- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhưng nó cũng có những khía cạnh bất lợi, như vị trí cô lập đối với Ấn Độ, những tổn phí về bưu điện, và trình độ tri thức lạc hậu của dân chúng nói chung. Những điều bất lợi đó đã làm nghiêng lệch đòn cân và làm cho chúng tôi chọn xứ Ấn Độ.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một nơi nào vừa ý và chưa có một kế hoạch nào nhất định. Trong một dịp đến Madras, vài bạn đạo đề nghị với chúng tôi hãy đi xem một khu bất động sản có thể mua được với giá rẻ. Chúng tôi được đưa đến khu ngoại ô Adyar, và vừa xem qua, chúng tôi biết ngay đó là nơi cư trú thích hợp mà mình đang tìm kiếm.
Ngôi dinh cơ đồ sộ, những ngôi biệt thự lớn nhỏ dựa bờ sông, cùng những dãy nhà phụ thuộc, vườn cây to bóng mát, những cây đa cổ thụ và rừng thông ven bờ biển làm cho khu này càng thêm vắng vẻ u tịch, có thể dùng làm một nơi ẩn cư lý tưởng với một phong vị thần tiên. Giá tiền phải trả là chín ngàn ru-pi, tương đương khoảng sáu trăm đồng bảng Anh. Quả thật quá rẻ, hầu như chỉ là một giá tượng trưng, và chúng tôi quyết định mua.
Một bạn đạo ứng trước một phần tiền, số còn lại do một bạn đạo khác đứng ra vay mượn với những điều kiện thật dễ dàng. Sau đó, một thông tri lập tức được công bố để kêu gọi sự đóng góp của các hội viên, và trong vòng một năm sau, tôi rất hài lòng vì đã có thể thanh toán sòng phẳng khoản tiền vay mượn trên và nhận đủ giấy tờ sở hữu khu đất.
Lý do khu đất này được bán với giá rẻ là vì Chính phủ vừa phóng một đường xe lửa từ Madras đến Uty, một thị trấn cao nguyên có khí hậu mát mẻ dưới chân dãy núi Nilgiri, làm thu ngắn lộ trình và sự giao thông từ Madras lên miền núi chỉ còn một ngày đường. Nhờ đó, những viên chức cao cấp của Chính phủ Madras có thể định cư trên vùng cao nguyên sáu tháng mỗi năm để tránh khí hậu nóng nực của mùa hè, làm cho những dinh cơ đồ sộ của họ ở Madras trở nên không còn giá trị cao như trước.
Khi trở về Bombay, chúng tôi bắt đầu lo chuẩn bị thu xếp hòm xiểng, rương trắp, sách vở và đồ tư trang để chuyển đến Madras. Chi hội Thông thiên học ở Bombay có tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa trọng thể trước khi chúng tôi lên đường.
Ngày 17, chúng tôi đáp xe lửa đi Madras để định nơi cư trú tại Adyar. Khi đã yên nơi yên chỗ, chân sư M. hằng ngày đều đích thân đến viếng bà Blavatsky tại trụ sở mới của chúng tôi.
Năm 1883 là một trong những năm bận rộn nhất, lý thú nhất và thành công nhất trong lịch sử Hội Thông thiên học. Có bốn mươi ba Chi hội mới được thành lập, phần nhiều ở Ấn Độ và do tôi tổ chức.
Những chuyến đi công tác của tôi đã trải qua trên bảy ngàn dặm đường (độ mười hai ngàn cây số), có khi đi xe lửa, hoặc ngồi trên lưng voi, hoặc đi bằng xe bò. Bà Blavatsky và tôi thường cách biệt nhau, bà thì ở nhà coi sóc bài vở cho tạp chí Theosophist, còn tôi phiêu bạt khắp nơi trên xứ Ấn Độ để diễn thuyết, chữa bệnh và thành lập những Chi hội mới.
Trong những tháng đầu năm, hàng đống thư từ được gửi đến Trụ sở Hội tại Adyar từ các nước Âu Mỹ, chứng tỏ rằng thế giới càng ngày càng chú trọng đến giáo lý Thông thiên học.
Xét vì cuộc đời của mỗi người trong chúng ta đều được cấu tạo bởi vô số những chuyện lặt vặt không đáng kể, và vì tôi muốn cho câu chuyện tường thuật của tôi được hoàn toàn trung thực, nên tôi đã kể lại nhiều chuyện nhỏ nhặt để bổ túc vào cái bối cảnh lịch sử của Hội Thông thiên học nói chung. Những chuyện tầm thường nhỏ nhặt đó cũng trình bày chúng tôi, những nhà tiền phong khai sáng phong trào Thông thiên học, như những nhân vật sống rất bình thường, tức là cũng giống như mọi người chứ không phải là những nhân vật phi phàm như người ta thường suy tôn một cách quá đáng và thêu dệt thêm nhiều chuyện vô lý.
Nếu bà Blavatsky là người đã viết ra những bộ sách hi hữu và độc đáo, thì hằng ngày bà cũng ăn sáng với hạt gà chiên rưới lên rất nhiều mỡ, và tập Hồi Ký này chỉ trình bày mỗi nhân vật dưới hình thức tả chân chứ không siêu việt hóa họ như một nhân vật lý tưởng. Bởi vậy, tôi cũng ghi lại một chi tiết nhỏ, mà tôi cảm thấy khá thích thú vào lúc nó xảy ra, làm cho tôi muốn ghi chép lại.
Phía sau nhà của chúng tôi tại Adyar có một con sông nhỏ, làm cho chúng tôi luôn muốn bơi lội như sở thích đã sẵn có từ ngày xưa. Và thế là chúng tôi rủ nhau xuống sông, luôn cả bà Blavatsky. Những người Âu ở láng giềng chắc hẳn là rất ngạc nhiên khi thấy những người da trắng như chúng tôi lại tắm chung với độ nửa chục người bản xứ màu da sậm, cùng nhào xuống nước vẫy vùng và đùa giỡn với nhau một cách thân tình, cơ hồ như chúng tôi không tin rằng mình thuộc về một chủng tộc cao quí hơn!
Tôi chỉ dẫn cho bà bạn tôi tập bơi lội, hay nói đúng hơn là tập làm động tác sao cho khỏi chìm, và cũng chỉ dẫn luôn cho bạn Damodar thân mến, anh bạn trẻ này lại là một người rất nhát gan. Anh ta là một trong số những người sợ nước nhất mà tôi đã từng gặp. Anh ta bắt đầu run rẩy lập cập khi mực nước mới ngập tới đầu gối, làm cho bà Blavatsky và tôi đều phải buông ra những lời mỉa mai, châm biếm.
Tôi còn nhớ rõ sự việc ấy đã thay đổi ra sao. Tôi nói: “A ha! Anh muốn trở thành một siêu nhân bằng cách nào khi thậm chí anh không dám để ướt cái đầu gối của mình?”
Lúc đó, anh ta không nói gì. Nhưng ngày hôm sau, khi chúng tôi lại cùng nhau đi tắm, anh ta thản nhiên phóng mình xuống nước và lội ngang qua sông!
Lời nói châm biếm của tôi không ngờ lại có tác dụng đặc biệt đối với anh ta, và anh đã quyết định rằng hôm ấy anh phải lội qua sông hoặc là chịu chết!
Đó chính là bí quyết để trở thành một siêu nhân. Hãy dấn thân! Đó là định luật để tiến hóa. Bạn có thể thất bại năm chục lần, hay năm trăm lần, nếu cần; nhưng hãy cứ dấn thân tiến bước, và tiến lên mãi, nhất định không chịu lùi, rồi sau cùng bạn cũng sẽ thành công.
Sự rụt rè thối chí không bao giờ rèn luyện nên một con người đúng nghĩa, càng không thể xây dựng nên một thế giới tốt đẹp.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI BA: ADYAR
III.
Trong những chuyến đi hoạt động khắp Ấn Độ và Tích Lan, tôi đã tham quan nhiều địa điểm, khảo sát nhân vật và khí hậu của từng miền để chọn lựa một nơi thích hợp nhất hầu có thể thiết lập một Tổng hành dinh lâu dài cho Hội Thông thiên học. Nhiều dinh cơ tốt đẹp đã được cung hiến cho chúng tôi ở Tích Lan, không phải trả tiền thuê mướn; đảo Tích Lan lại có nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với những ai muốn tìm một chỗ định cư trên đất Á châu.Nhưng nó cũng có những khía cạnh bất lợi, như vị trí cô lập đối với Ấn Độ, những tổn phí về bưu điện, và trình độ tri thức lạc hậu của dân chúng nói chung. Những điều bất lợi đó đã làm nghiêng lệch đòn cân và làm cho chúng tôi chọn xứ Ấn Độ.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một nơi nào vừa ý và chưa có một kế hoạch nào nhất định. Trong một dịp đến Madras, vài bạn đạo đề nghị với chúng tôi hãy đi xem một khu bất động sản có thể mua được với giá rẻ. Chúng tôi được đưa đến khu ngoại ô Adyar, và vừa xem qua, chúng tôi biết ngay đó là nơi cư trú thích hợp mà mình đang tìm kiếm.
Ngôi dinh cơ đồ sộ, những ngôi biệt thự lớn nhỏ dựa bờ sông, cùng những dãy nhà phụ thuộc, vườn cây to bóng mát, những cây đa cổ thụ và rừng thông ven bờ biển làm cho khu này càng thêm vắng vẻ u tịch, có thể dùng làm một nơi ẩn cư lý tưởng với một phong vị thần tiên. Giá tiền phải trả là chín ngàn ru-pi, tương đương khoảng sáu trăm đồng bảng Anh. Quả thật quá rẻ, hầu như chỉ là một giá tượng trưng, và chúng tôi quyết định mua.
Một bạn đạo ứng trước một phần tiền, số còn lại do một bạn đạo khác đứng ra vay mượn với những điều kiện thật dễ dàng. Sau đó, một thông tri lập tức được công bố để kêu gọi sự đóng góp của các hội viên, và trong vòng một năm sau, tôi rất hài lòng vì đã có thể thanh toán sòng phẳng khoản tiền vay mượn trên và nhận đủ giấy tờ sở hữu khu đất.
Lý do khu đất này được bán với giá rẻ là vì Chính phủ vừa phóng một đường xe lửa từ Madras đến Uty, một thị trấn cao nguyên có khí hậu mát mẻ dưới chân dãy núi Nilgiri, làm thu ngắn lộ trình và sự giao thông từ Madras lên miền núi chỉ còn một ngày đường. Nhờ đó, những viên chức cao cấp của Chính phủ Madras có thể định cư trên vùng cao nguyên sáu tháng mỗi năm để tránh khí hậu nóng nực của mùa hè, làm cho những dinh cơ đồ sộ của họ ở Madras trở nên không còn giá trị cao như trước.
Khi trở về Bombay, chúng tôi bắt đầu lo chuẩn bị thu xếp hòm xiểng, rương trắp, sách vở và đồ tư trang để chuyển đến Madras. Chi hội Thông thiên học ở Bombay có tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa trọng thể trước khi chúng tôi lên đường.
Ngày 17, chúng tôi đáp xe lửa đi Madras để định nơi cư trú tại Adyar. Khi đã yên nơi yên chỗ, chân sư M. hằng ngày đều đích thân đến viếng bà Blavatsky tại trụ sở mới của chúng tôi.
Năm 1883 là một trong những năm bận rộn nhất, lý thú nhất và thành công nhất trong lịch sử Hội Thông thiên học. Có bốn mươi ba Chi hội mới được thành lập, phần nhiều ở Ấn Độ và do tôi tổ chức.
Những chuyến đi công tác của tôi đã trải qua trên bảy ngàn dặm đường (độ mười hai ngàn cây số), có khi đi xe lửa, hoặc ngồi trên lưng voi, hoặc đi bằng xe bò. Bà Blavatsky và tôi thường cách biệt nhau, bà thì ở nhà coi sóc bài vở cho tạp chí Theosophist, còn tôi phiêu bạt khắp nơi trên xứ Ấn Độ để diễn thuyết, chữa bệnh và thành lập những Chi hội mới.
Trong những tháng đầu năm, hàng đống thư từ được gửi đến Trụ sở Hội tại Adyar từ các nước Âu Mỹ, chứng tỏ rằng thế giới càng ngày càng chú trọng đến giáo lý Thông thiên học.
Xét vì cuộc đời của mỗi người trong chúng ta đều được cấu tạo bởi vô số những chuyện lặt vặt không đáng kể, và vì tôi muốn cho câu chuyện tường thuật của tôi được hoàn toàn trung thực, nên tôi đã kể lại nhiều chuyện nhỏ nhặt để bổ túc vào cái bối cảnh lịch sử của Hội Thông thiên học nói chung. Những chuyện tầm thường nhỏ nhặt đó cũng trình bày chúng tôi, những nhà tiền phong khai sáng phong trào Thông thiên học, như những nhân vật sống rất bình thường, tức là cũng giống như mọi người chứ không phải là những nhân vật phi phàm như người ta thường suy tôn một cách quá đáng và thêu dệt thêm nhiều chuyện vô lý.
Nếu bà Blavatsky là người đã viết ra những bộ sách hi hữu và độc đáo, thì hằng ngày bà cũng ăn sáng với hạt gà chiên rưới lên rất nhiều mỡ, và tập Hồi Ký này chỉ trình bày mỗi nhân vật dưới hình thức tả chân chứ không siêu việt hóa họ như một nhân vật lý tưởng. Bởi vậy, tôi cũng ghi lại một chi tiết nhỏ, mà tôi cảm thấy khá thích thú vào lúc nó xảy ra, làm cho tôi muốn ghi chép lại.
Phía sau nhà của chúng tôi tại Adyar có một con sông nhỏ, làm cho chúng tôi luôn muốn bơi lội như sở thích đã sẵn có từ ngày xưa. Và thế là chúng tôi rủ nhau xuống sông, luôn cả bà Blavatsky. Những người Âu ở láng giềng chắc hẳn là rất ngạc nhiên khi thấy những người da trắng như chúng tôi lại tắm chung với độ nửa chục người bản xứ màu da sậm, cùng nhào xuống nước vẫy vùng và đùa giỡn với nhau một cách thân tình, cơ hồ như chúng tôi không tin rằng mình thuộc về một chủng tộc cao quí hơn!
Tôi chỉ dẫn cho bà bạn tôi tập bơi lội, hay nói đúng hơn là tập làm động tác sao cho khỏi chìm, và cũng chỉ dẫn luôn cho bạn Damodar thân mến, anh bạn trẻ này lại là một người rất nhát gan. Anh ta là một trong số những người sợ nước nhất mà tôi đã từng gặp. Anh ta bắt đầu run rẩy lập cập khi mực nước mới ngập tới đầu gối, làm cho bà Blavatsky và tôi đều phải buông ra những lời mỉa mai, châm biếm.
Tôi còn nhớ rõ sự việc ấy đã thay đổi ra sao. Tôi nói: “A ha! Anh muốn trở thành một siêu nhân bằng cách nào khi thậm chí anh không dám để ướt cái đầu gối của mình?”
Lúc đó, anh ta không nói gì. Nhưng ngày hôm sau, khi chúng tôi lại cùng nhau đi tắm, anh ta thản nhiên phóng mình xuống nước và lội ngang qua sông!
Lời nói châm biếm của tôi không ngờ lại có tác dụng đặc biệt đối với anh ta, và anh đã quyết định rằng hôm ấy anh phải lội qua sông hoặc là chịu chết!
Đó chính là bí quyết để trở thành một siêu nhân. Hãy dấn thân! Đó là định luật để tiến hóa. Bạn có thể thất bại năm chục lần, hay năm trăm lần, nếu cần; nhưng hãy cứ dấn thân tiến bước, và tiến lên mãi, nhất định không chịu lùi, rồi sau cùng bạn cũng sẽ thành công.
Sự rụt rè thối chí không bao giờ rèn luyện nên một con người đúng nghĩa, càng không thể xây dựng nên một thế giới tốt đẹp.
Gửi ý kiến của bạn