- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Nguyễn Minh Tiến
SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI
Nếu có điều gì đó có khả năng mang lại niềm vui và duy trì hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng có khả năng hủy hoại và làm bao phủ một lớp mây đen u ám lên cuộc sống chung của các bạn, thì điều đó chính là lời nói. Nó như một con dao hai lưỡi mà công năng xây dựng cũng như phá hoại đều mãnh liệt như nhau.
Khi bạn lưu tâm đến những gì bạn nói ra cũng như cung cách mà bạn nói ra như thế nào, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực từ phía người nghe, nhất là đối với một đối tượng rất nhạy cảm như vợ hoặc chồng mình.
Lời nói giúp nuôi dưỡng tình cảm vốn có, tạo ra những sắc thái tình cảm mới, cũng như giải tỏa những gì vướng mắc trong quan hệ tình cảm giữa đôi bên. Đó là khi bạn biết cân nhắc chọn lựa ngôn từ cũng như cung cách diễn đạt theo hướng tôn trọng và cảm thông.
Lời nói làm xói mòn tình cảm vốn có, tạo ra những ấn tượng không tốt về nhau, cũng như hình thành những gút mắt trong quan hệ tình cảm giữa đôi bên. Đó là khi bạn sử dụng ngôn từ bừa bãi, thường là tùy theo những cảm xúc bốc đồng, và diễn đạt theo cách thiếu hẳn sự tôn trọng, cảm thông cần thiết.
Khi bàn đến vấn đề này, không ít người cho rằng việc thận trọng lời nói trong quan hệ vợ chồng làm cho họ phần nào có cảm giác xa cách, thiếu thân mật, hoặc ít ra cũng là giảm bớt sự tự nhiên thoải mái. Tâm lý này là hoàn toàn có thật, nhưng đơn giản chỉ là khi bạn lần đầu tiên quan tâm đến lời nói của mình. Đó là vấn đề của một thói quen mới cần có thời gian để hình thành, cho dù là một thói quen tốt. Điều này sẽ không còn đúng nữa khi bạn đã tạo ra được thói quen tự nhiên trong việc nói năng thận trọng.
Xin đừng nhầm lẫn giữa sự quan tâm đến lời nói với việc giao tiếp theo một cung cách quá nghiêm trọng, luôn “giữ kẽ” với nhau. Nói năng thận trọng có nghĩa là bạn luôn ý thức được mình đang nói gì và nên nói như thế nào. Điều đó không có nghĩa là bạn phải luôn ở trong trạng thái căng thẳng và nghiêm nghị mỗi khi giao tiếp. Một khi bạn tập thành thói quen trong việc sử dụng lời nói, bạn sẽ thấy hoàn toàn thoải mái mà không còn căng thẳng nữa.
Lời nói đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi quan hệ giao tiếp, và riêng trong quan hệ vợ chồng nó càng đáng cho bạn quan tâm hơn nữa. Một trong những lý do rất thường gặp là khi các bạn càng quen thuộc với nhau thì bạn càng dễ vấp phải những sai lầm không đáng có trong giao tiếp, cho dù điều đó là hoàn toàn không cố ý. Điều không may là ngay cả những sai lầm không cố ý này cũng có thể để lại những ấn tượng không tốt đẹp về nhau, và trong nhiều trường hợp nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tai họa.
Bạn sẽ không phải tốn kém gì ngoài một chút lưu tâm khi chọn cung cách nói năng tốt đẹp với nhau, nhưng những gì bạn đạt được sẽ nhiều hơn cả mức mà bạn có thể tưởng tượng được. Hơn thế nữa, đây là một trong những phương thức tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để giáo dục con cái trong gia đình. Bởi vì trẻ con luôn bắt chước những gì bạn làm mà ít khi tuân theo những gì bạn dạy cho chúng.
Nguyên tắc đơn giản nhất để cải thiện lời nói của bạn trong giao tiếp hàng ngày là hãy cân nhắc đừng nói năng theo cách mà bản thân bạn không muốn nghe. Những gì tiếp theo đó tự nó sẽ xảy ra theo hướng ngày càng tích cực hơn, bởi vì vợ hoặc chồng của bạn luôn nhạy cảm với điều đó, và cũng sẽ làm theo những gì bạn mong muốn.
Nguyễn Minh Tiến
SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI
Nếu có điều gì đó có khả năng mang lại niềm vui và duy trì hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng có khả năng hủy hoại và làm bao phủ một lớp mây đen u ám lên cuộc sống chung của các bạn, thì điều đó chính là lời nói. Nó như một con dao hai lưỡi mà công năng xây dựng cũng như phá hoại đều mãnh liệt như nhau.Khi bạn lưu tâm đến những gì bạn nói ra cũng như cung cách mà bạn nói ra như thế nào, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực từ phía người nghe, nhất là đối với một đối tượng rất nhạy cảm như vợ hoặc chồng mình.
Lời nói giúp nuôi dưỡng tình cảm vốn có, tạo ra những sắc thái tình cảm mới, cũng như giải tỏa những gì vướng mắc trong quan hệ tình cảm giữa đôi bên. Đó là khi bạn biết cân nhắc chọn lựa ngôn từ cũng như cung cách diễn đạt theo hướng tôn trọng và cảm thông.
Lời nói làm xói mòn tình cảm vốn có, tạo ra những ấn tượng không tốt về nhau, cũng như hình thành những gút mắt trong quan hệ tình cảm giữa đôi bên. Đó là khi bạn sử dụng ngôn từ bừa bãi, thường là tùy theo những cảm xúc bốc đồng, và diễn đạt theo cách thiếu hẳn sự tôn trọng, cảm thông cần thiết.
Khi bàn đến vấn đề này, không ít người cho rằng việc thận trọng lời nói trong quan hệ vợ chồng làm cho họ phần nào có cảm giác xa cách, thiếu thân mật, hoặc ít ra cũng là giảm bớt sự tự nhiên thoải mái. Tâm lý này là hoàn toàn có thật, nhưng đơn giản chỉ là khi bạn lần đầu tiên quan tâm đến lời nói của mình. Đó là vấn đề của một thói quen mới cần có thời gian để hình thành, cho dù là một thói quen tốt. Điều này sẽ không còn đúng nữa khi bạn đã tạo ra được thói quen tự nhiên trong việc nói năng thận trọng.
Xin đừng nhầm lẫn giữa sự quan tâm đến lời nói với việc giao tiếp theo một cung cách quá nghiêm trọng, luôn “giữ kẽ” với nhau. Nói năng thận trọng có nghĩa là bạn luôn ý thức được mình đang nói gì và nên nói như thế nào. Điều đó không có nghĩa là bạn phải luôn ở trong trạng thái căng thẳng và nghiêm nghị mỗi khi giao tiếp. Một khi bạn tập thành thói quen trong việc sử dụng lời nói, bạn sẽ thấy hoàn toàn thoải mái mà không còn căng thẳng nữa.
Lời nói đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi quan hệ giao tiếp, và riêng trong quan hệ vợ chồng nó càng đáng cho bạn quan tâm hơn nữa. Một trong những lý do rất thường gặp là khi các bạn càng quen thuộc với nhau thì bạn càng dễ vấp phải những sai lầm không đáng có trong giao tiếp, cho dù điều đó là hoàn toàn không cố ý. Điều không may là ngay cả những sai lầm không cố ý này cũng có thể để lại những ấn tượng không tốt đẹp về nhau, và trong nhiều trường hợp nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tai họa.
Bạn sẽ không phải tốn kém gì ngoài một chút lưu tâm khi chọn cung cách nói năng tốt đẹp với nhau, nhưng những gì bạn đạt được sẽ nhiều hơn cả mức mà bạn có thể tưởng tượng được. Hơn thế nữa, đây là một trong những phương thức tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để giáo dục con cái trong gia đình. Bởi vì trẻ con luôn bắt chước những gì bạn làm mà ít khi tuân theo những gì bạn dạy cho chúng.
Nguyên tắc đơn giản nhất để cải thiện lời nói của bạn trong giao tiếp hàng ngày là hãy cân nhắc đừng nói năng theo cách mà bản thân bạn không muốn nghe. Những gì tiếp theo đó tự nó sẽ xảy ra theo hướng ngày càng tích cực hơn, bởi vì vợ hoặc chồng của bạn luôn nhạy cảm với điều đó, và cũng sẽ làm theo những gì bạn mong muốn.
Gửi ý kiến của bạn