- 1. Những điều kiện hay kĩ năng cơ bản cho một người làm công tác dịch thuật Anh Việt
- 2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến một bản dịch Phật giáo Anh-Việt
- 3. Phân tích nội hàm bản dịch
- 4. Phân tích về nguyên Tác và các dịch giả trung gian (Chủ thể)
- 5. Ngoại diện
- 6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ
- 7. Vấn đề kiểm soát chất lượng dịch
- 8. Các ý tưởng liên quan
- 9. Phụ lục
- Chú thích
- Tài Liệu Tham Khảo Chính
4.1. Trạng thái nhân thân của nguyên tác tại thời điểm ra đời của tác phẩm: Nhận thức của một người ở một thời điểm có thể khác đi nhiều trong thời điểm khác trong khi tác phẩm của họ sẽ phản ánh những gì thuộc về trạng thái nhận thức tại thời điểm mà nó được viết. Hiểu được trạng thái, vị trí, hay quan điểm của một nguyên tác tại thời điểm bài văn được tạo ra cũng là một điều thuận lợi lớn cho việc chuyển dịch. Tuy nhiên, điều này không dể làm.
Một điều dể thấy hơn là tìm xem người đó đang ở điạ phương nào, đang theo xu hướng hay truyền thống triết học nào, trình độ ra sao. Chẳng hạn cùng viết về một đề tài liên hệ giữa khoa học và Phật học thì một phật tử sẽ có cái nhìn khác và giọng văn khác với cái nhìn của một nhà báo, một nhà thần kinh học, hay một nhà vật lý.
Riêng về ngôn ngữ (địa phương) mà nguyên tác sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến tác phẩm người đó viết. Rõ ràng cùng là tiếng Anh nhưng người ở Mỹ, ở Anh, ở Úc, ở Ấn, hay ở Phi Luật Tân đều có những thói quen và dùng chữ có những phong cách khác nhau dẫn đến việc tra cứu tự điển cần có một mức lưu tâm nào đó. Dựa trên sự khác nhau này, người dịch có thể tránh khỏi các nhầm lẫn vô tình do thói quen ngôn ngữ của nguyên tác hay tác gỉả. Hoàn toàn tương tự như vậy, nhưng có phần phức tạp hơn khi bản Anh ngữ lại là một bản dịch lại từ một ngôn ngữ khác. Ở đây bản Anh ngữ đã có thể pha thêm "màu sắc" của dịch giả Anh và các dịch giả trung gian, đỏi khi làm lu mờ ngay cả ngôn ngữ và ý tứ của bài nguyên thủy.
4.2 Đối tượng mà tác phẩm hướng đến cũng góp phần cho việc định hướng dịch thuật của dịch giả. Với cùng một người viết thì bài viết cho giới chuyên môn hay cho giới trí thức có thể dùng ngôn ngữ khác hẳn với bài viết cho công chúng. Điều này sẽ có thể bị phức tạp hóa nếu bài giảng ban đầu (nguyên tác) vốn dành cho giới trí thức hay tu sĩ nay lại được dịch giả Anh dịch lại nhưng vô tình hay cố ý chuyển hướng dịch lại dùng giọng văn dành cho công chúng và thêm thắt vào đó nhiều chú thích về các thuật ngữ chuyên sâu.