- Phẩm Thứ Nhất: Chuyển Pháp Luân
- Phẩm Thứ Hai: Đà-La-Ni
- Phẩm Thứ Ba - Phần I: Đại Thí
- Phẩm Thứ Ba - Phần II: Đại Thí
- Phẩm Thứ Tư - Phần I: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Tư - Phần II: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Tư - Phần III: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Tư - Phần IV: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Tư - Phần V: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Tư - Phần VI: Bồ Tát Thọ Ký
- Phẩm Thứ Năm - Phần I: Pháp Bố Thí
- Phẩm Thứ Năm - Phần II: Pháp Bố Thí
- Phẩm Thứ Năm - Phần III: Pháp Bố Thí
- Phẩm Thứ Sáu: Pháp Môn Nhập Định
KINH BI HOA
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải, Nguyễn Minh Hiến hiệu đính Hán văn
QUYỂN VIII: PHẨM THỨ TƯ - PHẦN VI
Bấy giờ, về phương trên cách đây hai mươi vạn trăm ngàn thế giới, có một thế giới tên là Diệu Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Phu Nhật Vương Như Lai, hiện đang vì bốn bộ chúng mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong đại chúng ấy có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Tuyển Trạch Tự Pháp Nhiếp Thủ Quốc Độ, một vị tên là Đà-la-ni Diệu Âm.
“Hai vị Bồ Tát ấy bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Khi ấy, Phật Hoa Phu Nhật Vương bảo hai vị Bồ Tát ấy rằng: ‘Các thiện nam tử! Về phương tây cách đây hai mươi vạn trăm ngàn thế giới, có cõi thế giới tên là San-đề-lam, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Bảo Tạng Như Lai, có đủ mười hiệu, hiện đang vì vô lượng vô biên các vị Bồ Tát mà thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, giảng nói về các cõi thế giới, mở bày chỉ bảo về sự trang nghiêm của các cõi Phật, cảnh giới tam-muội của các nguyện lành, các môn đà-la-ni và những kinh điển như vậy. Trong chúng hội ấy có vị Đại Bồ Tát Đại Bi phát khởi thệ nguyện rằng: Nay ta sẽ lấy lòng đại bi hun đúc trong tâm, nhận sự thọ ký thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vì các vị Đại Bồ Tát mà thị hiện phát khởi nguyện lành.
“Vì phát nguyện như thế nên trước hết vị ấy đã làm cho vô lượng vô biên các vị Bồ Tát đều phát thệ nguyện lớn lao, nhận lấy các cõi thế giới có đủ mọi sự trang nghiêm và điều phục chúng sinh. Chỗ thành tựu đại bi của Bồ Tát ấy, trong toàn đại chúng không ai sánh kịp. Vị ấy ở trong cõi đời có năm sự uế trược mà điều phục những chúng sinh xấu ác nhiều phiền não, cứu vớt hết thảy những kẻ phạm vào năm tội nghịch cho đến những kẻ gồm đủ các điều bất thiện, diệt mất tâm lành.
“Đại chúng ở nơi ấy cùng với chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân, lúc này không cúng dường Phật mà tất cả cùng nhau cúng dường vị Bồ Tát đã thành tựu hạnh đại bi rốt ráo này. Họ cúi đầu sát đất lễ bái Bồ Tát ấy, rồi đứng dậy chắp tay cung kính đọc kệ ngợi khen xưng tán. Lúc bấy giờ, Bồ Tát Đại Bi ở ngay trước Phật mà quỳ gối phải sát đất để nghe Phật thọ ký. Đức Phật Thế Tôn liền mỉm miệng cười. Do nhân duyên ấy mà khiến cho ở khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều có hiện tượng cõi đất chấn động sáu cách, phát ra hào quang rực rỡ chiếu soi, không trung mưa xuống đủ mọi loại hoa, vì muốn khai ngộ cho hết thảy các vị Bồ Tát, cùng là thị hiện cho thấy chỗ hành đạo của các vị Bồ Tát.
“Đức Phật Bảo Tạng kia sẽ khiến cho hết thảy các vị Bồ Tát trong khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều tụ hội về, lại vì những vị Đại Bồ Tát ấy mà thuyết dạy các môn đà-la-ni, tam-muội, pháp môn không sợ sệt. Vì thế nên đức Bảo Tạng Như Lai mới thị hiện đủ mọi phép biến hóa như vậy.’
“Thiện nam tử! Khi ấy hai vị Bồ Tát nghe được những điều như vậy rồi liền bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Vị Bồ Tát Đại Bi ấy từ khi phát tâm đến nay đã được bao lâu rồi? Vị ấy tu hành đạo Bồ Tát đã được bao lâu? Đến khi nào thì vị ấy sẽ ở trong cõi đời xấu ác có năm sự uế trược mà điều phục, thâu nhiếp tất cả những chúng sinh nặng nề phiền não, luôn đấu tranh giành giật lẫn nhau, phần nhiều lại phạm vào năm tội nghịch, thường làm hết thảy những điều bất thiện, diệt mất thiện tâm?”
“Khi ấy, đức Phật Hoa Phu Nhật Vương nói với hai vị Bồ Tát: ‘Các thiện nam tử! Vị Bồ Tát Đại Bi này đến hôm nay mới vừa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các thiện nam tử! Nay các ông có thể đến đó để gặp đức Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường, đi quanh cung kính, nghe đức Phật ấy thuyết dạy các môn đà-la-ni tam-muội, pháp môn không sợ sệt, những kinh điển như vậy... và cũng là để gặp Đại Bồ Tát Đại Bi.
“Các ông hãy chuyển lời ta đến Bồ Tát Đại Bi, hãy nói như thế này: ‘Đức Phật Hoa Phu Nhật Vương gửi lời thăm hỏi ông, dùng hoa nguyệt quang thanh tịnh này gửi theo để làm tin và có lời ngợi khen rằng: Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông vừa mới phát tâm đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Nay ông đã có danh xưng lớn lao vô lượng, lan truyền ra khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, ai ai cũng gọi ông là Bồ Tát Đại Bi! Ông vừa mới phát tâm mà đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Cho nên ta có lời ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Ông vì giúp cho các vị Bồ Tát trong đời vị lai thành tựu tâm đại bi nên mới nói ra lời nguyện lành đại bi không đoạn dứt, dựng lên đạo tràng chánh pháp. Cho nên ta lại có lời ngợi khen lần nữa: Thật lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Danh xưng của ông sẽ còn mãi trong đời vị lai, cho đến trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, dạy bảo cho trăm ngàn ức vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, khiến cho được trụ yên nơi A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cho đến khi gặp Phật, được địa vị không còn thối chuyển. Hoặc có chúng sinh phát khởi nguyện lành, hoặc nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, thâu nhiếp tất cả chúng sinh, tùy theo căn tánh mà điều phục, cũng đều khiến cho trong đời vị lai sẽ được thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Tất cả những chúng sinh như vậy, trong đời vị lai, trải qua số kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, sẽ ở nơi các cõi Phật mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chuyển bánh xe chánh pháp, lại cũng sẽ hết lời ngợi khen xưng tán Bồ Tát Đại Bi. Vì thế nên ta dùng phép khen ngợi ba lần để ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!’
“Thiện nam tử! Bấy giờ, cõi thế giới Diệu Hoa ấy có vô lượng ức Bồ Tát, tất cả đồng thanh bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Chúng con đều muốn đến cõi thế giới San-đề-lam để gặp đức Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường, đi quanh cung kính, lắng nghe thuyết giảng các môn đà-la-ni tam-muội, pháp môn không sợ sệt... Và cũng là muốn được gặp Bồ Tát Đại Bi.’
“Lúc ấy, đức Phật Hoa Phu Nhật Vương trao phép khen ngợi ba lần cùng với hoa nguyệt quang thanh tịnh cho Bồ Tát Tuyển Trạch Tự Pháp Nhiếp Thủ Quốc Độ và Bồ Tát Đà-la-ni Diệu Âm rồi dạy rằng: ‘Đã đến lúc các ông nên đi.’
“Bấy giờ, hai vị Bồ Tát từ nơi chỗ đức Phật Hoa Phu Nhật Vương, mang theo hoa quý cùng với vô lượng ức chúng Bồ Tát, chỉ trong khoảng thời gian của một ý nghĩ đã mất dạng nơi thế giới kia, hốt nhiên hiện đến thế giới San-đề-lam, giữa rừng Diêm-phù, gặp đức Phật Bảo Tạng rồi liền cúi đầu sát đất kính lễ.
“Khi ấy, ở thế giới này, các vị Đại Bồ Tát tu tập Đại thừa cùng với những người phát tâm Duyên giác thừa, Thanh văn thừa, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, ma-hầu-la-già, các loài như vậy số nhiều vô lượng, không thể tính đếm, giống như mía, trúc, sậy, lúa, như rừng cây rậm rạp, đầy khắp cõi nước này. Các vị Bồ Tát ở thế giới Diệu Hoa đến liền dùng đủ mọi phép thần thông tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường Phật. Cúng dường Phật rồi, nhìn thấy Phạm-chí Bảo Hải được tất cả đại chúng như vậy cùng nhau cung kính, chắp tay ngợi khen xưng tán.
“Các vị Bồ Tát ấy nhìn thấy như vậy rồi liền suy nghĩ rằng: ‘Vị đại sĩ này chắc có lẽ chính là Bồ Tát Đại Bi, nên mới có thể khiến cho đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương gửi tặng loại hoa quý này.’
“Hai vị Bồ Tát ấy liền từ chỗ đứng trước Phật Bảo Tạng cùng quay sang hướng về Phạm-chí Bảo Hải, dùng hoa quý trao ra mà nói rằng: ‘Đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương dùng hoa quý này trao ngài để làm tin, và chuyển đến ngài phép khen ngợi ba lần.’ Các vị liền lặp lại những lời ngợi khen ba lần của đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương như đã nói trên.
“Thiện nam tử! Khi ấy những loại hoa từ trên không trung mưa xuống lại hóa hiện đến những thế giới không có Phật ra đời, lại phát ra đủ mọi âm thanh mầu nhiệm tốt lành. Những âm thanh ấy vang ra khắp nơi, như là âm thanh Phật, âm thanh pháp, âm thanh tỳ-kheo tăng, âm thanh diệt tận, âm thanh vô sở hữu, âm thanh ba-la-mật, âm thanh sức không sợ sệt, âm thanh sáu thần thông, âm thanh vô sở tác, âm thanh không sinh diệt, âm thanh tịch tĩnh, âm thanh đại từ, âm thanh đại bi, âm thanh vô sinh nhẫn, âm thanh thọ ký, âm thanh thuyết pháp Đại thừa...
“Ở những thế giới không có Phật ra đời kia lại có các vị Bồ Tát, do bản nguyện nên được sức thần lớn lao, do tu tập giáo pháp sâu xa nên được sự tự tại, nhưng vì muốn cứu vớt chúng sinh nên mới ở nơi các thế giới ấy. Khi các vị được nghe những âm thanh như vậy rồi liền nương theo sức Phật, nương theo sức nguyện, nương theo sức tam-muội, từ nơi các thế giới ấy vận sức thần thông, trong khoảng thời gian như vị đại lực sĩ co duỗi cánh tay đã hiện đến thế giới San-đề-lam, giữa rừng Diêm-phù, nơi đức Phật Bảo Tạng. Các vị đến nơi rồi liền cúi đầu sát đất lễ kính dưới chân Phật, dùng đủ mọi phép thần thông tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường đức Phật và chư đại chúng, rồi lần lượt ngồi xuống lắng nghe Phật thuyết pháp.
“Thiện nam tử! Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải liền mang hoa quý nguyệt quang thanh tịnh cúng dường lên đức Như Lai Bảo Tạng, rồi bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Nguyện đức Như Lai vì con thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng liền nhập Tam-muội Điện đăng. Do sức của tam-muội ấy nên khiến cho ở thế giới San-đề-lam tất cả những núi rừng, cây cối, đất đai đều biến thành bảy báu, khiến cho tất cả đại chúng đều được tự nhìn thấy, hết thảy đều ở trước Phật lắng nghe pháp mầu, rồi tùy chỗ tư duy của mỗi người mà tự thấy thân mình có màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu tím, màu đỏ, màu đen...; hoặc thấy thân mình như gió, như lửa, như hư không, như hơi nắng nóng, hoặc như nước, như bọt nước; hoặc thấy thân mình giống như núi lớn, hoặc như thân Phạm thiên, hoặc như thân Đế-thích; hoặc thấy thân mình như hoa, hoặc như loài ca-lâu-la, hoặc như loài rồng, hoặc như loài sư tử, hoặc giống như mặt trời, mặt trăng, các vì sao, hoặc thấy thân mình giống như loài voi, hoặc loài chồn cáo. Tất cả đều ngồi trước Phật lắng nghe pháp mầu, nhưng tùy chỗ tư duy khác nhau mà mỗi người đều tự thấy thân mình có những tướng mạo như vậy.
“Thiện nam tử! Tất cả đại chúng đều tùy theo chỗ tư duy của mỗi người, lại tự thấy thân mình cũng đồng với thân Phật Bảo Tạng, không có khác biệt.
“Tất cả đại chúng ở trước Phật khi ấy liền nhìn thấy Phạm-chí Bảo Hải ngồi trên hoa sen ngàn cánh bằng bảy báu.
“Tất cả đại chúng, dù ở trên mặt đất hay giữa hư không, dù ngồi hay đứng, mỗi người đều tự thấy như đức Như Lai Bảo Tạng riêng ngồi trước mặt mình, riêng vì mình thuyết pháp, chỉ riêng mình được nhìn thấy.
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng khen ngợi Phạm-chí Bảo Hải rằng: ‘Lành thay, lành thay! Hạnh đại bi thanh tịnh! Ông vì vô lượng vô biên chúng sinh mà phát khởi lòng đại bi như vậy, có thể làm lợi ích lớn lao, làm vầng sáng lớn soi chiếu giữa thế gian. Phạm-chí! Ví như lập thành vườn hoa có đủ mọi màu sắc, đủ mọi hương thơm, đủ mọi kiểu dáng, đủ mọi thứ lá, đủ mọi thứ thân, đủ mọi thứ rễ, đủ mọi công đức. Những thứ cây thuốc cần dùng thảy đều phải có đủ.
“Hoặc có loại hoa sen rộng khắp trăm ngàn do-tuần, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng như các hoa khác. Hoặc có hoa rộng đến một trăm, hoặc rộng đến hai trăm, hoặc rộng đến ba trăm do-tuần, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng vẫn như các hoa khác. Có loài hoa rộng lớn đến như một cõi thiên hạ, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng như các hoa khác, không có gì sai biệt.
“Các loài chúng sinh khác nhau, hoặc có người đui mù, ngửi được hương hoa ấy liền thấy được hình sắc; hoặc có người điếc ngửi hương hoa ấy liền có thể nghe được; cho đến những ai không có đủ các căn, ngửi hương hoa ấy rồi liền được đầy đủ.
“Nếu có chúng sinh mang trong người đủ bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh, khi bệnh phát khởi, ngửi hương hoa ấy rồi liền được khỏi bệnh.
“Nếu có chúng sinh cuồng điên buông thả, ngu si rối loạn, mê ngủ, loạn tâm, đánh mất chánh niệm, ngửi hương hoa ấy rồi liền đạt được tâm chuyên nhất.
“Trong vườn hoa ấy cũng có loài hoa phân-đà-lợi. Loài hoa này bền chắc như kim cang, thân hoa bằng lưu ly, đài hoa có trăm hạt, lá bằng vàng ròng, mầm non bằng mã não, tua hoa bằng loại chân châu đỏ. Hoa ấy cao tám mươi bốn ức do-tuần, phủ rộng chung quanh đến mười vạn do-tuần. Hình sắc và hương thơm của hoa ấy lan tỏa ra mười phương, khắp các cõi Phật nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật. Trong những thế giới ấy, có những chúng sinh hoặc do bốn đại chẳng điều hòa, sinh ra tật bệnh khốn khổ, trầm trọng; hoặc các căn suy tổn, cuồng điên buông thả, ngu si rối loạn, mê ngủ, loạn tâm, đánh mất chánh niệm, khi nhìn thấy ánh sáng và ngửi được mùi hương của hoa ấy thì tất cả mọi sự bệnh khổ thảy đều dứt sạch, thảy đều đạt được tâm chuyên nhất.
“Nếu những chúng sinh vừa gặp lúc mạng chung, thân thể chưa hoại mất, khi có ánh sáng và hương thơm của hoa ấy chạm đến liền được sống lại, cùng với những người thân thuộc của mình đến chơi vườn hoa, cùng nhau thụ hưởng năm món dục. Nếu những chúng sinh đã chết hẳn rồi thì không phải sinh về cõi nào khác, chỉ sinh lên cõi Phạm thiên, sống lâu tại đó, tuổi thọ đến vô lượng.
“Bảo Hải! Vườn hoa sen kia là ví như đại chúng trong pháp hội này. Cũng như lúc mặt trời lên thì các đóa hoa đều nở rộ, đức Phật ra đời mang đến mọi sự lợi ích lớn lao, nuôi dưỡng thêm hương thơm, ánh sáng, vì tất cả chúng sinh trừ dứt mọi khổ não.
“Thiện nam tử! Nay ta ra đời như mặt trời xuất hiện giữa thế gian, khiến cho những đóa hoa thiện căn của chúng sinh đều nở rộ, tỏa hương thơm vi diệu, ánh sáng soi chiếu khắp nơi, có thể trừ dứt đủ mọi bệnh khổ của chúng sinh. Chính là đức Như Lai xuất hiện giữa thế gian này, dùng ánh sáng đại bi chiếu soi, che chở tất cả, khiến cho thiện căn của chúng sinh được khai mở, thêm phần lợi ích, trụ yên nơi ba điều phúc.
“Thiện nam tử! Ông đã giáo hóa vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, khiến cho trụ yên trong đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Những chúng sinh ấy đến chỗ ta, mỗi người đều tự phát khởi các nguyện lành khác nhau, nhận lấy những cõi Phật khác nhau, hoặc thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, ta đều tùy theo chỗ phát nguyện của họ mà thọ ký cho.
“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát đối trước ta mà phát nguyện nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh khéo tự điều phục, trồng các căn lành, thâu nhiếp chúng sinh, tuy gọi là Bồ Tát nhưng chẳng phải bậc đại trượng phu dũng mãnh, chẳng phải bậc Bồ Tát có lòng đại bi sâu xa, vì chúng sinh mà cầu đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Nếu Bồ Tát nhận lấy cõi Phật thanh tịnh, tức là xa lìa tâm đại bi; lại còn chẳng nguyện lìa bỏ hai thừa. Vị Bồ Tát như vậy là không có trí huệ phương tiện khéo léo, không có tâm bình đẳng.
“Nếu có Bồ Tát phát lời thệ nguyện rằng: Nguyện cho thế giới của ta xa lìa các thừa Thanh văn, Duyên giác, không có những chúng sinh đã diệt mất căn lành, không có nữ giới và ba đường ác; khi ta thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, chỉ thuần có các vị Đại Bồ Tát làm quyến thuộc lớn, chỉ thuần thuyết giảng giáo pháp Đại thừa Vô thượng, được thọ mạng vô lượng, trụ lâu ở cõi thế, trải qua vô số kiếp, chỉ thuần thuyết giảng pháp mầu cho những chúng sinh có tâm lành đã được điều phục, những chúng sinh trong sạch, sẵn có căn lành. Những người như vậy, tuy gọi là Bồ Tát nhưng thật chẳng phải bậc đại sĩ! Vì sao vậy? Vì không có được trí huệ bình đẳng và phương tiện khéo léo.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng duỗi cánh tay màu vàng ròng, từ năm đầu ngón tay phóng ra ánh hào quang rực rỡ. Ánh hào quang rực rỡ ấy có đủ vô lượng trăm ngàn màu sắc, chiếu suốt về phương tây, vượt qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới, đến một thế giới tên gọi là Đại Chỉ.
“Ở thế giới ấy, nhân dân có tuổi thọ là ba mươi năm, mặt mũi xấu xí, hình dạng khó ưa, gồm đủ hết thảy những điều bất thiện, thân cao sáu thước. Thế giới ấy có đức Phật hiệu là Đại Quang Minh Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, hiện đang vì bốn bộ chúng mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa.
“Thiện nam tử! Khi ấy tất cả đại chúng ở cõi San-đề-lam đều từ xa trông thấy được đức Phật Đại Quang Minh cùng với đại chúng nơi ấy.
“Đức Phật Bảo Tạng liền bảo với đại chúng: ‘Đức Phật Đại Quang Minh ấy, trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp đã từng ở chỗ Phật Bảo Cái Quang Minh, lần đầu tiên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào thời ấy cũng khuyên dạy vô lượng vô biên ức na-do-tha chúng sinh, khiến cho đều trụ yên trong đạo Vô thượng, tùy chỗ sở nguyện của mỗi người đều nhận lấy đủ mọi cõi thế giới trang nghiêm, hoặc thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, hoặc nhận lấy cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược. Đức Phật Đại Quang Minh khi ấy cũng đã khuyên dạy ta phát tâm và trụ yên trong đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào lúc ấy, ta ở chỗ Phật Bảo Cái Quang Minh được khuyến khích phát nguyện trang nghiêm, sẽ ở nơi cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược này mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Khi ấy, đức Phật Bảo Cái Quang Minh ngợi khen ta rằng: Lành thay, lành thay! Liền tức thời thọ ký cho ta quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Ta vào lúc ấy được thiện tri thức khuyến khích phát tâm cầu đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vị thiện tri thức ấy là bậc trượng phu cao trổi, nhận lấy cõi thế giới xấu ác nặng nề với đủ năm sự uế trược, có nhiều phiền não, cõi nước không thanh tịnh, hết thảy chúng sinh đều làm những việc nghịch ác, cho đến gồm đủ tất cả những điều bất thiện, diệt mất tâm lành, trôi lăn mãi mãi trong chốn bùn lầy sinh tử. Phát nguyện điều phục tất cả những chúng sinh như vậy quả là bậc đại trượng phu!
“Bấy giờ, khắp vô lượng vô biên cõi Phật trong mười phương, tất cả chư Phật đều sai người thay mặt đến chỗ bậc đại trượng phu ấy mà xưng dương tán thán, đặt cho danh hiệu là Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh.
“Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh chính là bậc thiện tri thức của ta. Vị ấy làm được nhiều điều lợi ích lớn lao, rồi sau mới ở nơi thế giới Đại Chỉ mà thành Phật đến nay chưa bao lâu, vì tất cả những chúng sinh ác độc có đời sống ngắn ngủi ở cõi ấy mà chuyển bánh xe chánh pháp.
“Đức Phật ấy khi mới thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề có vô lượng vô biên chư Phật trong mười phương đều sai người thay mặt đến chỗ Phật ấy cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán. Hết thảy những đức Phật Thế Tôn này đều là xưa kia đã được Phật Đại Quang Minh khuyên dạy, khiến cho được trụ yên nơi Bố thí ba-la-mật, cho đến Trí huệ ba-la-mật. Các đức Thế Tôn này vì nhớ ơn xưa nên mới sai khiến chư Bồ Tát đến đó cúng dường.
“Bảo Hải! Nay ông có thấy chăng? Các đức Thế Tôn ấy mỗi vị đều trụ nơi thế giới thanh tịnh, thọ mạng vô lượng, chỉ thuần vì chúng sinh có tâm lành đã được điều phục, những chúng sinh trong sạch, sẵn có căn lành mà làm các Phật sự. Còn đức Phật Đại Quang Minh thì ở nơi cõi thế giới xấu ác, nhơ nhớp, bất tịnh, có đủ năm sự uế trược, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ở đó đa số chúng sinh đều phạm vào tội nghịch, cho đến gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, tuổi thọ ngắn ngủi. Ngài có thể ở trong cõi thế giới ấy mà làm vô lượng Phật sự, những sự tăng ích, trưởng dưỡng, chẳng bỏ Thanh văn thừa, Bích-chi Phật thừa, vì tất cả chúng sinh mà thuyết giảng đủ giáo pháp Ba thừa.
“Bảo Hải! Ông là bậc đại trượng phu, hết thảy trong đại chúng nơi đây đều không theo kịp. Việc làm của ông thật nhiệm mầu, cao trổi, thật rất khó làm! Ông đã thệ nguyện nhận lấy cõi thế giới bất tịnh, xấu ác, có đủ năm sự uế trược, chúng sinh phần nhiều làm những việc ác nghịch, cho đến gồm đủ hết thảy những điều bất thiện, để điều phục nhiếp thủ hết thảy những chúng sinh như vậy!
“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, lìa khỏi ba đường ác, cho đến không có các thừa Thanh văn, Duyên giác, chỉ điều phục nhiếp thủ những chúng sinh có lòng lành trong sạch, đã thành tựu các căn lành. Vị Bồ Tát ấy ví như các loài hoa khác, chẳng thể xem đó là bậc Đại Bồ Tát ví như hoa phân-đà-lợi, dùng tâm lành điều phục chúng sinh, trồng các căn lành, làm các Phật sự.
“Bảo Hải! Nay ông hãy lắng nghe về bốn pháp giải đãi của hàng Bồ Tát.
“Những gì là bốn? Một là nguyện được thế giới thanh tịnh. Hai là nguyện làm Phật sự với những chúng sinh có tâm lành, trong sạch, đã điều phục. Ba là nguyện sau khi thành Phật không thuyết giảng giáo pháp Thanh văn thừa, Bích-chi Phật thừa. Bốn là nguyện sau khi thành Phật được thọ mạng vô lượng. Như vậy gọi là bốn pháp giải đãi của hàng Bồ Tát.
“Bồ Tát như vậy ví như các loài hoa khác, chẳng phải bậc Bồ Tát được ví như hoa phân-đà-lợi.
“Bảo Hải! Trong đại chúng nơi đây chỉ duy nhất có một người là Bà-do-tỳ-nữu đã phát nguyện nhận lấy thế giới không thanh tịnh, điều phục nhiếp hộ những chúng sinh nhiều phiền não.
“Bảo Hải! Vào thời Hiền kiếp, nếu có Bồ Tát nào nhận lấy cõi thế giới bất tịnh, nên biết đó là Bồ Tát có bốn pháp tinh tấn.
“Những gì là bốn? Một là phát nguyện nhận lấy cõi thế giới bất tịnh. Hai là phát nguyện làm Phật sự giữa những chúng sinh bất tịnh. Ba là sau khi thành Phật rồi sẽ thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Bốn là phát nguyện sau khi thành Phật có thọ mạng không dài, không ngắn. Như vậy gọi là bốn pháp tinh tấn của hàng Bồ Tát.
“Bồ Tát như vậy ví như hoa phân-đà-lợi, chẳng phải như các loại hoa khác. Như vậy gọi là Đại Bồ Tát!
“Bảo Hải! Nay ông ở giữa đại chúng vô lượng vô biên a-tăng-kỳ Bồ Tát ví như vườn hoa này, phát nguyện được thọ ký. Ông đối trước Phật đã sinh lòng đại bi như hoa phân-đà-lợi, nhiếp thủ những chúng sinh nhiều ác nghịch, gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, trong cõi đời xấu ác có đủ năm sự uế trược mà tùy thuận điều phục tất cả. Ông dùng âm thanh đại bi mà có thể khiến cho chư Phật Thế Tôn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều sai khiến chư Bồ Tát đến ngợi khen xưng tán. Xưng tán rồi lại đặt hiệu cho ông là Đại Bi Thành Tựu, khiến cho cả đại chúng này đều cúng dường ông.
“Lại nữa, này ông Đại Bi! Trong đời vị lai, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, bước vào phần sau của số a-tăng-kỳ kiếp lần thứ hai cũng nhiều như số cát sông Hằng, thế giới Ta-bà ở vào Hiền kiếp, con người có tuổi thọ một trăm hai mươi năm, thường bị những nỗi khổ già, bệnh, chết trói buộc; cõi đời tối tăm u ám, không thầy dạy bảo, gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, đi theo đường tà, chìm sâu trong dòng sông phiền não, chuyên tạo năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ báng thánh nhân, phạm vào bốn trọng cấm, đủ mọi điều xấu ác như trên đã nói.
“Trong cõi đời phiền não rối loạn như vậy, ông sẽ thành một vị Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, lìa khỏi vòng sinh tử, chuyển bánh xe chánh pháp, phá trừ hết bốn ma.
“Vào thời ấy danh xưng của ông sẽ vang dội mười phương, truyền ra khắp vô lượng vô biên cõi Phật. Ông có đại chúng Thanh văn đệ tử là một ngàn hai trăm năm mươi người, lần lượt trong khoảng bốn mươi lăm năm sẽ thành tựu đủ vô lượng Phật sự như thế, đúng như chỗ phát nguyện của ông đầy đủ không thiếu sót.
“Khi ông Vô Lượng Thanh Tịnh đây thành Phật sẽ có thọ mạng vô lượng, nhưng dù trải qua đến vô lượng vô biên kiếp cũng chỉ thành tựu được những Phật sự giống như ông, không có gì khác biệt.
“Sau khi ông nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp trụ thế đủ một ngàn năm. Chánh pháp diệt rồi, những xá-lợi của ông, theo như chỗ phát nguyện của ông sẽ làm các Phật sự, ở lâu trong cõi thế để làm đủ các điều lợi ích cho chúng sinh như trên đã nói.”
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni bảo Bồ Tát Tịch Ý: “Thiện nam tử! Bấy giờ trong chúng hội có một vị Phạm-chí tên là Tướng Cụ Túc phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Nếu trong đời vị lai, trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp khi ông hành đạo Bồ Tát, dù ở bất cứ nơi nào tôi cũng nguyện vì ông thường làm người theo hầu hạ, chăm sóc, thường lấy tâm từ mà cung phụng cho ông đầy đủ những thứ cần dùng. Cho đến khi ông đản sinh thành Phật, vào kiếp ấy tôi sẽ làm cha của ông. Khi ông thành Phật rồi, tôi sẽ làm vị đại thí chủ. Rồi ông sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Bấy giờ có vị thần biển tên là Điều Ý lại phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường vì ông mà làm mẹ. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Bấy giờ có vị thần nước lại phát nguyện rằng: ‘Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường vì ông mà làm nhũ mẫu. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Lúc ấy có hai vị Đế thích, một vị tên là Thiện Niệm, một vị tên là Bảo Niệm, cùng phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Khi ông thành Phật rồi, chúng tôi sẽ làm những đệ tử Thanh văn của ông có trí huệ thần túc.’
“Lại có vị Đế thích tên là Thiện Kiến Túc phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường sinh ra làm con của ông.’
“Có vị thần núi Tu-di tên là Thiện Lạc Hoa lại phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường sinh ra làm vợ của ông. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Lại có vị vua a-tu-la tên là Hung Ức Hạnh phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, khi ông hành đạo Bồ Tát, mãi cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi sẽ thường vì ông mà làm người hầu hạ, chăm sóc, phục vụ mọi điều cho được an ổn. Khi ông thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chuyển bánh xe chánh pháp, tôi sẽ là người hiểu pháp trước tiên, đạt được quả vị chân thật, nếm vị cam-lộ của chánh pháp, cho đến đoạn trừ được hết thảy phiền não, thành bậc A-la-hán.’
“Khi ấy lại có chư thiên, loài rồng, quỷ thần, a-tu-la, ca-lâu-la, loài người, loài phi nhân, nhiều như số cát của một sông Hằng, cùng hướng về Bồ Tát Đại Bi phát lời thệ nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Mong ông sẽ điều phục giáo hóa tất cả chúng tôi.’
“Bấy giờ, có một vị Phạm-chí tu theo phái lõa hình, tên là Loạn Tưởng Khả Uý, phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Khi ông hành đạo Bồ Tát trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, tôi nguyện sẽ luôn theo ông cầu xin những thứ cần dùng, thường đến chỗ ông cầu xin những thứ như y phục, giường nằm, ghế ngồi, phòng ốc, nhà cửa, voi ngựa, xe cộ, thành quách, vợ con, đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Bậc đại trượng phu! Tôi sẽ vì ông mà tạo ra các nhân duyên hỗ trợ, khiến ông thành tựu đầy đủ pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến pháp Trí huệ ba-la-mật.
“Đại Bi! Khi ông hành đạo Bồ Tát, tôi sẽ khuyến khích bằng cách như vậy, khiến cho ông được thành tựu đầy đủ sáu pháp ba-la-mật. Khi ông thành Phật rồi, tôi nguyện sẽ làm đệ tử theo ông nghe học tám vạn pháp môn tu tập. Nghe rồi liền có thể biện thuyết được hết thảy các tướng của pháp. Giảng thuyết được các tướng của pháp rồi, ông sẽ thọ ký đạo Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ, Phạm-chí Bảo Hải nghe lời nguyện như vậy, liền kính lễ dưới chân đức Phật Bảo Tạng rồi quay sang bảo Phạm-chí Loạn Tưởng Khả Uý rằng: ‘Lành thay, lành thay! Ông quả thật là người bạn lành trên đường cầu đạo Vô thượng. Trong vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, ông sẽ thường tìm đến chỗ tôi, khẩn thiết cầu xin những thứ cần dùng, chẳng hạn như y phục, giường nằm, ghế ngồi... cho đến chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Vào lúc ấy, tôi sẽ lấy tâm thanh tịnh xả bỏ mọi vật sở hữu để bố thí cho ông. Lúc đó ông nhận lấy những thứ ấy mà quả thật không hề có tội lỗi gì cả.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Đại Bồ Tát Đại Bi lại phát nguyện rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Khi con hành đạo Bồ Tát trong vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, dù sinh ra ở bất cứ nơi đâu, nếu có những chúng sinh muốn cầu xin vật chi liền đến trước mặt con, hoặc cầu món ăn thức uống, hoặc dùng lời ngọt ngào êm ái, hoặc dùng lời nặng nề ác độc, hoặc dùng lời khinh miệt chê bai, hoặc dùng lời chân thật. Bạch Thế Tôn! Con vào lúc ấy chẳng hề sinh khởi dù chỉ là một ý tưởng ác. Nếu con sinh tâm nóng giận, dù chỉ là mảy may trong chốc lát, hoặc do nhân duyên bố thí mà có lòng mong cầu quả báo trong tương lai, như vậy tức là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương, nên trong đời vị lai chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Vào lúc ấy con sẽ dùng tâm hoan hỷ mà bố thí cho những người đến cầu xin, nguyện cho những người nhận lãnh đó không bị tổn hại gì, đối với các căn lành cũng không hề bị ngăn trở chút nào. Nếu như con làm cho những người thọ nhận ấy bị mảy may tổn hại hay ngăn trở căn lành, như vậy ắt là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương. Nếu dối gạt chư Phật, ắt phải đọa vào địa ngục A-tỳ, không thể hoan hỷ bố thí các thứ đồ ăn, thức uống, y phục...
“Nếu những người đến cầu xin con, hoặc dùng lời ngọt ngào êm ái, hoặc dùng lời nặng nề ác độc, hoặc dùng lời khinh miệt chê bai, hoặc dùng lời chân thật, khẩn thiết cầu xin những thứ như đầu, mắt, tủy, não... Bạch Thế Tôn! Nếu như vào lúc ấy tâm con không hoan hỷ, thậm chí chỉ cần sinh khởi một niệm sân hận, hoặc do nhân duyên bố thí ấy mà có lòng mong cầu được quả báo, đó tức là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương. Do nhân duyên ấy, chắc chắn phải chịu đọa vào địa ngục A-tỳ.
“Cũng giống như khi con tu tập pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến tu tập pháp Trí huệ ba-la-mật cũng đều giống như vậy.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng liền ngợi khen Phạm-chí Bảo Hải: ‘Lành thay, lành thay! Ông thật khéo trụ yên nơi tâm đại bi nên mới có thể phát khởi được thệ nguyện như vậy!’
“Thiện nam tử! Bấy giờ, hết thảy đại chúng, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân thảy đều chắp tay ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Ông thật khéo trụ yên nơi tâm đại bi nên mới có thể phát khởi được thệ nguyện như vậy, được danh xưng lớn lao, kiên trì vững chắc thực hành theo sáu pháp hòa kính, làm lợi ích đầy đủ cho hết thảy chúng sinh.’
“Thiện nam tử! Khi Phạm-chí Loạn Tưởng Khả Uý phát lời thệ nguyện như trên, lại có tám mươi bốn ngàn vị thiên nhân cũng phát khởi thệ nguyện giống như vậy.
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ Đại Bồ Tát Đại Bi lại cùng với tám mươi bốn ngàn vị thiên nhân như vậy cùng phát thệ nguyện, tâm sinh hoan hỷ, chắp tay quay nhìn bốn phía đại chúng mà nói rằng: ‘Thật là chưa từng có! Trong đời vị lai, khi chánh pháp đã diệt, con sẽ ở trong cõi đời xấu ác đủ năm sự uế trược với nhiều phiền não mà phóng ra ánh hào quang rực sáng, làm bậc thầy điều ngự, giữa cõi đời tối tăm u ám thắp lên ngọn đèn chánh pháp, vì những chúng sinh không có người cứu giúp che chở, không có thế lực, không có Phật chỉ đường. Nay con vừa mới phát tâm Bồ-đề đã có được những người bạn cùng cầu đạo Vô thượng như thế này. Hết thảy những người này đều phát nguyện trong nhiều đời sẽ theo con mà nhận lãnh sự bố thí những món như đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, xương, máu, chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể, cho đến y phục, món ăn, thức uống.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải bạch Phật: ‘Thế Tôn! Nếu trong đời vị lai trải qua vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, những chúng sinh này tìm đến chỗ con, được con bố thí cho các thứ như đầu, mắt, tủy, não, cho đến món ăn, thức uống, dù chỉ một phần rất nhỏ như mảy lông, thì khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, nếu những chúng sinh ấy không được thoát khỏi sinh tử, không được thọ ký các quả vị trong Ba thừa, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên chư Phật hiện tại trong khắp mười phương, chắc chắn sẽ không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng lại ngợi khen Bồ Tát Đại Bi một lần nữa: ‘Lành thay, lành thay! Bậc đại trượng phu cao cả! Ông có thể hành đạo Bồ Tát như vậy, cũng giống như xưa kia từng có Bồ Tát Tu-di Sơn Bảo ở trước đức Phật Thế Gian Quang Minh lần đầu tiên phát tâm Bồ-đề như vậy, phát lời thệ nguyện như vậy, và cũng hành đạo Bồ Tát như vậy, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát của một con sông Hằng.
“Về phương đông cách đây trăm ngàn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Quang Minh Trí Sí, tuổi thọ của con người ở đó là một trăm tuổi. Bồ Tát Tu-di Sơn Bảo ở trong thế giới ấy thành Phật hiệu là Trí Hoa Vô Cấu Kiên Bồ-đề Tôn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật ấy ở đời thuyết pháp bốn mươi lăm năm, làm đủ các Phật sự.’
“Khi ấy, đức Phật Bảo Tạng bảo Bồ Tát Đại Bi: ‘Sau khi đức Phật Trí Hoa Vô Cấu Kiên Bồ-đề Tôn Vương nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp trụ thế đủ một ngàn năm. Khi chánh pháp diệt rồi, tượng pháp trụ thế cũng đủ một ngàn năm. Này Đại Bi! Đức Phật Thế Tôn kia dù tại thế, dù đã nhập Niết-bàn, trong suốt khoảng thời gian chánh pháp và tượng pháp trụ thế, nếu có các vị tỳ-kheo và tỳ-kheo ni hủy phạm giới luật, không theo đúng chánh pháp, làm theo tà đạo, hoặc làm dứt mất pháp cúng dường, không biết hổ thẹn, hoặc làm dứt mất tài vật của chư tăng mười phương, dứt mất các thứ y phục, đồ ăn thức uống, giường ghế, thuốc men... của chư tăng hiện tiền, hoặc lấy những tài vật của chúng tăng mà làm của riêng mình, hoặc tự ý mang cho người khác, hoặc mang cho người thế tục. Thiện nam tử! Hết thảy những người như vậy, đức Phật Thế Tôn kia đều thọ ký cho các quả vị trong Ba thừa.
“Này Đại Bi! Nơi đạo trường của đức Như Lai ấy, nếu có người nào xuất gia mặc áo cà-sa, thảy đều được thọ ký cho không còn thối chuyển trong Ba thừa. Nếu có vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào phạm vào bốn trọng cấm, đức Phật kia đối với những người ấy liền khởi ý tưởng như đối với Thế Tôn, trồng các căn lành, lại cũng thọ ký cho được các quả vị không còn thối chuyển trong Ba thừa.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ Đại Bồ Tát Đại Bi bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Nay con phát nguyện trong khi con hành đạo Bồ Tát, nếu như có chúng sinh nào cần phải khuyến khích giáo hóa, khiến cho được trụ yên nơi pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến trụ yên nơi pháp Trí huệ ba-la-mật, cho đến khuyến khích giáo hóa khiến cho được trụ yên nơi chỉ một mảy may căn lành, mãi cho đến khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nếu con không thể giúp cho những chúng sinh ấy được trụ yên trong giáo pháp Ba thừa, khiến cho được địa vị không còn thối chuyển, cho dù chỉ là bỏ sót một trong số rất nhiều chúng sinh ấy, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới, như vậy chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, nếu có chúng sinh nào xuất gia mặc áo cà-sa theo giáo pháp của con, hoặc phạm vào các trọng giới, hoặc làm theo tà kiến; hoặc có những tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di khinh khi Tam bảo, chẳng có lòng tin, gồm đủ các tội nặng, nhưng nếu chỉ trong một niệm sinh tâm cung kính, tôn trọng đức Thế Tôn, hoặc tôn trọng chánh pháp, hoặc tôn trọng Tăng-già, nếu như những chúng sinh này không riêng được thọ ký các quả vị trong Ba thừa rồi sinh lòng thối chuyển, cho dù chỉ là một người, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới, như vậy chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân, nếu có thể đối với người mặc áo cà-sa sinh lòng cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán, chúng sinh ấy dù được nhìn thấy chỉ một phần nhỏ của áo cà-sa cũng liền được địa vị không còn thối chuyển trong Ba thừa.
“Nếu chúng sinh nào đang bị đói khát khổ bức, hoặc các loài quỷ thần bần cùng, hoặc những người hèn hạ, kém cỏi, cho đến những chúng sinh trong loài ngạ quỷ, nếu có được chỉ một phần nhỏ của áo cà-sa, cho đến một mảnh chừng bốn tấc, chúng sinh ấy liền sẽ được đầy đủ tất cả các món ăn thức uống, lại tùy theo chỗ mong cầu điều gì cũng đều được nhanh chóng thành tựu.
“Nếu những chúng sinh nào thường đối nghịch, chống phá nhau, khởi lên tư tưởng oán thù, vần xoay trong vòng tranh đấu; hoặc có chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, câu-biện-đồ, tỳ-xá-già, người và phi nhân đang lúc cùng nhau tranh đấu, nếu nhớ nghĩ đến áo cà-sa liền sinh tâm bi mẫn, tâm nhu nhuyễn, tâm tịch diệt, tâm lành đã được điều phục, không còn lòng oán thù.
“Nếu có người đang ở trong vòng đao binh chiến đấu, kiện thưa tranh tụng, nếu mang theo một phần nhỏ của áo cà-sa đến những nơi ấy, rồi vì muốn được bảo vệ nên cúng dường cung kính, tôn trọng mảnh cà-sa ấy; người ấy sẽ không bị người khác xâm hại, quấy nhiễu, khinh thường, lại thường được hơn hẳn người khác mà vượt qua mọi sự hoạn nạn.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như áo cà-sa trong giáo pháp của con không thành tựu được năm công đức nhiệm mầu tốt đẹp như trên, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong khắp các thế giới mười phương, trong đời vị lai ắt không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, làm các Phật sự, đánh mất pháp lành, chắc chắn không thể phá trừ ngoại đạo.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng duỗi cánh tay phải có màu vàng ròng, xoa đầu Bồ Tát Đại Bi ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Bậc đại trượng phu! Lời ông nói ra quả thật quý giá như trân bảo, quả thật vô cùng hiền thiện! Sau khi ông thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, áo cà-sa này sẽ có thể thành tựu đủ năm công đức nhiệm mầu tốt đẹp, mang lại lợi ích lớn lao cho chúng sinh.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Đại Bồ Tát Đại Bi được nghe đức Phật ngợi khen như vậy rồi liền sinh lòng hoan hỷ, phấn khích vô cùng.
“Khi đức Phật duỗi cánh tay phải màu vàng ròng với năm ngón dài mềm mại xoa lên đầu Bồ Tát Đại Bi, thân thể của Bồ Tát nhờ đó liền biến đổi hình trạng, trẻ trung như một chàng trai mới vừa hai mươi tuổi.
“Thiện nam tử! Tất cả đại chúng trong hội ấy, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, người và phi nhân, thảy đều chắp tay cung kính hướng về Bồ Tát Đại Bi, tung rải các loại hoa thơm để cúng dường, cho đến trỗi lên các loại âm nhạc, rồi lại hết lời ngợi khen xưng tán.
“Sau khi ngợi khen xưng tán rồi, tất cả đều đứng lặng yên tại chỗ.”
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải, Nguyễn Minh Hiến hiệu đính Hán văn
QUYỂN VIII: PHẨM THỨ TƯ - PHẦN VI
BỒ TÁT THỌ KÝ
Bấy giờ, về phương trên cách đây hai mươi vạn trăm ngàn thế giới, có một thế giới tên là Diệu Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Phu Nhật Vương Như Lai, hiện đang vì bốn bộ chúng mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong đại chúng ấy có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Tuyển Trạch Tự Pháp Nhiếp Thủ Quốc Độ, một vị tên là Đà-la-ni Diệu Âm.“Hai vị Bồ Tát ấy bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Khi ấy, Phật Hoa Phu Nhật Vương bảo hai vị Bồ Tát ấy rằng: ‘Các thiện nam tử! Về phương tây cách đây hai mươi vạn trăm ngàn thế giới, có cõi thế giới tên là San-đề-lam, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Bảo Tạng Như Lai, có đủ mười hiệu, hiện đang vì vô lượng vô biên các vị Bồ Tát mà thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, giảng nói về các cõi thế giới, mở bày chỉ bảo về sự trang nghiêm của các cõi Phật, cảnh giới tam-muội của các nguyện lành, các môn đà-la-ni và những kinh điển như vậy. Trong chúng hội ấy có vị Đại Bồ Tát Đại Bi phát khởi thệ nguyện rằng: Nay ta sẽ lấy lòng đại bi hun đúc trong tâm, nhận sự thọ ký thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vì các vị Đại Bồ Tát mà thị hiện phát khởi nguyện lành.
“Vì phát nguyện như thế nên trước hết vị ấy đã làm cho vô lượng vô biên các vị Bồ Tát đều phát thệ nguyện lớn lao, nhận lấy các cõi thế giới có đủ mọi sự trang nghiêm và điều phục chúng sinh. Chỗ thành tựu đại bi của Bồ Tát ấy, trong toàn đại chúng không ai sánh kịp. Vị ấy ở trong cõi đời có năm sự uế trược mà điều phục những chúng sinh xấu ác nhiều phiền não, cứu vớt hết thảy những kẻ phạm vào năm tội nghịch cho đến những kẻ gồm đủ các điều bất thiện, diệt mất tâm lành.
“Đại chúng ở nơi ấy cùng với chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân, lúc này không cúng dường Phật mà tất cả cùng nhau cúng dường vị Bồ Tát đã thành tựu hạnh đại bi rốt ráo này. Họ cúi đầu sát đất lễ bái Bồ Tát ấy, rồi đứng dậy chắp tay cung kính đọc kệ ngợi khen xưng tán. Lúc bấy giờ, Bồ Tát Đại Bi ở ngay trước Phật mà quỳ gối phải sát đất để nghe Phật thọ ký. Đức Phật Thế Tôn liền mỉm miệng cười. Do nhân duyên ấy mà khiến cho ở khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều có hiện tượng cõi đất chấn động sáu cách, phát ra hào quang rực rỡ chiếu soi, không trung mưa xuống đủ mọi loại hoa, vì muốn khai ngộ cho hết thảy các vị Bồ Tát, cùng là thị hiện cho thấy chỗ hành đạo của các vị Bồ Tát.
“Đức Phật Bảo Tạng kia sẽ khiến cho hết thảy các vị Bồ Tát trong khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều tụ hội về, lại vì những vị Đại Bồ Tát ấy mà thuyết dạy các môn đà-la-ni, tam-muội, pháp môn không sợ sệt. Vì thế nên đức Bảo Tạng Như Lai mới thị hiện đủ mọi phép biến hóa như vậy.’
“Thiện nam tử! Khi ấy hai vị Bồ Tát nghe được những điều như vậy rồi liền bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Vị Bồ Tát Đại Bi ấy từ khi phát tâm đến nay đã được bao lâu rồi? Vị ấy tu hành đạo Bồ Tát đã được bao lâu? Đến khi nào thì vị ấy sẽ ở trong cõi đời xấu ác có năm sự uế trược mà điều phục, thâu nhiếp tất cả những chúng sinh nặng nề phiền não, luôn đấu tranh giành giật lẫn nhau, phần nhiều lại phạm vào năm tội nghịch, thường làm hết thảy những điều bất thiện, diệt mất thiện tâm?”
“Khi ấy, đức Phật Hoa Phu Nhật Vương nói với hai vị Bồ Tát: ‘Các thiện nam tử! Vị Bồ Tát Đại Bi này đến hôm nay mới vừa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các thiện nam tử! Nay các ông có thể đến đó để gặp đức Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường, đi quanh cung kính, nghe đức Phật ấy thuyết dạy các môn đà-la-ni tam-muội, pháp môn không sợ sệt, những kinh điển như vậy... và cũng là để gặp Đại Bồ Tát Đại Bi.
“Các ông hãy chuyển lời ta đến Bồ Tát Đại Bi, hãy nói như thế này: ‘Đức Phật Hoa Phu Nhật Vương gửi lời thăm hỏi ông, dùng hoa nguyệt quang thanh tịnh này gửi theo để làm tin và có lời ngợi khen rằng: Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông vừa mới phát tâm đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Nay ông đã có danh xưng lớn lao vô lượng, lan truyền ra khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, ai ai cũng gọi ông là Bồ Tát Đại Bi! Ông vừa mới phát tâm mà đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Cho nên ta có lời ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Ông vì giúp cho các vị Bồ Tát trong đời vị lai thành tựu tâm đại bi nên mới nói ra lời nguyện lành đại bi không đoạn dứt, dựng lên đạo tràng chánh pháp. Cho nên ta lại có lời ngợi khen lần nữa: Thật lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Danh xưng của ông sẽ còn mãi trong đời vị lai, cho đến trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, dạy bảo cho trăm ngàn ức vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, khiến cho được trụ yên nơi A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cho đến khi gặp Phật, được địa vị không còn thối chuyển. Hoặc có chúng sinh phát khởi nguyện lành, hoặc nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, thâu nhiếp tất cả chúng sinh, tùy theo căn tánh mà điều phục, cũng đều khiến cho trong đời vị lai sẽ được thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Tất cả những chúng sinh như vậy, trong đời vị lai, trải qua số kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, sẽ ở nơi các cõi Phật mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chuyển bánh xe chánh pháp, lại cũng sẽ hết lời ngợi khen xưng tán Bồ Tát Đại Bi. Vì thế nên ta dùng phép khen ngợi ba lần để ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!’
“Thiện nam tử! Bấy giờ, cõi thế giới Diệu Hoa ấy có vô lượng ức Bồ Tát, tất cả đồng thanh bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Chúng con đều muốn đến cõi thế giới San-đề-lam để gặp đức Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường, đi quanh cung kính, lắng nghe thuyết giảng các môn đà-la-ni tam-muội, pháp môn không sợ sệt... Và cũng là muốn được gặp Bồ Tát Đại Bi.’
“Lúc ấy, đức Phật Hoa Phu Nhật Vương trao phép khen ngợi ba lần cùng với hoa nguyệt quang thanh tịnh cho Bồ Tát Tuyển Trạch Tự Pháp Nhiếp Thủ Quốc Độ và Bồ Tát Đà-la-ni Diệu Âm rồi dạy rằng: ‘Đã đến lúc các ông nên đi.’
“Bấy giờ, hai vị Bồ Tát từ nơi chỗ đức Phật Hoa Phu Nhật Vương, mang theo hoa quý cùng với vô lượng ức chúng Bồ Tát, chỉ trong khoảng thời gian của một ý nghĩ đã mất dạng nơi thế giới kia, hốt nhiên hiện đến thế giới San-đề-lam, giữa rừng Diêm-phù, gặp đức Phật Bảo Tạng rồi liền cúi đầu sát đất kính lễ.
“Khi ấy, ở thế giới này, các vị Đại Bồ Tát tu tập Đại thừa cùng với những người phát tâm Duyên giác thừa, Thanh văn thừa, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, ma-hầu-la-già, các loài như vậy số nhiều vô lượng, không thể tính đếm, giống như mía, trúc, sậy, lúa, như rừng cây rậm rạp, đầy khắp cõi nước này. Các vị Bồ Tát ở thế giới Diệu Hoa đến liền dùng đủ mọi phép thần thông tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường Phật. Cúng dường Phật rồi, nhìn thấy Phạm-chí Bảo Hải được tất cả đại chúng như vậy cùng nhau cung kính, chắp tay ngợi khen xưng tán.
“Các vị Bồ Tát ấy nhìn thấy như vậy rồi liền suy nghĩ rằng: ‘Vị đại sĩ này chắc có lẽ chính là Bồ Tát Đại Bi, nên mới có thể khiến cho đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương gửi tặng loại hoa quý này.’
“Hai vị Bồ Tát ấy liền từ chỗ đứng trước Phật Bảo Tạng cùng quay sang hướng về Phạm-chí Bảo Hải, dùng hoa quý trao ra mà nói rằng: ‘Đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương dùng hoa quý này trao ngài để làm tin, và chuyển đến ngài phép khen ngợi ba lần.’ Các vị liền lặp lại những lời ngợi khen ba lần của đức Như Lai Hoa Phu Nhật Vương như đã nói trên.
“Thiện nam tử! Khi ấy những loại hoa từ trên không trung mưa xuống lại hóa hiện đến những thế giới không có Phật ra đời, lại phát ra đủ mọi âm thanh mầu nhiệm tốt lành. Những âm thanh ấy vang ra khắp nơi, như là âm thanh Phật, âm thanh pháp, âm thanh tỳ-kheo tăng, âm thanh diệt tận, âm thanh vô sở hữu, âm thanh ba-la-mật, âm thanh sức không sợ sệt, âm thanh sáu thần thông, âm thanh vô sở tác, âm thanh không sinh diệt, âm thanh tịch tĩnh, âm thanh đại từ, âm thanh đại bi, âm thanh vô sinh nhẫn, âm thanh thọ ký, âm thanh thuyết pháp Đại thừa...
“Ở những thế giới không có Phật ra đời kia lại có các vị Bồ Tát, do bản nguyện nên được sức thần lớn lao, do tu tập giáo pháp sâu xa nên được sự tự tại, nhưng vì muốn cứu vớt chúng sinh nên mới ở nơi các thế giới ấy. Khi các vị được nghe những âm thanh như vậy rồi liền nương theo sức Phật, nương theo sức nguyện, nương theo sức tam-muội, từ nơi các thế giới ấy vận sức thần thông, trong khoảng thời gian như vị đại lực sĩ co duỗi cánh tay đã hiện đến thế giới San-đề-lam, giữa rừng Diêm-phù, nơi đức Phật Bảo Tạng. Các vị đến nơi rồi liền cúi đầu sát đất lễ kính dưới chân Phật, dùng đủ mọi phép thần thông tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường đức Phật và chư đại chúng, rồi lần lượt ngồi xuống lắng nghe Phật thuyết pháp.
“Thiện nam tử! Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải liền mang hoa quý nguyệt quang thanh tịnh cúng dường lên đức Như Lai Bảo Tạng, rồi bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Nguyện đức Như Lai vì con thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng liền nhập Tam-muội Điện đăng. Do sức của tam-muội ấy nên khiến cho ở thế giới San-đề-lam tất cả những núi rừng, cây cối, đất đai đều biến thành bảy báu, khiến cho tất cả đại chúng đều được tự nhìn thấy, hết thảy đều ở trước Phật lắng nghe pháp mầu, rồi tùy chỗ tư duy của mỗi người mà tự thấy thân mình có màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu tím, màu đỏ, màu đen...; hoặc thấy thân mình như gió, như lửa, như hư không, như hơi nắng nóng, hoặc như nước, như bọt nước; hoặc thấy thân mình giống như núi lớn, hoặc như thân Phạm thiên, hoặc như thân Đế-thích; hoặc thấy thân mình như hoa, hoặc như loài ca-lâu-la, hoặc như loài rồng, hoặc như loài sư tử, hoặc giống như mặt trời, mặt trăng, các vì sao, hoặc thấy thân mình giống như loài voi, hoặc loài chồn cáo. Tất cả đều ngồi trước Phật lắng nghe pháp mầu, nhưng tùy chỗ tư duy khác nhau mà mỗi người đều tự thấy thân mình có những tướng mạo như vậy.
“Thiện nam tử! Tất cả đại chúng đều tùy theo chỗ tư duy của mỗi người, lại tự thấy thân mình cũng đồng với thân Phật Bảo Tạng, không có khác biệt.
“Tất cả đại chúng ở trước Phật khi ấy liền nhìn thấy Phạm-chí Bảo Hải ngồi trên hoa sen ngàn cánh bằng bảy báu.
“Tất cả đại chúng, dù ở trên mặt đất hay giữa hư không, dù ngồi hay đứng, mỗi người đều tự thấy như đức Như Lai Bảo Tạng riêng ngồi trước mặt mình, riêng vì mình thuyết pháp, chỉ riêng mình được nhìn thấy.
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng khen ngợi Phạm-chí Bảo Hải rằng: ‘Lành thay, lành thay! Hạnh đại bi thanh tịnh! Ông vì vô lượng vô biên chúng sinh mà phát khởi lòng đại bi như vậy, có thể làm lợi ích lớn lao, làm vầng sáng lớn soi chiếu giữa thế gian. Phạm-chí! Ví như lập thành vườn hoa có đủ mọi màu sắc, đủ mọi hương thơm, đủ mọi kiểu dáng, đủ mọi thứ lá, đủ mọi thứ thân, đủ mọi thứ rễ, đủ mọi công đức. Những thứ cây thuốc cần dùng thảy đều phải có đủ.
“Hoặc có loại hoa sen rộng khắp trăm ngàn do-tuần, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng như các hoa khác. Hoặc có hoa rộng đến một trăm, hoặc rộng đến hai trăm, hoặc rộng đến ba trăm do-tuần, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng vẫn như các hoa khác. Có loài hoa rộng lớn đến như một cõi thiên hạ, tỏa ánh sáng và hương thơm mầu nhiệm cũng như các hoa khác, không có gì sai biệt.
“Các loài chúng sinh khác nhau, hoặc có người đui mù, ngửi được hương hoa ấy liền thấy được hình sắc; hoặc có người điếc ngửi hương hoa ấy liền có thể nghe được; cho đến những ai không có đủ các căn, ngửi hương hoa ấy rồi liền được đầy đủ.
“Nếu có chúng sinh mang trong người đủ bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh, khi bệnh phát khởi, ngửi hương hoa ấy rồi liền được khỏi bệnh.
“Nếu có chúng sinh cuồng điên buông thả, ngu si rối loạn, mê ngủ, loạn tâm, đánh mất chánh niệm, ngửi hương hoa ấy rồi liền đạt được tâm chuyên nhất.
“Trong vườn hoa ấy cũng có loài hoa phân-đà-lợi. Loài hoa này bền chắc như kim cang, thân hoa bằng lưu ly, đài hoa có trăm hạt, lá bằng vàng ròng, mầm non bằng mã não, tua hoa bằng loại chân châu đỏ. Hoa ấy cao tám mươi bốn ức do-tuần, phủ rộng chung quanh đến mười vạn do-tuần. Hình sắc và hương thơm của hoa ấy lan tỏa ra mười phương, khắp các cõi Phật nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật. Trong những thế giới ấy, có những chúng sinh hoặc do bốn đại chẳng điều hòa, sinh ra tật bệnh khốn khổ, trầm trọng; hoặc các căn suy tổn, cuồng điên buông thả, ngu si rối loạn, mê ngủ, loạn tâm, đánh mất chánh niệm, khi nhìn thấy ánh sáng và ngửi được mùi hương của hoa ấy thì tất cả mọi sự bệnh khổ thảy đều dứt sạch, thảy đều đạt được tâm chuyên nhất.
“Nếu những chúng sinh vừa gặp lúc mạng chung, thân thể chưa hoại mất, khi có ánh sáng và hương thơm của hoa ấy chạm đến liền được sống lại, cùng với những người thân thuộc của mình đến chơi vườn hoa, cùng nhau thụ hưởng năm món dục. Nếu những chúng sinh đã chết hẳn rồi thì không phải sinh về cõi nào khác, chỉ sinh lên cõi Phạm thiên, sống lâu tại đó, tuổi thọ đến vô lượng.
“Bảo Hải! Vườn hoa sen kia là ví như đại chúng trong pháp hội này. Cũng như lúc mặt trời lên thì các đóa hoa đều nở rộ, đức Phật ra đời mang đến mọi sự lợi ích lớn lao, nuôi dưỡng thêm hương thơm, ánh sáng, vì tất cả chúng sinh trừ dứt mọi khổ não.
“Thiện nam tử! Nay ta ra đời như mặt trời xuất hiện giữa thế gian, khiến cho những đóa hoa thiện căn của chúng sinh đều nở rộ, tỏa hương thơm vi diệu, ánh sáng soi chiếu khắp nơi, có thể trừ dứt đủ mọi bệnh khổ của chúng sinh. Chính là đức Như Lai xuất hiện giữa thế gian này, dùng ánh sáng đại bi chiếu soi, che chở tất cả, khiến cho thiện căn của chúng sinh được khai mở, thêm phần lợi ích, trụ yên nơi ba điều phúc.
“Thiện nam tử! Ông đã giáo hóa vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, khiến cho trụ yên trong đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Những chúng sinh ấy đến chỗ ta, mỗi người đều tự phát khởi các nguyện lành khác nhau, nhận lấy những cõi Phật khác nhau, hoặc thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, ta đều tùy theo chỗ phát nguyện của họ mà thọ ký cho.
“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát đối trước ta mà phát nguyện nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, dùng tâm thanh tịnh khéo tự điều phục, trồng các căn lành, thâu nhiếp chúng sinh, tuy gọi là Bồ Tát nhưng chẳng phải bậc đại trượng phu dũng mãnh, chẳng phải bậc Bồ Tát có lòng đại bi sâu xa, vì chúng sinh mà cầu đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Nếu Bồ Tát nhận lấy cõi Phật thanh tịnh, tức là xa lìa tâm đại bi; lại còn chẳng nguyện lìa bỏ hai thừa. Vị Bồ Tát như vậy là không có trí huệ phương tiện khéo léo, không có tâm bình đẳng.
“Nếu có Bồ Tát phát lời thệ nguyện rằng: Nguyện cho thế giới của ta xa lìa các thừa Thanh văn, Duyên giác, không có những chúng sinh đã diệt mất căn lành, không có nữ giới và ba đường ác; khi ta thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, chỉ thuần có các vị Đại Bồ Tát làm quyến thuộc lớn, chỉ thuần thuyết giảng giáo pháp Đại thừa Vô thượng, được thọ mạng vô lượng, trụ lâu ở cõi thế, trải qua vô số kiếp, chỉ thuần thuyết giảng pháp mầu cho những chúng sinh có tâm lành đã được điều phục, những chúng sinh trong sạch, sẵn có căn lành. Những người như vậy, tuy gọi là Bồ Tát nhưng thật chẳng phải bậc đại sĩ! Vì sao vậy? Vì không có được trí huệ bình đẳng và phương tiện khéo léo.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng duỗi cánh tay màu vàng ròng, từ năm đầu ngón tay phóng ra ánh hào quang rực rỡ. Ánh hào quang rực rỡ ấy có đủ vô lượng trăm ngàn màu sắc, chiếu suốt về phương tây, vượt qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới, đến một thế giới tên gọi là Đại Chỉ.
“Ở thế giới ấy, nhân dân có tuổi thọ là ba mươi năm, mặt mũi xấu xí, hình dạng khó ưa, gồm đủ hết thảy những điều bất thiện, thân cao sáu thước. Thế giới ấy có đức Phật hiệu là Đại Quang Minh Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, hiện đang vì bốn bộ chúng mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa.
“Thiện nam tử! Khi ấy tất cả đại chúng ở cõi San-đề-lam đều từ xa trông thấy được đức Phật Đại Quang Minh cùng với đại chúng nơi ấy.
“Đức Phật Bảo Tạng liền bảo với đại chúng: ‘Đức Phật Đại Quang Minh ấy, trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp đã từng ở chỗ Phật Bảo Cái Quang Minh, lần đầu tiên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào thời ấy cũng khuyên dạy vô lượng vô biên ức na-do-tha chúng sinh, khiến cho đều trụ yên trong đạo Vô thượng, tùy chỗ sở nguyện của mỗi người đều nhận lấy đủ mọi cõi thế giới trang nghiêm, hoặc thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, hoặc nhận lấy cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược. Đức Phật Đại Quang Minh khi ấy cũng đã khuyên dạy ta phát tâm và trụ yên trong đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào lúc ấy, ta ở chỗ Phật Bảo Cái Quang Minh được khuyến khích phát nguyện trang nghiêm, sẽ ở nơi cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược này mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Khi ấy, đức Phật Bảo Cái Quang Minh ngợi khen ta rằng: Lành thay, lành thay! Liền tức thời thọ ký cho ta quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Ta vào lúc ấy được thiện tri thức khuyến khích phát tâm cầu đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vị thiện tri thức ấy là bậc trượng phu cao trổi, nhận lấy cõi thế giới xấu ác nặng nề với đủ năm sự uế trược, có nhiều phiền não, cõi nước không thanh tịnh, hết thảy chúng sinh đều làm những việc nghịch ác, cho đến gồm đủ tất cả những điều bất thiện, diệt mất tâm lành, trôi lăn mãi mãi trong chốn bùn lầy sinh tử. Phát nguyện điều phục tất cả những chúng sinh như vậy quả là bậc đại trượng phu!
“Bấy giờ, khắp vô lượng vô biên cõi Phật trong mười phương, tất cả chư Phật đều sai người thay mặt đến chỗ bậc đại trượng phu ấy mà xưng dương tán thán, đặt cho danh hiệu là Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh.
“Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh chính là bậc thiện tri thức của ta. Vị ấy làm được nhiều điều lợi ích lớn lao, rồi sau mới ở nơi thế giới Đại Chỉ mà thành Phật đến nay chưa bao lâu, vì tất cả những chúng sinh ác độc có đời sống ngắn ngủi ở cõi ấy mà chuyển bánh xe chánh pháp.
“Đức Phật ấy khi mới thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề có vô lượng vô biên chư Phật trong mười phương đều sai người thay mặt đến chỗ Phật ấy cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán. Hết thảy những đức Phật Thế Tôn này đều là xưa kia đã được Phật Đại Quang Minh khuyên dạy, khiến cho được trụ yên nơi Bố thí ba-la-mật, cho đến Trí huệ ba-la-mật. Các đức Thế Tôn này vì nhớ ơn xưa nên mới sai khiến chư Bồ Tát đến đó cúng dường.
“Bảo Hải! Nay ông có thấy chăng? Các đức Thế Tôn ấy mỗi vị đều trụ nơi thế giới thanh tịnh, thọ mạng vô lượng, chỉ thuần vì chúng sinh có tâm lành đã được điều phục, những chúng sinh trong sạch, sẵn có căn lành mà làm các Phật sự. Còn đức Phật Đại Quang Minh thì ở nơi cõi thế giới xấu ác, nhơ nhớp, bất tịnh, có đủ năm sự uế trược, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ở đó đa số chúng sinh đều phạm vào tội nghịch, cho đến gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, tuổi thọ ngắn ngủi. Ngài có thể ở trong cõi thế giới ấy mà làm vô lượng Phật sự, những sự tăng ích, trưởng dưỡng, chẳng bỏ Thanh văn thừa, Bích-chi Phật thừa, vì tất cả chúng sinh mà thuyết giảng đủ giáo pháp Ba thừa.
“Bảo Hải! Ông là bậc đại trượng phu, hết thảy trong đại chúng nơi đây đều không theo kịp. Việc làm của ông thật nhiệm mầu, cao trổi, thật rất khó làm! Ông đã thệ nguyện nhận lấy cõi thế giới bất tịnh, xấu ác, có đủ năm sự uế trược, chúng sinh phần nhiều làm những việc ác nghịch, cho đến gồm đủ hết thảy những điều bất thiện, để điều phục nhiếp thủ hết thảy những chúng sinh như vậy!
“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, lìa khỏi ba đường ác, cho đến không có các thừa Thanh văn, Duyên giác, chỉ điều phục nhiếp thủ những chúng sinh có lòng lành trong sạch, đã thành tựu các căn lành. Vị Bồ Tát ấy ví như các loài hoa khác, chẳng thể xem đó là bậc Đại Bồ Tát ví như hoa phân-đà-lợi, dùng tâm lành điều phục chúng sinh, trồng các căn lành, làm các Phật sự.
“Bảo Hải! Nay ông hãy lắng nghe về bốn pháp giải đãi của hàng Bồ Tát.
“Những gì là bốn? Một là nguyện được thế giới thanh tịnh. Hai là nguyện làm Phật sự với những chúng sinh có tâm lành, trong sạch, đã điều phục. Ba là nguyện sau khi thành Phật không thuyết giảng giáo pháp Thanh văn thừa, Bích-chi Phật thừa. Bốn là nguyện sau khi thành Phật được thọ mạng vô lượng. Như vậy gọi là bốn pháp giải đãi của hàng Bồ Tát.
“Bồ Tát như vậy ví như các loài hoa khác, chẳng phải bậc Bồ Tát được ví như hoa phân-đà-lợi.
“Bảo Hải! Trong đại chúng nơi đây chỉ duy nhất có một người là Bà-do-tỳ-nữu đã phát nguyện nhận lấy thế giới không thanh tịnh, điều phục nhiếp hộ những chúng sinh nhiều phiền não.
“Bảo Hải! Vào thời Hiền kiếp, nếu có Bồ Tát nào nhận lấy cõi thế giới bất tịnh, nên biết đó là Bồ Tát có bốn pháp tinh tấn.
“Những gì là bốn? Một là phát nguyện nhận lấy cõi thế giới bất tịnh. Hai là phát nguyện làm Phật sự giữa những chúng sinh bất tịnh. Ba là sau khi thành Phật rồi sẽ thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Bốn là phát nguyện sau khi thành Phật có thọ mạng không dài, không ngắn. Như vậy gọi là bốn pháp tinh tấn của hàng Bồ Tát.
“Bồ Tát như vậy ví như hoa phân-đà-lợi, chẳng phải như các loại hoa khác. Như vậy gọi là Đại Bồ Tát!
“Bảo Hải! Nay ông ở giữa đại chúng vô lượng vô biên a-tăng-kỳ Bồ Tát ví như vườn hoa này, phát nguyện được thọ ký. Ông đối trước Phật đã sinh lòng đại bi như hoa phân-đà-lợi, nhiếp thủ những chúng sinh nhiều ác nghịch, gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, trong cõi đời xấu ác có đủ năm sự uế trược mà tùy thuận điều phục tất cả. Ông dùng âm thanh đại bi mà có thể khiến cho chư Phật Thế Tôn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều sai khiến chư Bồ Tát đến ngợi khen xưng tán. Xưng tán rồi lại đặt hiệu cho ông là Đại Bi Thành Tựu, khiến cho cả đại chúng này đều cúng dường ông.
“Lại nữa, này ông Đại Bi! Trong đời vị lai, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, bước vào phần sau của số a-tăng-kỳ kiếp lần thứ hai cũng nhiều như số cát sông Hằng, thế giới Ta-bà ở vào Hiền kiếp, con người có tuổi thọ một trăm hai mươi năm, thường bị những nỗi khổ già, bệnh, chết trói buộc; cõi đời tối tăm u ám, không thầy dạy bảo, gồm đủ hết thảy các điều bất thiện, đi theo đường tà, chìm sâu trong dòng sông phiền não, chuyên tạo năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ báng thánh nhân, phạm vào bốn trọng cấm, đủ mọi điều xấu ác như trên đã nói.
“Trong cõi đời phiền não rối loạn như vậy, ông sẽ thành một vị Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, lìa khỏi vòng sinh tử, chuyển bánh xe chánh pháp, phá trừ hết bốn ma.
“Vào thời ấy danh xưng của ông sẽ vang dội mười phương, truyền ra khắp vô lượng vô biên cõi Phật. Ông có đại chúng Thanh văn đệ tử là một ngàn hai trăm năm mươi người, lần lượt trong khoảng bốn mươi lăm năm sẽ thành tựu đủ vô lượng Phật sự như thế, đúng như chỗ phát nguyện của ông đầy đủ không thiếu sót.
“Khi ông Vô Lượng Thanh Tịnh đây thành Phật sẽ có thọ mạng vô lượng, nhưng dù trải qua đến vô lượng vô biên kiếp cũng chỉ thành tựu được những Phật sự giống như ông, không có gì khác biệt.
“Sau khi ông nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp trụ thế đủ một ngàn năm. Chánh pháp diệt rồi, những xá-lợi của ông, theo như chỗ phát nguyện của ông sẽ làm các Phật sự, ở lâu trong cõi thế để làm đủ các điều lợi ích cho chúng sinh như trên đã nói.”
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni bảo Bồ Tát Tịch Ý: “Thiện nam tử! Bấy giờ trong chúng hội có một vị Phạm-chí tên là Tướng Cụ Túc phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Nếu trong đời vị lai, trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp khi ông hành đạo Bồ Tát, dù ở bất cứ nơi nào tôi cũng nguyện vì ông thường làm người theo hầu hạ, chăm sóc, thường lấy tâm từ mà cung phụng cho ông đầy đủ những thứ cần dùng. Cho đến khi ông đản sinh thành Phật, vào kiếp ấy tôi sẽ làm cha của ông. Khi ông thành Phật rồi, tôi sẽ làm vị đại thí chủ. Rồi ông sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Bấy giờ có vị thần biển tên là Điều Ý lại phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường vì ông mà làm mẹ. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Bấy giờ có vị thần nước lại phát nguyện rằng: ‘Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường vì ông mà làm nhũ mẫu. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Lúc ấy có hai vị Đế thích, một vị tên là Thiện Niệm, một vị tên là Bảo Niệm, cùng phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Khi ông thành Phật rồi, chúng tôi sẽ làm những đệ tử Thanh văn của ông có trí huệ thần túc.’
“Lại có vị Đế thích tên là Thiện Kiến Túc phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường sinh ra làm con của ông.’
“Có vị thần núi Tu-di tên là Thiện Lạc Hoa lại phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Từ nay về sau, dù ông sinh ra ở bất cứ nơi đâu, cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi nguyện sẽ thường sinh ra làm vợ của ông. Khi ông thành Phật rồi cũng sẽ thọ ký quả Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Lại có vị vua a-tu-la tên là Hung Ức Hạnh phát nguyện rằng: ‘Đại Bi! Trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, khi ông hành đạo Bồ Tát, mãi cho đến khi đản sinh thành Phật, tôi sẽ thường vì ông mà làm người hầu hạ, chăm sóc, phục vụ mọi điều cho được an ổn. Khi ông thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chuyển bánh xe chánh pháp, tôi sẽ là người hiểu pháp trước tiên, đạt được quả vị chân thật, nếm vị cam-lộ của chánh pháp, cho đến đoạn trừ được hết thảy phiền não, thành bậc A-la-hán.’
“Khi ấy lại có chư thiên, loài rồng, quỷ thần, a-tu-la, ca-lâu-la, loài người, loài phi nhân, nhiều như số cát của một sông Hằng, cùng hướng về Bồ Tát Đại Bi phát lời thệ nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Mong ông sẽ điều phục giáo hóa tất cả chúng tôi.’
“Bấy giờ, có một vị Phạm-chí tu theo phái lõa hình, tên là Loạn Tưởng Khả Uý, phát nguyện rằng: ‘Bậc đại trượng phu! Khi ông hành đạo Bồ Tát trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, tôi nguyện sẽ luôn theo ông cầu xin những thứ cần dùng, thường đến chỗ ông cầu xin những thứ như y phục, giường nằm, ghế ngồi, phòng ốc, nhà cửa, voi ngựa, xe cộ, thành quách, vợ con, đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Bậc đại trượng phu! Tôi sẽ vì ông mà tạo ra các nhân duyên hỗ trợ, khiến ông thành tựu đầy đủ pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến pháp Trí huệ ba-la-mật.
“Đại Bi! Khi ông hành đạo Bồ Tát, tôi sẽ khuyến khích bằng cách như vậy, khiến cho ông được thành tựu đầy đủ sáu pháp ba-la-mật. Khi ông thành Phật rồi, tôi nguyện sẽ làm đệ tử theo ông nghe học tám vạn pháp môn tu tập. Nghe rồi liền có thể biện thuyết được hết thảy các tướng của pháp. Giảng thuyết được các tướng của pháp rồi, ông sẽ thọ ký đạo Bồ-đề Vô thượng cho tôi.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ, Phạm-chí Bảo Hải nghe lời nguyện như vậy, liền kính lễ dưới chân đức Phật Bảo Tạng rồi quay sang bảo Phạm-chí Loạn Tưởng Khả Uý rằng: ‘Lành thay, lành thay! Ông quả thật là người bạn lành trên đường cầu đạo Vô thượng. Trong vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, ông sẽ thường tìm đến chỗ tôi, khẩn thiết cầu xin những thứ cần dùng, chẳng hạn như y phục, giường nằm, ghế ngồi... cho đến chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Vào lúc ấy, tôi sẽ lấy tâm thanh tịnh xả bỏ mọi vật sở hữu để bố thí cho ông. Lúc đó ông nhận lấy những thứ ấy mà quả thật không hề có tội lỗi gì cả.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Đại Bồ Tát Đại Bi lại phát nguyện rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Khi con hành đạo Bồ Tát trong vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, dù sinh ra ở bất cứ nơi đâu, nếu có những chúng sinh muốn cầu xin vật chi liền đến trước mặt con, hoặc cầu món ăn thức uống, hoặc dùng lời ngọt ngào êm ái, hoặc dùng lời nặng nề ác độc, hoặc dùng lời khinh miệt chê bai, hoặc dùng lời chân thật. Bạch Thế Tôn! Con vào lúc ấy chẳng hề sinh khởi dù chỉ là một ý tưởng ác. Nếu con sinh tâm nóng giận, dù chỉ là mảy may trong chốc lát, hoặc do nhân duyên bố thí mà có lòng mong cầu quả báo trong tương lai, như vậy tức là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương, nên trong đời vị lai chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Vào lúc ấy con sẽ dùng tâm hoan hỷ mà bố thí cho những người đến cầu xin, nguyện cho những người nhận lãnh đó không bị tổn hại gì, đối với các căn lành cũng không hề bị ngăn trở chút nào. Nếu như con làm cho những người thọ nhận ấy bị mảy may tổn hại hay ngăn trở căn lành, như vậy ắt là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương. Nếu dối gạt chư Phật, ắt phải đọa vào địa ngục A-tỳ, không thể hoan hỷ bố thí các thứ đồ ăn, thức uống, y phục...
“Nếu những người đến cầu xin con, hoặc dùng lời ngọt ngào êm ái, hoặc dùng lời nặng nề ác độc, hoặc dùng lời khinh miệt chê bai, hoặc dùng lời chân thật, khẩn thiết cầu xin những thứ như đầu, mắt, tủy, não... Bạch Thế Tôn! Nếu như vào lúc ấy tâm con không hoan hỷ, thậm chí chỉ cần sinh khởi một niệm sân hận, hoặc do nhân duyên bố thí ấy mà có lòng mong cầu được quả báo, đó tức là đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại ở khắp mười phương. Do nhân duyên ấy, chắc chắn phải chịu đọa vào địa ngục A-tỳ.
“Cũng giống như khi con tu tập pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến tu tập pháp Trí huệ ba-la-mật cũng đều giống như vậy.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng liền ngợi khen Phạm-chí Bảo Hải: ‘Lành thay, lành thay! Ông thật khéo trụ yên nơi tâm đại bi nên mới có thể phát khởi được thệ nguyện như vậy!’
“Thiện nam tử! Bấy giờ, hết thảy đại chúng, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân thảy đều chắp tay ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Ông thật khéo trụ yên nơi tâm đại bi nên mới có thể phát khởi được thệ nguyện như vậy, được danh xưng lớn lao, kiên trì vững chắc thực hành theo sáu pháp hòa kính, làm lợi ích đầy đủ cho hết thảy chúng sinh.’
“Thiện nam tử! Khi Phạm-chí Loạn Tưởng Khả Uý phát lời thệ nguyện như trên, lại có tám mươi bốn ngàn vị thiên nhân cũng phát khởi thệ nguyện giống như vậy.
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ Đại Bồ Tát Đại Bi lại cùng với tám mươi bốn ngàn vị thiên nhân như vậy cùng phát thệ nguyện, tâm sinh hoan hỷ, chắp tay quay nhìn bốn phía đại chúng mà nói rằng: ‘Thật là chưa từng có! Trong đời vị lai, khi chánh pháp đã diệt, con sẽ ở trong cõi đời xấu ác đủ năm sự uế trược với nhiều phiền não mà phóng ra ánh hào quang rực sáng, làm bậc thầy điều ngự, giữa cõi đời tối tăm u ám thắp lên ngọn đèn chánh pháp, vì những chúng sinh không có người cứu giúp che chở, không có thế lực, không có Phật chỉ đường. Nay con vừa mới phát tâm Bồ-đề đã có được những người bạn cùng cầu đạo Vô thượng như thế này. Hết thảy những người này đều phát nguyện trong nhiều đời sẽ theo con mà nhận lãnh sự bố thí những món như đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, xương, máu, chân, tay, tai, mũi, lưỡi, thân thể, cho đến y phục, món ăn, thức uống.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải bạch Phật: ‘Thế Tôn! Nếu trong đời vị lai trải qua vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, những chúng sinh này tìm đến chỗ con, được con bố thí cho các thứ như đầu, mắt, tủy, não, cho đến món ăn, thức uống, dù chỉ một phần rất nhỏ như mảy lông, thì khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, nếu những chúng sinh ấy không được thoát khỏi sinh tử, không được thọ ký các quả vị trong Ba thừa, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên chư Phật hiện tại trong khắp mười phương, chắc chắn sẽ không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Thiện nam tử! Khi ấy đức Như Lai Bảo Tạng lại ngợi khen Bồ Tát Đại Bi một lần nữa: ‘Lành thay, lành thay! Bậc đại trượng phu cao cả! Ông có thể hành đạo Bồ Tát như vậy, cũng giống như xưa kia từng có Bồ Tát Tu-di Sơn Bảo ở trước đức Phật Thế Gian Quang Minh lần đầu tiên phát tâm Bồ-đề như vậy, phát lời thệ nguyện như vậy, và cũng hành đạo Bồ Tát như vậy, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát của một con sông Hằng.
“Về phương đông cách đây trăm ngàn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Quang Minh Trí Sí, tuổi thọ của con người ở đó là một trăm tuổi. Bồ Tát Tu-di Sơn Bảo ở trong thế giới ấy thành Phật hiệu là Trí Hoa Vô Cấu Kiên Bồ-đề Tôn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật ấy ở đời thuyết pháp bốn mươi lăm năm, làm đủ các Phật sự.’
“Khi ấy, đức Phật Bảo Tạng bảo Bồ Tát Đại Bi: ‘Sau khi đức Phật Trí Hoa Vô Cấu Kiên Bồ-đề Tôn Vương nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp trụ thế đủ một ngàn năm. Khi chánh pháp diệt rồi, tượng pháp trụ thế cũng đủ một ngàn năm. Này Đại Bi! Đức Phật Thế Tôn kia dù tại thế, dù đã nhập Niết-bàn, trong suốt khoảng thời gian chánh pháp và tượng pháp trụ thế, nếu có các vị tỳ-kheo và tỳ-kheo ni hủy phạm giới luật, không theo đúng chánh pháp, làm theo tà đạo, hoặc làm dứt mất pháp cúng dường, không biết hổ thẹn, hoặc làm dứt mất tài vật của chư tăng mười phương, dứt mất các thứ y phục, đồ ăn thức uống, giường ghế, thuốc men... của chư tăng hiện tiền, hoặc lấy những tài vật của chúng tăng mà làm của riêng mình, hoặc tự ý mang cho người khác, hoặc mang cho người thế tục. Thiện nam tử! Hết thảy những người như vậy, đức Phật Thế Tôn kia đều thọ ký cho các quả vị trong Ba thừa.
“Này Đại Bi! Nơi đạo trường của đức Như Lai ấy, nếu có người nào xuất gia mặc áo cà-sa, thảy đều được thọ ký cho không còn thối chuyển trong Ba thừa. Nếu có vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào phạm vào bốn trọng cấm, đức Phật kia đối với những người ấy liền khởi ý tưởng như đối với Thế Tôn, trồng các căn lành, lại cũng thọ ký cho được các quả vị không còn thối chuyển trong Ba thừa.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ Đại Bồ Tát Đại Bi bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Nay con phát nguyện trong khi con hành đạo Bồ Tát, nếu như có chúng sinh nào cần phải khuyến khích giáo hóa, khiến cho được trụ yên nơi pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến trụ yên nơi pháp Trí huệ ba-la-mật, cho đến khuyến khích giáo hóa khiến cho được trụ yên nơi chỉ một mảy may căn lành, mãi cho đến khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nếu con không thể giúp cho những chúng sinh ấy được trụ yên trong giáo pháp Ba thừa, khiến cho được địa vị không còn thối chuyển, cho dù chỉ là bỏ sót một trong số rất nhiều chúng sinh ấy, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới, như vậy chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, nếu có chúng sinh nào xuất gia mặc áo cà-sa theo giáo pháp của con, hoặc phạm vào các trọng giới, hoặc làm theo tà kiến; hoặc có những tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di khinh khi Tam bảo, chẳng có lòng tin, gồm đủ các tội nặng, nhưng nếu chỉ trong một niệm sinh tâm cung kính, tôn trọng đức Thế Tôn, hoặc tôn trọng chánh pháp, hoặc tôn trọng Tăng-già, nếu như những chúng sinh này không riêng được thọ ký các quả vị trong Ba thừa rồi sinh lòng thối chuyển, cho dù chỉ là một người, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới, như vậy chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân, nếu có thể đối với người mặc áo cà-sa sinh lòng cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán, chúng sinh ấy dù được nhìn thấy chỉ một phần nhỏ của áo cà-sa cũng liền được địa vị không còn thối chuyển trong Ba thừa.
“Nếu chúng sinh nào đang bị đói khát khổ bức, hoặc các loài quỷ thần bần cùng, hoặc những người hèn hạ, kém cỏi, cho đến những chúng sinh trong loài ngạ quỷ, nếu có được chỉ một phần nhỏ của áo cà-sa, cho đến một mảnh chừng bốn tấc, chúng sinh ấy liền sẽ được đầy đủ tất cả các món ăn thức uống, lại tùy theo chỗ mong cầu điều gì cũng đều được nhanh chóng thành tựu.
“Nếu những chúng sinh nào thường đối nghịch, chống phá nhau, khởi lên tư tưởng oán thù, vần xoay trong vòng tranh đấu; hoặc có chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, câu-biện-đồ, tỳ-xá-già, người và phi nhân đang lúc cùng nhau tranh đấu, nếu nhớ nghĩ đến áo cà-sa liền sinh tâm bi mẫn, tâm nhu nhuyễn, tâm tịch diệt, tâm lành đã được điều phục, không còn lòng oán thù.
“Nếu có người đang ở trong vòng đao binh chiến đấu, kiện thưa tranh tụng, nếu mang theo một phần nhỏ của áo cà-sa đến những nơi ấy, rồi vì muốn được bảo vệ nên cúng dường cung kính, tôn trọng mảnh cà-sa ấy; người ấy sẽ không bị người khác xâm hại, quấy nhiễu, khinh thường, lại thường được hơn hẳn người khác mà vượt qua mọi sự hoạn nạn.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như áo cà-sa trong giáo pháp của con không thành tựu được năm công đức nhiệm mầu tốt đẹp như trên, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong khắp các thế giới mười phương, trong đời vị lai ắt không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, làm các Phật sự, đánh mất pháp lành, chắc chắn không thể phá trừ ngoại đạo.’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng duỗi cánh tay phải có màu vàng ròng, xoa đầu Bồ Tát Đại Bi ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Bậc đại trượng phu! Lời ông nói ra quả thật quý giá như trân bảo, quả thật vô cùng hiền thiện! Sau khi ông thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, áo cà-sa này sẽ có thể thành tựu đủ năm công đức nhiệm mầu tốt đẹp, mang lại lợi ích lớn lao cho chúng sinh.’
“Thiện nam tử! Khi ấy, Đại Bồ Tát Đại Bi được nghe đức Phật ngợi khen như vậy rồi liền sinh lòng hoan hỷ, phấn khích vô cùng.
“Khi đức Phật duỗi cánh tay phải màu vàng ròng với năm ngón dài mềm mại xoa lên đầu Bồ Tát Đại Bi, thân thể của Bồ Tát nhờ đó liền biến đổi hình trạng, trẻ trung như một chàng trai mới vừa hai mươi tuổi.
“Thiện nam tử! Tất cả đại chúng trong hội ấy, chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, người và phi nhân, thảy đều chắp tay cung kính hướng về Bồ Tát Đại Bi, tung rải các loại hoa thơm để cúng dường, cho đến trỗi lên các loại âm nhạc, rồi lại hết lời ngợi khen xưng tán.
“Sau khi ngợi khen xưng tán rồi, tất cả đều đứng lặng yên tại chỗ.”
Gửi ý kiến của bạn