- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Nguyễn Minh Tiến
Trong quan hệ gia đình, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu cảm thông giữa các bạn. Trong khi bạn bận rộn suốt ngày và mỏi mệt với hàng khối công việc, thì bạn lại thường biết rất ít hoặc không mấy khi quan tâm đến những gì mà vợ hoặc chồng mình đã làm. Điều này tạo cho bạn một cảm giác bất an, không hài lòng, và tự trong thâm tâm, bạn cảm thấy như có điều gì đó bất công. Điều thú vị ở đây là, thường thì cả hai người đều cảm thấy như thế! Cảm giác này ngăn cản không cho các bạn cảm nhận được những gì tốt đẹp mà các bạn đang may mắn có được trong cuộc sống gia đình.
Chúng ta phải cùng nhau thừa nhận một điều là: xây dựng và nuôi dưỡng một gia đình không bao giờ là chuyện dễ dàng, ngay cả khi các bạn may mắn có được một mức sống ổn định về kinh tế. Còn trong trường hợp phải vật vã với nhu cầu kiếm sống hàng ngày thì điều đó lại càng trở nên cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai.
Khi các bạn bắt đầu có con cái, mọi việc hoàn toàn thay đổi. Dường như trong gia đình không còn có lúc nào “rảnh rỗi” cho bạn, ngay cả về đêm. Và khối lượng công việc bên ngoài lại càng có khuynh hướng gia tăng, bởi vì các bạn cần thêm thu nhập để bù vào chỗ giảm sút do một trong hai người phải chăm sóc con cái, cũng như việc phát sinh thêm nhiều nhu cầu chi tiêu mới. Tất cả những điều này buộc các bạn phải cùng nhau nỗ lực, và dường như là phải luôn vượt quá sức mình. Trong bối cảnh đó, điều dễ hiểu là các bạn luôn cảm thấy mình đã làm quá nhiều!
Cảm giác sai lầm này thật tồi tệ vì nó tạo ra cho bạn nhiều ý tưởng không tốt và thiếu khách quan. Thay vì cảm thông với những khó khăn của vợ hoặc chồng mình để cùng động viên nhau cố gắng vượt qua, bạn thường trở nên bực dọc vì sự vất vả nhọc mệt của mình, và dễ dàng “sinh chuyện” từ những nguyên nhân nhỏ nhặt nhất.
Việc loại bỏ khuynh hướng không tốt này là cần thiết và cũng không khó làm. Chỉ cần bạn biết khách quan nhìn nhận vấn đề và dừng lại đôi chút trong ngày để đặt ra câu hỏi: “Ai đã làm điều đó?”
Một khi bạn đặt câu hỏi như thế, tôi tin chắc là bạn sẽ ngạc nhiên đến thú vị khi chợt nhận ra rất nhiều điều mà trước đây bạn không thường nghĩ đến. Ai đã làm điều đó kia chứ? Bạn đã không lau nhà, nhưng sàn nhà vẫn luôn sạch bóng. Bạn thậm chí chưa từng nghĩ đến việc lau dọn nhà vệ sinh, nhưng nó cũng luôn sạch bóng. Con cái được tắm rửa sạch sẽ, bữa cơm được chuẩn bị tươm tất, quần áo của bạn được giặt ủi cẩn thận và treo vào đúng chỗ... Và hàng trăm thứ việc khác mà lâu nay bạn vẫn có cảm giác như chúng “tự nhiên” được giải quyết. Thật ra ai đã làm điều đó?
Khi đặt ra câu hỏi này, các bạn sẽ hiểu được vai trò của nhau và cảm thông sâu sắc cho những khó khăn của nhau. Không có ai là người đóng góp “ít hơn” cho sự tồn tại tốt đẹp của một gia đình. Mỗi người đều phải nỗ lực vượt quá sức mình, và các bạn cần hiểu đúng về nhau để động viên nhau cùng vượt qua khó khăn. Mọi công việc sẽ chẳng có gì thay đổi khi các bạn thực hiện giải pháp này, nhưng đối với mối quan hệ của các bạn thì có đấy. Sẽ tốt đẹp hơn trước đây rất nhiều!
Nguyễn Minh Tiến
AI ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÓ?
Có một khuynh hướng chi phối hầu hết mọi người trong chúng ta: thường cảm thấy mình đã làm quá nhiều. Cho dù bạn đang chia sẻ công việc hàng ngày với một đồng nghiệp, cùng thực hiện một dự án với đồng đội, hoặc cùng tham gia công việc buôn bán với một người bạn... Một cách tự nhiên, bạn thường luôn cảm thấy mình đã làm quá nhiều, và tất nhiên là so với những người khác. Điều này đơn giản chỉ vì bạn luôn biết rõ về những gì mình làm, nhưng lại ít khi lưu ý đến, hoặc biết rất ít về những gì người khác làm.Trong quan hệ gia đình, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu cảm thông giữa các bạn. Trong khi bạn bận rộn suốt ngày và mỏi mệt với hàng khối công việc, thì bạn lại thường biết rất ít hoặc không mấy khi quan tâm đến những gì mà vợ hoặc chồng mình đã làm. Điều này tạo cho bạn một cảm giác bất an, không hài lòng, và tự trong thâm tâm, bạn cảm thấy như có điều gì đó bất công. Điều thú vị ở đây là, thường thì cả hai người đều cảm thấy như thế! Cảm giác này ngăn cản không cho các bạn cảm nhận được những gì tốt đẹp mà các bạn đang may mắn có được trong cuộc sống gia đình.
Chúng ta phải cùng nhau thừa nhận một điều là: xây dựng và nuôi dưỡng một gia đình không bao giờ là chuyện dễ dàng, ngay cả khi các bạn may mắn có được một mức sống ổn định về kinh tế. Còn trong trường hợp phải vật vã với nhu cầu kiếm sống hàng ngày thì điều đó lại càng trở nên cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai.
Khi các bạn bắt đầu có con cái, mọi việc hoàn toàn thay đổi. Dường như trong gia đình không còn có lúc nào “rảnh rỗi” cho bạn, ngay cả về đêm. Và khối lượng công việc bên ngoài lại càng có khuynh hướng gia tăng, bởi vì các bạn cần thêm thu nhập để bù vào chỗ giảm sút do một trong hai người phải chăm sóc con cái, cũng như việc phát sinh thêm nhiều nhu cầu chi tiêu mới. Tất cả những điều này buộc các bạn phải cùng nhau nỗ lực, và dường như là phải luôn vượt quá sức mình. Trong bối cảnh đó, điều dễ hiểu là các bạn luôn cảm thấy mình đã làm quá nhiều!
Cảm giác sai lầm này thật tồi tệ vì nó tạo ra cho bạn nhiều ý tưởng không tốt và thiếu khách quan. Thay vì cảm thông với những khó khăn của vợ hoặc chồng mình để cùng động viên nhau cố gắng vượt qua, bạn thường trở nên bực dọc vì sự vất vả nhọc mệt của mình, và dễ dàng “sinh chuyện” từ những nguyên nhân nhỏ nhặt nhất.
Việc loại bỏ khuynh hướng không tốt này là cần thiết và cũng không khó làm. Chỉ cần bạn biết khách quan nhìn nhận vấn đề và dừng lại đôi chút trong ngày để đặt ra câu hỏi: “Ai đã làm điều đó?”
Một khi bạn đặt câu hỏi như thế, tôi tin chắc là bạn sẽ ngạc nhiên đến thú vị khi chợt nhận ra rất nhiều điều mà trước đây bạn không thường nghĩ đến. Ai đã làm điều đó kia chứ? Bạn đã không lau nhà, nhưng sàn nhà vẫn luôn sạch bóng. Bạn thậm chí chưa từng nghĩ đến việc lau dọn nhà vệ sinh, nhưng nó cũng luôn sạch bóng. Con cái được tắm rửa sạch sẽ, bữa cơm được chuẩn bị tươm tất, quần áo của bạn được giặt ủi cẩn thận và treo vào đúng chỗ... Và hàng trăm thứ việc khác mà lâu nay bạn vẫn có cảm giác như chúng “tự nhiên” được giải quyết. Thật ra ai đã làm điều đó?
Khi đặt ra câu hỏi này, các bạn sẽ hiểu được vai trò của nhau và cảm thông sâu sắc cho những khó khăn của nhau. Không có ai là người đóng góp “ít hơn” cho sự tồn tại tốt đẹp của một gia đình. Mỗi người đều phải nỗ lực vượt quá sức mình, và các bạn cần hiểu đúng về nhau để động viên nhau cùng vượt qua khó khăn. Mọi công việc sẽ chẳng có gì thay đổi khi các bạn thực hiện giải pháp này, nhưng đối với mối quan hệ của các bạn thì có đấy. Sẽ tốt đẹp hơn trước đây rất nhiều!
Gửi ý kiến của bạn