SỐNG THIỀN
Nguyên Minh
Khi soi rọi ánh sáng chánh niệm vào một niệm tưởng, chúng ta vô hiệu hóa những tác động lôi cuốn, thôi thúc của nó.
Giả sử chúng ta nhớ đến một chuyện bực mình trước đây, thường thì chúng ta không chỉ nhớ đến không thôi, mà những cảm xúc tương ứng cũng sẽ theo với niệm tưởng ấy mà khởi lên. Đôi khi, chúng ta như sống trở lại trong những giây phút bực mình, khó chịu đó.
Khi chúng ta duy trì được chánh niệm thì sự việc hoàn toàn đổi khác. Niệm tưởng chỉ là niệm tưởng. Chúng không còn khả năng lôi kéo, cuốn hút chúng ta vào bất kỳ một trạng thái liên quan nào. Chúng chỉ có thể sinh ra, tồn tại và mất đi dưới ánh sáng của chánh niệm. Hay nói cách khác, chúng trở nên ngoan hiền, dễ chịu chứ không còn hung hãn, lắm chuyện như trước đây.
Mỗi một cảm xúc phát sinh trong ta cũng chịu tác động tương tự của chánh niệm. Chúng ta cũng có thể gọi nhờ đến chánh niệm ngay cả sau khi một cảm xúc khó chịu đã sinh khởi. Khi bạn buồn bực chẳng hạn. Tâm trạng buồn bực sẽ cướp đi của bạn sự thanh thản, yên ổn, và mang đến nhiều hệ quả khó chịu tất nhiên của nó. Khi biết mình đang buồn bực, bạn có thể gọi nhờ đến chánh niệm. Chánh niệm soi rọi một cách ôn hòa vào sự buồn bực trong lòng bạn, và bạn biết là mình đang buồn bực. Với tác động song hành khi chánh niệm được duy trì, sự buồn bực sẽ chỉ là buồn bực. Chúng hiện ra để được thừa nhận dưới ánh sáng chánh niệm, và chỉ thế mà thôi. Tuy bạn không dứt bỏ đi sự buồn bực, nhưng sự hiện diện của nó không còn có thể gây hại gì cho bạn cả. Nó có mặt đó như là một phần trong chánh niệm, và vì thế không còn có thể lôi kéo bạn chìm sâu vào những cảm xúc khó chịu khác như thường lệ. Bạn nhận biết được sự sinh khởi và tồn tại của nó, đồng thời cũng biết chắc là nó sẽ diệt mất đi. Quá trình đó được diễn ra một cách tự nhiên không cần đến bất cứ một sự can thiệp nào. Vì thế, bạn không có gì phải khó chịu với nó.
Mọi cảm xúc phát sinh ra trong lòng bạn, khi được đặt dưới sự soi rọi của ánh sáng chánh niệm cũng đều sẽ chịu một tác động tương tự.
Khi bạn thắp lên một ngọn đèn trong phòng tối, ánh sáng tỏa ra và bóng tối biến mất. Ta vẫn thường cho rằng ánh sáng đã đẩy lùi hoặc tiêu diệt mất bóng tối. Cách nhìn nhận này xuất phát từ sự chia tách giữa bóng tối và ánh sáng như là hai đối tượng trái ngược nhau. Thực ra vấn đề không hẳn là như vậy. Sáng và tối chỉ là hai hiện tượng thay đổi khác nhau mà không hề có sự đối kháng, xung đột. Khi ngọn đèn được thắp lên, bóng tối trở thành ánh sáng. Đó chỉ là một sự thay đổi về mặt hiện tượng mà thôi.
Khi chúng ta sống trong chánh niệm, chúng ta thắp lên một ngọn đèn sáng. Bóng tối vọng tưởng hay các cảm xúc buồn, vui, hờn, giận... không hề bị diệt mất đi, mà chúng được soi rọi để trở thành ánh sáng. Vì chúng trở thành ánh sáng, nên chúng không còn là những buồn, vui, hờn, giận... như trước đó, mà tự chúng cũng tỏa sáng lên ánh sáng chánh niệm.
Khi nhìn nhận theo cách này, chúng ta không ngồi thiền để “diệt trừ” các vọng tưởng hay cảm xúc của mình. Ta biết chúng là bóng tối đang tràn ngập trong tâm thức của ta. Ta chỉ lặng lẽ thắp lên ngọn đèn chánh niệm và rồi quán sát sự sinh khởi và chuyển hóa của chúng. Người ngồi thiền chỉ là để nhận biết những ý tưởng, cảm xúc của mình phát sinh, tồn tại, chuyển biến và diệt mất như thế nào. Quá trình đó được soi rọi bởi chánh niệm. Chúng ta không phán xét, đánh giá về từng ý tưởng, cảm xúc là đúng, sai, tà, chánh... Chúng ta chỉ cần biết đến sự hiện diện của chúng mà thôi. Một cái biết tự nó đã làm nên tất cả.
Khi ta biết, tức là ta làm chủ được những tư tưởng, cảm xúc, thay vì để cho chúng lôi kéo, sai khiến ta như thường tình. Vì thế, chỉ cần ta biết, ta sẽ thấy mọi việc chẳng có gì là nghiêm trọng hay đáng sợ nữa cả. Tất cả rồi tự nó sẽ tuần tự diễn ra. Như khi ta xem một cuốn phim, nếu buông thả vào chuyện phim, rồi ta sẽ buồn, vui, lo, sợ... theo với các nhân vật trong phim. Nhưng chỉ cần ta biết là mình đang xem phim, thì những buồn, vui, lo, sợ... đó tự nhiên không còn có thể tác động gì đến ta được nữa. Truyện phim rồi sẽ kết thúc, cũng như những tư tưởng, cảm xúc đã sinh khởi trong tâm ta không thể nào tồn tại mãi mãi. Ánh sáng chánh niệm giúp ta nhận thức đúng mọi việc và không bị cuốn hút vào dòng xoáy của chúng. Chính ngay trong ý nghĩa này, khi có được chánh niệm là bạn cũng bắt đầu có được sự an ổn, yên tĩnh trong tâm hồn.
Nguyên Minh
CHƯƠNG I: CUỘC SỐNG NHIỆM MẦU
Sáng và tối
Khi chúng ta thật sự duy trì được chánh niệm, tức là sự tỉnh thức và nhận biết, tất cả những niệm tưởng sinh khởi, chuyển biến hay mất đi đều sẽ được theo dõi và quán sát.Khi soi rọi ánh sáng chánh niệm vào một niệm tưởng, chúng ta vô hiệu hóa những tác động lôi cuốn, thôi thúc của nó.
Giả sử chúng ta nhớ đến một chuyện bực mình trước đây, thường thì chúng ta không chỉ nhớ đến không thôi, mà những cảm xúc tương ứng cũng sẽ theo với niệm tưởng ấy mà khởi lên. Đôi khi, chúng ta như sống trở lại trong những giây phút bực mình, khó chịu đó.
Khi chúng ta duy trì được chánh niệm thì sự việc hoàn toàn đổi khác. Niệm tưởng chỉ là niệm tưởng. Chúng không còn khả năng lôi kéo, cuốn hút chúng ta vào bất kỳ một trạng thái liên quan nào. Chúng chỉ có thể sinh ra, tồn tại và mất đi dưới ánh sáng của chánh niệm. Hay nói cách khác, chúng trở nên ngoan hiền, dễ chịu chứ không còn hung hãn, lắm chuyện như trước đây.
Mỗi một cảm xúc phát sinh trong ta cũng chịu tác động tương tự của chánh niệm. Chúng ta cũng có thể gọi nhờ đến chánh niệm ngay cả sau khi một cảm xúc khó chịu đã sinh khởi. Khi bạn buồn bực chẳng hạn. Tâm trạng buồn bực sẽ cướp đi của bạn sự thanh thản, yên ổn, và mang đến nhiều hệ quả khó chịu tất nhiên của nó. Khi biết mình đang buồn bực, bạn có thể gọi nhờ đến chánh niệm. Chánh niệm soi rọi một cách ôn hòa vào sự buồn bực trong lòng bạn, và bạn biết là mình đang buồn bực. Với tác động song hành khi chánh niệm được duy trì, sự buồn bực sẽ chỉ là buồn bực. Chúng hiện ra để được thừa nhận dưới ánh sáng chánh niệm, và chỉ thế mà thôi. Tuy bạn không dứt bỏ đi sự buồn bực, nhưng sự hiện diện của nó không còn có thể gây hại gì cho bạn cả. Nó có mặt đó như là một phần trong chánh niệm, và vì thế không còn có thể lôi kéo bạn chìm sâu vào những cảm xúc khó chịu khác như thường lệ. Bạn nhận biết được sự sinh khởi và tồn tại của nó, đồng thời cũng biết chắc là nó sẽ diệt mất đi. Quá trình đó được diễn ra một cách tự nhiên không cần đến bất cứ một sự can thiệp nào. Vì thế, bạn không có gì phải khó chịu với nó.
Mọi cảm xúc phát sinh ra trong lòng bạn, khi được đặt dưới sự soi rọi của ánh sáng chánh niệm cũng đều sẽ chịu một tác động tương tự.
Khi bạn thắp lên một ngọn đèn trong phòng tối, ánh sáng tỏa ra và bóng tối biến mất. Ta vẫn thường cho rằng ánh sáng đã đẩy lùi hoặc tiêu diệt mất bóng tối. Cách nhìn nhận này xuất phát từ sự chia tách giữa bóng tối và ánh sáng như là hai đối tượng trái ngược nhau. Thực ra vấn đề không hẳn là như vậy. Sáng và tối chỉ là hai hiện tượng thay đổi khác nhau mà không hề có sự đối kháng, xung đột. Khi ngọn đèn được thắp lên, bóng tối trở thành ánh sáng. Đó chỉ là một sự thay đổi về mặt hiện tượng mà thôi.
Khi chúng ta sống trong chánh niệm, chúng ta thắp lên một ngọn đèn sáng. Bóng tối vọng tưởng hay các cảm xúc buồn, vui, hờn, giận... không hề bị diệt mất đi, mà chúng được soi rọi để trở thành ánh sáng. Vì chúng trở thành ánh sáng, nên chúng không còn là những buồn, vui, hờn, giận... như trước đó, mà tự chúng cũng tỏa sáng lên ánh sáng chánh niệm.
Khi nhìn nhận theo cách này, chúng ta không ngồi thiền để “diệt trừ” các vọng tưởng hay cảm xúc của mình. Ta biết chúng là bóng tối đang tràn ngập trong tâm thức của ta. Ta chỉ lặng lẽ thắp lên ngọn đèn chánh niệm và rồi quán sát sự sinh khởi và chuyển hóa của chúng. Người ngồi thiền chỉ là để nhận biết những ý tưởng, cảm xúc của mình phát sinh, tồn tại, chuyển biến và diệt mất như thế nào. Quá trình đó được soi rọi bởi chánh niệm. Chúng ta không phán xét, đánh giá về từng ý tưởng, cảm xúc là đúng, sai, tà, chánh... Chúng ta chỉ cần biết đến sự hiện diện của chúng mà thôi. Một cái biết tự nó đã làm nên tất cả.
Khi ta biết, tức là ta làm chủ được những tư tưởng, cảm xúc, thay vì để cho chúng lôi kéo, sai khiến ta như thường tình. Vì thế, chỉ cần ta biết, ta sẽ thấy mọi việc chẳng có gì là nghiêm trọng hay đáng sợ nữa cả. Tất cả rồi tự nó sẽ tuần tự diễn ra. Như khi ta xem một cuốn phim, nếu buông thả vào chuyện phim, rồi ta sẽ buồn, vui, lo, sợ... theo với các nhân vật trong phim. Nhưng chỉ cần ta biết là mình đang xem phim, thì những buồn, vui, lo, sợ... đó tự nhiên không còn có thể tác động gì đến ta được nữa. Truyện phim rồi sẽ kết thúc, cũng như những tư tưởng, cảm xúc đã sinh khởi trong tâm ta không thể nào tồn tại mãi mãi. Ánh sáng chánh niệm giúp ta nhận thức đúng mọi việc và không bị cuốn hút vào dòng xoáy của chúng. Chính ngay trong ý nghĩa này, khi có được chánh niệm là bạn cũng bắt đầu có được sự an ổn, yên tĩnh trong tâm hồn.
Gửi ý kiến của bạn