Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)

15/12/201018:40(Xem: 8277)
Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

TỨ DIỆU ĐẾ
NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguyên tác: The Four Noble Truths (1997)
Bản dịch Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa - Hiệu chỉnh: Dominique Side
Bản dịch Việt ngữ: Võ Quang Nhân - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến

ChươngV:
Đạo đế(Chân lý về con đường thoát khổ)

Nếuta chấp nhận rằng giải thoát là mục tiêu có thể đạtđược, thì có thể đạt đến như thế nào? Câu hỏi nàyđưa chúng ta đến với Chân lý thứ tư, nói về đạo chânthật.

Theosự giải thích của Trung quán tông thì đạo chân thật nênđược hiểu theo ý nghĩa là sự phát triển một chứng ngộtrựcgiác về tính không. Lý do là vì chứng ngộ trực giácvề tính không trực tiếp đưa tới sự đạt được trạngthái diệt. Tuy nhiên, để có được một sự chứng ngộ nhưthế, hành giả phải có một nền tảng trong pháp thiền địnhnhất tâm, bởi vì điều này dẫn tới một tri kiến thểnghiệm về tính không. Địa vị của hành giả khi đạt tớitri kiến thể nghiệm đó[99] được xem là khởi điểmcủa Lộ Trình Nối Tiếp hay Lộ Trình Chuẩn Bị, và khi hànhgiả đạt được sự trực giác về tính không thì đượcgọi là Lộ Trình Tri Kiến.

Trikiến thể nghiệm về tính không lại phải dựa trên cơ sởtri thức hiểu biết về tính không, được phát triển thôngqua suy luận. Quả thật, không có sự suy luận đó, thì khôngthể đạt tới một thể nghiệm dựa trên thiền định vềtính không. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển tri thứchiểu biết được gọi là Lộ Trình Tích Lũy[100] . Điểmkhởi đầu của lộ trình này là khi hành giả phát triểnmột tâm nguyện chân thật hướng đến sự giải thoát - vàđây được xem là khởi điểm tối sơ của Phật đạo. [101]

Giáopháp Thanh văn thừa

Ngaycả trước khi bắt đầu việc tu tập, [102] ta cũng cần cómột sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng. Để khởi đầu,sự thực hành quan trọng nhất là ba pháp tu tập cao hơn: tutập giới luật (Śila), sự tập trung tâm trí hay thiền định(samādhi), và tuệ giác hay trí tuệ (Prajñā). [103]

Kinhđiển thường mô tả một cách tổng quát sự chuyển đổitừ giai đoạn này sang giai đoạn khác dựa vào kinh nghiệmcủa hành giả. Do đó, điều quan trọng cần phải hiểu đượclà con đường thực sự mà hành giả đang theo đuổi chínhlà con đường liên tục phát triển sâusắc hơn nữa tri kiếnvà sự giác ngộ về tính không; thuật ngữ Phật giáo gọiđây là phần Tuệ học. Hơn nữa, trí tuệ giác ngộ tínhkhông này phải được phát triển trong bối cảnh kết hợpgiữa trạng thái nhất tâm và sự quán chiếu nội tâm; thườngđược biết đến như là sự kết hợp giữa hai pháp tu chỉ(śamatha) và quán (vipaśyana).

Đểcó được sự kết hợp giữa hai điều này, ta phải pháttrển pháp tu chỉ trước tiên, vì chỉ có điều này mớicho phép ta định hướng được năng lực và sự tập trungcủa mình. Do vậy, việc tu tập pháp chỉ là điều then chốt.Để đạt đến thành công, cần phải có hai yếu tố, đólà sự vận dụng chánh niệm và sự vận dụng tâm tỉnh giác.Bản thân hai năng lực này lại chỉ phát triển thành tựunếu sự nhất tâm của ta được dựa trên cơ sở một nếpsống đạo hạnh, luôn tuân thủ giới luật trong cả tháiđộ và cách sống. Dĩ nhiên, điều này nhấn mạnh tầm quantrọng cơ bản của giới hạnh. Như vậy, giờ đây ta có thểthấy là cả ba pháp tu tập giới, định và tuệ có quan hệgắn liền với nhau như thế nào.

Vàcả ba pháp tu tập này là chung cho cả Thanh văn thừa cũngnhư Đại thừa.

Giáopháp Đại thừa

Bâygiờ ta phải nhìn đến một phương diện quan trọng khác củaPhật giáo, đó là phần giáo pháp mà toàn bộ những lờidạy của Phật đều đặt nền móng trên yếu tố từ bi.Từ bi chính là nền tảng của Chánh pháp. Sự thực hành nângcao tâm hồn đẹp đẽ và phát triển tâm vị tha là nhằmđể đào sâu hiểu biết của chúng ta về lòng từ bi và khơidậy năng lực từ bi sẵn có trong ta. Chính trên cơ sở củalòng từ bi sâu sắc mà ta phát triển tâm nguyện vị tha đểtìm cầu sự giác ngộ mang lại lợi ích cho muôn loài.

Theotruyền thống thì điều này gọi là phát tâm Bồ-đề. TâmBồ-đề là gì? Trong Hiện quán trang nghiêm luận của ngàiDi-lặc thì tâm Bồ-đề được miêu tả như là việc có hainhân tố thúc đẩy: Nhân tố đầu tiên lòng từ bi chân thậthuớng về tất cả chúng sinh, và nhân tố thứ hai là nhậnbiết về sự thiết yếu phải đạt tới giác ngộ viên mãnđể mang lại lợi ích cho muôn loài. Thật vậy, để pháttriển lòng vị tha của tâm Bồ-đề thì chỉ có lòng từbi không thôi là chưa đủ. Tâm Bồ-đề nhất thiết phảidựa trên một lòng từ bi có ý thức trách nhiệm để bạnluôn sẵn lòng tự nhận lấy nhiệm vụ cứu vớt muôn loài.

Ýthức trách nhiệm này chỉ khởi lên khi bạn phát khởi mộtlòng từ bi chân thật và trở thành bản năng tự nhiên, rộngmở đến tất cả chúng sinh không có ngoại lệ. Đây là lòngtừ bi phổ quát. Nó được gọi là mahākaruṇā hay là «đạibi» để phân biệt với lòng bi thông thường vốn có giớihạn. Mặc dù vậy, lòng đại bi tự nó sẽ không phát khởitrừ phi bạn có một tuệ giác xác thật về bản chất củakhổ đau, không chỉ là khổ đau của chính mình mà còn làcủa kẻ khác. Bạn nhận biết tình trạng của mình là đangđau khổ, và rồi bạn cũng cảm thấy một sự cảm thôngchân thật và gắn bó với người khác. Trong tương quan vớituệ giác về bản chất của khổ đau, sự quán chiếu Chânlý thứ nhất - Khổ đế - sẽ giúp bạn phát triển sâu sắchơn tuệ giác của mình.

Vớimột người thực hành vị tha thì điều quan trọng là phảihiểu rằng việc đạt tới giải thoát cho riêng mình khôngthôi là chưa đủ. Điều này không chỉ là mang tính chấtchủ nghĩa cá nhân mà ngay cả xét từ góc độ con đườngtu tập để hoàn thiện bản thân người đóthì cũng chưaphải là trạng thái hoàn toàn tỉnh giác.

Dođó, điều thiết yếu là ta phải nuôi dưỡng lòng cảm thôngtự nhiên và cảm giác gắn bó với người khác. Kinh điểncó dạy một trong những phương thức để làm được điềunày là hình dung mọi chúng sinh đều là mẹ ta, hay một ngườinào đó thân thiết với ta. Bạn khơi dậy lòng thương yêutự nhiên đối với mẹ mình hay một người nào đó thânthiết, và mở rộng lòng thương yêu ấy đến với tất cảchúng sinh. Bằng cách này, bạn phát triển được một sựthông cảm tự nhiên và đáp ứng tức thì. Mặc dù vậy, sựcảm thông không thể sinh khởi nếu các cảm xúc của bạnđối với tha nhân thay đổi do cách nhìn nhận một số ngườinào đó là kẻ thù và một số khác là bạn hữu. Sự phânbiệt đối xử này cần phải vượt qua trước nhất, và đểlàm được điều này thì việc thực hành tâm bình thản lànền tảng quan trọng.

Mộtphương pháp khác được ngài Tịch Thiên (Shantideva) trình bàytrong Nhập Bồ-đề hành luận.[104] Ngài giải thích mộtphương pháp để nuôi dưỡng sự cảm thông thực sự bằngcách xem người khác như chính bản thân mình. Thí dụ, cũnggiống như bản thân bạn luôn mong ước được hạnh phúcvà vượt qua đau khổ, người khác cũng có sự khao khát tươngtự như vậy; và cũng giống như bản thân bạn có quyền đạtđược điều đó, mọi người khác cũng vậy. Với ý thứcbình đẳng đó, bạn đảo ngược quan điểm luôn tự xem mìnhlà tâm điểm quan trọng, đặt bản thân mình vào vị trícủa người khác và liên hệ với họ như thể là những ngườimình thương yêu hơn cả chính bản thân.

Theotruyền thống Tây Tạng, hai phương pháp khác biệt trên đượckết hợp và dùng làm đối tượng của thiền quán. Một khinhờ vào kết quả của sự quán chiếu và thiền định màbạn đạt được dù chỉ là một kinh nghiệm mô phỏng củatâm vị tha, thì thường là đức tính đó sẽ được ổnđịnh và củng cố qua việc tham gia một nghi lễ phát tâmBồ-đề. Tiếp theo sau đó, cần phải có một tâm nguyệnmãnh liệt dấn thân vào thực hành Bồ Tát hạnh. Theo truyềnthống, hành giả chính thức phát khởi hạnh nguyện Bồ Tátvào thời điểm này. Lý tưởng Bồ Tát, hay Bồ Tát hạnh,được thâu gồm trong ba điều Giới luật: thứ nhất là ngănngừa hết thảy mọi điều bất thiện; thứ hai là quyếttâm thành tựu hết thảy các điều lành; và thứ ba là luôncứu vớt giúp đỡ muôn loài.

Từquan điểm về cách thức các nhân tố thực hành sẽ dẫntới một trạng thái kết quả, các hạnh Bồ Tát đôi khicũng được mô tả trong hai dạng tích lũy: tích lũy trí tuệvà tích lũy công đức. Hai dạng tích lũy này cùng xuất hiệntrong sự kết hợp giữa phương tiện với trí huệ, và trongđạo Phật chúng không bao giờ tách rời nhau.

Giáopháp Kim cương thừa

Sựsâu sắc và tinh tế của Mật tông (Tantra)[105] hay Kimcương thừa (Vajrayāna) phát xuất từ sự thực hành hợp nhấtphương tiện và trí huệ. Nói một cách hết sức vắn tắtthì một trong những nét độc đáo của sự hợp nhất phươngtiện và trí tuệ trong giáo pháp Kim cương thừa là hành giảtrước tiên phải hướng nhận thức của mình về bản ngãvà thế giới đến một sự hiểu biết về tính không vàhòa tan mọi thứ vào tính không đó. Và rồi nhận thức vềtính không đó sẽ được hình tượng hóa (dĩ nhiên vào giaiđoạn khởi đầu thì chỉ là một cách tuởng tượng) nhưlà một dạng toàn hảo của Thánh hộ trì[106] thiền.Kế đến, bạn quán chiếu về bản chất phi vật thể haytrống không của vị Thánh hộ trì đó. Như vậy, chỉ trongmột trường hợp nhận thức, cả phương tiện và trí huệđều có mặt và trọn vẹn: có sự hình tượng hóa của mộtThánh hộ trì và cùng lúc có cả sự hiểu biết về bảnchất trống không của vị Thánh hộ trì đó.

Trongtruyền thống Kim cương thừa có bốn lớp nguyên lý tantrachính yếu, theo các phái Gelug, [107] Sakya[108] vaø Kagyu;[109] đó là Kria tantra, Carya tantra, Yoga tantra, và Tối thượngDu-già tantra.[110] Hai lớp nguyên lý đầu tiên không baogồm việc phát nguyện Vajrayana; các phát nguyện tantra thuộcvề Mật tông Du-già và Mật Tông Tối thượng Du-già. MậtTông Tối thượng Du-già còn có các thực hành thiền địnhsử dụng nhiều yếu tố sinh lý đa dạng, chẳng hạn nhưviệc hình tượng hóa các kênh năng lực của cơ thể, cácnăng lực luân chuyển trong các kênh ấy, các “giọt vi tế”...Trong tất cả các pháp thiền khác nhau này thì điểm then chốtluôn luôn là nguyện lực của tâm Bồ-đề và tuệ giác vềtính không. Thiếu đi hai nhân tố này, không một pháp thiềnnào kể trên thậm chí có thể được xem là pháp Phật.

Tuynhiên, theo một số kinh văn xác thật và rất đáng tin cậycủa Mật tông Du-già thì pháp tu Kim cương thừa cũng có thểdựa trên hiểu biết về tính không của phái Duy thức, khôngnhất thiết phải là theo Trung quán tông. Mặc dù vậy, tôivẫn cảm thấy rằng nếu muốn cho các thực hành tantra làtoàn diện, và muốn đạt tới sự giác ngộ viên mãn theogiáo pháp tantra, thì một tuệ giác về tính không dựa theoTrung quán tông là thực sự cần thiết.

Lờikhuyên cho người thực hành Phật pháp

Có3 lời khuyên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Điềuđáng nói trước tiên là trừ phi bạn có thể thiết lậpmột nền tảng vững chắc trong các thực hành căn bản củaPhật pháp, như những điều mà tôi đã vạch ra, bằng khôngthì ngay cả các pháp tu được xem là sâu xa của Kim cươngthừa cũng sẽ không mang lại hiệu quả gì. Điều quan trọnglà, đối với người thực hành Phật pháp thì sự phát triểnmột hiểu biết về Tứ diệu đế và suy gẫm sâu xa về điềuđó là thực sự thiết yếu. Do đó, thiền tập phải là mộtphần trọng yếu trong sự thực hành của bạn, bao gồm cảhai pháp chỉ và quán.

Nhântố quan trọng thứ hai là sự quyết tâm của bạn. Bạn khôngnên tưởng tượng rằng tất cả mọi sự tiến triển nóitrên có thể diễn ra trong vòng vài ba ngày hay vài ba năm; chúngthật ra có thể phải đến nhiều đời, nhiều kiếp, nênsự quyết tâm rõ ràng là thiết yếu. Nếu bạn tự xem mìnhlà một Phật tử và muốn thực sự thực hành Phật pháp,thì ngay từ khi bắt đầu bạn phải hạ quyết tâm thực hiệnđến cùng, bất chấp việc ấy có phải trải qua đến hàngtriệu hay hàng tỷ kiếp sống. Nói cho cùng, ý nghĩa cuộcsống của ta là gì? Tự nó không hề có một ý nghĩa nộitại nào cả. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng cuộc sống theo mộtcách tích cực, thì ngay cả những ngày tháng và những niênkỉ đó cũng sẽ trở nên đầy ý nghĩa. Ngược lại, nếubạn hoang phí đời sống một cách không mục đích thì dùchỉ một ngày cũng sẽ cảm thấy là quá dài. Bạn sẽ thấyrằng, một khi bạn có được một quyết tâm kiên định vàmột mục đích rõ ràng, thì thời gian sẽ không là quan trọng.

Nhưngài Tịch Thiên đã viết trong bài thi kệ rất hay này:

Baolâu còn đó hư không,
Sinhlinh cam chịu trong vòng khổ đau,

Nguyệnrằng tôi vẫn còn đây,

Tậntrừ đau khổ đến ngày sáng tươi.[111]

Lờilẽ trong bài thi kệ thật sự đã truyền đạt một tri kiếnnhất định cho tôi, và những lời thơ thật hết sức truyềncảm.

Vàlời khuyên cuối cùng của tôi là, bạn càng nôn nóng, càngmong muốn một phương thức nhanh nhất, rẻ nhất hay tốt nhất,thì lại càng có nhiều khả năng phải nhận lấy một kếtquả rất tồi. Vì thế, tôi cho rằng đây là một phươngpháp sai lầm.

Kếtluận

Nếuphải nêu ra điểm thiết yếu nhất trong bài giảng này, hẳntôi sẽ nói rằng: Nếu sự hiểu biết về Tứ diệu đếcủa bạn hình thành từ các quán chiếu sâu sắc như đã nóitrên, thì bạn sẽ có một sự kính ngưỡng sâu xa đối vớiChánh pháp, vốn là đối tượng chân thật của sự quy y,và bạn cũng sẽ phát triển lòng tin vào khả năng vận dụngChánh pháp ngay trong bản thân mình. Trên cơ sở của một lòngtin như vậy, bạn sẽ có thể phát triển tín tâm chân thậtđối với đức Phật, bậc thầy đã chỉ ra cho bạn con đườngtu tập, và bạn cũng sẽ có một lòng tôn kính sâu xa đốivới chúng Tăng, những người đồng hành tinh thần trên conđường này.

Nếusự hiểu biết của bạn về Tam bảo được dựa trên mộtchứng ngộ thâm sâu về Tứ diệu đế như đã nói trên, thìmỗi khi bạn nghĩ đến Phật, Pháp và Tăng, Tam bảo sẽ hiệnđến với bạn thật sống động, với sự sáng tươi mớimẻ. Đây chính là ý nghĩa của việc thực hành quy y Tam bảo.

Trongthực tế, để tóm gọn một cách chính xác và rõ ràng hơnnữa, có thể nói rằng toàn bộ những gì tôi đã giảng giảiở đây chính là để chỉ rõ ý nghĩa của việc quy y Tam bảo.

Mặcdù sự thực hành của riêng tôi là rất kém cỏi, quả thậtrất kém cỏi, và mặc dù tôi có trì chú cũng như quán tưởngmột số mạn-đà-la (ma??ala), nhưng trọng tâm chính trong sựtu tập hằng ngày của tôi vẫn là Tứ diệu đế và tâm Bồ-đề.Tôi cảm nhận rằng hai pháp tu này là thực sự mang lại lợiích thiết thực. Đôi khi tôi nghĩ rằng việc quán tưởngcác Thánh hộ trì có thể gần như là một cách tự lừa dối.Trong quan điểm của tôi, chúng ta nhất thiết phải theo đuổiviệc thực hành theo trình tự từng bước một, với sự kiênnhẫn và quyết tâm. Nếu bạn thực hành theo cách này thìsau một năm hay mười năm, bạn sẽ nhận ra được ít nhấtlà một sự hoàn thiện nào đó trong bản thân. Và khi bạnthấy được như vậy, điều đó sẽ mang lại một sự khíchlệ mới để tiếp tục. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận biếtrằng sự thay đổi thật không dễ dàng chút nào.

Giờđây bạn đã đọc qua những lời dạy này về Tứ diệu đế,Nếu bạn tự xem mình là một Phật tử thì xin hãy thực hànhnhững lời dạy này. Những lời dạy này không nên chỉ giữlại ở mức độ tri thức. Thực hành và giáo lý phải gắnliền với cuộc sống chúng ta. Dĩ nhiên, điều này cũng đúngvới những người thực hành và tín đồ của các tín ngưỡngkhác, như là Thiên chúa giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo; dùvới bất cứ niềm tin nào, nếu bạn chấp nhận niềm tinđó thì nó phải trở thành một phần trong cuộc sống củabạn. Nếu bạn chỉ đi lễ nhà thờ vào chủ nhật và chắptay cầu nguyện trong chốc lát thì vẫn là chưa đủ, nếunhư trong khoảng thời gian còn lại cách ứng xử của bạnvẫn không có gì thay đổi. Cho dù bạn có tự thân đi đếnnhà thờ hay không, tôi nghĩ rằng giáo lý tôn giáo của bạnphải luôn nằm trong tim bạn. Điều đó rất quan trọng. Chỉkhi đó bạn mới có được một thể nghiệm về giá trịchân thật của nó, nếu không thì đó chỉ là đơn giản làmột phần kiến thức trong đầu bạn, và khi bạn đối mặtvới những khó khăn trong cuộc sống thì điều đó sẽ khônggiúp được gì.

Mộtkhi giáo pháp đã gắn liền với cuộc sống của bạn, bấtcứ lúc nào bạn gặp phải khó khăn thật sự thì sự thựchành giáo pháp sẽ cho bạn một nội lực. Cũng thế, khi bạngià yếu, hay mắc phải một căn bệnh nan y, và khi cái chếtcuối cùng tìm đến, thì sự tu tập của bạn sẽ thực sựmang lại cho bạn một nội tâm vững chãi, an ổn. Xét cho cùngthì cái chết là một phần của sự sống; nó không có gìlạ cả; sớm muộn gì tất cả chúng ta đều cũng phải trảiqua. Lúc đó, cho dù còn có kiếp sau hay không thì sự bìnhthản của tâm hồn vẫn là rất quan trọng. Làm thế nào đểcó được sự bình tâm trong một thời khắc quan trọng nhưthế? Điều đó chỉ có thể đạt được nếu ta có đượcnhững kinh nghiệm tự thân mang lại cho ta nội lực, vì khôngai khác có thể cho ta sức mạnh này - không thần thánh nào,không bậc thầy nào, và cũng không bạn bè nào hết. Đâylà lý do tại sao đức Phật nói rằng bạn phải là bậc thầycủa chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com