối
- 7. Vấn đề tham muốn
- 8. Hạnh phúc là vấn đề chung
- 9. Hạnh phúc ở mọi chặng đường
- 10. Tiếp xúc với hạnh phúc
- 11. Sống trong hiện tại
- 12. Những nhóm tu học
- 13. Đóng góp cho cuộc đời
- 14. Vấn đề giải thoát và hạnh phúc
- 15. Tôi là ai?
- 16. Cây sẽ ngã về đâu?
- 17. Nói với người bạn áo trắng
HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tôi thấy sự tổ chức những ngày quán niệm, những khóa tu theo truyền thống của Sư Ông Nhất Hạnh có thể mang lại cho tuổi trẻ, hay thế hệ chúng ta, nhiều lợi ích hơn. Nhưng Thầy khoan rầy tôi đã! Tôi không nói rằng chúng ta không cần những ngày Bát quan trai, nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn cần có thêm những phương pháp tu học theo lối mới.
Đạo Phật từ xưa đến giờ đã mở biết bao nhiêu cánh cửa pháp môn để giúp cho con người bớt khổ, bây giờ có mở thêm một vài cánh cửa tu học mới cho những người mới thì đâu có gì là quá nhiều phải không thầy! Phương pháp tu học của chúng ta có sâu sắc hay hiệu quả hay không là còn tùy ở những người hướng dẫn, vì vậy mà những người như Thầy vẫn rất là cần thiết cho sự tu học của chúng tôi.
Sau những khóa tu học, vấn đề được các thiền sinh đặt ra nhiều nhất là làm sao để đem sự thực tập của mình về với gia đình, với đời sống hằng ngày, với những người chung quanh vốn chưa biết gì về tu học.
Như tôi đã chia sẻ, nơi nào cũng có một cách thực tập riêng dành cho nơi ấy. Ta phải biết tùy hoàn cảnh. Nhưng có một điều chắc chắn là sự tu học của chúng ta sẽ được lâu bền hơn, thâm sâu hơn, nếu ta có được một nhóm người cùng thực tập chung với mình. Nhờ sự hướng dẫn và trao truyền của các thầy, các anh chị đi trước, mà hiện nay chúng ta cũng đã có được một số các nhóm tu học có mặt rất nhiều nơi. Tôi nghĩ đó là điều rất may mắn. Mỗi nhóm, dựa trên kiểu mẫu của Sư Ông Làng Mai, tuy có những phương cách thực tập theo các truyền thống khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục đích là để nương tựa và nâng đỡ lẫn nhau trên con đường tu tập.
Chọn được một nhóm tu học để mình có thể nương tựa là ta đã bước một bước rất dài trên con đường tu học của mình rồi, Thầy có nghĩ vậy không? Tôi thấy sự thành công của một nhóm tu học cần ở một số điều kiện. Trước hết, nhóm tu học bao giờ cũng phải biết lấy con người làm nền tảng. Bất cứ một tập thể nào hay một nhóm nào cũng do con người làm thành, nên con người phải là một thành tố quan trọng nhất.
Tôi thấy những nhóm tu học được nhiều chuyển hóa là những nhóm được hướng dẫn bởi các thầy, các anh chị có tinh thần bao dung và cởi mở. Khiêm tốn là yếu tố cần thiết đầu tiên cho sự hài hòa trong một tăng thân. Tôi nghĩ, một nhóm tu học không phải là một giai cấp mới nào hết. Vấn đề thực tập hạnh phúc và chuyển hóa khổ đau mới là chính yếu và quan trọng, và nó không phải dành riêng cho bất cứ một ai. Một chúng tu học là những người có chung một niềm tin vào con đường hạnh phúc, và cùng thực hành chung với nhau.
Phật có dạy chúng ta về sáu phương cách để có được một tập thể hòa thuận. Tôi nghĩ chúng ta có thể áp dụng lời dạy ấy cho bất cứ một nhóm tu học nào, chỉ cần biết khéo làm mới lại cho hợp với hoàn cảnh của mình mà thôi. Phật có nói, một đoàn thể tu học tốt đẹp là một đoàn thể hòa hợp mỗi khi gặp nhau và hòa hợp trước khi chia tay.
Một nhóm tu học không phải chỉ hòa thuận với nhau mà còn cần phải có sự hòa thuận với người chung quanh nữa. Thật ra, chúng ta cần có nhiều và thật nhiều những nhóm tu học. Cuộc đời này rất cần những nhóm tu học có thể mang lại cho đời hạnh phúc, một hạnh phúc có tính chất vững chãi và thảnh thơi. Giữa cuộc sống xôn xao, bận rộn, lôi cuốn này, thực tập để cho mình có được một niềm vui, yên ổn và hạnh phúc, bấy nhiêu đấy thôi cũng là một công phu lớn rồi phải không Thầy!
Nhìn chung quanh, tôi thấy những người đến tu học còn quá ít ỏi so với số người khổ đau ngoài kia. Một mình chúng ta sẽ không bao giờ là đủ, tôi nghĩ ta phải còn cần trăm, ngàn nhóm tu học, hoặc nhiều hơn nữa, mới hy vọng có thể làm bớt đi phần nào khổ đau của cuộc đời. Đức Bồ Tát Quán Thế Âm phải cần đến ngàn tay và ngàn mắt để đi vào cuộc đời. Và mỗi chúng ta có thể là một con mắt, một bàn tay của ngài.
Trong một buổi pháp đàm, có một bạn nêu lên vấn đề về những trường hợp có những nhóm tu tập có những đường lối “lạ thường”, “phá chấp”, không đúng với những gì Phật dạy. Làm sao mình biết được một tăng thân, hay một nhóm tu học nào là tốt? Chắc chúng tôi phải nhờ Thầy chỉ dẫn và đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này! Tôi thì nghĩ rằng chúng ta có thể dùng tiêu chuẩn giới luật để nhận xét việc ấy. Ví dụ, một tăng thân tu học của người cư sĩ thì ít nhất phải được đặt trên nền tảng năm giới của người cư sĩ. Tôi thấy năm giới trình bày trong quyển Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn là đầy đủ và rõ ràng lắm. Đặt nền tảng tu học trên năm giới ấy thì tôi nghĩ mình không thể đi sai được. Tôi thích hình ảnh một vị thiền sư dùng để ví dụ về sự tu tập của chúng ta. Ông nói, chúng ta cũng giống như một người đi đêm nhắm hướng ngôi sao Bắc Đẩu mà đi. Ta sẽ không bao giờ đến được ngôi sao Bắc Đẩu, nhưng nó giúp cho chúng ta đi đúng phương hướng. Và tôi nghĩ, giới luật mà đức Phật đã để lại cho chúng ta chính là ngôi sao Bắc Đẩu ấy.
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Những nhóm tu học
Thầy biết không, tôi thấy quan niệm về những ngày quán niệm, những khóa tu học so ra cũng còn quá mới mẻ đối với đa số. Theo truyền thống, những người cư sĩ chúng tôi có ngày thọ giới Bát quan trai để thực tập và hành trì những lời Phật dạy. Theo cảm nghĩ của riêng tôi, tôi thấy những ngày Bát quan trai tổ chức theo khuôn khổ của các thế hệ trước, có thể không hợp lắm với một số người bây giờ, nhất là các anh chị trẻ lớn lên ở phương Tây.Tôi thấy sự tổ chức những ngày quán niệm, những khóa tu theo truyền thống của Sư Ông Nhất Hạnh có thể mang lại cho tuổi trẻ, hay thế hệ chúng ta, nhiều lợi ích hơn. Nhưng Thầy khoan rầy tôi đã! Tôi không nói rằng chúng ta không cần những ngày Bát quan trai, nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn cần có thêm những phương pháp tu học theo lối mới.
Đạo Phật từ xưa đến giờ đã mở biết bao nhiêu cánh cửa pháp môn để giúp cho con người bớt khổ, bây giờ có mở thêm một vài cánh cửa tu học mới cho những người mới thì đâu có gì là quá nhiều phải không thầy! Phương pháp tu học của chúng ta có sâu sắc hay hiệu quả hay không là còn tùy ở những người hướng dẫn, vì vậy mà những người như Thầy vẫn rất là cần thiết cho sự tu học của chúng tôi.
Sau những khóa tu học, vấn đề được các thiền sinh đặt ra nhiều nhất là làm sao để đem sự thực tập của mình về với gia đình, với đời sống hằng ngày, với những người chung quanh vốn chưa biết gì về tu học.
Như tôi đã chia sẻ, nơi nào cũng có một cách thực tập riêng dành cho nơi ấy. Ta phải biết tùy hoàn cảnh. Nhưng có một điều chắc chắn là sự tu học của chúng ta sẽ được lâu bền hơn, thâm sâu hơn, nếu ta có được một nhóm người cùng thực tập chung với mình. Nhờ sự hướng dẫn và trao truyền của các thầy, các anh chị đi trước, mà hiện nay chúng ta cũng đã có được một số các nhóm tu học có mặt rất nhiều nơi. Tôi nghĩ đó là điều rất may mắn. Mỗi nhóm, dựa trên kiểu mẫu của Sư Ông Làng Mai, tuy có những phương cách thực tập theo các truyền thống khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục đích là để nương tựa và nâng đỡ lẫn nhau trên con đường tu tập.
Chọn được một nhóm tu học để mình có thể nương tựa là ta đã bước một bước rất dài trên con đường tu học của mình rồi, Thầy có nghĩ vậy không? Tôi thấy sự thành công của một nhóm tu học cần ở một số điều kiện. Trước hết, nhóm tu học bao giờ cũng phải biết lấy con người làm nền tảng. Bất cứ một tập thể nào hay một nhóm nào cũng do con người làm thành, nên con người phải là một thành tố quan trọng nhất.
Tôi thấy những nhóm tu học được nhiều chuyển hóa là những nhóm được hướng dẫn bởi các thầy, các anh chị có tinh thần bao dung và cởi mở. Khiêm tốn là yếu tố cần thiết đầu tiên cho sự hài hòa trong một tăng thân. Tôi nghĩ, một nhóm tu học không phải là một giai cấp mới nào hết. Vấn đề thực tập hạnh phúc và chuyển hóa khổ đau mới là chính yếu và quan trọng, và nó không phải dành riêng cho bất cứ một ai. Một chúng tu học là những người có chung một niềm tin vào con đường hạnh phúc, và cùng thực hành chung với nhau.
Phật có dạy chúng ta về sáu phương cách để có được một tập thể hòa thuận. Tôi nghĩ chúng ta có thể áp dụng lời dạy ấy cho bất cứ một nhóm tu học nào, chỉ cần biết khéo làm mới lại cho hợp với hoàn cảnh của mình mà thôi. Phật có nói, một đoàn thể tu học tốt đẹp là một đoàn thể hòa hợp mỗi khi gặp nhau và hòa hợp trước khi chia tay.
Một nhóm tu học không phải chỉ hòa thuận với nhau mà còn cần phải có sự hòa thuận với người chung quanh nữa. Thật ra, chúng ta cần có nhiều và thật nhiều những nhóm tu học. Cuộc đời này rất cần những nhóm tu học có thể mang lại cho đời hạnh phúc, một hạnh phúc có tính chất vững chãi và thảnh thơi. Giữa cuộc sống xôn xao, bận rộn, lôi cuốn này, thực tập để cho mình có được một niềm vui, yên ổn và hạnh phúc, bấy nhiêu đấy thôi cũng là một công phu lớn rồi phải không Thầy!
Nhìn chung quanh, tôi thấy những người đến tu học còn quá ít ỏi so với số người khổ đau ngoài kia. Một mình chúng ta sẽ không bao giờ là đủ, tôi nghĩ ta phải còn cần trăm, ngàn nhóm tu học, hoặc nhiều hơn nữa, mới hy vọng có thể làm bớt đi phần nào khổ đau của cuộc đời. Đức Bồ Tát Quán Thế Âm phải cần đến ngàn tay và ngàn mắt để đi vào cuộc đời. Và mỗi chúng ta có thể là một con mắt, một bàn tay của ngài.
Trong một buổi pháp đàm, có một bạn nêu lên vấn đề về những trường hợp có những nhóm tu tập có những đường lối “lạ thường”, “phá chấp”, không đúng với những gì Phật dạy. Làm sao mình biết được một tăng thân, hay một nhóm tu học nào là tốt? Chắc chúng tôi phải nhờ Thầy chỉ dẫn và đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này! Tôi thì nghĩ rằng chúng ta có thể dùng tiêu chuẩn giới luật để nhận xét việc ấy. Ví dụ, một tăng thân tu học của người cư sĩ thì ít nhất phải được đặt trên nền tảng năm giới của người cư sĩ. Tôi thấy năm giới trình bày trong quyển Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn là đầy đủ và rõ ràng lắm. Đặt nền tảng tu học trên năm giới ấy thì tôi nghĩ mình không thể đi sai được. Tôi thích hình ảnh một vị thiền sư dùng để ví dụ về sự tu tập của chúng ta. Ông nói, chúng ta cũng giống như một người đi đêm nhắm hướng ngôi sao Bắc Đẩu mà đi. Ta sẽ không bao giờ đến được ngôi sao Bắc Đẩu, nhưng nó giúp cho chúng ta đi đúng phương hướng. Và tôi nghĩ, giới luật mà đức Phật đã để lại cho chúng ta chính là ngôi sao Bắc Đẩu ấy.
Gửi ý kiến của bạn