- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Nguyễn Minh Tiến
Trong quan hệ vợ chồng cũng không có ngoại lệ. Thỉnh thoảng có những lúc cô ấy nói ra điều gì đó mà bạn thấy là không thể chấp nhận được. Hoặc thỉnh thoảng có những lúc anh ấy trở nên bực dọc, cáu gắt không chịu được... Vấn đề ở đây là, chỉ thỉnh thoảng mà thôi, và không ai trong chúng ta hoàn toàn tránh được những cái “thỉnh thoảng” không hay như thế...
Nếu các bạn nhận ra điều đó, mọi việc sẽ trở nên thoải mái hơn nhiều mà không có gì đáng để phải “to chuyện”. Trong cuộc sống chung vui buồn có nhau, chúng ta không chỉ chia sẻ cùng nhau những gì tốt đẹp, mà là cả những điều không tốt đẹp nữa. Cá tính mỗi người có những khuyết điểm nhất định, và trong cuộc sống thỉnh thoảng lại có những khoảnh khắc sai lầm nhất định. Những điều đó là tất nhiên, các bạn cần phải biết cách chấp nhận và tha thứ nếu muốn sống vui vẻ bên nhau. Và hơn thế nữa, bản thân chúng ta cũng không tránh khỏi thỉnh thoảng có những lúc sai lầm. Vì thế, tha thứ và được tha thứ sẽ đan xen lẫn nhau và vấn đề có thể được xem như hoàn toàn công bằng.
Khi một nhận xét không đúng đắn hay một thái độ không hợp lý được đưa ra, bạn có thể chọn lựa giữa hai thái độ. Làm rõ tính cách sai trái của vấn đề và bày tỏ thái độ phản đối theo cách của mình, hoặc chấp nhận vấn đề như một chuyện tất nhiên phải có và đáp lại bằng một thái độ cảm thông, tha thứ. Bằng cách nào, bạn cũng đều có lý. Nhưng chỉ có một cách nuôi dưỡng được tình yêu của các bạn, còn cách kia thì ngược lại, tạo ra một khoảng cách giữa hai người.
Khi bạn chọn thái độ cảm thông và tha thứ, bạn có thể tin chắc rằng vợ hoặc chồng mình rồi sẽ tự nhận biết được sai lầm khi sự việc đã qua đi. Và bạn đã tránh cho anh ấy hoặc cô ấy một thương tổn nhất định để có thể vẫn giữ được sự thoải mái trong tình cảm giữa hai người. Ngược lại, thái độ chỉ trích và phản đối có thể sẽ đạt đến kết quả là buộc anh ấy hay cô ấy nhận lỗi, nhưng để lại một thương tổn khó hàn gắn trong quan hệ giữa đôi bên. Nhiều lần như thế, anh ấy hoặc cô ấy sẽ cảm thấy luôn cần phải “thận trọng” trong việc tiếp xúc với bạn. Chưa nói đến một viễn cảnh khác có thể tồi tệ hơn: bùng nổ một vụ tranh cãi không cần thiết.
Những sai sót thỉnh thoảng xảy ra không phải là điều quan trọng để có thể ảnh hưởng đến quan hệ của các bạn, hãy để chúng tự nhiên qua đi theo thời gian. Nếu các bạn thiếu sự tỉnh táo để có thể nhận thức đúng vấn đề, thái độ ứng xử của các bạn có thể dẫn đến những điều không hay. Sự cảm thông và tha thứ trong những trường hợp này luôn là một thái độ khôn ngoan.
Tất nhiên là chúng ta đang nói đến những sai lầm không đáng kể và chỉ thỉnh thoảng xảy ra, chẳng hạn như một lời nói đùa không phải lúc hoặc một nhận xét sai lệch... Những trường hợp được đánh giá là nghiêm trọng tất nhiên là cần có thái độ khác hơn, bởi vì cảm thông và tha thứ không có nghĩa là cam chịu những hành vi hay thái độ vượt quá chuẩn mực của một mối quan hệ bình thường.
Thái độ cảm thông và tha thứ chính là biểu hiện của tình yêu, và sẽ giúp nuôi dưỡng tình yêu ngày càng nồng thắm gắn bó hơn.
Nguyễn Minh Tiến
HÃY THA THỨ CHO NHAU
Mỗi người trong chúng ta đều thỉnh thoảng mắc phải những sai lầm. Đôi khi bạn nói ra điều gì đó không thích hợp, đưa ra một nhận xét không đúng đắn hoặc một lời đùa cợt gây khó chịu cho ai đó, hoặc có những thái độ mà lẽ ra không nên có trong giao tiếp... Những chuyện tương tự như trên hầu như xảy đến với bất cứ ai, ngay cả với những người có thể được xem là khôn ngoan hoặc thận trọng nhất. Điều đó dễ hiểu, vì mỗi chúng ta đều là một con người, và không con người nào có thể hoàn toàn không mắc phải sai lầm.Trong quan hệ vợ chồng cũng không có ngoại lệ. Thỉnh thoảng có những lúc cô ấy nói ra điều gì đó mà bạn thấy là không thể chấp nhận được. Hoặc thỉnh thoảng có những lúc anh ấy trở nên bực dọc, cáu gắt không chịu được... Vấn đề ở đây là, chỉ thỉnh thoảng mà thôi, và không ai trong chúng ta hoàn toàn tránh được những cái “thỉnh thoảng” không hay như thế...
Nếu các bạn nhận ra điều đó, mọi việc sẽ trở nên thoải mái hơn nhiều mà không có gì đáng để phải “to chuyện”. Trong cuộc sống chung vui buồn có nhau, chúng ta không chỉ chia sẻ cùng nhau những gì tốt đẹp, mà là cả những điều không tốt đẹp nữa. Cá tính mỗi người có những khuyết điểm nhất định, và trong cuộc sống thỉnh thoảng lại có những khoảnh khắc sai lầm nhất định. Những điều đó là tất nhiên, các bạn cần phải biết cách chấp nhận và tha thứ nếu muốn sống vui vẻ bên nhau. Và hơn thế nữa, bản thân chúng ta cũng không tránh khỏi thỉnh thoảng có những lúc sai lầm. Vì thế, tha thứ và được tha thứ sẽ đan xen lẫn nhau và vấn đề có thể được xem như hoàn toàn công bằng.
Khi một nhận xét không đúng đắn hay một thái độ không hợp lý được đưa ra, bạn có thể chọn lựa giữa hai thái độ. Làm rõ tính cách sai trái của vấn đề và bày tỏ thái độ phản đối theo cách của mình, hoặc chấp nhận vấn đề như một chuyện tất nhiên phải có và đáp lại bằng một thái độ cảm thông, tha thứ. Bằng cách nào, bạn cũng đều có lý. Nhưng chỉ có một cách nuôi dưỡng được tình yêu của các bạn, còn cách kia thì ngược lại, tạo ra một khoảng cách giữa hai người.
Khi bạn chọn thái độ cảm thông và tha thứ, bạn có thể tin chắc rằng vợ hoặc chồng mình rồi sẽ tự nhận biết được sai lầm khi sự việc đã qua đi. Và bạn đã tránh cho anh ấy hoặc cô ấy một thương tổn nhất định để có thể vẫn giữ được sự thoải mái trong tình cảm giữa hai người. Ngược lại, thái độ chỉ trích và phản đối có thể sẽ đạt đến kết quả là buộc anh ấy hay cô ấy nhận lỗi, nhưng để lại một thương tổn khó hàn gắn trong quan hệ giữa đôi bên. Nhiều lần như thế, anh ấy hoặc cô ấy sẽ cảm thấy luôn cần phải “thận trọng” trong việc tiếp xúc với bạn. Chưa nói đến một viễn cảnh khác có thể tồi tệ hơn: bùng nổ một vụ tranh cãi không cần thiết.
Những sai sót thỉnh thoảng xảy ra không phải là điều quan trọng để có thể ảnh hưởng đến quan hệ của các bạn, hãy để chúng tự nhiên qua đi theo thời gian. Nếu các bạn thiếu sự tỉnh táo để có thể nhận thức đúng vấn đề, thái độ ứng xử của các bạn có thể dẫn đến những điều không hay. Sự cảm thông và tha thứ trong những trường hợp này luôn là một thái độ khôn ngoan.
Tất nhiên là chúng ta đang nói đến những sai lầm không đáng kể và chỉ thỉnh thoảng xảy ra, chẳng hạn như một lời nói đùa không phải lúc hoặc một nhận xét sai lệch... Những trường hợp được đánh giá là nghiêm trọng tất nhiên là cần có thái độ khác hơn, bởi vì cảm thông và tha thứ không có nghĩa là cam chịu những hành vi hay thái độ vượt quá chuẩn mực của một mối quan hệ bình thường.
Thái độ cảm thông và tha thứ chính là biểu hiện của tình yêu, và sẽ giúp nuôi dưỡng tình yêu ngày càng nồng thắm gắn bó hơn.
Gửi ý kiến của bạn