- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Những ai nghĩ rằng người Ấn không có tinh thần yêu nước, ước gì họ có dịp nhìn thấy tác dụng của buổi diễn thuyết này đối với toàn thể hội trường đông đảo như hôm ấy. Khi tôi diễn tả tính cách vĩ đại huy hoàng của nền văn minh cổ Ấn Độ, và tình trạng suy đồi của Ấn Độ ngày nay, toàn thể cử tọa phát ra những tiếng thì thầm vui sướng hoặc những tiếng thở dài đau đớn não nuột. Có lúc họ hoan hô và vỗ tay nhiệt liệt, một lúc sau đó họ ngồi im lặng, và rơi nước mắt.
Tôi lấy làm ngạc nhiên và sung sướng, nhưng cảnh tượng bi ai đau đớn của họ làm tôi xúc động đến mức tôi gần như muốn ngất xỉu. Đó là một trong những dịp vẫn thường xảy ra với những cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi với người Ấn Độ, trong khi đó những sợi dây liên lạc của tình tương thân tương ái kết hợp tâm hồn chúng tôi, và chúng tôi cảm thấy thật là một ân sủng quí báu khi có cơ hội đến đây để sống chung và phụng sự sát cánh với những bạn đạo cùng chung lý tưởng.
Tôi còn nhớ một kinh nghiệm tương tự đã trải qua khi tôi cùng đi với bà Annie Besant trong chuyến đi diễn thuyết đầu tiên của bà. Trong dịp đó, bà nói về đề tài “Vị trí của Ấn Độ trên thế giới” tại một tỉnh nhỏ ở miền Nam Ấn. Nói theo nguồn cảm hứng thiêng liêng và sử dụng những ý nghĩ gần giống như của tôi, bà lôi cuốn toàn thể cử tọa theo với bà, và làm cho họ đáp ứng như những sợi dây đàn mà những ngón tay điêu luyện của bà có thể tác động khéo léo để tạo ra bất cứ âm điệu nào bà muốn.
Bận về ngồi trên xe, tôi với bà không ai có thể thốt ra một lời nào, mà chỉ ngồi đê mê trong im lặng, cơ hồ như vừa bước ra từ một nhạc viện trong đó vị nhạc trưởng vừa mới trình bày những âm điệu nhạc khúc của cõi trời. Những ai chưa từng cảm xúc được nguồn cảm hứng thiêng liêng rung động trong người thì không bao giờ biết rõ được ý nghĩa của danh từ “hùng biện”.
Ngày hôm sau, chúng tôi đáp xe lửa đi Lahore. Tại đây một cuộc tiếp đón nồng nhiệt đã chờ đợi chúng tôi. Một phái đoàn Ấn giáo hùng hậu của chi phái Arya Samaj đến đón chúng tôi tại nhà ga và đưa chúng tôi về quán trọ. Kế đó họ trở về nhà dùng bữa và tối hôm đó họ trở lại để thảo luận về đạo lý với chúng tôi cho đến khuya.
Những đề tài thảo luận là vấn đề tính chất của Thượng đế, Thượng đế hữu ngã và vô ngã. Những quan điểm của tôi và bà Blavatsky đưa ra đều trái ngược hẳn với những sự tin tưởng của họ.
Hôm sau, bảy tín hữu Arya Samaj, gồm cả hai người bạn trẻ mà chúng tôi đã gặp tại Amritsar trước đây, gia nhập Hội Thông thiên học và đứng ra thành lập một Chi hội tại địa phương.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI HAI: VÀI MẨU CHUYỆN BÊN LỀ
II.
Ngày 27 tháng 10, tôi thuyết trình về đề tài “Môn phái Arya Samaj và Hội Thông thiên học” trước một cử tọa đông đảo, và ngày 29, tôi có dịp nói tiếp về đề tài “Quá trình lịch sử và tương lai của Ấn Độ”.Những ai nghĩ rằng người Ấn không có tinh thần yêu nước, ước gì họ có dịp nhìn thấy tác dụng của buổi diễn thuyết này đối với toàn thể hội trường đông đảo như hôm ấy. Khi tôi diễn tả tính cách vĩ đại huy hoàng của nền văn minh cổ Ấn Độ, và tình trạng suy đồi của Ấn Độ ngày nay, toàn thể cử tọa phát ra những tiếng thì thầm vui sướng hoặc những tiếng thở dài đau đớn não nuột. Có lúc họ hoan hô và vỗ tay nhiệt liệt, một lúc sau đó họ ngồi im lặng, và rơi nước mắt.
Tôi lấy làm ngạc nhiên và sung sướng, nhưng cảnh tượng bi ai đau đớn của họ làm tôi xúc động đến mức tôi gần như muốn ngất xỉu. Đó là một trong những dịp vẫn thường xảy ra với những cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi với người Ấn Độ, trong khi đó những sợi dây liên lạc của tình tương thân tương ái kết hợp tâm hồn chúng tôi, và chúng tôi cảm thấy thật là một ân sủng quí báu khi có cơ hội đến đây để sống chung và phụng sự sát cánh với những bạn đạo cùng chung lý tưởng.
Tôi còn nhớ một kinh nghiệm tương tự đã trải qua khi tôi cùng đi với bà Annie Besant trong chuyến đi diễn thuyết đầu tiên của bà. Trong dịp đó, bà nói về đề tài “Vị trí của Ấn Độ trên thế giới” tại một tỉnh nhỏ ở miền Nam Ấn. Nói theo nguồn cảm hứng thiêng liêng và sử dụng những ý nghĩ gần giống như của tôi, bà lôi cuốn toàn thể cử tọa theo với bà, và làm cho họ đáp ứng như những sợi dây đàn mà những ngón tay điêu luyện của bà có thể tác động khéo léo để tạo ra bất cứ âm điệu nào bà muốn.
Bận về ngồi trên xe, tôi với bà không ai có thể thốt ra một lời nào, mà chỉ ngồi đê mê trong im lặng, cơ hồ như vừa bước ra từ một nhạc viện trong đó vị nhạc trưởng vừa mới trình bày những âm điệu nhạc khúc của cõi trời. Những ai chưa từng cảm xúc được nguồn cảm hứng thiêng liêng rung động trong người thì không bao giờ biết rõ được ý nghĩa của danh từ “hùng biện”.
Ngày hôm sau, chúng tôi đáp xe lửa đi Lahore. Tại đây một cuộc tiếp đón nồng nhiệt đã chờ đợi chúng tôi. Một phái đoàn Ấn giáo hùng hậu của chi phái Arya Samaj đến đón chúng tôi tại nhà ga và đưa chúng tôi về quán trọ. Kế đó họ trở về nhà dùng bữa và tối hôm đó họ trở lại để thảo luận về đạo lý với chúng tôi cho đến khuya.
Những đề tài thảo luận là vấn đề tính chất của Thượng đế, Thượng đế hữu ngã và vô ngã. Những quan điểm của tôi và bà Blavatsky đưa ra đều trái ngược hẳn với những sự tin tưởng của họ.
Hôm sau, bảy tín hữu Arya Samaj, gồm cả hai người bạn trẻ mà chúng tôi đã gặp tại Amritsar trước đây, gia nhập Hội Thông thiên học và đứng ra thành lập một Chi hội tại địa phương.
Gửi ý kiến của bạn