Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08-Luân hồi

28/01/201109:41(Xem: 9739)
08-Luân hồi

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Luânhồi

I.-MỞÐỀ

Cómột số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủcon người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ coicâu ấy có đúng thế không? Ðó là nhiệm vụ của ngườitruyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.Bởi thuyết luân hồi là một thuyết quan trọng trong nhà Phật,nếu là mê tín thì đạo Phật là đạo mê tín hay sao? Hẳnkhông phải thế, đạo Phật là đạo giác ngộ, truyền bánhững lẽ thật của mình giác ngộ được cho chúng sanh biếtlà nhiệm vụ của đức Phật. Chúng ta là người nối bướctheo sau đức Phật, cần phải nghiên cứu tường tận giảibày rõ ràng để mọi người được hiểu khỏi sanh nghi ngờlà một điều cần yếu không thể thiếu được. Lý luânhồi là một cơ cấu hệ trọng trong Phật pháp, bao gồm cảnhân quả, nghiệp báo là căn bản đạo đức của ngườitu Phật. Không thông lý luân hồi, người Phật tử khó bềtu tiến được. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu cho thấuđáo.

II.ÐỊNH NGHĨA

Luânhồi là xoay vần, cứ mãi đảo lên lộn xuống xoay vần trongkhuôn khổ cố định. Mọi sự đổi thay biến chuyển khôngđứng yên một vị trí nào. Hằng xê dịch biến thiên từtrạng thái này sang trạng thái khác, từ hình tướng này sanghình tướng khác. Tất cả sự biến thiên đều tuỳ duyênthăng trầm không nhất định là luân hồi.

III.LUÂN HỒI LÀ SỰ THẬT

Quađịnh nghĩa trên, chúng ta thấy luân hồi là một triết lýthực tiễn không còn gì phải nghi ngờ. Bởi vì con ngườivà vũ trụ hiện tại đều nằm chung trong một định luật"biến thiên".

a/Quả đất luân hồi: Nhờ khoa học phát minh cho biết quảđịa cầu chúng ta đang ở xoay tròn quanh một cái trục trongkhông gian. Do sự xoay tròn này, phía nào của quả đất hướngvề mặt trời là sáng, phía bị khuất là tối. Từ đó, conngười mới đặt ra thời gian. Sự xoay tròn này không phảiluân hồi là gì? Quả đất xoay khiến có ngày đêm và haimươi bốn tiếng đồng hồ nhịp nhàng theo chiều quay củatrái đất, lại có chia xuân hạ thu đông, do sự xê dịchgần và xa mặt trời. Từ sự xoay tròn của trái đất, nảysanh thời gian, thời gian và trái đất đều là luân hồi.Quả đất là chỗ tựa nương để sống còn của vạn vậtvà con người; bản thân nó đã luân hồi thì những vật tựanương vào nó làm sao khỏi luân hồi. Thế thì cả vũ trụlẫn vạn vật cùng toàn thể chúng sanh đều là luân hồi.Ðó là một sự thật căn cứ trên khoa học, chớ không phảilà chuyện huyền thoại mơ hồ. Thể theo sự nhận xét tổngquát này, chúng ta cần đi chi tiết hơn cho dễ hiểu.

b/Vạn vật luân hồi: Muôn vật trên quả địa cầu đều cùngchung luân hồi. Về sinh vật từ cái cây cọng cỏ bởi dohạt nẩy mầm tăng trưởng thành cây, sanh hạt, đảo đi lộnlại mãi không cùng. Các loài động vật thì từ trứng nởthành con, con lại sanh trứng; hoặc từ bào thai thành hình,khi trưởng thành lại có bào thai, lẩn quẩn loanh quanh khôngcùng. Ðó là chúng ta nói sự luân hồi trong cuộc tiếp nối.

Ðếnngay bản thân sự vật cũng bị luân hồi, chúng sanh trưởngthành là do đất nước gió lửa, khi tan hoại cũng trở vềđất, nước, gió, lửa, tụ lại tán ra theo duyên biến chuyểnchẳng cùng. Bản thân đất nước gió lửa vẫn bị luân hồi.Như sáng sớm, chúng ta lấy thau múc một phần ba thau nướcđem để ngoài trời nắng, đến chiều thau nước cạn khô.Thử hỏi nước đi đâu? Nước mất hết rồi sao? Nước khôngđi đâu, nước cũng chẳng mất, chẳng qua nước là thể lỏngdo ánh nắng nóng bốc lên thành thể hơi, hơi theo gió bàngbạc trong hư không nào có định xứ. Thể hơi gặp khí lạnhđọng lại rơi xuống thành nước, nước lại bốc thành hơi,cứ thế mãi luân hồi không cùng. Gió lửa đất cũng thế,tùy duyên từ hình thái này đổi sang hình thái khác, đổiđổi thay thay không có ngày cùng. Tìm chỗ bắt đầu và chungcục của chúng không thể được. Hình tướng trạng tháiluôn luôn đổi thay, sự thật vẫn không bao giờ mất. Từmột hình tướng thô đổi thành một trạng thái tế, vớicái nhìn thô thiển người ta bảo là mất, thật sự nào cómất, chỉ là biến thái.

c/Conngười luân hồi: Nói đến con người tạm chia làm hai phần,vật chất và tinh thần, như bóng đèn và điện. Ngọn đènphát huy được ánh sáng phải có đủ hai điều kiện hỗtương nhau. Có bóng đèn mà không có điện trở thành vô ích,có điện mà không có bóng đèn cũng vô nghĩa. Sự hỗ tươnggiữa điện và bóng đèn không thể tách rời, không thể đặtgiá trị thiên trọng, không thể xem như chủ khách. Cần phảithấy sự tương quan bất khả phân ly. Tinh thần và vật chấtcủa con người cũng thế, mọi sự phân chia, khinh trọng...đều sai ý nghĩa chân thật của nó. Vì muốn thấy sự luânhồi tường tận, chúng ta tạm nhìn con người ở hai mặtđể dễ bề nhận xét:

* Vậtchất luân hồi: Phần vật chất nơi con người, nhà Phậtchia tổng quát làm 4 phần: đất, nước, gió, lửa. Nhữngloại cứng trong thân người, như da thịt gân xương tóc lôngrăng móng... thuộc về đất. Các loại ướt, như máu mủ,mồ hôi đàm dãi nước mắt nước mũi... thuộc về nước.Hít không khí vào cho phổi hô hấp, quả tim đập, các mạchmáu nhảy... mọi thứ động thuộc về gió. Nhiệt độ trongngười làm cho thức ăn tiêu hóa, máu không đông đặc, ấmáp toàn thân... thuộc về lửa. Bốn thứ này thiếu một làcon người chết ngay. Ở đây chúng ta phân tích sự luân hồitừng thứ:

-Ðất luân hồi: Thâu nhận tế bào mới, đào thải tế bàocũ, thay mới đổi cũ không lúc nào dừng, ấy là luân hồi.Cho đến thân này sống nhờ ăn những thức có chất bột(đất), khi chết nó tan hoại trở thành đất. Khi sống mượnnhững chất đất bồi dưỡng, lúc chết trả lại cho đất.Hợp lại tan ra, tan ra hợp lại, không phải luân hồi là gì?

- Nướcluân hồi: Máu từ quả tim chạy khắp các mạch, rồi trởvề quả tim, chạy ra trở về, trở về chạy ra, sự tuầnhoàn như vậy gọi là luân hồi. Cho đến khi sống mượn nướcđể bồi bổ chất ướt trong thân, lúc chết chảy ra trởvề lòng đất. Sự mượn trả mà không bao giờ mất ấy làluân hồi.

- Gióluân hồi: Hít không khí vô, thở không khí ra, hít vô thởra cả đời như vậy là luân hồi. Nhờ cái động của thởhít không khí mà các cơ quan trong toàn thân hoạt động, cáccơ quan hoạt động là thân sống. Ðến khi thở không khíra mà không hít lại, liền ngừng hoạt động, tức là thânchết. Thế thì sự sống của thân này đích thực do luânhồi của gió, gió ngưng luân hồi thì thân phải hoại diệt.

- Lửaluân hồi: Do những thức ăn có chất nóng nuôi dưỡng phầnlửa trong thân. Lửa dùng sưởi ấm toàn thân, thiêu đốtvật thực, lại do vật thực bồi bổ chất lửa. Cứ tiêudùng, bồi bổ, bồi bổ tiêu dùng, đảo đi lộn lại là luânhồi. Khi tiêu dùng mà không bồi bổ kịp, lửa từ từ tắt,con người chết. Lửa ấy trở về với thiên nhiên, tùy duyênchuyển biến trong không gian, mà chưa bao giờ mất là luânhồi.

Tóm lại,tứ đại tụ họp quân bình nhau là con người sống khỏemạnh, nếu thiếu quân bình là ốm đau, phân tán thì tử vong.Trong khi tứ đại tụ họp trong thân này luôn luôn biến chuyểntuần hoàn, không được ngăn trệ ứ đọng. Vừa bị ngăntrệ ứ đọng là thân này nguy ngập. Sự biến chuyển tuầnhoàn của tứ đại trong thân con người gọi chung là vậtchất luân hồi. Sở dĩ nói luân hồi vì biến chuyển mà khôngphải mất hẳn.

* Tinhthần luân hồi (tâm sở luân hồi): Phần tinh thần của chúngta luôn luôn thay đổi bất thường, không bao giờ đứng yênở một vị trí. Những thứ buồn vui, yêu ghét, thương giận,lành dữ, phải quấy... thường thay mặt đổi mày như trênsân khấu. Có khi chúng ta hiền lành như ông Phật, có lúcgiận dữ như con cọp đói. Nhiều lúc vui vẻ yêu thương,lắm khi bực bội thù địch. Những tâm trạng đổi thay khônglường được, chính tự thân chúng ta cũng không ước đoánnổi tâm trạng của mình sẽ xảy ra những cái gì. Sự buồnvui thương ghét đổi thay thăng giáng nơi nội tâm chúng tagọi là luân hồi.

Nóichung nơi con người chúng ta, hai phần vât chất lẫn tinh thầnđều là tướng trạng luân hồi. Sự luân hồi của chúnglà sự hoạt động sống còn của ta. Biết rõ vật chất tinhthần chỉ đổi thay hình tướng trạng thái, chớ không mộtvật nào mất. Nếu thấy mất, chẳng qua do cái nhìn cạn cợtnông nổi mà kết luận như thế. Thực thể của nó là "biếnthiên mà bất diệt", thấy đến chỗ tận cùng ấy, mới khỏinghi ngờ về lý luân hồi. Sự luân hồi ngay trong thân hiệntại này là hiện tại luân hồi . Ðến sự tụ lại tan ra,tan ra tụ lại của thân con người là luân hồi đời nàysang đời khác.

Mọisự tụ tán đều tùy duyên khiến hình tướng trạng tháiđổi khác. Ví dụ nước do duyên nóng bốc thành hơi, gặpduyên lạnh cô đọng thành khối. Sự biến thái này đềudo duyên quyết định. Duyên quyết định cho sự luân hồicủa con người là gì? Là nghiệp. Nghiệp là động cơ chánhyếu trong cuộc luân hồi của con người.

IV.-ÐỘNG CƠ LUÂN HỒI

Nghiệplà hành động từ thân tâm con người tạo thành. Khi thànhnghiệp rồi nó thúc đẩy dẫn dắt con người đến chỗ thànhquả của nó. Chính nó là động cơ quan yếu đẩy mãi trongvòng luân hồi không dừng của tất cả chúng sanh. Cơ quantạo nghiệp có ba thứ, thân miệng và ý. Nói đến nghiệplà nói đến sự toàn quyền quyết định nơi mọi ngườichúng ta. Không ai tạo nghiệp thế cho chúng ta, cũng không aicó thể thay thế nghiệp cho chúng ta. Chính chúng ta là chủnhân tạo nghiệp, cũng là chủ nhân thọ báo. Trọng tráchcủa mọi sự khổ vui hiện tại và mai sau đều do chúng taquyết định. Chủ trương nghiệp là chủ trương giành lạitoàn quyền cho con người. Chúng ta là chủ nhân của chúngta hiện tại và vị lai. Không phải một đấng Thượng đếhay một tha nhân nào khác tạo thành một cuộc sống an vuihay đau khổ cho chúng ta, mà chính do thân miệng ý của chúngta trong quá khứ cũng như hiện tại gây nên. Chúng ta thừanhận nghiệp do mình tạo ra, đã tước hết mọi quyền năngcủa các đấng thiêng liêng, của định mạng, của tướngsố và của rủi may. Nghiệp là hành động, là thói quen nêncó thể chuyển đổi, chỉ cần nỗ lực và bền chí. Nghiệpcó nghiệp thiện và nghiệp ác.

a/Nghiệp ác:Nghiệp ác là hành động làm cho người khổvà mình khổ, hoặc ở hiện tại hay ở vị lai. Hành độngnày do ba cơ quan tạo nên: thân, miệng, ý.

-Thân làm ác: Ðể cho thân buông lung thích hành động giếthại sanh mạng người, hoặc thích trộm cướp tài sản người,hoặc đắm say dâm dật trái phép, là nghiệp ác của thân.Vì hành động này làm cho người khổ và mình khổ, nếu hiệntại chưa đến thì vị lai cũng chịu.

- Miệnglàm ác: Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời lygián, lời thêu dệt, là nghiệp ác của miệng. Vì những lờinói này khiến người nghi ngờ bực tức đau khổ mang tai họa,nên hiện tại hoặc vị lai mình cũng phải nhận lấy hậuquả đau khổ ấy.

- Ýlàm ác: Si mê, tham lam, nóng giận là nghiệp ác của ý. Chínhnó là động cơ thúc đẩy thân làm ác, miệng nói ác. Bảnthân nó thì chưa làm hại được ai, song do nó khiến thânsát phạt người, miệng chửi bới nguyền rủa người. Thânmiệng mà không cộng với tham sân si thì tự nó không có lỗilầm gì. Thế nên, tuy nói ba cơ quan tạo nghiệp, mà ý làcơ quan hệ trọng hơn cả, nó là chủ động của hai cơ quankia.

b/Nghiệp thiện:Những hành động đem lại sự an ổn vuivẻ cho người và mình là nghiệp thiện. Sự an ổn vui vẻchẳng những có trong hiện tại mà còn đến vị lai. Cũngdo ba cơ quan tạo thành nghiệp thiện: thân, miệng, ý.
-Thân làm lành: Thân không giết hại người, không trộm cướptài sản người, không dâm dật phi pháp là nghiệp thiện củathân. Tại sao không làm ba việc ấy là thiện? Bởi vì conngười quí nhất là sanh mạng, chúng ta không hại sanh mạnghọ thì họ đến với chúng ta một cách an ổn không sợ sệt.Thứ yếu là tài sản, con người tự thấy tài sản là huyếtmạch của họ, chúng ta nhất quyết không trộm cướp thì,họ đến với chúng ta cũng như chúng ta đến với họ, đềuđược an vui không hồi hộp lo âu về mất của. Hạnh phúccủa gia đình là vợ chồng hòa thuận tin yêu trinh bạch vớinhau, nếu vợ hay chồng có tình ý riêng tư với ai là gia đìnhmất hạnh phúc. Chúng ta giữ gìn không theo sự dâm dật phipháp, đến với gia đình ai họ đều an ổn vui vẻ không nghingờ sợ sệt chi cả. Gìn giữ ba điều này, chúng ta đã bansự an ổn vui tươi cho bao nhiêu người rồi, cũng chính làđem lại sự an ổn vui tươi cho gia đình chúng ta.

- Miệnglàm lành: Miệng không nói dối trá, không nói ác độc, khôngnói ly gián, không nói thêu dệt là miệng làm nghiệp lành.Vì sao? Bởi vì, nói dối trá khiến người nghi ngờ mất niềmtin, đã không tin nhau làm gì có thương mến. Thế nên nóidối là căn bản khiến con người mất hết tình thương. Nóiác độc khiến người nghe sanh phẫn nộ bực dọc đau khổ.Nói ly gián làm cho thân thuộc họ phải chia lìa, tạo thànhcái khổ ái biệt ly. Nói thêu dệt là tô điểm không đúngchân lý, khiến người không tìm ra được lẽ thật. Chúngta quyết định gìn giữ miệng không nói bốn điều trên làtạo được tình thân giữa mình và người, đem lại cho mọingười sự an ổn, bảo vệ được tình thân của người,giúp cho người dễ nhận ra lẽ thật. Thế là, chúng ta đãtạo điều kiện tốt đẹp cho xã hội biết mấy.

- Ýlàm lành: Ý không có tham sân si là ý làm nghiệp lành. Chúngta thường thấy mọi sự bất bình đổ vỡ đều phát nguồntừ tham sân si. Nếu chúng ta không để cho tham sân si dẫndắt hoành hành thì cả cuộc đời chúng ta được an ổn,cũng là nguồn an ổn cho mọi người. Ba thứ này gọi là tamđộc, vì nó gây đau khổ cho mình và người không thể lườngtrước được. Người nào kềm cương giữ thắng được nó,bảo đảm được một đời sống an lành, cũng bảo vệ đượcan ninh trật tự cho mọi người. Ngược lại, kẻ nào buôngcương thả thắng nó sẽ lôi đời họ vào hố sâu nguy hiểm,cũng gây họa hại cho khách bàng quan không ít. Thế nên, khôngcho tham sân si nổi dậy là gìn giữ sự an ổn vẹn toàn chomình và mọi người.

c/Khả năng của nghiệp: Nghiệp là cái không có hình tướngmà có khả năng đáng kể. Ví như gió, tuy không thấy hìnhtướng mà nó thổi đất nước đều lung lay. Nghiệp cũngthế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó lôi chúngta đi khắp nẻo luân hồi. Sở dĩ nó có khả năng mạnh mẽnhư vậy là do tập quán lâu ngày. Như người tập hút thuốc,buổi đầu khói thuốc chỉ cảm thấy khó chịu, nhưng tậplâu ngày thành ghiền, khi ghiền rồi với giá nào cũng phảitìm cho có nó. Thử hỏi cái ghiền ấy hình tướng ra sao,mà điều khiển con người một cách mãnh liệt như thế? Quảthật không ai biết tướng mạo của nó, nhưng khi nó đòihỏi, người ta phải chạy ngược chạy xuôi tìm cho ra thuốchút. Bệnh ghiền rượu khả năng còn mạnh hơn, từ nhữnghớp rượu cay xé mồm, tập mãi thành quen, bắt đầu ghiềnrượu. Khi ghiền không có rượu khiến người ta phải ụaphải mửa, oằn oại nhọc nhằn, ngáp trời ngáp đất, quảthật chi phối hết khả năng con người. Chúng ta tự đặtcâu hỏi, ai đem bệnh ghiền ấy đến cho chúng ta? Chính chúngta tự tập, tập lâu thành ghiền, cái ghiền ấy do mình tạorồi mình chịu. Cái ghiền ấy có ma lực gì mà đày đọahành hạ con người đến thế? Hắn không có ma lực gì, chẳngqua tập lâu ngày thành thói quen, thói quen càng lâu sức càngmạnh. Ðã tự chúng ta tập thành bệnh, khi muốn hết bệnhcũng tự chúng ta gan dạ bỏ nó, không ai có thể bỏ thếcho chúng ta. Khả năng của bệnh ghiền giống hệt khả năngnghiệp chi phối chúng ta trong lục đạo luân hồi vậy.

Tựchúng ta tạo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ, tạo càng lâu thìsức mạnh càng lắm, đến cuối cùng chúng chi phối dẫn dắtchúng ta đi vào con đường lành hay dữ tùy chỗ gây tạo củamình. Không phải hóa công đày đọa, không phải thượng đếbày ra, chính chúng ta tự tạo rồi tự thọ. Khi đã thànhnghiệp, chúng ta khó cưỡng được nó. Thế nên, biết chọnnghiệp lành để tạo là đã tự gây một sức mạnh đưamình đến cõi lành. Cắm đầu gây nghiệp ác là tạo áp lựclôi mình vào cõi dữ. Chính đây là quyền lựa chọn củacon người, quyền định đoạt số phận ở mai hậu. Nếucứ sống say chết ngủ đẩy đâu đi đấy, những kẻ nàyvề sau than trời trách đất nào có ích gì. Chúng ta có đủthẩm quyền quyết định đời mình hiện tại và vị lai,tại sao chúng ta lại bỏ mất cái giá trị cao cả ấy. Nhữngkết quả tốt xấu dở hay ở hiện nay và mai kia đều nằmsẵn trong tay chúng ta. Chúng ta có quyền phán quyết một bảnán tốt xấu trong đời sống mai sau của mình. Ðừng cầukhẩn van xin bất cứ một năng lực nào ngoài chúng ta.

Nóiđến khả năng nghiệp là khả năng của chúng ta, nghiệp vàchúng ta không phải là hai. Nếu chúng ta khôn ngoan khéo léolo tạo nghiệp lành, chúng ta dại khờ ngu muội gây tạo nghiệpác. Khổ vui sẽ tùy nghiệp mang đến với chúng ta một cáchchân thành.

V.TẤT YẾU CỦA LUÂN HỒI

Tạonghiệp là nhân, thọ báo là quả. Tất yếu của sự luânhồi là nhân quả. Lăn lộn trong ba cõi sáu đường đều tùythuộc nhân quả. Mình đã gây nhân nhất định mình phảichịu quả, quả khổ quả vui là do gây nhân khổ vui. Nhânquả là lẽ công bằng chân thật, bởi mỗi cá nhân gây tạokhác nhau, nên sự thọ nhận cũng sai biệt. Sự công bằngtừ nhân đến quả, không phải sự công bằng do ai khác ápđặt cho mình. Nếu do kẻ khác áp đặt cho mình là đã bấtcông rồi. Ngày nay chúng ta tạo nhân, ngày mai chúng ta thọquả, thật là rõ ràng rành mạch biết bao. Song nói tới nhânquả là căn cứ trên thời gian suốt cả quá khứ hiện tạivị lai, trong quá khứ có cái gần có cái xa, vị lai cũng thế,khiến có những kết quả xảy đến mà đương sự không baogiờ nhớ. Lại có những sự kiện gây nhân mà không thấykết quả. Do đó nhân quả trở thành rắc rối khó khăn, ngườita khó tin khó nhận. Nhưng sự thật lúc nào cũng thật, bởikhả năng nhớ hiểu của con người quá giới hạn, nên cónhững thắc mắc thế thôi. Nếu người nhận hiểu sâu vềlý nhân quả thì cuộc sống này đã có tiêu chuẩn nhắm đếnvà an ổn vô cùng. Vì mọi kết quả hiện chịu trong đờiđều do nhân gây ra từ thuở trước, nên khổ không oán hờn,vui không ngạo mạn. Mình làm mình chịu, chỉ quí ngang đâyphải chọn lấy nhân tốt mà làm, để mai kia khỏi phải thọquả đau khổ, cho nên trong kinh nói: "Bồ-tát sợ nhân, chúngsanh sợ quả." Kẻ trí thì sợ nhân, người ngu thì sợ quả.Do cái nhìn thấu suốt và cái nhìn nông cạn, nên có chia Bồ-tátvà chúng sanh. Nhân có thiện ác thì quả cũng có khổ vui.

Nhữngkẻ gây tạo nghiệp ác, ắt phải thọ quả khổ trong ba đườngdữ, địa ngục ngạ quỉ súc sanh. Nghiệp ác là mình làmcho kẻ khác khổ, cân xứng với nhân mình gây, thọ quả khổmột nơi trong ba đường dữ. Nhân khổ có khi không thành quả,do nửa chừng mình biết hối cải, hoặc chuyển đổi. Nhânkhổ nhất định thọ quả khổ, do sự nuôi dưỡng một cáchsung mãn. Ví như có người uống rượu mà không ghiền, vìhọ biết giới hạn chừa bỏ. Có người uống rượu nhấtđịnh phải ghiền rượu, vì họ mãi tiếp tục và say mê.Có nhân khổ mà không thọ quả khổ, hoặc nhất định phảithọ quả khổ, cũng như thế.

Ngườigây tạo nghiệp thiện ắt thọ quả vui trong cõi người, cõia-tu-la và cõi trời. Cân xứng với nghiệp lành mình đã tạo,nhiều ít cao thấp, kết quả cũng có hơn kém thấp cao. Cókhi người tạo nghiệp lành mà không được quả lành, hoặcngười tạo nghiệp lành nhất định hưởng quả lành. Vínhư, một số sinh viên vào học y khoa, có người không đủkhả năng học hoặc lười biếng học, nên tuy học y khoa màkhông kết quả thành bác sĩ. Có người đủ khả năng lạicần cù học tập, nhất định một ngày kia sẽ thành bácsĩ. Từ nhân đến quả còn cần có những sự kiện trợ giúpđầy đủ mới được viên mãn. Không thể có nhận địnhtất nhiên rằng có nhân là có quả. Bởi vì thời gian từnhân đến quả là giai đoạn biến động, hoặc được tăngtrưởng, hoặc bị tiêu mòn, tùy theo những sự kiện trợgiúp. Biết thế, chúng ta có thể chuyển nhân xấu thành tốt,hoặc nhân tốt trở ra xấu.

Sựtất yếu của luân hồi tùy thuộc nhân quả, không có kẻnào khác áp đặt khổ vui cho chúng ta, cũng không có bàn taynào lôi kéo chúng ta phải đi đường này hay lối khác, mọisự kết quả đều cân xứng với nhân mình gây tạo. Nắmvững yếu tố này, mới thấy chúng ta trọn quyền định đoạtsố phận của chúng ta. Nếu cuộc đời của chúng ta hiệnnay được tươi sáng hay đen tối, đều do sự khéo léo hayvụng về của ta ngày xưa. Can đảm nhận lấy trách nhiệmcủa mình, không oán trách kêu ca, không than thân tủi phận.Chúng ta gan dạ trong cuộc sống hiện tại, song phải khônngoan chọn lấy lối đi ở ngày mai.

VI.THOÁT LY LUÂN HỒI

ÐạoPhật giải rõ lý luân hồi, nhưng không phải để mãi chịuluân hồi. Biết luân hồi tường tận rồi, Phật chỉ ra conđường thoát ly luân hồi. Ðúng như ý nghĩa biết khổ, chúngta mới tìm cách thoát khổ. Luân hồi là vòng loanh quanh lẩnquẩn, nhào đi lộn lại không thể thoát ra. Chấp nhận trongvòng quanh quẩn đó, do người không tìm được manh mối thoátra, hoặc không đủ khả năng để thoát ra. Như các nhà khoahọc phát minh được sức hút của trái đất, mọi vật camchịu trong vòng vọt lên rớt xuống, không sao thoát ra ngoàiđược. Nhưng cũng các nhà khoa học chế phi thuyền đủ khảnăng vọt ra ngoài vòng hút của trái đất, đi thám hiểm cáchành tinh khác. Biết rõ sức hút của trái đất rồi, mớichế được phi thuyền vọt ra ngoài sức hút. Cũng thế, Phậtgiải rõ lý luân hồi rồi, mới dạy phương pháp thoát lyluân hồi. Mục đích của đạo Phật là thoát ly sanh tử luânhồi, không chấp nhận sự loanh quanh trong vòng sanh tử. Còntrong sanh tử dù dài ngắn khổ vui , đạo Phật đều kếtluận là đau khổ, vì cùng một số phận vô thường. Chỉthoát được luân hồi mới là an vui giải thoát.

VII.KẾT LUẬN

ÐạoPhật nói lý luân hồi cũng là phát minh một sự thật củavạn vật và con người. Vì đối tượng của đạo Phật làcon người, nên chung qui đặt nặng về sự luân hồi củacon người. Con người nhận hiểu thấu đáo về lý luân hồi,nếu họ không có khả năng thoát khỏi luân hồi, tự mìnhchọn lựa cuộc luân hồi an vui và thoải mái. Nếu họ cókhả năng thoát ly luân hồi, do hiểu luân hồi tiến tu đạogiải thoát. Biết được lý luân hồi, chúng ta biết đượclẽ công bằng của con người, cũng nhận lấy sự tự do cănbản nơi chúng ta. Mọi mê tín ỷ lại đều tiêu tan, do biếtta là người quyết định thân phận của mình. Tất cả oánhờn tủi hận đều sạch hết, vì có ai áp đặt sự đaukhổ cho mình mà than thở. Quả chúng ta là con người độclập tự do của chính mình trong hiện tại và vị lai. Dù chưagiải thoát, biết được lý luân hồi, chúng ta cũng sáng suốtvà an ổn ngay trong đời sống này. Mọi tương lai đều nằmtrong tay chúng ta, chúng ta trọn quyền chọn lấy một tươnglai nào theo sở thích của mình.












Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]