- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Nguyễn Minh Tiến
ĐỪNG ĐÒI HỎI SỰ THAY ĐỔI
Tất nhiên cần phải nói rõ hơn, đó là những thay đổi không cần thiết hoặc ít ra cũng là những gì mà chúng ta có thể chấp nhận được với một chút cảm thông.
Mỗi con người chúng ta đều là một cấu trúc phức tạp, có thể rất hoàn hảo về nhiều mặt nhưng lại không bao giờ là toàn hảo. Chúng ta có thể mong đợi những máy móc chất lượng cao sẽ hoạt động chính xác như nhau – nhưng ngay cả điều này một đôi khi cũng không đạt được – nhưng chúng ta không thể mong đợi một con người hoàn toàn không có bất cứ một thói tật nào, cho dù đó là con người hoàn thiện nhất.
Trong cuộc sống chung dài lâu, các bạn cần biết chấp nhận điều này. Với thời gian, chắc chắn là bạn sẽ nhận ra nơi anh ấy hoặc cô ấy những thói quen, những khuyết điểm nhất định. Có những thói quen, khuyết điểm cần phải góp ý cho nhau sửa chữa, nhưng cũng có những thói quen, khuyết điểm không cần thiết phải đòi hỏi thay đổi, đơn giản chỉ vì chúng là vô hại, hoặc nếu có ảnh hưởng xấu cũng không đáng kể, ở một mức độ có thể chấp nhận được.
Cách tốt nhất để đối phó với các thói quen xấu loại này – cứ cho là như thế – là đoán trước được chúng và vui vẻ chấp nhận với một sự cảm thông. Chẳng hạn, anh ấy luôn có thói quen làm bạn bực mình là cho vớ vào giày và ném tất cả vào một xó xỉnh khó thấy nhất mỗi khi đi về, và vì thế bạn dễ dàng bỏ quên ở đó cho đến hôm sau. Kết quả là nó... bốc mùi không chịu nổi. Tất nhiên là chẳng tốt đẹp gì, và nếu anh ấy có thể thay đổi được thì sẽ tốt biết bao. Nhưng xét cho cùng, bạn không nên đòi hỏi sự thay đổi đó. Anh ấy có những lý do để không thay đổi. Chẳng hạn, trước hết thì đó là một thói quen đã có từ quá lâu, từ lúc mà việc nhặt đôi vớ mang đi giặt chưa phải là công việc của bạn. Thứ hai, có thể là sau một ngày làm việc căng thẳng, anh ấy chỉ làm việc này một cách hoàn toàn “vô thức” mà không có chút suy nghĩ nào. Thứ ba, nó cũng chẳng gây hại nhiều đến mức anh ấy nhất thiết phải quan tâm sửa đổi.
Vì thế, cách tốt nhất cho bạn là chấp nhận vấn đề. Tất nhiên là anh ấy sẽ làm như thế, và việc anh ấy làm thế xét ra cũng không đến nỗi nào, có thể chấp nhận và cảm thông được. Khi bạn nghĩ như thế, bạn sẽ không còn cảm thấy bực dọc mỗi khi sự việc xảy ra, vì bạn đã biết trước và sẵn lòng chờ đợi nó.
Có thể có rất nhiều trường hợp tương tự như thế trong cuộc sống chung giữa các bạn. Chỉ cần quan tâm một chút là bạn có thể nhận ra được chúng. Với một thái độ thích đáng, bạn sẽ loại trừ được rất nhiều cảm giác bực dọc không cần thiết và xích lại gần nhau hơn thay vì là dẫn đến những trường hợp “đấu đá” nhau.
Và điều tất nhiên là anh ấy hoặc cô ấy sẽ hiểu được thái độ bao dung của bạn. Điều đó có thể là động cơ mạnh mẽ để thúc đẩy những thay đổi – nếu như có thể thay đổi – hơn là những lời phàn nàn hoặc chỉ trích. Tuy nhiên, những thay đổi cũng cần có thời gian. Và một lần nữa, nếu bạn biết như thế thì bạn sẽ không quá nôn nóng trong việc chờ xem anh ấy thay đổi như thế nào.
Tất nhiên là chúng ta đang nói đến những thói quen xấu nhỏ nhặt, gần như vô hại. Còn đối với những thói xấu nghiêm trọng như rượu chè, cờ bạc... thì lại thuộc về một câu chuyện hoàn toàn khác.
Một khía cạnh khác của vấn đề là tính cách hai chiều của nó. Bạn cần nhớ là bản thân mình cũng không tránh khỏi có những thói quen nhất định nào đó... không tốt lắm. Mỗi người cảm thông một chút với nhau, cuộc sống chung của các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, ngay cả khi các bạn vẫn còn những thói xấu nhỏ nhặt.
Nguyễn Minh Tiến
ĐỪNG ĐÒI HỎI SỰ THAY ĐỔI
Tất nhiên cần phải nói rõ hơn, đó là những thay đổi không cần thiết hoặc ít ra cũng là những gì mà chúng ta có thể chấp nhận được với một chút cảm thông.Mỗi con người chúng ta đều là một cấu trúc phức tạp, có thể rất hoàn hảo về nhiều mặt nhưng lại không bao giờ là toàn hảo. Chúng ta có thể mong đợi những máy móc chất lượng cao sẽ hoạt động chính xác như nhau – nhưng ngay cả điều này một đôi khi cũng không đạt được – nhưng chúng ta không thể mong đợi một con người hoàn toàn không có bất cứ một thói tật nào, cho dù đó là con người hoàn thiện nhất.
Trong cuộc sống chung dài lâu, các bạn cần biết chấp nhận điều này. Với thời gian, chắc chắn là bạn sẽ nhận ra nơi anh ấy hoặc cô ấy những thói quen, những khuyết điểm nhất định. Có những thói quen, khuyết điểm cần phải góp ý cho nhau sửa chữa, nhưng cũng có những thói quen, khuyết điểm không cần thiết phải đòi hỏi thay đổi, đơn giản chỉ vì chúng là vô hại, hoặc nếu có ảnh hưởng xấu cũng không đáng kể, ở một mức độ có thể chấp nhận được.
Cách tốt nhất để đối phó với các thói quen xấu loại này – cứ cho là như thế – là đoán trước được chúng và vui vẻ chấp nhận với một sự cảm thông. Chẳng hạn, anh ấy luôn có thói quen làm bạn bực mình là cho vớ vào giày và ném tất cả vào một xó xỉnh khó thấy nhất mỗi khi đi về, và vì thế bạn dễ dàng bỏ quên ở đó cho đến hôm sau. Kết quả là nó... bốc mùi không chịu nổi. Tất nhiên là chẳng tốt đẹp gì, và nếu anh ấy có thể thay đổi được thì sẽ tốt biết bao. Nhưng xét cho cùng, bạn không nên đòi hỏi sự thay đổi đó. Anh ấy có những lý do để không thay đổi. Chẳng hạn, trước hết thì đó là một thói quen đã có từ quá lâu, từ lúc mà việc nhặt đôi vớ mang đi giặt chưa phải là công việc của bạn. Thứ hai, có thể là sau một ngày làm việc căng thẳng, anh ấy chỉ làm việc này một cách hoàn toàn “vô thức” mà không có chút suy nghĩ nào. Thứ ba, nó cũng chẳng gây hại nhiều đến mức anh ấy nhất thiết phải quan tâm sửa đổi.
Vì thế, cách tốt nhất cho bạn là chấp nhận vấn đề. Tất nhiên là anh ấy sẽ làm như thế, và việc anh ấy làm thế xét ra cũng không đến nỗi nào, có thể chấp nhận và cảm thông được. Khi bạn nghĩ như thế, bạn sẽ không còn cảm thấy bực dọc mỗi khi sự việc xảy ra, vì bạn đã biết trước và sẵn lòng chờ đợi nó.
Có thể có rất nhiều trường hợp tương tự như thế trong cuộc sống chung giữa các bạn. Chỉ cần quan tâm một chút là bạn có thể nhận ra được chúng. Với một thái độ thích đáng, bạn sẽ loại trừ được rất nhiều cảm giác bực dọc không cần thiết và xích lại gần nhau hơn thay vì là dẫn đến những trường hợp “đấu đá” nhau.
Và điều tất nhiên là anh ấy hoặc cô ấy sẽ hiểu được thái độ bao dung của bạn. Điều đó có thể là động cơ mạnh mẽ để thúc đẩy những thay đổi – nếu như có thể thay đổi – hơn là những lời phàn nàn hoặc chỉ trích. Tuy nhiên, những thay đổi cũng cần có thời gian. Và một lần nữa, nếu bạn biết như thế thì bạn sẽ không quá nôn nóng trong việc chờ xem anh ấy thay đổi như thế nào.
Tất nhiên là chúng ta đang nói đến những thói quen xấu nhỏ nhặt, gần như vô hại. Còn đối với những thói xấu nghiêm trọng như rượu chè, cờ bạc... thì lại thuộc về một câu chuyện hoàn toàn khác.
Một khía cạnh khác của vấn đề là tính cách hai chiều của nó. Bạn cần nhớ là bản thân mình cũng không tránh khỏi có những thói quen nhất định nào đó... không tốt lắm. Mỗi người cảm thông một chút với nhau, cuộc sống chung của các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, ngay cả khi các bạn vẫn còn những thói xấu nhỏ nhặt.
Gửi ý kiến của bạn