Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Giới Vũ Trụ: Tâm Và Vật

28/12/201017:27(Xem: 9631)
Pháp Giới Vũ Trụ: Tâm Và Vật

 

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

PHÁPGIỚI VŨ TRỤ: TÂM VÀ VẬT


MIKE AUSTIN: Ngài nhìn thấy sự tiến hóa của nhân loại đang ở giai đoạn nào?Chẳng hạn, nếu so sánh toàn thể nhân loại như sự phát triển của một người, thìngài cho rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ trẻ thơ, niên thiếu hay trưởngthành?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo phần giáo lý chung của đạo Phật được ghi trong kinh điển,thế giới này có những giai đoạn tốt hơn và có có những giai đoạn xấu hơn. Naynếu bạn nói về thời gian của một kiếp, thì kỉ nguyên của chúng ta vẫn còn làtrẻ thơ; nhưng nếu xét trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì chúng ta đã già.Tôi sẽ giải thích điều này.


Theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, một đại kiếp gồm 80 trung kiếp, chia làm 4 nhóm20 trung kiếp. Nhóm 20 trung kiếp thứ nhất là kiếp không. Kiếp không là sựtrống rỗng hoàn toàn khi thế giới hệ trước đó không còn tồn tại. Sau đó là 20trung kiếp của kiếp thành, tức là thời kỳ hình thành của thế giới. Kế đến là 20trung kiếp của kiếp trụ. Tiếp theo là 20 trung kiếp của kiếp hoại. Hiện naychúng ta đang ở trong Kiếp trụ. Trong khoảng 20 trung kiếp của kiếp trụ, chúngta đang ở vào thời kỳ đầu của kiếp giảm. Vì thế, khi kiếp này giảm, sẽ có 18lần tăng và 18 lần giảm. Rồi lại tiếp tục nhóm 20 trung kiếp sau đó.


Nay chúng ta đang ở trong lần giảm thứ nhất, đến mức mà tuổi thọ trung bình củacon người còn khoảng 100 tuổi. Trong ý nghĩa thời kỳ đầu của kiếp giảm thìchúng ta đã qua lâu rồi, bởi vậy nên gọi là già. Nhưng với ý nghĩa của 20 kiếptrụ thì chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu.


MIKE AUSTIN: Có phải quan điểm tổng quát này chỉ xuất phát từ kinh điển?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.


MIKE AUSTIN: Phải chăng đó là căn cứ duy nhất cho cách mô tả như thế nàyvề không gian và thời gian?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi cho là vậy. Có lẽ chỉ là dựa vào kinh điển. Nhưng chẳng cầnnói đến những khái niệm về “kiếp” này, ngay như việc giải thích về một ngôi saogần nhất theo khoa học cũng đã là khó khăn. Quả thật là rất khó!


MIKE AUSTIN: Ngài muốn nói việc xác định vị trí hoặc mô tả hình thể?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, tôi muốn nói đến nguyên nhân hình thành thực sự haynhững điều tương tự... Điều tôi đang nói đến lại là một thế giới hệ nằm trongcả nghìn tỉ thế giới, giống như giải thích về một thái dương hệ.


MIKE AUSTIN: Vâng! Vậy xin được đi ngay vào vấn đề. Phật giáo quan niệm như thếnào về nguồn gốc vũ trụ?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt vật thể, đó chính là năng lượng. Còn xét về các sinh vậthoặc con người sống trong đó thì nguồn lực tạo ra đời sống của mỗi chúng sinhchính là nghiệp lực của những hành vi mà chúng sinh ấy đã tích tạo. Nghiệp lựclà nguyên nhân khiến chúng sinh phải tái sinh theo hình thức nào đó.


MIKE AUSTIN: Hãy xem xét trước hết vấn đề vật chất. Vật chất vốn vô tri. Cái gìlà năng lượng khiến cho có các hiện tượng xuất hiện?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về các yếu tố cấu thành vũ trụ, yếu tố ban đầu là gió (phongđại), có nền tảng từ hư không. Rồi gió chuyển động, và dựa vào đó mà hơi nóngxuất hiện (hỏa đại), rồi có hơi nước (thủy đại), rồi chất rắn, chính là yếu tốđất (địa đại). Nếu bạn cần giải thích yếu tố gió ban sơ tương tục từ cái gì,thì có lẽ nó có từ thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.


Dù sao đi nữa thì vũ trụ vẫn là vô cùng, vô hạn. Nếu bạn chỉ đề cập đến một thếgiới trong phạm vi của thế giới hệ gồm cả ngàn tỷ thế giới thì có thể nói vềmột sự khởi nguyên. Còn như đề cập chung đến toàn thể vũ trụ thì không thểđược.


MIKE AUSTIN: Nhưng cái gì là nguyên nhân trực tiếp khởi đầu của hư không; vàsau đó là của yếu tố gió hay năng lượng mà ngài đề cập đến?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về nguyên nhân đến từ bên ngoài, thì như tôi đã trìnhbày, đó là thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.


MIKE AUSTIN: Năng lượng có thể tự nhiên sinh khởi từ hư không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó là tự nhiên, không phải do bịa đặt, nhưng đằng sau đócòn có nghiệp lực.


MIKE AUSTIN: Nghiệp lực ấy là gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tất nhiên là cần phải giải thích về nghiệp. Nghiệp có nghĩa làhành vi tạo tác. Chẳng hạn như tôi đang nói, đó là hành vi tạo tác bằng lời nói(khẩu nghiệp). Khi tôi đưa bàn tay lên, đó là hành vi tạo tác của thân (thânnghiệp). Còn có sự tạo tác bằng tâm ý (ý nghiệp), đó là những trường hợp tạotác mà không hề có bất cứ sự biểu hiện nào của thân hay lời nói.


Do những hành vi tạo tác này mà dẫn đến những hậu quả tức thời và lâu dài.Chẳng hạn như cuộc nói chuyện của chúng ta tạo ra được một bầu không khí giaotiếp nơi đây, và đó là kết quả tức thì. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện của chúng tacũng đồng thời khơi dậy một sức mạnh tinh thần, hoặc tạo ra một ấn tượng trongsự tương tục của tâm thức. Do những dấu ấn này mà sẽ có thêm những hành vithiện, ác và không thiện không ác (vô ký), rất lâu sau khi những hành vi tạotác ban đầu đã chấm dứt.


Do đó mà có các nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp không thiện không ác. Lại cómột trạng thái dừng chờ - khi hành vi tạo tác đã dừng hẳn - và trạng thái nàytồn tại trong dòng tâm thức tương tục. Trạng thái dừng chờ này là một sự tĩnhtại có tác động - một sự vắng bặt có hàm chứa tác nhân. Đó là một năng lực khihành vi tạo tác không đơn thuần là hoàn toàn dừng hẳn mà vẫn còn có khả năngtạo ra những kết quả trong tương lai. Những trạng thái dừng chờ này có khả năngtự phục hoạt từng sát-na cho đến khi kết quả được hình thành. Khi hội đủ nhữngđiều kiện thích hợp (duyên), nó sẽ chín muồi, tạo ra quả. Cho dù trải qua thờigian lâu dài hay ngắn ngủi cũng không khác gì nhau. Thậm chí có thể là qua hàngtỷ kiếp. Nếu con người không nương nhờ vào một phương tiện để hóa giải tiềm lựcnày - chẳng hạn như sám hối và phát nguyện không làm những việc ác - thì nghiệplực này vẫn tồn tại.


MIKE AUSTIN: Nghiệp lực tồn tại ở đâu?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong dòng tương tục của tâm thức. Có hai cơ cở để giải thíchcho sự tồn tại của nghiệp lực. Một là dòng tương tục của tâm thức vốn mang tínhtạm thời. Và hai là cái ‘tôi’, cái bản ngã tương đối của một con người, vốnmang tính tương tục.


MIKE AUSTIN: Chưa cần phải đi sâu vào chi tiết như vậy, nhưng hãy trở lại vớichủ đề ban đầu, sự khác biệt cơ bản nhất giữa tâm và vật là gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vật tức là sắc thể; còn tâm chỉ thuần là sự chiếu tri.


MIKE AUSTIN: Cái gì đã tạo thành tâm này?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt căn nguyên của tâm, có một nguyên nhân chính yếu cũngnhư hợp thể các duyên - năng duyên và sở duyên. Sở duyên - đối tượng được nhậnbiết - có thể là một hình sắc vật thể; nhưng hình sắc vật thể không thể lànguyên nhân chính yếu tạo ra một tâm, mà đó phải là một cái gì tự nó có được sựchiếu tri. Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào cái máy ghi âm, nhãn thức của tôi có đốitượng sở duyên là chiếc máy ghi âm, còn năng duyên - cái tạo ra khả năng nhìnthấy màu sắc và hình dáng - là thị lực của mắt, nhưng nguyên nhân chính yếu(cũng gọi là điều kiện dẫn khởi) tạo thành một thực thể có sự chiếu tri phải làmột sát-na có trước sự chiếu tri ấy, một sát-na trước đó của thức tâm.


MIKE AUSTIN: Cái gì là căn nguyên tạo thành thực thể chiếu tri ấy? Phải chăngcũng là do ngẫu nhiên? Căn nguyên ấy xuất phát từ đâu?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo như những gì nói trên thì không có sự khởi đầu của tâm.


MIKE AUSTIN: Không có sự khởi đầu của tâm?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, và cũng không có sự kết thúc. Với những thức tâm riêngbiệt nào đó thì có sự khởi đầu và kết thúc, nhưng xét riêng yếu tố thuần túychiếu tri này thì không có sự khởi đầu hay kết thúc. Với một số dạng tâm thức,có trường hợp không có sự khởi đầu nhưng có sự kết thúc. Chẳng hạn như cảm xúcđau khổ. Cuối cùng khi bạn loại bỏ được một cảm xúc gây đau khổ nào đó, chẳnghạn như sự ghen tức, thì sự tương tục của tâm thức đau khổ ấy sẽ chấm dứt. Bảnchất của tâm như thế chính ở chỗ nó là một thực thể có khả năng chiếu tri. Đúngkhông? Chẳng có gì khác hơn.


MIKE AUSTIN: Ngài chấp nhận cho rằng điều đó chỉ là bản chất tự nhiên?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn hình thức khảo sát hiện tượng. Một là dựa vào sự tươngthuộc, chẳng hạn như quan sát khói tương thuộc với lửa. Hai là lưu tâm đếnnhững chức năng của sự vật. Ba là dựa vào suy luận, chứng minh đúng hoặc sai.Bốn là sự nhận thức bản chất của hiện tượng đúng như thực.


Chẳng hạn, việc chúng ta mong muốn được hạnh phúc là bản chất tự nhiên. Chẳngcó gì khác cần phải khám phá thêm. Bây giờ, nói về nguyên nhân tạo thành vũ trụthì hoặc là bạn phải chấp nhận có một đấng sáng tạo, hoặc phải chấp nhận là vũtrụ không có sự khởi đầu. Chẳng còn cách nào khác; chẳng còn khả năng nào nữacả.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com