- 1. Trong dòng người mênh mông
- 2. Khoảng cách giữa con người
- 3. Lên non cho biết non cao...
- 4. Râu tôm nấu với ruột bầu...
- 5. Những tâm tình cô đơn
- 6. Lục hòa kính là gì?
- 7. Quanh ta là những con người...
- 8. Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu
- 9. Nhiều tay vỗ nên kêu
- 10. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ
- 11. Nồi cơm Thạch Sanh
- 12. Miếng ăn là miếng tồi tàn...
- 13. Vận dụng Lục hòa trong đời sống
- 14. Bốn phương pháp thu phục lòng người
- 15. Tiền tài như phấn thổ
NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh
Vì thế, tài sản quý giá nhất của tất cả chúng ta chính là sự hiểu biết, hay còn gọi là tri thức, kiến giải. Tính chất quý giá của sự hiểu biết được xác định bởi vì chúng ta có thể sử dụng nó để làm ra của cải vật chất, trong khi lại hoàn toàn không thể dùng những giá trị vật chất sẵn có để trực tiếp đổi lấy sự hiểu biết! Mặt khác, những giá trị vật chất quanh ta có thể mất đi trong một sớm một chiều, trong khi sự hiểu biết mà ta có được sẽ vẫn được giữ lại cùng ta bất cứ khi nào ta còn duy trì được trạng thái tinh thần tỉnh táo.
Có một khác biệt rất lớn giữa tri thức và các giá trị vật chất. Khi chúng ta muốn sở hữu các giá trị vật chất, ta luôn gặp phải sự tranh chấp của người đang sở hữu những giá trị vật chất ấy. Một nhà kinh doanh muốn thu được nhiều tiền thì tất yếu phải biết cách làm cho nhiều khách hàng móc tiền ra khỏi túi. Trên thương trường, một sự thành công lớn thường cũng là đồng nghĩa với sự thua lỗ, thất bại của những đối thủ cạnh tranh... Nói chung, khi bạn muốn sở hữu một giá trị vật chất nào đó thì tất yếu phải có ai đó bị mất đi! Chúng ta không thể cùng nhau sở hữu mọi thứ! Chính vì thế mà cái “vòng danh lợi cong cong” bao giờ cũng là đấu trường của biết bao sự tranh chấp, giành giật lẫn nhau.
Việc sở hữu tri thức lại hoàn toàn không giống như vậy. Khi chúng ta sở hữu những tri thức mới, chúng ta hoàn toàn không phải tranh chấp, giành giật, mà là nhận sự chia sẻ từ người khác. Vì thế, tất cả mọi người có thể cùng nhau sở hữu mà không có ai phải chịu thiệt thòi, mất mát. Kinh Duy-ma-cật mô tả điều này giống như là “từ một ngọn đèn, mồi sáng ra trăm ngàn ngọn đèn liên tiếp, những chỗ tối đều trở nên sáng, mà ánh sáng không hề dứt...”
Khi bạn hiểu biết được về một vấn đề, bạn có thể chia sẻ với rất nhiều người khác mà không phải lo sợ rằng sự hiểu biết của mình sẽ cạn kiệt đi. Ngược lại, chính qua sự chia sẻ kiến thức cùng người khác mà bạn có được cơ hội để học hỏi, hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề liên quan. Các thầy cô giáo thường xuyên chia sẻ kiến thức với những học sinh của mình, nhưng không vì thế mà kiến thức của họ trở nên hạn hẹp. Ngược lại, chính trong quá trình giảng dạy mà các vị lại có thể tiếp tục tìm hiểu các vấn đề một cách sâu rộng hơn nữa.
Trong những chuyện kể được nghe từ thuở nhỏ, tôi vẫn còn nhớ đến hình tượng nồi cơm ăn hoài không hết của chàng Thạch Sanh dũng cảm. Thật hoàn toàn khác với những nồi cơm bình thường của chúng ta, chỉ đủ cho một số người ăn, nồi cơm của chàng Thạch Sanh tuy không lớn lắm nhưng lại có thể ăn hoài không hết, làm cho bao nhiêu người ăn cũng đều có thể được no bụng!
Thật ra, mỗi người chúng ta đều có một nồi cơm Thạch Sanh như thế, có thể ăn hoài không hết! Đó chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được trong cuộc sống, vì chúng cũng tương tự như nồi cơm kỳ diệu của chàng Thạch Sanh kia, có thể dùng hoài không hết. Hơn thế nữa, nếu chúng ta biết mang kiến thức của mình ra chia sẻ cùng những người quanh ta, kiến thức ấy sẽ càng trở nên sinh động và hữu ích hơn, và cũng qua đó mà chúng ta mới có thể tiếp nhận thêm được nhiều kiến thức mới bổ sung cho vấn đề, thay vì là chỉ giới hạn trong những gì đã biết.
Một trong những nhược điểm của văn hóa phương Đông là tính bảo thủ và hạn chế sự truyền bá, chia sẻ kiến thức. Chính do nơi những cách nghĩ như “gia truyền”, “bí truyền” mà có biết bao kiến thức của người đi trước đã đi đến chỗ phải... thất truyền. Việc giữ kín một kiến thức để riêng mình khai thác những lợi ích của kiến thức đó hoàn toàn không phải là việc có lợi cho cộng đồng xã hội, và điều này hoàn toàn khác với việc bảo vệ bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ.
Khi chúng ta thực hiện việc tôn trọng bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ, ta chấp nhận trả một phần lợi nhuận cho người chủ sở hữu trí tuệ khi sử dụng những kiến thức được người ấy chia sẻ. Càng có nhiều người sử dụng kiến thức ấy thì người chủ sở hữu trí tuệ càng nhận được phần thù lao lớn hơn, đồng thời phần kiến thức ấy cũng làm lợi nhiều hơn cho xã hội. Mặt khác, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định, và sau đó thì phần kiến thức ấy sẽ được xem như sở hữu của toàn xã hội. Điều này tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức ấy được rộng rãi hơn, mang lại lợi ích lớn lao hơn cho cộng đồng xã hội. Nhân loại ngày nay có vô số người sử dụng những phát minh của Thomas Edison, nhưng không ai phải trả tiền bản quyền cả. Nếu như Edison chọn cách giữ kín để tự mình khai thác nguồn lợi từ những phát minh của ông, phần đóng góp cho xã hội sẽ rất hạn chế và có nhiều nguy cơ những phát minh ấy sẽ bị thất truyền!
Xã hội phương Đông có rất nhiều những kiến thức gia truyền, bí truyền... Cho dù những kiến thức ấy có độc đáo và hay lạ đến đâu, sự giới hạn việc chia sẻ với người khác cũng sẽ đồng thời giới hạn những lợi ích mà kiến thức ấy mang lại cho xã hội. Và chỉ cần một trong các “truyền nhân” qua đời trước khi tìm được người kế thừa, kiến thức ấy sẽ phải bị thất truyền. Điều này tất nhiên phải được xem là một tổn thất chung cho cả cộng đồng xã hội.
Nguyên tắc “kiến hòa đồng giải” tuy ra đời đã hơn 25 thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn chứng tỏ được tính khoa học và hợp lý của nó. Khi mọi người trong xã hội đều ý thức được việc chia sẻ sự hiểu biết, chia sẻ kiến thức của mình với người khác, môi trường sống sẽ trở nên hòa hợp và mọi người cùng tiến bộ một cách nhanh chóng hơn.
Mặc dù vậy, tuy đã bước vào thế kỷ 21 này mà vẫn còn không ít người chưa hiểu được điều đó. Đôi khi chúng ta không phân biệt được giữa các giá trị vật chất và tri thức, vì thế mà cố giữ lấy những kiến thức “độc đáo” của mình như một cách bảo vệ quyền lợi cá nhân, thay vì là chia sẻ với người khác để mang lại lợi ích rộng rãi hơn. Nếu chúng ta hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa các giá trị vật chất và kiến thức, chúng ta sẽ không ngại mang “nồi cơm Thạch Sanh” của mình ra chia sẻ cùng người khác, vì chắc chắn là “nồi cơm” ấy sẽ không bao giờ hết. Ngược lại, ta cũng sẽ nhận được những chia sẻ từ người khác nên bữa ăn tinh thần của chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên nhạt nhẽo vì độc vị.
Việc cùng nhau chia sẻ kiến thức không chỉ là nhắm đến những phần kiến thức độc đáo “có một không hai” hay những “tuyệt chiêu” mà ngoài chúng ta ra không còn ai biết. Chia sẻ kiến thức hàm ý là tất cả mọi kiến thức, kể cả những “mẹo vặt” hằng ngày hay những kinh nghiệm sống mà chúng ta đã từng vấp váp, trải qua. Mỗi một kiến thức được mang ra chia sẻ cùng người khác là lại có thêm một mối dây liên kết giữa mọi người với nhau, làm cho môi trường sống càng thêm gắn bó và hòa hợp.
Việc chia sẻ kiến thức hoàn toàn không làm giảm thấp vai trò, giá trị của chúng ta trong cộng đồng như nhiều người lầm tưởng vì cho rằng khi mọi người khác đều có được những kiến thức của ta thì ta sẽ chẳng còn có gì “hơn người”! Chia sẻ kiến thức là cách để giúp cho mọi người cùng tiến bộ, và sự so sánh giá trị chân thật giữa mọi người với nhau là dựa vào nhân cách và những giá trị tinh thần đã đạt được trong đời sống chứ không dựa vào sự sở hữu các tài sản vật chất hay kiến thức.
Chúng ta có thể khởi đầu việc chia sẻ kiến thức từ nơi tập thể nhỏ nhất mà ta đang cùng làm việc. Sự chia sẻ kiến thức chắc chắn sẽ nhanh chóng giúp ta gần gũi và hòa hợp hơn với mọi người trong tập thể. Xuất phát từ khởi điểm đó, một môi trường sống hòa hợp với mọi người quanh ta sẽ nhanh chóng được thiết lập.
Nguyên Minh
Nồi cơm Thạch Sanh
Tài sản quý giá nhất của chúng ta không phải là những giá trị vật chất quanh ta. Bởi vì hết thảy những giá trị vật chất ấy xét cho cùng đều không thuộc về ta. Chúng được tích lũy quanh ta do sự nỗ lực tích góp trong nhiều ngày, nhưng cũng có thể trong thoáng chốc mất đi vì một lý do nào đó mà ta hoàn toàn không thể giữ lại được. Ngay cả khi chúng không bị mất đi theo nghĩa ấy, thì một khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, chúng cũng chẳng còn có chút ý nghĩa giá trị nào!Vì thế, tài sản quý giá nhất của tất cả chúng ta chính là sự hiểu biết, hay còn gọi là tri thức, kiến giải. Tính chất quý giá của sự hiểu biết được xác định bởi vì chúng ta có thể sử dụng nó để làm ra của cải vật chất, trong khi lại hoàn toàn không thể dùng những giá trị vật chất sẵn có để trực tiếp đổi lấy sự hiểu biết! Mặt khác, những giá trị vật chất quanh ta có thể mất đi trong một sớm một chiều, trong khi sự hiểu biết mà ta có được sẽ vẫn được giữ lại cùng ta bất cứ khi nào ta còn duy trì được trạng thái tinh thần tỉnh táo.
Có một khác biệt rất lớn giữa tri thức và các giá trị vật chất. Khi chúng ta muốn sở hữu các giá trị vật chất, ta luôn gặp phải sự tranh chấp của người đang sở hữu những giá trị vật chất ấy. Một nhà kinh doanh muốn thu được nhiều tiền thì tất yếu phải biết cách làm cho nhiều khách hàng móc tiền ra khỏi túi. Trên thương trường, một sự thành công lớn thường cũng là đồng nghĩa với sự thua lỗ, thất bại của những đối thủ cạnh tranh... Nói chung, khi bạn muốn sở hữu một giá trị vật chất nào đó thì tất yếu phải có ai đó bị mất đi! Chúng ta không thể cùng nhau sở hữu mọi thứ! Chính vì thế mà cái “vòng danh lợi cong cong” bao giờ cũng là đấu trường của biết bao sự tranh chấp, giành giật lẫn nhau.
Việc sở hữu tri thức lại hoàn toàn không giống như vậy. Khi chúng ta sở hữu những tri thức mới, chúng ta hoàn toàn không phải tranh chấp, giành giật, mà là nhận sự chia sẻ từ người khác. Vì thế, tất cả mọi người có thể cùng nhau sở hữu mà không có ai phải chịu thiệt thòi, mất mát. Kinh Duy-ma-cật mô tả điều này giống như là “từ một ngọn đèn, mồi sáng ra trăm ngàn ngọn đèn liên tiếp, những chỗ tối đều trở nên sáng, mà ánh sáng không hề dứt...”
Khi bạn hiểu biết được về một vấn đề, bạn có thể chia sẻ với rất nhiều người khác mà không phải lo sợ rằng sự hiểu biết của mình sẽ cạn kiệt đi. Ngược lại, chính qua sự chia sẻ kiến thức cùng người khác mà bạn có được cơ hội để học hỏi, hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề liên quan. Các thầy cô giáo thường xuyên chia sẻ kiến thức với những học sinh của mình, nhưng không vì thế mà kiến thức của họ trở nên hạn hẹp. Ngược lại, chính trong quá trình giảng dạy mà các vị lại có thể tiếp tục tìm hiểu các vấn đề một cách sâu rộng hơn nữa.
Trong những chuyện kể được nghe từ thuở nhỏ, tôi vẫn còn nhớ đến hình tượng nồi cơm ăn hoài không hết của chàng Thạch Sanh dũng cảm. Thật hoàn toàn khác với những nồi cơm bình thường của chúng ta, chỉ đủ cho một số người ăn, nồi cơm của chàng Thạch Sanh tuy không lớn lắm nhưng lại có thể ăn hoài không hết, làm cho bao nhiêu người ăn cũng đều có thể được no bụng!
Thật ra, mỗi người chúng ta đều có một nồi cơm Thạch Sanh như thế, có thể ăn hoài không hết! Đó chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được trong cuộc sống, vì chúng cũng tương tự như nồi cơm kỳ diệu của chàng Thạch Sanh kia, có thể dùng hoài không hết. Hơn thế nữa, nếu chúng ta biết mang kiến thức của mình ra chia sẻ cùng những người quanh ta, kiến thức ấy sẽ càng trở nên sinh động và hữu ích hơn, và cũng qua đó mà chúng ta mới có thể tiếp nhận thêm được nhiều kiến thức mới bổ sung cho vấn đề, thay vì là chỉ giới hạn trong những gì đã biết.
Một trong những nhược điểm của văn hóa phương Đông là tính bảo thủ và hạn chế sự truyền bá, chia sẻ kiến thức. Chính do nơi những cách nghĩ như “gia truyền”, “bí truyền” mà có biết bao kiến thức của người đi trước đã đi đến chỗ phải... thất truyền. Việc giữ kín một kiến thức để riêng mình khai thác những lợi ích của kiến thức đó hoàn toàn không phải là việc có lợi cho cộng đồng xã hội, và điều này hoàn toàn khác với việc bảo vệ bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ.
Khi chúng ta thực hiện việc tôn trọng bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ, ta chấp nhận trả một phần lợi nhuận cho người chủ sở hữu trí tuệ khi sử dụng những kiến thức được người ấy chia sẻ. Càng có nhiều người sử dụng kiến thức ấy thì người chủ sở hữu trí tuệ càng nhận được phần thù lao lớn hơn, đồng thời phần kiến thức ấy cũng làm lợi nhiều hơn cho xã hội. Mặt khác, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định, và sau đó thì phần kiến thức ấy sẽ được xem như sở hữu của toàn xã hội. Điều này tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức ấy được rộng rãi hơn, mang lại lợi ích lớn lao hơn cho cộng đồng xã hội. Nhân loại ngày nay có vô số người sử dụng những phát minh của Thomas Edison, nhưng không ai phải trả tiền bản quyền cả. Nếu như Edison chọn cách giữ kín để tự mình khai thác nguồn lợi từ những phát minh của ông, phần đóng góp cho xã hội sẽ rất hạn chế và có nhiều nguy cơ những phát minh ấy sẽ bị thất truyền!
Xã hội phương Đông có rất nhiều những kiến thức gia truyền, bí truyền... Cho dù những kiến thức ấy có độc đáo và hay lạ đến đâu, sự giới hạn việc chia sẻ với người khác cũng sẽ đồng thời giới hạn những lợi ích mà kiến thức ấy mang lại cho xã hội. Và chỉ cần một trong các “truyền nhân” qua đời trước khi tìm được người kế thừa, kiến thức ấy sẽ phải bị thất truyền. Điều này tất nhiên phải được xem là một tổn thất chung cho cả cộng đồng xã hội.
Nguyên tắc “kiến hòa đồng giải” tuy ra đời đã hơn 25 thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn chứng tỏ được tính khoa học và hợp lý của nó. Khi mọi người trong xã hội đều ý thức được việc chia sẻ sự hiểu biết, chia sẻ kiến thức của mình với người khác, môi trường sống sẽ trở nên hòa hợp và mọi người cùng tiến bộ một cách nhanh chóng hơn.
Mặc dù vậy, tuy đã bước vào thế kỷ 21 này mà vẫn còn không ít người chưa hiểu được điều đó. Đôi khi chúng ta không phân biệt được giữa các giá trị vật chất và tri thức, vì thế mà cố giữ lấy những kiến thức “độc đáo” của mình như một cách bảo vệ quyền lợi cá nhân, thay vì là chia sẻ với người khác để mang lại lợi ích rộng rãi hơn. Nếu chúng ta hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa các giá trị vật chất và kiến thức, chúng ta sẽ không ngại mang “nồi cơm Thạch Sanh” của mình ra chia sẻ cùng người khác, vì chắc chắn là “nồi cơm” ấy sẽ không bao giờ hết. Ngược lại, ta cũng sẽ nhận được những chia sẻ từ người khác nên bữa ăn tinh thần của chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên nhạt nhẽo vì độc vị.
Việc cùng nhau chia sẻ kiến thức không chỉ là nhắm đến những phần kiến thức độc đáo “có một không hai” hay những “tuyệt chiêu” mà ngoài chúng ta ra không còn ai biết. Chia sẻ kiến thức hàm ý là tất cả mọi kiến thức, kể cả những “mẹo vặt” hằng ngày hay những kinh nghiệm sống mà chúng ta đã từng vấp váp, trải qua. Mỗi một kiến thức được mang ra chia sẻ cùng người khác là lại có thêm một mối dây liên kết giữa mọi người với nhau, làm cho môi trường sống càng thêm gắn bó và hòa hợp.
Việc chia sẻ kiến thức hoàn toàn không làm giảm thấp vai trò, giá trị của chúng ta trong cộng đồng như nhiều người lầm tưởng vì cho rằng khi mọi người khác đều có được những kiến thức của ta thì ta sẽ chẳng còn có gì “hơn người”! Chia sẻ kiến thức là cách để giúp cho mọi người cùng tiến bộ, và sự so sánh giá trị chân thật giữa mọi người với nhau là dựa vào nhân cách và những giá trị tinh thần đã đạt được trong đời sống chứ không dựa vào sự sở hữu các tài sản vật chất hay kiến thức.
Chúng ta có thể khởi đầu việc chia sẻ kiến thức từ nơi tập thể nhỏ nhất mà ta đang cùng làm việc. Sự chia sẻ kiến thức chắc chắn sẽ nhanh chóng giúp ta gần gũi và hòa hợp hơn với mọi người trong tập thể. Xuất phát từ khởi điểm đó, một môi trường sống hòa hợp với mọi người quanh ta sẽ nhanh chóng được thiết lập.
Gửi ý kiến của bạn