- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Ngày 23 tháng 3 năm ấy, tôi cung hiến một buổi diễn thuyết công cộng đầu tiên ở Ấn Độ tại hội trường Framji Cowasji Hall ở Bombay, với đề tài: “Hội Thông thiên học và những mục đích của Hội”.
Nói về tính cách mới mẻ và lạ mắt, thì cảnh tượng của hội trường hôm ấy thật là ngoạn mục, thích thú đến tuyệt đỉnh: thính đường trông như một biển khăn vấn đầu trăm màu nghìn sắc, những thính giả mặc sắc phục bằng vải hay tơ trắng xóa như tuyết, những bộ “sari” bằng tơ óng ánh, màu mè sặc sỡ của các phụ nữ Ấn, những cặp mắt màu vân thạch chiếu trên những gương mặt màu nâu sậm với những nét thanh tao biểu lộ dân tộc tính với một truyền thống duy linh có sẵn từ muôn đời.
So với những bộ Âu phục màu đen, những gương mặt nhợt nhạt và đầu trần của những thính giả Tây phương, không có một màu sắc nào ngoại trừ những khăn choàng của phái nữ, thì cảnh tượng ấy trình bày một sự tương phản rõ rệt.
Hàng thính giả đông nghẹt đến mức chật ních cả hội trường, choán hết các bao lơn, cầu thang, cho đến khi không còn chứa thêm được một người nào nữa. Tuy vậy, họ vẫn giữ im lặng, trật tự, và chăm chú nghe dường như mỗi người đều có đủ chỗ rộng rãi, thoải mái cho riêng mình.
Nhóm bốn người của chúng tôi ngồi trên diễn đàn, hàng ghế đầu được dành cho những nhân vật trưởng thượng của những cộng đồng bản xứ khác nhau thuộc thành phố Bombay, và bài diễn thuyết của tôi được tất cả mọi người lắng nghe với một sự chú ý dường như muốn nín thở, thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi những tràng pháo tay hoan hô.
Đó thật là một diễn biến lịch sử, vì đây là lần đầu tiên một người phương Tây đứng ra đề cao tính chất cao siêu hùng vĩ của nền đạo lý cổ truyền phương Đông và kêu gọi tình thuơng yêu tổ quốc giống nòi của người Ấn Độ, hãy tưởng nhớ đến truyền thống tổ tiên của họ mà giữ vững lấy nền tôn giáo cổ xưa của mình.
Tinh thần buổi giảng như tràn ngập cả tâm hồn của diễn giả cũng như thính giả, và có một lúc tôi không thể chế ngự được xúc cảm, phải tạm ngưng vì cơn xúc động làm cho tôi thấy nghẹn ở cổ họng và trào nước mắt! Tôi có cảm tưởng như một thằng ngốc vì đã mất bình tĩnh và không tự chủ được, nhưng tôi không thể làm khác hơn; tiếng nói của quả tim bị đè nén làm cho tôi không thốt được nên lời, mặc dù tôi cố gắng vượt qua.
Trong buổi thuyết trình, tôi bày tỏ quan niệm rằng sự phục hưng của một quốc gia phải đến từ hành động của những nhà lãnh đạo sáng suốt của quốc gia ấy, chứ không phải đến từ bên ngoài; và nếu muốn ngăn chặn sự suy vong của Ấn Độ thì người có thiên ân sứ mạng phải được tìm kiếm ngay trên lãnh thổ xứ Ấn, chứ không phải ở nước ngoài, cũng không phải trong số những người ngoại chủng.
Về phần chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn phủ nhận mọi vai trò lãnh đạo, hay cho rằng mình có đủ điều kiện đóng vai trò ấy.
Về sau, khi đã trải qua một thời gian hai mươi năm kinh nghiệm về xứ Ấn Độ, tôi tin rằng đó là quan niệm chính đáng và là quan niệm duy nhất có thể đứng vững.
Tôi vẫn tin tưởng, cũng như tôi đã thuyết trình ngày hôm ấy, rằng đấng Giáo chủ tâm linh ấy vốn có thật, và sẽ xuất hiện vào đúng lúc, khi thời giờ đã điểm. Thật vậy, những dấu hiệu về sự hạ phàm của Ngài vẫn đến dồn dập hằng ngày, và ai dám nói rằng sự ra đời của Hội Thông thiên học, bà A. Besant, đạo sư Vivekànanda, Dharmapala, và nhiều vị khác nữa, không phải là những dấu hiệu báo trước cái ngày được chờ đợi từ lâu, khi mà sự khát khao tâm linh sẽ sống động trở lại trong lòng tất cả mọi người?
Lẽ tự nhiên, trong hoàn cảnh xã hội và tình trạng tâm lý của thời bấy giờ, sự việc diễn biến nói trên đây đã gây một ấn tượng mạnh mẽ sâu xa. Bình phẩm bài diễn văn của tôi, nhật báo “Indian Spectator” viết:
“Chưa bao giờ có một sứ mạng nào lớn lao hơn thế. Thiết tưởng, người Ấn Độ hãy kết hợp lại với nhau trong một lý tưởng chung. Người Ấn giáo, Bái hỏa Giáo, Hồi giáo, Gia Tô giáo... hãy quên đi những sự khác biệt của họ, rồi cái ngày phục hưng xứ Ấn Độ sẽ không còn bao lâu nữa.”
Nhật báo “Amrita Bazaar Patrika” số ra ngày 8 tháng 5 năm 1879 nhắc lại lời của tôi rằng “mục tiêu của chúng tôi là mục tiêu vĩ đại nhất mà con người đã từng theo đuổi từ trước đến nay”.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG BA: MỘT ĐỘNG PHÙ THỦY
III.
Những hy vọng của chúng tôi về một cuộc sống ẩn cư không bao lâu đã tiêu tan như mây khói. Không những chúng tôi luôn luôn bị vây phủ bởi những khách đến viếng, trong số đó có vài người hứng khởi nhiệt thành, dốc lòng tầm đạo, và đáng được chúng tôi giúp đỡ, nhưng chúng tôi cũng bị lôi cuốn vào việc giao dịch thư từ ngày càng nhiều, phần lớn là với người Ấn Độ, về những vấn đề liên quan đến giáo lý Thông thiên học.Ngày 23 tháng 3 năm ấy, tôi cung hiến một buổi diễn thuyết công cộng đầu tiên ở Ấn Độ tại hội trường Framji Cowasji Hall ở Bombay, với đề tài: “Hội Thông thiên học và những mục đích của Hội”.
Nói về tính cách mới mẻ và lạ mắt, thì cảnh tượng của hội trường hôm ấy thật là ngoạn mục, thích thú đến tuyệt đỉnh: thính đường trông như một biển khăn vấn đầu trăm màu nghìn sắc, những thính giả mặc sắc phục bằng vải hay tơ trắng xóa như tuyết, những bộ “sari” bằng tơ óng ánh, màu mè sặc sỡ của các phụ nữ Ấn, những cặp mắt màu vân thạch chiếu trên những gương mặt màu nâu sậm với những nét thanh tao biểu lộ dân tộc tính với một truyền thống duy linh có sẵn từ muôn đời.
So với những bộ Âu phục màu đen, những gương mặt nhợt nhạt và đầu trần của những thính giả Tây phương, không có một màu sắc nào ngoại trừ những khăn choàng của phái nữ, thì cảnh tượng ấy trình bày một sự tương phản rõ rệt.
Hàng thính giả đông nghẹt đến mức chật ních cả hội trường, choán hết các bao lơn, cầu thang, cho đến khi không còn chứa thêm được một người nào nữa. Tuy vậy, họ vẫn giữ im lặng, trật tự, và chăm chú nghe dường như mỗi người đều có đủ chỗ rộng rãi, thoải mái cho riêng mình.
Nhóm bốn người của chúng tôi ngồi trên diễn đàn, hàng ghế đầu được dành cho những nhân vật trưởng thượng của những cộng đồng bản xứ khác nhau thuộc thành phố Bombay, và bài diễn thuyết của tôi được tất cả mọi người lắng nghe với một sự chú ý dường như muốn nín thở, thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi những tràng pháo tay hoan hô.
Đó thật là một diễn biến lịch sử, vì đây là lần đầu tiên một người phương Tây đứng ra đề cao tính chất cao siêu hùng vĩ của nền đạo lý cổ truyền phương Đông và kêu gọi tình thuơng yêu tổ quốc giống nòi của người Ấn Độ, hãy tưởng nhớ đến truyền thống tổ tiên của họ mà giữ vững lấy nền tôn giáo cổ xưa của mình.
Tinh thần buổi giảng như tràn ngập cả tâm hồn của diễn giả cũng như thính giả, và có một lúc tôi không thể chế ngự được xúc cảm, phải tạm ngưng vì cơn xúc động làm cho tôi thấy nghẹn ở cổ họng và trào nước mắt! Tôi có cảm tưởng như một thằng ngốc vì đã mất bình tĩnh và không tự chủ được, nhưng tôi không thể làm khác hơn; tiếng nói của quả tim bị đè nén làm cho tôi không thốt được nên lời, mặc dù tôi cố gắng vượt qua.
Trong buổi thuyết trình, tôi bày tỏ quan niệm rằng sự phục hưng của một quốc gia phải đến từ hành động của những nhà lãnh đạo sáng suốt của quốc gia ấy, chứ không phải đến từ bên ngoài; và nếu muốn ngăn chặn sự suy vong của Ấn Độ thì người có thiên ân sứ mạng phải được tìm kiếm ngay trên lãnh thổ xứ Ấn, chứ không phải ở nước ngoài, cũng không phải trong số những người ngoại chủng.
Về phần chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn phủ nhận mọi vai trò lãnh đạo, hay cho rằng mình có đủ điều kiện đóng vai trò ấy.
Về sau, khi đã trải qua một thời gian hai mươi năm kinh nghiệm về xứ Ấn Độ, tôi tin rằng đó là quan niệm chính đáng và là quan niệm duy nhất có thể đứng vững.
Tôi vẫn tin tưởng, cũng như tôi đã thuyết trình ngày hôm ấy, rằng đấng Giáo chủ tâm linh ấy vốn có thật, và sẽ xuất hiện vào đúng lúc, khi thời giờ đã điểm. Thật vậy, những dấu hiệu về sự hạ phàm của Ngài vẫn đến dồn dập hằng ngày, và ai dám nói rằng sự ra đời của Hội Thông thiên học, bà A. Besant, đạo sư Vivekànanda, Dharmapala, và nhiều vị khác nữa, không phải là những dấu hiệu báo trước cái ngày được chờ đợi từ lâu, khi mà sự khát khao tâm linh sẽ sống động trở lại trong lòng tất cả mọi người?
Lẽ tự nhiên, trong hoàn cảnh xã hội và tình trạng tâm lý của thời bấy giờ, sự việc diễn biến nói trên đây đã gây một ấn tượng mạnh mẽ sâu xa. Bình phẩm bài diễn văn của tôi, nhật báo “Indian Spectator” viết:
“Chưa bao giờ có một sứ mạng nào lớn lao hơn thế. Thiết tưởng, người Ấn Độ hãy kết hợp lại với nhau trong một lý tưởng chung. Người Ấn giáo, Bái hỏa Giáo, Hồi giáo, Gia Tô giáo... hãy quên đi những sự khác biệt của họ, rồi cái ngày phục hưng xứ Ấn Độ sẽ không còn bao lâu nữa.”
Nhật báo “Amrita Bazaar Patrika” số ra ngày 8 tháng 5 năm 1879 nhắc lại lời của tôi rằng “mục tiêu của chúng tôi là mục tiêu vĩ đại nhất mà con người đã từng theo đuổi từ trước đến nay”.
Gửi ý kiến của bạn