- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Nguyễn Minh Tiến
Điều tồi tệ là đối tượng của cái “khuynh hướng tự nhiên” này rất thường là người mà chúng ta yêu thương nhất, đơn giản là vì người ấy gần gũi chúng ta nhiều nhất. Những lúc trong người bực dọc, thế nào bạn cũng sẽ tìm được ít nhất là một vài lý do để trút cơn giận tức hay cáu gắt của mình lên những người quanh mình. Thật không may là chính vợ hay chồng của bạn luôn là người chịu đựng khuynh hướng này nhiều nhất.
Chỉ cần một chút tỉnh táo và suy nghĩ lại, bạn sẽ thấy được sự vô lý của khuynh hướng này. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ thấy là nó gây ảnh hưởng tai hại như thế nào trong mối quan hệ vợ chồng. Thật ra thì những bực dọc, cáu gắt của bạn không hề nhờ đó mà giảm bớt. Chúng chỉ có vẻ như dễ chịu hơn đối với bạn mà thôi, nhưng ngược lại, nó sẽ làm thương tổn rất nhiều cho mối quan hệ tình cảm của các bạn. Điều bạn nên làm trong trường hợp này là hãy tỉnh táo quan sát chính mình để thấy được những nguyên nhân thật sự của vấn đề. Thường thì nguyên nhân có thể nằm ở bất cứ đâu đó, nhưng không phải ở nơi vợ hoặc chồng của bạn. Vì thế, cách giải quyết hợp lý vấn đề không phải là tìm cách trút nỗi bực dọc của bạn lên vợ hoặc chồng mình.
Sự quá tải trong công việc cũng rất thường là nguyên nhân tạo ra tâm trạng không tốt của bạn. Khi bạn chúi mũi vào công việc và không có bất cứ một khoản thời gian nghỉ ngơi nào cho riêng mình, bạn không thể giữ được một tâm trạng vui vẻ cởi mở. Trong trường hợp đó, bạn cần phải điều chỉnh thời gian dành cho công việc, thay vì là để cho sự cáu gắt, bực dọc xâm chiếm tâm hồn. Một khi bạn nhận ra vấn đề, bạn sẽ ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy là mọi việc rồi cũng vẫn qua đi ngay cả khi bạn dành ra một khoản thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho riêng mình. Hơn thế nữa, điều chắc chắn là bạn sẽ có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn, trong một tâm trạng vui vẻ hơn, và do đó cũng sẽ thoải mái hơn.
Việc phân tích chính xác những nguyên nhân thực sự gây ra tâm trạng bực dọc, cáu gắt hay khó chịu của các bạn là điều hợp lý và cần thiết, nhưng không phải bao giờ cũng có thể làm được. Sẽ có những trường hợp mà các bạn cáu gắt vô cớ hoặc bởi những nguyên nhân mơ hồ, không rõ ràng nào đó. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp đó thì việc tìm cách quy lỗi cho nhau vẫn là một khuynh hướng cần nên tránh. Suy cho cùng, quan hệ gia đình là chỗ dựa tinh thần an toàn và vững chắc nhất của bạn, tại sao bạn không tìm cách bảo vệ mà lại làm thương tổn mối quan hệ ấy?
Nếu các bạn luôn biết làm chủ tâm trạng của mình để đừng bao giờ quy lỗi cho nhau, bạn sẽ ngăn ngừa được rất nhiều trường hợp không hay xảy ra có thể gây thương tổn cho hạnh phúc gia đình của bạn.
Nguyễn Minh Tiến
ĐỪNG QUY LỖI CHO NHAU
Là những con người bình thường, hầu hết chúng ta đều không tránh khỏi việc thỉnh thoảng có những lúc bực dọc, cáu gắt hay buồn nản vì một lý do nào đó. Mỗi lần như thế, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là muốn tìm một đối tượng nào đó để hứng chịu sự bực dọc, cáu gắt hay buồn nản của mình. Chẳng thế mà tục ngữ vẫn có câu: “Giận cá chém thớt”.Điều tồi tệ là đối tượng của cái “khuynh hướng tự nhiên” này rất thường là người mà chúng ta yêu thương nhất, đơn giản là vì người ấy gần gũi chúng ta nhiều nhất. Những lúc trong người bực dọc, thế nào bạn cũng sẽ tìm được ít nhất là một vài lý do để trút cơn giận tức hay cáu gắt của mình lên những người quanh mình. Thật không may là chính vợ hay chồng của bạn luôn là người chịu đựng khuynh hướng này nhiều nhất.
Chỉ cần một chút tỉnh táo và suy nghĩ lại, bạn sẽ thấy được sự vô lý của khuynh hướng này. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ thấy là nó gây ảnh hưởng tai hại như thế nào trong mối quan hệ vợ chồng. Thật ra thì những bực dọc, cáu gắt của bạn không hề nhờ đó mà giảm bớt. Chúng chỉ có vẻ như dễ chịu hơn đối với bạn mà thôi, nhưng ngược lại, nó sẽ làm thương tổn rất nhiều cho mối quan hệ tình cảm của các bạn. Điều bạn nên làm trong trường hợp này là hãy tỉnh táo quan sát chính mình để thấy được những nguyên nhân thật sự của vấn đề. Thường thì nguyên nhân có thể nằm ở bất cứ đâu đó, nhưng không phải ở nơi vợ hoặc chồng của bạn. Vì thế, cách giải quyết hợp lý vấn đề không phải là tìm cách trút nỗi bực dọc của bạn lên vợ hoặc chồng mình.
Sự quá tải trong công việc cũng rất thường là nguyên nhân tạo ra tâm trạng không tốt của bạn. Khi bạn chúi mũi vào công việc và không có bất cứ một khoản thời gian nghỉ ngơi nào cho riêng mình, bạn không thể giữ được một tâm trạng vui vẻ cởi mở. Trong trường hợp đó, bạn cần phải điều chỉnh thời gian dành cho công việc, thay vì là để cho sự cáu gắt, bực dọc xâm chiếm tâm hồn. Một khi bạn nhận ra vấn đề, bạn sẽ ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy là mọi việc rồi cũng vẫn qua đi ngay cả khi bạn dành ra một khoản thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho riêng mình. Hơn thế nữa, điều chắc chắn là bạn sẽ có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn, trong một tâm trạng vui vẻ hơn, và do đó cũng sẽ thoải mái hơn.
Việc phân tích chính xác những nguyên nhân thực sự gây ra tâm trạng bực dọc, cáu gắt hay khó chịu của các bạn là điều hợp lý và cần thiết, nhưng không phải bao giờ cũng có thể làm được. Sẽ có những trường hợp mà các bạn cáu gắt vô cớ hoặc bởi những nguyên nhân mơ hồ, không rõ ràng nào đó. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp đó thì việc tìm cách quy lỗi cho nhau vẫn là một khuynh hướng cần nên tránh. Suy cho cùng, quan hệ gia đình là chỗ dựa tinh thần an toàn và vững chắc nhất của bạn, tại sao bạn không tìm cách bảo vệ mà lại làm thương tổn mối quan hệ ấy?
Nếu các bạn luôn biết làm chủ tâm trạng của mình để đừng bao giờ quy lỗi cho nhau, bạn sẽ ngăn ngừa được rất nhiều trường hợp không hay xảy ra có thể gây thương tổn cho hạnh phúc gia đình của bạn.
Gửi ý kiến của bạn