- Lời ngỏ cùng quý độc giả
- Phần Mở Đầu
- Chương I: Dẫn nhập Tứ diệu đế
- Chương II: Khổ đế (Chân lý về khổ)
- Chương III: Tập khổ đế (Chân lý về nguồn gốc của khổ)
- Chương IV: Diệt khổ đế (Chân lý về diệt khổ)
- Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)
- Phụ Lục 1: Từ bi - Cơ sở hạnh phúc con người
- Phụ lục 2: Các Quán Chiếu Phật Giáo
- Chú Thích
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỨ DIỆU ĐẾ
NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguyên tác: The Four Noble Truths (1997)
Bản dịch Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa - Hiệu chỉnh: Dominique Side
Bản dịch Việt ngữ: Võ Quang Nhân - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến
Từ bi - Cơsở hạnh phúc con người
Bàinói chuyện trước công chúng của đức Dalai Lama tại SảnhĐường Mậu Dịch Tự Do, Manchester, thuộc Liên Hiệp Anh, vàongày 19 tháng 7 năm 1996.
Tôicho rằng mỗi con người đều có một ý thức bẩm sinh về“cái ta”. Chúng ta không thể giải thích tại sao có cảmnhận đó, nhưng quả thật là có. Đi kèm với nó là mộtsự khao khát được hạnh phúc và mong muốn vượt qua khổđau. Điều này là hoàn toàn hợp lý: Chúng ta đương nhiêncó quyền đạt tới nhiều hạnh phúc nhất trong phạm vi cóthể được, và ta cũng có quyền vượt qua đau khổ.
Toànbộ lịch sử loài người đã phát triển trên cơ sở cảmnhận này. Thật ra, nó cũng không chỉ giới hạn trong loàingười; theo quan điểm của Phật giáo, ngay cả loài côn trùngnhỏ nhất cũng có cảm nhận đó, và trong phạm vi khả năngcủa mình, cũng luôn cố gắng để đạt được phần hạnhphúc nào đó và né tránh những hoàn cảnh không vui.
Tuynhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa con người vàcác loài khác. Những khác biệt đó bắt nguồn từ trí thôngminh của con người. Nhờ vào trí thông minh, ta được lợithế hơn rất nhiều và có nhiều năng lực hơn. Ta có khảnăng tư duy rất xa về tương lai, và trí nhớ của ta đủmạnh để nhớ lại nhiều năm trong quá khứ. Hơn thếnữa, chúng ta có các truyền thống truyền khẩu và qua chữviết, có thể nhắc nhở ta về các sự kiện cách đây nhiềuthế kỉ. Giờ đây, nhờ vào các phương pháp khoa học, chúngta thậm chí còn có thể khảo sát các sự kiện đã xảy racách đây nhiều triệu năm.
Nhưvậy, trí thông minh làm cho ta rất tinh khôn, nhưng cùng lúc,nói một cách chính xác là cũng do nơi điều đó mà ta cónhiều sự hoài nghi, ngờ vực hơn, và do đó cũng có nhiềunỗi sợ hãi hơn. Tôi nghĩ rằng sự hình dung ra nỗi sợ hãiđã phát triển rất nhiều hơn ở con người so với các loàikhác. Thêm vào đó, rất nhiều những mâu thuẫn trong cộngđồng nhân loại và trong chính gia đình của mỗi người,chưa nói đến những mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hộivà giữa các quốc gia, cũng như các xung đột nội tâm trongmỗi con người - tất cả các xung đột và mâu thuẫn nàyđều khởi lên từ sự khác biệt về tư tưởng và quan điểm,vốn được sinh ra từ trí thông minh của chúng ta. Thật khôngmay, trí thông minh đôi khi có thể gây ra một trạng thái hoàntoàn không vui cho tâm thức. Trong ý nghĩa này, nó trở thànhmột nguồn đau khổ khác cho con người. Dù vậy, cùng lúctôi vẫn cho rằng xét đến cùng thì chính trí thông minh làcông cụ ta có thể dùng để vượt qua tất cả các mâu thuẫnvà khác biệt này.
Từquan điểm đó, trong tất cả mọi chủng loài khác nhau trênhành tinh này thì loài người là kẻ gây rối lớn nhất. Điềuđó đã quá rõ ràng. Tôi tưởng tượng nếu trên trái đấtnày không còn bóng dáng con người, thì tự nó hẳn sẽ đượcan toàn hơn! Chắc chắn là hàng triệu con vật như cá, gàvà các loài thú nhỏ khác sẽ được tận hưởng một sựgiải thoát thật sự!
Dođó, điều quan trọng là trí tuệ con người cần được sửdụng theo một cách thức xây dựng. Đây là điểm then chốt.Nếu chúng ta sử dụng khả năng của trí thông minh một cáchđúng đắn, thì không chỉ có con người trở nên ít gây hạicho nhau hơn, và ít gây hại hơn cho hành tinh này, mà mỗi mộtcon người riêng lẻ cũng đều sẽ được hạnh phúc hơn.Điều đó nằm trong tầm tay của chúng ta. Việc sử dụngtrí tuệ theo cách đúng đắn hay sai lầm là tùy nơi chúngta. Không ai có thể áp đặt các giá trị của họ lên chúngta. Làm thế nào để ta học được cách sử dụng khả năngcủa mình một cách xây dựng? Trước tiên, cần phải nhậnbiết bản chất của chúng ta, và sau đó, nếu ta có sự quyếttâm thì sẽ có một khả năng thực sự trong việc chuyểnhóa lòng người.
Trêncơ sở này, hôm nay tôi sẽ nói về cách thức để mỗi mộtcon người riêng lẻ có thể tìm thấy hạnh phúc, bởi vìtôi tin rằng mỗi cá nhân đều là chìa khóa đối với tấtcả những người còn lại. Để thay đổi bất kì cộng đồngnào, sự khởi động phải xuất phát từ mỗi cá nhân. Nếumỗi cá nhân có thể trở nên một người tốt đẹp, điềmtĩnh và hiền hòa, thì điều này sẽ tự động đem lại mộtbầu không khí tích cực cho gia đình chung quanh người đó.Khi các bậc cha mẹ là những người tốt bụng, giàu tìnhcảm, hiền hòa và điềm tĩnh thì nói chung con cái họ cũngsẽ phát triển những cách ứng xử và thái độ như vậy.
Tháiđộ sống của chúng ta thường chịu ảnh hưởng rối rắmbởi các nhân tố bên ngoài; vậy nên, một phần của vấnđề là phải loại trừ các phiền nhiễu quanh bạn. Môi trườngsống, tức hoàn cảnh xung quanh, là một nhân tố rất quantrọng trong việc tạo ra một tâm trạng hạnh phúc. Tuy nhiên,phần còn lại của vấn đề thậm chí còn quan trọng hơnnữa, đó là thái độ tinh thần riêng của mỗi người.
Hoàncảnh xung quanh có thể không mấy thân thiện, thậm chí cóthể là thù nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần trong bạnlà đúng đắn, thì hoàn cảnh đó sẽ không khuấy động đượcsự bình yên bên trong bạn. Ngược lại, nếu thái độ củabạn là không đúng, thì ngay cả khi quanh bạn đều là nhữngngười bạn tốt và những điều kiện thuận lợi nhất, thìbạn cũng không thể có hạnh phúc. Đây là lý do tại sao tháiđộ tinh thần lại quan trọng hơn các điều kiện bên ngoài.Mặc dù vậy, dường như tôi thấy nhiều người chú tâm hơnđến các điều kiện bên ngoài và không hề lưu ý đến tháiđộ bên trong của tâm thức. Tôi đề nghị chúng ta nên lưuý nhiều hơn đến các phẩm tính nội tâm.
Cónhiều phẩm tính quan trọng cho sự yên bình tinh thần, nhưngtheo kinh nghiệm ít oi mà tôi đã có được, tôi tin rằng mộttrong những yếu tố quan trọng nhất là lòng từ bi của conngười: một cảm giác quan tâm chăm sóc.
Tôisẽ giải thích ý nghĩa của lòng từ bi được nói đến ởđây. Thông thường, khái niệm của chúng ta về lòng thươnghay tình yêu là chỉ cho cảm giác thân thiết với bạn bèvà những người thân yêu. Đôi khi lòng thương cũng mang ýnghĩa của sự thương hại. Điều này không đúng - bất kìsự thương yêu nào liên quan đến việc xem nhẹ người khácđều không phải là thương yêu chân thật. Để trở nên chânthật, lòng thương yêu phải dựa trên cơ sở tôn trọng ngườikhác, và dựa trên nhận thức rằng: những người khác cũngcó quyền được hưởng hạnh phúc và vượt qua khổ đau nhưchính bản thân ta. Trên cơ sở này, ngay khi thấy được ngườikhác đang đau khổ, bạn sẽ phát khởi một cảm xúc chânthành quan tâm đến họ.
Cònvề sự thân thiết mà ta cảm nhận đối với bạn bè củamình, điều này thường giống với một sự luyến ái hơnlà tình thương. Tình thương chân thật không nên có sự thiênvị. Nếu ta chỉ cảm thấy thân thiết với các bạn mình,và không cảm thấy như vậy với những kẻ thù của ta; hayvới vô số những người mà tự thân ta không hề quen biết,hay với những người ta không quan tâm, thì tình thương củachúng ta chỉ là không trọn vẹn hay thiên vị.
Nhưđã nói, tình thương chân thật được dựa trên nhận thứcrằng người khác cũng có quyền được hạnh phúc như chínhbạn, và do đó, ngay cả kẻ thù của bạn cũng là một conngười với sự mongmuốn và quyền được hưởng hạnh phúcgiống như bạn. Một ý thức quan tâm được phát triển trênsơ sở này, ta gọi là từ bi; nó rộng mở đến mọi người,bất kể thái độ của người đó đối với bạn là thùđịch hay thân thiện.
Mộtphương diện của lòng từ bi là ý thức luôn có trách nhiệmquan tâm đến người khác. Khi ta phát triển sự thôi thúcnày trong lòng, sự tự tin của ta sẽ tự nhiên gia tăng. Điềunày lại sẽ làm giảm bớt sự lo sợ, và sự giảm bớt losợ là nền tảng cho sự quyết tâm. Nếu bạn thật sự quyếttâm ngay từ đầu là sẽ hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn,thì ngay cả nếu bạn có thất bại một lần, hai lần, balần... cũng không quan trọng. Mục tiêu của bạn rất rõ ràng,nên bạn vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực. Thái độ lạc quan vàkiên định này là yếu tố then chốt để thành công.
Lòngtừ bi cũng đem đến cho ta một nội lực. Một khi lòng từbi được phát triển, nó sẽ tự nhiên mở ra một cánh cửanội tâm, qua đó ta có thể giao tiếp với mọi con ngườiđồng loại, và ngay cả với những chúng sinh hữu tình khác,một cách dễ dàng và chân thành. Mặt khác, nếu bạn cảmthấy căm ghét và ác cảm với người khác, thì có thể họcũng cảm thấy tương tự như vậy đối với bạn, và kếtquả là sự ngờ vực và lo sợ sẽ tạo ra một khoảng cáchgiữa các bạn, làm cho sự giao tiếp trở nên khó khăn. Rồisau đó bạn sẽ cảm thấy cô đơn và cách biệt. Không phảitất cả thành viên trong cộng đồng của bạn đều có cáccảm xúc tiêu cực tương tự đối với bạn, nhưng một sốngười có thể nhìn bạn theo cách tiêu cực bởi vì chínhcảm nhận của bạn.
Nếubạn nuôi dưỡng các cảm xúc tiêu cực về người khác, nhưnglại mong đợi họ thân thiện với bạn thì thật là vô lý.Nếu muốn bầu không khí quanh mình trở nên thân thiện hơn,trước hết bạn phải tạo ra nền tảng cho điều đó. Chodù sự đáp ứng của những người khác là tích cực hay tiêucực, trước hết bạn phải tạo ra được nền tảng củasự thân thiện. Nếu sau đó những người khác vẫn tiếptục ứng xử với bạn một cách tiêu cực, thì bạn có quyềnhành động theo cách thích hợp.
Tôiluôn cố gắng tạo ra một nền tảng thân thiện với mọingười. Chẳng hạn, mỗi khi lần đầu gặp gỡ một ngườinào đó, tôi thấy không cần đến các lời giới thiệu. Rõràng người ấy cũng là một con người. Có lẽ một lúc nàođó trong tương lai, các tiến bộ kĩ thuật có thể đồngnghĩa với việc tôi có thể nhầm lẫn giữa một người máyvới một con người, nhưng cho tới nay thì chuyện này chưatừng xảy ra. Tôi nhìn thấy một nụ cười, vài cái răngvà đôi mắt... và tôi nhận ra ngay đó là một con người!Trên cơ sở là những con người, về mặt cảm xúc thì tấtcả chúng ta đều như nhau, và cơ bản thì về mặt thể chấtchúng ta cũng là như nhau, trừ ra sự khác biệt màu sắc. Nhưngcho dù những người Tây phương có tóc vàng hay tóc xanh, haytóc trắng, cũng đều không thực sự quan trọng. Điểm quantrọng là chúng ta đều giống nhau về mặt cảm xúc. Vớisự tin chắc đó, tôi cảm thấy người mới gặp kia là mộtngười anh em đồng loại, và đến gần người đó một cáchhoàn toàn tự nhiên. Trong hầu hết các trường hợp, ngườimới gặp kia sẽ tức thì phản ứng theo cách tương tự,và trở thành một người bạn. Đôi khi tôi thất bại, nhưngkhi ấy tôi có quyền tự do phản ứng tùy theo tình huống.
Vìvậy, về cơ bản chúng ta nên tiếp cận người khác mộtcách cởi mở, thừa nhận mỗi người khác đều là một conngười cũng giống như chính ta. Không có nhiều khác biệtgiữa tất cả chúng ta.
Lòngtừ bi tạo nên bầu không khí tích cực một cách tự nhiên,và kết quả là bạn cảm thấy an ổn và hài lòng. Ngườicó lòng từ bi sống ở bất cứ nơi nào thì bầu không khíở nơi đó luôn được dễ chịu. Ngay cả các loài chó haychim cũng dễ dàng đến gần người đó. Cách đây chừng 50năm, tôi thường giữ vài chú chim trong Cung điện Mùa HạNorbulingka (Norbulingka Summer Palace) ở Lhasa. Trong số đó cómột con vẹt nhỏ. Lúc đó, tôi có một người phục vụ lớntuổi trông không mấy thân thiện - mắt của ông ta tròn vànghiêm nghị - nhưng ông ta luôn cho chú vẹt này ăn các loạihạt và thức ăn khác. Bởi vậy, mỗi khi người phục vụsắp đến, chỉ cần nghe tiếng bước chân hay tiếng ho củaông là con vẹt đã tỏ ra phấn khích. Người phục vụ cómột thái độ cực kỳ thân thiện với con chim nhỏ đó, vànó cũng đáp ứng một cách đáng ngạc nhiên với ông ta. Cómột vài lần tôi cũng cho con chim ăn một ít hạt, nhưng nókhông bao giờ tỏ ra thân thiện như thế với tôi. Tôi dùngmột cái que khều nó, hy vọng nó sẽ phản ứng khác hơn;nhưng kết quả hoàn toàn xấu đi. Tôi đã dùng sức quá mạnhhơn so với sức chim, và nó đã đáp lại theo cách tương ứng.
Dovậy, nếu bạn muốn có một người bạn chân thật, trướcnhất bạn phải tạo ra bầu không khí tích cực quanh mình.Xét cho cùng, chúng ta là những động vật sống cộng đồngvà bạn bè là rất quan trọng. Làm thế nào để bạn manglại nụ cười trên khuôn mặt mọi người? Nếu bạn duy trìsự lạnh lùng và ngờ vực thì điều đó sẽ rất khó. Cũngcó thể là nếu bạn có quyền thế và tiền tài thì mộtsố người có thể đến với bạn bằng một nụ cười giảtạo, nhưng một nụ cười chân thật chỉ có thể có đượcnhờ lòng từ bi mà thôi.
Câuhỏi đặt ra là làm thế nào để phát triển lòng từ bi.Trong thực tế, ta có thể thật sự phát triển một lòng từbi hoàn toàn không thiên vị hay không? Câu trả lời của tôilà ta chắc chắn có thể làm điều đó. Tôi tin rằng bảnchất của con người là hiền lành và từ ái; mặc dù cónhiều người, trước đây cũng như bây giờ, cho rằng bảnchất con người về cơ bản là hung hăng. Chúng ta hãy xem xétđiểm này.
Vàothời điểm thụ thai, và suốt thời gian ở trong thai mẹ thìtrạng thái tinh thần yêu thương và hiền hòa của ngườimẹ là nhân tố rất tích cực cho sự phát triển của thainhi. Nếu tâm tư người mẹ bị kích động mạnh sẽ có hạicho thai nhi. Và đó chỉ là điểm khởi đầu của sự sống!Ngay cả trạng thái tinh thần của cha mẹ vào thời điểmthụ thai cũng là quan trọng. Chẳng hạn, nếu một đứa béđược thụ thai bởi sự cưỡng hiếp, thì nó sẽ là mộtđứa bé ngoài ý muốn, và điều đó thật khủng khiếp. Đểviệc thụ thai xảy ra tốt đẹp, nó phải xuất phát từ tìnhyêu chân thật và sự tôn trọng lẫn nhau, không chỉ là sựđam mê cuồng nhiệt. Chỉ có quan hệ tình dục thoáng qua vớinhau thì không đủ, hai người cần phải hiểu biết rõ vềnhau và tôn trọng lẫn nhau như những con người; đây là cơsở cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Hơn thế nữa, hôn nhântự nó nên là trọn đời, hay ít nhất cũng phải được bềnlâu. Cuộc sống nên bắt đầu một cách tốt đẹp trong tìnhhuống như thế.
Sauđó, theo y học thì trong những tuần lễ đầu sau khi sinh nở,bộ não của trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục lớn lên. Trong suốtthời kì này, các chuyên gia cho rằng sự vuốt ve là nhân tốrất thiết yếu cho sự phát triển thích hợp của bộ não.Chỉ điều này thôi cũng cho thấy rằng sự lớn lên củariêng thân thể ta cũng đã cần đến sự trìu mến của ngườikhác.
Saukhi sinh, một trong những việc làm đầu tiên của người mẹlà cho con bú, và việc đầu tiên của đứa trẻ là bú sữamẹ. Dòng sữa thường được xem như là biểu tượng củatình thương. Theo truyền thống, không có sữa thì đứa trẻkhông thể sống còn. Thông qua tiến trình bú sữa tạo ra mộtsự gắn bó thân thiết giữa mẹ và con. Nếu không có sựgắn bó thân thiết đó, hẳn đứa trẻ đã không tìm kiếmbầu vú mẹ, và nếu người mẹ cảm thấy không ưa thíchđứa trẻ thì sữa của bà sẽ không tiết ra một cách dễdàng. Vì thế, dòng sữa hiện hữu cùng với tình thương.Điều này có nghĩa là, hành động đầu tiên trong đời ta- việc bú sữa - là một biểu tượng của tình thương.Tôi luôn được gợi nhớ đến điều này mỗi khi tôi thămmột nhà thờ và nhìn thấy đức Mẹ bồng Chúa Jesus còn làmột đứa trẻ; hình ảnh ấy đối với tôi là một biểutượng của tình yêu và sự trìu mến.
Ngườita đã biết được rằng trẻ em lớn lên trong các gia đìnhcó sự yêu thương và trìu mến thì phát triển thể chấtmạnh khỏe hơn và học giỏi hơn ở trường. Ngược lại,những em sống thiếu tình người sẽ gặp khó khăn trong sựphát triển thể chất lẫn tinh thần. Những đứa trẻ nàycũng cảm thấy khó khăn trong việc bày tỏ tình thương khichúng lớn lên, và đây là một thảm kịch lớn.
Bâygiờ hãy nhìn vào giây phút cuối cùng của cuộc sống - sựchết. Ngay cả ở thời điểm sắp ra đi vĩnh viễn, mặc dùngười hấp hối không còn nhận được lợi ích gì nhiềutừ bằng hữu, nhưng nếu được vây quanh bởi bạn bè thìtâm thức người ấy có thể trở nên bình thản hơn. Do đó,trong suốt cuộc đời ta, ngay từ lúc khởi đầu cho đếnkhi nhắm mắt, sự yêu thương trìu mến giữ một vai trò rấtquan trọng.
Khuynhhướng yêu thương không chỉ làm cho tâm thức được an ổnvà bình thản hơn, mà còn ảnh hưởng đến thể chất mộtcách tích cực nữa. Ngược lại, sự thù hận, ghen ghét vàsợ hãi làm xáo trộn sự yên bình của tâm thức, làm chota bị khích động và ảnh hưởng tới cơ thể một cách bấtlợi. Ngay cả thể xác ta cũng cần đến sự an bình của tâmthức, và không thích hợp với sự khích động. Điều nàycho thấy sự nhận biết giá trị của một tâm thức an ổnlà bản chất sẵn có trong chúng ta.
Dovậy, dù một số người có thể không đồng ý, nhưng tôivẫn thấy rằng, cho dù khía cạnh hung hăng trong bản tínhcủa chúng ta là một phần của đời sống, thì sức mạnhvượt trội trong đời sống vẫn là lòng yêu thương con người.Đây là lý do vì sao ta có thể củng cố và tăng cường nềntảng tốt đẹp ấy, vì đó vốn là bản chất của con người.
Tacũng có thể tiếp cận tính chất quan trọng của lòng từbi thông qua sự phân tích lý luận. Nếu tôi giúp đỡ ngườikhác và bày tỏ sự quan tâm đến người đó, thì tự tôicũng sẽ được hưởng lợi từ điều này. Ngược lại, nếutôi làm hại những người khác, cuối cùng tôi sẽ gặp rắcrối. Tôi thường nói đùa, với một phần chân thật và nghiêmtúc, rằng nếu ta muốn thật sự vị kỷ thì nên vị kỷtheo cách khôn ngoan hơn là vị kỷ một cách dại dột. Tríkhôn có thể giúp ta điều chỉnh thái độ trong phương diệnnày. Nếu sử dụng tốt trí thông minh, ta có thể thấu hiểuđược cách thức để đạt được những lợi ích của riêngmình bằng cách sống một nếp sống từ bi. Thậm chí có thểbiện luận rằng sống từ bi là vị kỷ một cách tuyệt đối.
Trongtrường hợp này, tôi không cho rằng vị kỷ là sai trái. Yêuthương chính mình là thiết yếu. Nếu ta không yêu thươngchính mình, làm sao ta có thể yêu thương người khác? Có vẻnhư khi một số người nói về lòng từ bi, họ nghĩ rằngđiều đó gắn liền với việc hoàn toàn không lưu tâm đếnlợi ích của riêng mình - một sự hy sinh các quyền lợi bảnthân. Điều này là không đúng. Thật ra, tình yêu chân chínhtrước hết nên hướng về chính mình.
Nóivề “cái tôi” có hai ý nghĩa khác nhau. Một “cái tôi”không ngần ngại hãm hại người khác, đó là tiêu cực vàdẫn tới sự rắc rối. “Cái tôi” thứ hai được dựatrên sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ và sự tự tin, và ýnghĩa này của “cái tôi” là rất cần thiết. Không có nó,làm sao ta có thể phát triển sự tự tin cần thiết để thựchiện bất cứ nhiệm vụ nào trong cuộc sống? Tương tự,cũng có hai loại ham muốn. Tuy nhiên, sự thù hận thì bao giờcũng là tiêu cực và phá hoại sự hòa hợp.
Làmthế nào ta có thể giảm bớt sự thù hận? Thù hận thườngtheo sau sự giận dữ. Sự giận dữ sinh khởi như là mộtphản ứng cảm xúc, và dần dần phát triển thành cảm giácthù hận. Phương pháp khéo léo ở đây là, trước tiên phảinhận biết rằng sự giận dữ là tiêu cực. Người ta thườngnghĩ rằng sự giận dữ là một phần gắn liền với chúngta, tốt hơn là biểu lộ nó ra, nhưng tôi cho đây là mộtsai lầm. Bạn có thể có những phiền hà hay bất bình vềquá khứ của mình, và bằng cách biểu lộ sự giận dữ bạncó thể chấm dứt những tâm trạng đó. Điều đó rất cókhả năng xảy ra. Tuy nhiên, thông thường thì tốt hơn lànên kiềm chế cơn giận của bạn, và dần dần, năm này sangnăm khác, nó sẽ tiêu mất. Theo kinh nghiệm của tôi, cáchlàm này có hiệu quả tốt nhất khi bạn chấp nhận rằngsự giận dữ là tiêu cực và tốt hơn là không nên có nó. Cách nhìn nhận như thế tự nó sẽ tạo ra một sự khácbiệt.
Mỗikhi cơn giận sắp khởi lên, bạn có thể tự rèn luyện đểnhìn vào đối tượng gây ra cơn giận theo một cách khác.Bất cứ người hay tình huống nào gây ra cơn giận, xét vềcơ bản đều là tương đối; nhìn từ một góc độ, điềuđó làm cho bạn giận dữ, nhưng nhìn từ một phương diệnkhác, bạn có thể phát hiện ra một số điểm tốt đẹptrong đó. Chẳng hạn như việc chúng tôi mất nước, và trởthành những kẻ tị nạn. Nếu chúng tôi nhìn vào tình trạngcủa mình từ góc độ đó, chúng tôi có thể cảm thấy thấtvọng và buồn nản, nhưng cũng chính sự kiện đó đã tạora nhiều cơ hội mới - như là việc được gặp gỡ nhữngngười từ các truyền thống tôn giáo khác nhau... Phát triểnmột cách nhìn sự việc linh hoạt hơn sẽ giúp ta nuôi duỡngđược một thái độ tinh thần cân bằng hơn. Đây là mộtphương cách.
Cónhững tình huống khác, chẳng hạn như khi bạn ngã bệnh,càng nghĩ nhiều đến bệnh tình thì sự thất vọng của bạncàng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp như vậy, thậtlà hữu ích nếu bạn so sánh tình trạng của mình với viễnảnh xấu nhất của căn bệnh, hay với những gì có thể xảyra nếu bạn mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng hơn nữa...Theo phương cách này, bạn có thể tự an ủi bằng cách nhậnra rằng mọi việc có thể đã tồi tệ hơn thế nhiều. Ởđây một lần nữa, bạn tự rèn luyện để nhìn vào tínhtương đối của tình huống của mình. Nếu bạn so sánh vớiđiều gì đó tồi tệ hơn rất nhiều thì điều này sẽ lậptức làm giảm đi sự thất vọng của bạn.
Tươngtự, khi những điều khó khăn xảy đến, chúng có thể cóvẻ như hết sức ghê gớm khi bạn nhìn chúng một cách cậnkề, nhưng nếu bạn tiếp cận cùng một vấn đề từ mộtgóc nhìn rộng mở hơn, thì nó sẽ có vẻ nhỏ nhặt hơn.Với các phương pháp này, và bằng cách phát triển một cáchnhìn rộng mở hơn, bạn có thể làm giảm bớt sự thất vọngcủa mình mỗi khi phải đối diện với các vấn đề khókhăn. Bạn có thể thấy rằng cần có sự nỗ lực kiên trì,nhưng khi bạn áp dụng theo cách này thì tính cách giận dữtrong bạn sẽ suy giảm đi. Đồng thời, bạn phát triển thêmlòng từ bi và làm gia tăng tiềm năng tốt đẹp của mình.Bằng việc kết hợp cả hai phương pháp này, một ngườixấu có thể được chuyển hóa thành một người tốt. Đâylà phương pháp được dùng để thực hiện sự chuyển hóađó.
Thêmvào đó, nếu bạn có lòng tin tôn giáo, điều đó có thểhữu ích trong việc mở rộng những phẩm chất này. Chẳnghạn, Kinh Thánh Tân Ước dạy ta (khi có người đánh vào mábên này, hãy) đưa má bên kia ra, rõ ràng cho thấy sự thựchành nhẫn nhục. Đối với tôi, thông điệp chủ yếu củaKinh Thánh là lòng yêu thương con người và lý do để ta pháttriển lòng yêu thương này là vì ta yêu kính Chúa. Tôi hiểuđiều này trong ý nghĩa của một tình yêu vô hạn. Nhữnggiáo lý như vậy có sức mạnh rất lớn trong việc tăng cườngvà mở rộng các phẩm chất tốt đẹp của chúng ta. ĐạoPhật đưa ra một phương pháp rất rõ ràng. Trước hết, chúngta cố gắng xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau.Sau đó, chúng ta xem cuộc sống của tất cả chúng sinh đềuquý giá như của chính mình, và thông qua điều này, chúngta phát triển một ý thức quan tâm đến người khác.
Trongtrường hợp những người không có lòng tin tôn giáo thì thếnào? Việc tin theo một tín ngưỡng hay không là quyền lựachọn cá nhân. Vẫn có thể giải quyết mọi việc mà khôngcần đến tôn giáo, và trong một số trường hợp thì điềuđó có thể làm cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn! Nhưngkhi bạn không còn quan tâm đến tôn giáo, thì bạn không nênchối bỏ giá trị các phẩm chất tốt đẹp của con người.Khi chúng ta là con người, là thành viên của xã hội con người,ta phải cần tới tình thương con người. Không có tình thương,ta không thể hạnh phúc. Bởi vì tất cả chúng ta đều muốncó hạnh phúc, muốn có một gia đình và bạn bè sống tronghạnh phúc, nên ta phải phát triển lòng từ bi và nhân ái.Điều quan trọng là phải nhận biết rằng có hai cấp độtinh thần, một là có niềm tin tôn giáo và một là không cóniềm tin tôn giáo. Khi không có niềm tin tôn giáo, ta chỉ đơngiản là cố gắng để trở thành một người giàu lòng nhânhậu và tình cảm.
Tưởngcũng nên nhớ rằng, một khi ta nuôi dưỡng thái độ sốngtừ bi thì tự nhiên sẽ dẫn đến sự bất bạo động. Bấtbạo động không phải là một cách nói xã giao, mà chính làlòng từ bi biểu lộ thành hành động. Nếu trong lòng bạncòn có hận thù, thì hành động của bạn thường là bạođộng; ngược lại, nếu có lòng từ bi thì hành động củabạn sẽ là bất bạo động.
Nhưtôi đã nói, chừng nào con người còn trên trái đất nàythì vẫn luôn có những quan điểm bất đồng và xung đột.Nếu ta dùng bạo lực để làm giảm các bất đồng và xungđột thì khi ta phải sẵn sàng hứng chịu bạo lực hằngngày, và tôi nghĩ rằng hậu quả của điều đó thật khủngkhiếp. Hơn thế nữa, thực sự không thể xóa bỏ các bấtđồng bằng bạo lực. Bạo lực thậm chí chỉ tạo ra thêmnhững oán hận và bất mãn.
Mặtkhác, bất bạo động có nghĩa là đối thoại, tức là dùngngôn từ để giao tiếp. Và đối thoại có nghĩa là nhân nhượnglẫn nhau: có hàm ý lắng nghe quan điểm của người khác vàtôn trọng quyền lợi của họ trong tinh thần hòa giải. Sẽkhông có ai giành được 100% thắng lợi, và cũng không cóai phải mất hết tất cả. Đó là phương thức thực tiễn,và trong thực tế đó là phương thức duy nhất. Ngày nay, khithế giới trở nên ngày càng nhỏ hơn, các khái niệm “chúngta” và “bọn họ” hầu như đã lỗi thời. Nếu các quyềnlợi của chúng ta tồn tại một cách độc lập với quyềnlợi của người khác, thì sẽ có thể có kẻ giành đượctất cả và có người mất hết tất cả. Nhưng vì trong thựctế tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, nên các quyềnlợi của ta và của người khác tương quan rất chặt chẽvới nhau. Vậy làm sao bạn có thể giành được 100% thắnglợi? Điều này là không thể được. Bạn buộc phải chiasẻ, mỗi bên một nửa, hay có thể là 6 phần cho bên nàyvà 4 phần cho bên kia! Không dùng đến phương thức chia sẻnày thì sự hòa giải là không thể thực hiện.
Thựctế của thế giới hôm nay cho thấy chúng ta cần tư duy theocách này. Đây là nền tảng cho phương thức của riêng tôi-- phương thức “trung đạo”. Người Tây Tạng sẽ khôngthể giành được 100% thắng lợi, vì dù muốn hay không thìtương lai Tây Tạng cũng phụ thuộc rất nhiều vào Trung Hoa.Do đó, trên tinh thần hòa giải, tôi chủ trương một sựchia sẻ quyền lợi để cho sự tiến bộ thực sự là khảdĩ. Nhân nhượng lẫn nhau là cách duy nhất. Thông qua phươngpháp bất bạo động chúng ta có thể chia sẻ các quan điểm,cảm nhận, quyền lợi, và bằng cách này ta có thể giảiquyết được vấn đề.
Đôikhi tôi gọi thế kỉ 20 là thế kỉ của sự giết hại, củachiến tranh. Trong thế kỉ này đã có nhiều xung đột, nhiềusự giết hại và có nhiều vũ khí hơn bao giờ hết. Giờđây, trên cơ sở kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đã trảiqua trong thế kỉ này, và trên cơ sở những gì chúng ta đãhọc được từ đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên hướng vềthế kỉ 21 như là thế kỉ của đối thoại. Nguyên tắc bấtbạo động nên được thực hành ở khắp mọi nơi. Điềunày không thể thành tựu đơn giản chỉ bằng cách ngồi đâycầu nguyện, mà có nghĩa là phải hành động và nỗ lực,và nỗ lực nhiều hơn nữa.