Người xuất gia nếu có đủ quyết tâm và trí tuệ, có thể chọn theo con đường thẳng tắt của Thiền môn. Đây là con đường cực kỳ khó khăn, nhưng cũng là con đường có thể giúp người tu nhanh chóng thẳng đến bờ giải thoát, vì thế mà nói là “vượt thẳng qua những pháp môn dùng làm phương tiện”.
Điều quan trọng cần nói ở đây là người tu nhất thiết phải hết sức tỉnh táo trong việc tự biết lấy mình. Phải có đủ năng lực, trí tuệ và ý chí quyết tâm trong việc cầu đạo. Chuyên cần nỗ lực trong công phu hành trì, hiểu sâu được tông chỉ, ý thú của Thiền đạo thì mới có thể đi đúng đường mà đạt đến chỗ giải thoát. Bằng như tự cho mình là bậc thượng căn thượng trí nhưng thật ra lại không đủ sức để vượt thẳng đến cội nguồn, thì việc lầm đường lạc lối rất dễ xảy ra.
Thử hình dung như một người quyết chí muốn qua sông, tự lượng biết sức mình rồi mới lao xuống dòng nước để bơi thẳng qua mà chẳng cần nhờ cậy đến thuyền bè. Nếu quả là người trí lực đầy đủ, tất nhiên sẽ rút ngắn được thời gian mà điểm đến cũng không khác chi người đi thuyền. Tuy nhiên, nếu không lượng đúng sức mình thì rõ ràng là bờ kia chẳng bao giờ đến được.
Người tu thiền tự dựa vào sức mình, cầu đạo giải thoát cũng bằng phương tiện thẳng tắt cũng giống như người bơi qua sông kia vậy.
Bằng như tự biết sức mình không thể bơi thẳng qua sông, thì tốt hơn nên nhờ đến thuyền bè, đến người đưa đò... Bằng cách này dù có chậm chạp hơn, nhưng nếu đã quyết tâm thì chắc chắn cũng sẽ có ngày đến được bờ bên kia.
Vì thế, việc tu thiền xưa nay vẫn được thừa nhận là pháp môn tối thượng, huyền diệu hơn hết, nhưng không phải ai cũng có thể có đủ khả năng để nương theo.
Đối với những người không đủ trí lực để nương theo Thiền đạo, nên chọn lấy việc chuyên cần học hỏi, hành trì theo giáo pháp. Theo con đường này cần phải hiểu rõ tông chỉ, nắm vững nghĩa lý trong kinh giáo và theo đó mà rộng truyền giáo hóa cho người khác. Nhờ nương theo việc giáo hóa mà tự mình cũng được phần lợi ích tăng tiến. Như vậy gọi là “tự giác, giác tha”. Cũng lấy việc tự mình tu tập và giáo hóa người khác mà làm phương tiện báo đền ơn đức Phật.
Điều quan trọng cần nói ở đây là người tu nhất thiết phải hết sức tỉnh táo trong việc tự biết lấy mình. Phải có đủ năng lực, trí tuệ và ý chí quyết tâm trong việc cầu đạo. Chuyên cần nỗ lực trong công phu hành trì, hiểu sâu được tông chỉ, ý thú của Thiền đạo thì mới có thể đi đúng đường mà đạt đến chỗ giải thoát. Bằng như tự cho mình là bậc thượng căn thượng trí nhưng thật ra lại không đủ sức để vượt thẳng đến cội nguồn, thì việc lầm đường lạc lối rất dễ xảy ra.
Thử hình dung như một người quyết chí muốn qua sông, tự lượng biết sức mình rồi mới lao xuống dòng nước để bơi thẳng qua mà chẳng cần nhờ cậy đến thuyền bè. Nếu quả là người trí lực đầy đủ, tất nhiên sẽ rút ngắn được thời gian mà điểm đến cũng không khác chi người đi thuyền. Tuy nhiên, nếu không lượng đúng sức mình thì rõ ràng là bờ kia chẳng bao giờ đến được.
Người tu thiền tự dựa vào sức mình, cầu đạo giải thoát cũng bằng phương tiện thẳng tắt cũng giống như người bơi qua sông kia vậy.
Bằng như tự biết sức mình không thể bơi thẳng qua sông, thì tốt hơn nên nhờ đến thuyền bè, đến người đưa đò... Bằng cách này dù có chậm chạp hơn, nhưng nếu đã quyết tâm thì chắc chắn cũng sẽ có ngày đến được bờ bên kia.
Vì thế, việc tu thiền xưa nay vẫn được thừa nhận là pháp môn tối thượng, huyền diệu hơn hết, nhưng không phải ai cũng có thể có đủ khả năng để nương theo.
Đối với những người không đủ trí lực để nương theo Thiền đạo, nên chọn lấy việc chuyên cần học hỏi, hành trì theo giáo pháp. Theo con đường này cần phải hiểu rõ tông chỉ, nắm vững nghĩa lý trong kinh giáo và theo đó mà rộng truyền giáo hóa cho người khác. Nhờ nương theo việc giáo hóa mà tự mình cũng được phần lợi ích tăng tiến. Như vậy gọi là “tự giác, giác tha”. Cũng lấy việc tự mình tu tập và giáo hóa người khác mà làm phương tiện báo đền ơn đức Phật.
Gửi ý kiến của bạn