- Lời ngỏ cùng quý độc giả
- Phần Mở Đầu
- Chương I: Dẫn nhập Tứ diệu đế
- Chương II: Khổ đế (Chân lý về khổ)
- Chương III: Tập khổ đế (Chân lý về nguồn gốc của khổ)
- Chương IV: Diệt khổ đế (Chân lý về diệt khổ)
- Chương V: Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)
- Phụ Lục 1: Từ bi - Cơ sở hạnh phúc con người
- Phụ lục 2: Các Quán Chiếu Phật Giáo
- Chú Thích
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỨ DIỆU ĐẾ
NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguyên tác: The Four Noble Truths (1997)
Bản dịch Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa - Hiệu chỉnh: Dominique Side
Bản dịch Việt ngữ: Võ Quang Nhân - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến
Tập khổ đế(Chân lý về nguồn gốc của khổ)
Trongchương trước, chúng ta đã xem xét sự thật rằng tất cảchúng ta đều khao khát hạnh phúc và ước muốn vượt quađau khổ, và chúng ta có khuynh hướng tạo ra những điềukiện gây thêm đau khổ như thế nào bất chấp cả sự khaokhát tự nhiên đó, chỉ vì ta không biết cách tạo ra cácnguyên nhân của hạnh phúc. Ta nhận thấy nguồn gốc củatình huống này là một sự nhầm lẫn về cơ bản, hay gọitheo thuật ngữ Phật giáo là căn bản vô minh. [46] Sự nhầmlẫn này không chỉ là trong cách nhận thức về sự vật,mà còn cả trong nhận thức về các mối quan hệ nhân quảnữa. Do đó, trong Phật giáo ta nói về hai loại vô minh, hayavidy?, là: vô minh về luật nhân quả, cụ thể là luật nghiệpbáo, và vô minh về bản chất tuyệt đối của thực tại.Những điều này liên hệ tương ứng tới hai cấp độ củahiểu biết về lý duyên khởi mà ta đã nói sơ qua trong trongphần mở đầu.Cấp độ đầu tiên là hiểu biết về sựphụ thuộc có tính nhân quả, giúp phá tan đi loại vô minhvề luật nhân quả. Cấp độ sâu xa hơn là hiểu biết bảnchất tuyệt đối của thực tại, giúp phá trừ loại cănbản vô minh.
Tuynhiên, điều này không có nghĩa rằng vô minh là nguyên do duynhất của sự chìm đắm trong mê muội. Tất nhiên là còncó nhiều nhân duyên phát sinh khác nữa, được gọi bằngthuật ngữ kleśa,[47] chỉ cho “những ý tưởng và cảmxúc gây đau khổ”. Đây là một nhóm các cảm xúc và tưtưởng rất phức tạp, được mô tả chi tiết trong A-tì-đạt-ma.Chẳng hạn, theo A-tì-đạt-ma thì có 6 cảm xúc và ý tưởngphiền não căn bản, từ đó khởi lên 20 loại cảm xúc vàý tưởng phụ thuộc. Như vậy, luận A-tì-đạt-ma trình bàymột sự giải thích đầy đủ về toàn thể thế giới củatư tưởng và cảm xúc.
Trongkinh văn của Kim cương Mật thừa (Tantric Vajrayana) còn có mộtcách giải thích khác về tiến trình chìm đắm trong luân hồitrình bày chi tiết 80 loại ý tưởng hay khái niệm cho thấychúng ta đang trong trạng thái chưa giác ngộ. Kinh văn Kalachakra,một lớp giáo lý và thực hành thiền định trong Kim cươngthừa còn phân tích xa hơn về nguyên nhân của sự chìm đắmtrong luân hồi xét về những khuynh hướng tự nhiên.
Nhữngtư tưởng và cảm xúc phiền não này, vốn được hình thànhtừ sự mê lầm căn bản của chúng ta, sẽ làm khởi lên cáchành vi có tác ý. Như vậy, sự mê lầm cùng với các hànhvi tạo nghiệp chính là nguồn gốc của khổ đau.
Nóichung, các cảm xúc và ý tưởng phiền não được định nghĩalà những cảm xúc và ý tưởng nào mà chỉ riêng sự sinhkhởi của chúng đã tạo ra ngay sự xáo trộn tức thời trongtâm thức. Từ đó, chúng gây phiền não cho ta từ bên trong.
Nghiệp[48]
Phânloại các hành vi tạo nghiệp
Nếutrên đây là định nghĩa tổng quát về kleśa, vậy địnhnghĩa của karma là gì? [49] Ta phải nhớ đặt thuật ngữ nàytrong bối cảnh hiểu biết rộng hơn của đạo Phật về luậtnhân quả tự nhiên. Karma, hay nghiệp, là một biểu hiện cụthể của luật nhân quả tự nhiên vận hành khắp cả vũtrụ. Và theo Phật giáo thì tất cả sự vật hiện hữu chỉhoàn toàn như là sự kết hợp các nhân duyên.
Nhưvậy, nghiệp là một biểu hiện của luật chung về nhân quả.Điều làm cho nghiệp trở thành cá biệt là việc nó gắnliền với hành động có tác ý, và do đó cũng gắn liềnvới một chúng sinh tạo tác. Các tiến trình nhân quả tựnhiên vận hành trong vũ trụ không thể gọi là nghiệp khikhông gắn liền với một chúng sinh tạo tác. Một tiến trìnhnhân quả muốn được xem là một tiến trình nghiệp cầnphải gắn liền với một cá nhân có tác ý dẫn đến mộthành vi cụ thể. Chính loại cơ chế nhân quả đặc biệtnày được gọi là nghiệp.
Nhưvậy, trong phạm vi tổng quát của các hành vi tạo nghiệp,ta có thể nói đến ba loại hành vi khác nhau tạo ra các kếtquả tương ứng. Các hành vi tạo ra khổ đau nói chung đượcxem là những hành vi tiêu cực hay hành vi bất thiện. Nhữnghành vi dẫn tới các kết quả tích cực và đáng mong muốn,chẳng hạn như là những kinh nghiệm vui thích và hạnh phúc,được xem là các hành vi tích cực hay hành vi thiện. Loạithứ ba bao gồm những hành vi dẫn tới sự thản nhiên, haycác cảm xúc và kinh nghiệm trung tính; chúng được xem lànhững hành vi trung tính, không phải là hành vi thiện, cũngkhông phải hành vi bất thiện. [50]
Xétvề bản chất thực sự của chính các hành vi tạo nghiệp,có hai loại chính yếu là: hành vi tinh thần - là các hànhvi không nhất thiết được biểu lộ thành hành động cụthể - và hành vi vật thể, bao gồm các hành vi được thựchiện bằng thân thể và bằng miệng. [51] Và rồi nếu xéttheo phương cách biểu hiện của một hành vi, ta phân biệtcó các hành vi của ý, của lời nói, và của thân thể. Thêmnữa, trong kinh điển ta cũng thấy đề cập đến những hànhvi tạo nghiệp là thuần thiện hay bất thiện, và các hànhvi pha lẫn cả thiện và bất thiện. Tôi cảm thấy rằng đốivới nhiều người trong chúng ta, những người đang tu tậptheo Chánh pháp, thì hầu hết các hành vi là sự pha lẫn cảthiện và bất thiện.
Nếuphân tích riêng rẽ một hành vi tạo nghiệp, ta có thể thấyđược nhiều giai đoạn trong hành vi ấy. Có một giai đoạnkhởi đầu, là giai đoạn phát khởi động lực hay tác ý;có giai đoạn thực sự diễn ra hành vi; và sau đó có giaiđoạn đỉnh điểm hay sự hoàn tất hành vi. Trong kinh dạyrằng, cường độ và tác động của một hành vi tạo nghiệpbiến đổi tùy theo cách thức diễn ra của mỗi một giai đoạnnày.
Hãylấy thí dụ về một hành vi bất thiện. Nếu trong giai đoạnphát khởi động lực, người thực hiện hành vi đó có mộtcảm xúc tiêu cực rất mạnh, chẳng hạn như là giận dữ,và rồi anh ta hành động trong cơn bốc đồng, thực hiệnhành vi ấy, nhưng ngay sau đó liền cảm thấy hối tiếc sâusắc về hành vi vừa làm, thì cả ba giai đoạn nói trên sẽkhông hoàn tất trọn vẹn. Kết quả là hành vi bất thiệnđó sẽ có tác động kém hơn so với trường hợp thực hiệntrọn vẹn mọi giai đoạn - với một động lực mạnh mẽ,hành vi thực sự được thực hiện, và một cảm giác thoảmãn, hài lòng về hành vi đã làm. Tương tự, có thể có nhữngtrường hợp mà người ta có động cơ rất yếu ớt nhưngdo tình thế bắt buộc phải thực hiện hành vi. Trong trườnghợp này, mặc dù hành vi bất thiện đã thực hiện nhưngnó tác động thậm chí còn kém hơn so với thí dụ đầu tiên,vì không có một động lực mạnh. Vì thế, tùy theo cườngđộ của động lực thúc đẩy hành vi, của hành vi thựcsự diễn ra, và của sự hoàn tất hành vi mà nghiệp lựcđược tạo ra sẽ có những mức độ tương ứng.
Dựatrên những khác biệt cơ bản này, trong kinh điển bàn đếnbốn loại hành vi: Hành vi được thực thi nhưng không tạonghiệp,[52] hành vi có tạo nghiệp nhưng không thực thi,[53] hành vi được thực thi và tạo thành nghiệp, [54] hànhvi không được thực hiện cũng không tạo thành nghiệp.[55] Điều quan trọng ở đây là phải hiểu được ý nghĩa củaluận điểm trên và đánh giá đúng được rằng: vì mỗimột hành vi đều có những giai đoạn khác nhau, nên các hànhvi tạo nghiệp tự chúng là một sự kết hợp và tính chấtcủa chúng có thể được mô tả như là kết quả tích lũycủa mỗi yếu tố trong sự kết hợp đó.
Mộtkhi đánh giá đúng ý nghĩa này thì mỗi lần có cơ hội đểthực hiện một hành vi tích cực, là một người tu tập Chánhpháp, điều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng tronggiai đoạn khởi đầu, động cơ tích cực của bạn rất mạnhmẽ, và rằng bạn có một ý định kiên cường để thựchiện hành vi này. Sau đó, khi đã thật sự tiến hành hànhvi, bạn phải chắc chắn là đã làm theo cách tốt nhất, vàđã cố hết sức mình để đạt đến thành công. Khi hànhvi đã thực hiện xong, điều quan trọng là phải nhớ hồihướng thiện nghiệp đã được tạo ra về cho sự an lànhcủa tất cả chúng sinh cũng như sự giác ngộ của chính bảnthân mình. Nếu bạn có thể củng cố tâm nguyện hồi hướngđó bằng sự hiểu biết về tự tánh của thực tại, thìtâm nguyện đó hẳn sẽ càng thêm mạnh mẽ hơn.
Lànhững người tu tập Chánh pháp, lý tưởng nhất dĩ nhiênlà ta phải cố tránh không làm bất cứ một hành vi bất thiệnnào. Nhưng ngay cả khi ta chợt nhận ra mình thật sự đangở trong tình huống phạm vào một hành vi bất thiện, điềuquan trọng là phải giữ sao cho ít nhất thì động cơ thúcđẩy cũng không mạnh mẽ, và ta hoàn toàn không thực hiệnvới một cảm xúc mạnh. Sau đó, ngay cả trong lúc đang tiếnhành hành vi ấy, nếu ta có một sự dằn vặt lương tâm mạnhmẽ và một cảm giác hối tiếc, ăn năn, thì tất nhiên làhành vi bất thiện đó sẽ rất yếu ớt. Cuối cùng, theo sauhành vi đó không nên có bất kỳ một cảm giác thoả mãnnào. Ta không nên vui sướng với bất kỳ hành vi bất thiệnnào đã làm, mà tốt hơn nên có cảm giác ân hận, hối tiếcthật sâu sắc, và ngay sau đó ta nên gột sạch điều bấtthiện ấy, nếu có thể. Nếu ta có thể làm được như vậy,có thể sống một nếp sống liên hệ các hành vi thiện vàbất thiện của mình theo phương thức này, thì ta sẽ có thểtuân theo các giáo huấn về nghiệp lực một cách hiệu quảhơn nhiều.
Mặcdù có nhiều loại hành vi bất thiện khác nhau, kinh điểnPhật giáo tóm lại thành 10 điều gọi là Thập bất thiệnđạo, hay Thập ác nghiệp. Trong đó, có ba điều thuộc vềthân, bốn điều thuộc về lời nói (khẩu), và ba điều thuộcvề ý. Ba hành vi bất thiện thuộc về thân là: giết hại,trộm cắp [56] và tà dâm;[57] bốn hành vi bất thiệnthuộc về lời nói là nói dối, nói lời chia rẽ, nói lờiác nghiệt và nói lời thêu dệt, vô nghĩa; ba hành vi bấtthiện thuộc về ý là tham lam, nuôi dưỡng những tư tưởng,ý định gây hại, và chấp giữ những quan niệm sai trái,tà kiến.[58] Một cách lý tưởng, nếu có thể đượcthì một người tu tập Chánh pháp nên sống theo cách tránh xa mọi hành vi bất thiện. Nếu không thể như vậy thìít nhất cũng phải cố gắng hết sức để hạn chế tốiđa những điều bất thiện. Theo cách hiểu của người Phậttử thì việc sống theo giới luật và tránh xa các hành vibất thiện chính là nếp sống đạo đức.
Nghiệpvà cá nhân
Mộtngười thực hành Phật pháp thật sự bắt đầu việc gắngsức sống đời đạo hạnh như thế nào? Khát vọng tối hậucủa một con người là đạt tới sự giải thoát khỏi luânhồi; đạt được sự tự do tâm linh hay sự giác ngộ. Vìthế, một trong các nhiệm vụ chính yếu là phải chế ngựđược mọi phiền não. Mặc dù vậy, một người tu tập tronggiai đoạn khởi dầu không có cách nào để trực tiếp đốitrị với những cảm xúc và tư tưởng tiêu cực, nên phươngcách hợp lý để tiến hành là chỉ đơn giản tìm ra mộtphương pháp để ngăn chặn sự biểu lộ của các hành vibất thiện qua thân, khẩu và ý. Vì vậy, bước đầu tiênlà phải phòng hộ thân, khẩu, ý tránh xa các hành vi bấtthiện, để không buông xuôi trước sức mạnh và sự thốngtrị của các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực.
Mộtkhi bạn đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên này, bạn có thểtiến lên giai đoạn thứ nhì và giải quyết nguyên nhân cộirễ - đó là căn bản vô minh đã được nói tới trước đây.Ở giai đoạn này, bạn có thể trực tiếp chống lại cácsức mạnh của phiền não. Khi đã làm được việc đó, thìgiai đoạn thứ ba bao gồm không chỉ riêng việc chế ngựđược phiền não, mà còn phải nhổ tận gốc mọi thiên hướngvà dấu vết mà chúng để lại trong tâm ý. Đây chính làlý do vì sao ngài Thánh Thiên (Āryadeva) đã nói trong tác phẩmTứ bách kệ tụng về Trung quán tông rằng một khát vọngtinh thần chân chính trước hết phải chế ngự được cáchành vi bất thiện, tiếp đó phải đối trị được mọisự chấp ngã, và cuối cùng phải vượt trên tất cả cácquan điểm trói buộc ta trong cõi luân hồi. [59]
Nhưđã thấy, Phật giáo giải thích cách thức mà cả môi trườnglẫn các loài hữu tình sống trong môi trường đó đượctạo ra như là một kết quả của căn bản vô minh, cụ thểlà nghiệp lực sinh khởi từ vô minh. Tuy nhiên, chúng ta khôngnên nghĩ rằng vô minh tự nó sinh ra mọi thứ mà không cónguồn gốc. Thật ra không phải vậy. Nghiệp lực không giốngnhư một nguyên nhân bất diệt. Ta cần nhận biết rằng, đểnghiệp lực có thể vận hành và có tiềm năng tạo ra cáchậu quả, nó cần phải dựa trên một nền tảng. Điều nàydẫn đến sự tồn tại một dòng tương tục trong cả thếgiới vật chất và thế giới tinh thần. Ta có thể truy nguyêndòng tương tục của thế giới vật chất cho tới sự khởiđầu của một vũ trụ cụ thể, và thậm chí có thể truynguyên cả “sự khởi đầu” đó từ hư không. Phật giáochấp nhận sự tồn tại của cái được biết như là “khônggian các hạt vật chất”, [60] và tin chắc rằng có một giaiđoạn trống không trong đó hàm chứa nguồn gốc của vũ trụvật chất theo một nghĩa nào đó.[61] Trong trường hợpcủa thế giới tinh thần, ta không thể nói rằng dòng tươngtục của thức trong các loài hữu tình là kết quả của nghiệplực. Càng không thể nói rằng tiến trình nối tiếp vô tậncủa vật chất và tâm thức là kết quả của nghiệp lực.
Vànếu điều này là đúng, nếu dòng tương tục căn bản khôngđược tạo thành bởi nghiệp lực, thì nghiệp nằm ở đâu?Nghiệp đóng vai trò tác nhân trong việc hình thành chúng sinhhữu tình và môi trường sống tự nhiên của họ ở điểmnào? Có lẽ ta có thể cho rằng có một tiến trình tự nhiêntrong thế giới, và vào một thời điểm nào đó, khi sự tiếnhóa đạt tới một giai đoạn có thể gây ảnh hưởng đếncác kinh nghiệm của chúng sinh - làm sinh khởi các kinhnghiệm khổ đau hay vui thích, hạnh phúc. Chính ở điểm nàymà nghiệp tham gia vào tiến trình. Dù sao thì tiến trình củanghiệp cũng chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với kinh nghiệmcủa các loài hữu tình.
Chonên, nếu hỏi rằng liệu tâm thức có được tạo ra bởinghiệp hay không, hoặc là liệu các loài hữu tình có đượctạo ra bởi nghiệp hay không, thì câu trả lời có lẽ là“không”. Nhưng mặt khác, nếu hỏi rằng liệu thân thểvà ý thức của con người có được tạo ra bởi nghiệp haykhông, thì câu trả lời là “có”, vì cả hai điều nàyđều là kết quả của các hành vi thiện.[62] Việc chấpnhận vai trò tạo tác của nghiệp ở đây là vì khi nói vềthân thể và ý thức con người, ta đang chỉ đến một trạngthái hiện hữu liên quan trực tiếp với các kinh nghiệm đauđớn và sung sướng của một cá nhân. Cuối cùng, nếu hỏirằng liệu cái bản năng tự nhiên tìm kiếm hạnh phúc vàvượt qua khổ đau của chúng ta có được tạo ra bởi nghiệphay không, thì câu trả lời có lẽ cũng là “không”.
Nghiệpvà thế giới tự nhiên
Bâygiờ, khi chuyển sang với sự tiến hóa của thế gới vậtlý nói chung, ta không thể nói rằng các tiến trình nhân quảtự nhiên được tạo ra bởi nghiệp. Tiến trình nhân quảtrong thế giới tự nhiên diễn ra bất chấp nghiệp. Dù vậy,nghiệp cũng giữ một vai trò trong việc quyết định dạngthức của tiến trình hay chiều hướng của nó.
Ởđây, cũng nên nhắc đến một điều là, theo quan điểm phântích của Phật giáo ta phân biệt hai lĩnh vực cứu xét. Mộtlĩnh vực có thể gọi là “tự nhiên”, trong đó chỉ cótiến trình tự nhiên của các luật nhân quả vận hành, vàlĩnh vực kia là khi xuất hiện những tính chất nhất địnhnào đó, tùy thuộc vào các tương tác nhân quả đã có. Dựatrên sự phân biệt này, ta thấy các đường lối lập luậnkhác nhau đã được vận dụng trong nỗ lực tìm hiểu bảnchất của thế giới hay thực tại.
Thídụ, trong phân tích Phật giáo ta vận dụng Bốn nguyên lýcủa lập luận. [63] Đầu tiên là Nguyên lý về bản chất:Sự thật là có các sự vật tồn tại, và rằng các nguyênnhân dẫn tới các hậu quả. Ta hầu như có thể nói rằng,nguyên lý này ngụ ý một sự chấp nhận các quy luật tựnhiên. Sau đó là Nguyên lý về năng lực: Nguyên lý này đềcập đến cách thức mà các sự vật có khả năng tạo ranhững kết quả nào đó tùy theo bản chất của chúng. Thứba là Nguyên lý phụ thuộc: Dựa vào hai nguyên lý trên, tathấy có một sự phụ thuộc tự nhiên giữa các sự vậtvà hiện tượng, giữa các nguyên nhân và kết quả. Trên cơsở của ba nguyên lý này, phân tích biện giải Phật giáoáp dụng rất nhiều cách lập luận khác nhau để phát triểnsâu rộng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên.Do đó, chúng ta chấp nhận nguyên lý thứ tư là Nguyên lýchứng minh hợp lý: Dựa vào điều này thì điều kia chắcchắn phải như thế; và dựa vào điều kia thì điều nàyhẳn phải là như vậy. [64]
Vớimột người tu tập Phật pháp, điều quan trọng là phải chútrọng đến các nguyên lý này của thế giới tự nhiên, đểtừ đó vận dụng sự hiểu biết này vào một nếp sốngphù hợp với các nguyên tắc của Phật pháp. Do đó ta cóthể nói rằng, khi sống phù hợp với Chánh pháp là ta đangáp dụng Nguyên lý chứng minh hợp lý, xét theo ý nghĩa cáchsống tránh xa các hành vi bất thiện và phát triển các hànhvi thiện.
Nhưđã đề cập trước đây, các vấn đề giờ đây ta phảicứu xét là: Ở điểm nào trong quá trình nhân quả thì nghiệpcó mặt? Và bằng cách nào nghiệp tương tác với tiến trìnhcủa các luật nhân quả tự nhiên?
Cólẽ ta có thể vận dụng chính những kinh nghiệm cá nhân củamình để trả lời các câu hỏi trên. Chẳng hạn, kinh nghiệmchỉ ra rằng có những hành vi nào đó được ta thực hiệnvào buổi sáng sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng cho đếncả chiều tối. Hành vi này đã tạo ra một trạng thái nàođó của tâm thức. Nó sẽ để lại một dấu ấn trong cảmxúc và tri giác của chúng ta khi trong trạng thái đó, nên chodù nó được thực hiện vào buổi sáng như một sự kiệnđã kết thúc, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài trongtâm thức ta. Tôi nghĩ cùng một nguyên lý như vậy vận hànhnghiệp và các ảnh hưởng của nó, ngay cả trong trường hợpcác ảnh hưởng lâu dài của nghiệp. Đây là cách để chúngta hiểu rằng nghiệp có thể tạo ra các ảnh hưởng nhậnbiết được ngay cả một thời gian dài sau khi hành vi đãđược thực hiện. Dĩ nhiên, theo cách giải thích của đạoPhật thì ảnh hưởng của nghiệp có thể được nhận biếtqua nhiều kiếp sống nối tiếp nhau cũng như ngay trongđời sống hiện tại của chúng ta.
Ởđiểm này, tôi cảm thấy cần phải bổ sung cho sự giảithích tổng quát về tiến trình nghiệp trong kinh điển Phậtgiáo[65] bằng các luận điểm của Kim cương thừa thìsự hiểu biết của ta mới được đầy đủ. Kim cương thừagiải thích rằng cả thế giới vật chất và thân xác củachúng sinh đều được cấu thành từ năm thành tố: đất,nước, lửa, gió, và hư không. Hư không ở đây nên đượchiểu theo nghĩa trống không, hay khoảng trống, hơn là theoý nghĩa thuật ngữ chỉ sự không có chướng ngại. Kinh vănKim cương thừa bàn đến các thành tố này trong ý nghĩa làcác thành tố bên ngoài và các thành tố bên trong, và chỉra cách thức mà chúng quan hệ với nhau ở mức độ rất thâmdiệu. Qua hiểu biết mối quan hệ này, sự thấu suốt củata về cách thức mà nghiệp ảnh hưởng đến thế giới sẽsâu sắc hơn nhiều.
Nhưđã bàn trước đây, sự hiện hữu của tâm thức là mộtsự thật tự nhiên. Tâm thức đang hiện hữu; chỉ có vậythôi. Tương tự, dòng tương tục của thức cũng là một nguyênlý tự nhiên: tâm thức duy trì sự tương tục của nó. Vềđiểm này ta cần phải nói thêm rằng, trong Phật giáo cósự nhận hiểu rằng tâm thức không thể hoàn toàn tự nósinh khởi hay không có một nguyên nhân; nhưng đồng thời tâmthức cũng không thể sinh ra từ vật chất. Điều này khôngcó nghĩa là vật chất không thể ảnh hưởng tới tâm thức.Tuy nhiên, bản chất của tâm thức là sáng tỏ thuần khiết,là kinh nghiệm thuần túy; nó là năng lực nhận biết nguyênsơ, và do đó không thể sinh ra từ vật chất vốn có bảnchất khác với nó. Theo đó, vì ý thức không thể sinh khởikhông có nguyên nhân và vì nó không thể sinh khởi từ mộtnguyên nhân vật chất, nên nó phải sinh khởi từ một dòngtương tục không dứt. Chính dựa trên tiền đề này mà Phậtgiáo chấp nhận là thật có những kiếp sống trước đây(khởi đầu từ vô thủy). [66]
Tađã thấy rằng nguồn gốc của đau khổ là nghiệp và vôminh, nhưng vô minh mới thật sự là nguồn gốc chính.
Nghiệpvà cảm xúc
Mỗitrường phái Phật giáo hiểu về bản chất của phiền não(kle?a) theo cách khác nhau, tùy theo sự diễn dịch của họvề học thuyết vô ngã (anātman), hay lý thuyết phi linh hồn.Thí dụ, đối với một số trạng thái tâm thức và nhữngý tưởng, cảm xúc nhất định, trong khi các trường pháiTrung quán Y tự khởi (Madhyamaka-Svatantrika) [67] và Duy thức(Chittamatra) xem là không ảo tưởng thì theo quan điểm củatrường phái Trung quán cụ duyên (Madhyamaka-Prasangika) lại xemlà ảo tưởng. Dĩ nhiên, đây là một vấn đề rất phứctạp và đòi hỏi nhiều nghiên cứu.
Điềuquan trọng nhất cần phải biết là: cảm xúc gây phiền nãochính là kẻ thù lớn nhất của ta và là nguồn gốc củakhổ đau. Một khi nó phát triển trong tâm thức, nó sẽ lậptức phá hủy sự bình an của tâm thức ta, và cuối cùng sẽhủy hoại sức khoẻ và ngay cả các mối quan hệ thân thiếtcủa ta với người khác. Tất cả những hành vi bất thiệnnhư giết hại, áp bức, lừa đảo... đều phát sinh từ cảmxúc gây phiền não. Vì thế, nó chính là kẻ thù thật sựcủa chúng ta.
Mộtkẻ thù từ bên ngoài làm hại bạn hôm nay nhưng ngày mai cóthể trở nên rất sẵn lòng giúp bạn. Trong khi đó, kẻ thùnội tâm thì mãi mãi gây hại. Hơn thế nữa, dù bạn sốngở bất cứ nơi đâu thì kẻ thù bên trong vẫn luôn có mặtvới bạn và chính điều này làm cho kẻ thù bên trong trởnên rất nguy hiểm. Ngược lại, ta thường có thể giữ mộtkhoảng cách nào đó với kẻ thù bên ngoài. Chẳng hạn, vàonăm 1959 chúng tôi đã đào thoát khỏi Tây Tạng vì hành vicụ thể này là có thể thực hiện; nhưng với trường hợpkẻ thù là cảm xúc phiền não bên trong thì dù tôi ở TâyTạng, ở điện Potala, ở Dharamsala hay ở Luân Đôn này, bấtcứ nơi nào tôi đi đến nó cũng đều theo tôi. Tôi cho rằngkẻ thù bên trong hiện diện ngay cả trong lúc tôi thiền định;và ngay cả nếu như tôi quán tưởng hình ảnh một mạn-đà-la,[68] có lẽ tôi vẫn thấy kẻ thù này ngay nơi trung tâm củahình ảnh đó! Bởi vậy, đây là điểm chính yếu mà ta phảinhận thức được: Nguyên nhân thật sự hủy hoại hạnh phúccủa ta luôn hiện hữu ngay bên trong ta.
Vậyta có thể làm được gì? Nếu như không thể làm gì đượcvới kẻ thù đó và không thể loại trừ nó, thì tốt hơnlà chúng ta hãy quên đi con đường tu tập và chỉ nhờ vàonhững thứ như rượu chè, sắc dục... để làm cho cuộc sốngcủa mình được khá hơn! Tuy nhiên, nếu việc loại trừ kẻthù cảm xúc phiền não bên trong là có thể làm được, thìtôi nghĩ rằng ta nên nắm lấy cơ hội đang có được mộtthân người, một khối óc và trái tim tốt đẹp, kết hợptất cả các sức mạnh này để làm giảm bớt và cuối cùnglà nhổ tận gốc rễ của cảm xúc phiền não. Đây là lýdo tại sao đạo Phật dạy rằng cuộc sống con người đuợcxem là vô cùng quý báu; vì chỉ có được làm người thìmột chúng sinh mới có khả năng rèn luyện và chuyển hóatâm thức, chủ yếu nhờ vào trí tuệ và luận lý.
Phậtgiáo phân biệt hai loại cảm xúc. Một loại không hợp lý,và chỉ dựa trên tập khí.[69] Lòng căm thù là một trongcác cảm xúc loại này. Tất nhiên là loại cảm xúc này códựa trên những lý lẽ nông cạn, như là “người này đãxúc phạm tôi kinh khủng...” Nhưng đi sâu vào nội tâm, nếubạn truy cứu lý do đó xa hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng nókhông thể đi quá xa. Các cảm xúc không có lý do chính đángđược gọi là cảm xúc tiêu cực. Loại cảm xúc còn lạilà cảm xúc hợp lý; vì qua sự quán chiếu sâu sắc bạn cóthể chứng minh là nó tốt đẹp, cần thiết, và hữu ích.Trong số các cảm xúc này có tâm từ bi và lòng vị tha. Hơnnữa, mặc dù về bản chất thì đây là một loại cảm xúc,nhưng thật ra nó lại tương hợp với luận lý và trí tuệ.Trong thực tế, chính nhờ sự kết hợp trí tuệ với cảmxúc mà ta mới có thể thay đổi và chuyển hóa thế giớinội tâm của mình.
Khikẻ thù cảm xúc tiêu cực vẫn còn trong ta, và ta vẫn cònchịu sự chi phối của nó, thì không thể có hạnh phúc lâudài. Hiểu được sự cần thiết phải chiến thắng kẻ thùnày là một nhận thức chân thật, và việc phát khởi sựkhao khát mãnh liệt muốn vượt qua các cảm xúc tiêu cựcchính là nguyện vọng vươn tới sự giải thoát, mà thuậtngữ Phật giáo gọi là xuất thế. Do đó, việc thực hànhphân tích các cảm xúc và thế giới nội tâm là rất thiếtyếu.
Trongkinh dạy rằng, lòng mong cầu vượt qua cấp độ đầu tiêncủa đau khổ, tức là “khổ vì đau khổ” [70] thì ngay cảloài vật cũng có được một cách tự nhiên; còn khát vọngtự thoát ra khỏi cấp độ thứ hai của đau khổ, tức là“khổ vì sự thay đổi”, cũng không phải là điều chỉcó riêng trong đạo Phật. Nhiều tôn giáo khác thời cổ ẤnĐộ cũng tương tự như thế, đã tìm kiếm sự tĩnh lặngnội tâm bằng việc tu định. [71] Tuy nhiên, sự khao khát thậtsự hướng đến giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi chỉcó thể sinh khởi từ sự nhận biết được cấp độ thứba của đau khổ, tức là “phiền não do duyên sinh”. Khi ấyta mới nhận biết được rằng: khi còn chịu sự chi phốicủa vô minh thì vẫn còn phải chịu đựng khổ đau, và sẽkhông thể có niềm vui, hạnh phúc lâu bền. Có thể nói rằng,sự nhận biết được cấp độ thứ ba của đau khổ là điềuchỉ có duy nhất trong đạo Phật.
Hỏiđáp
Hỏi:Xin Ngài giải thích vì sao nghiệp quả đôi khi xảy ra tứcthì, và có khi phải trải qua nhiều đời mới xảy ra?
HHDL:Một nguyên nhân có thể tính đến là cường độ của chínhhành vi tạo nghiệp. Một nguyên nhân khác nữa là là mứcđộ hoàn tất của rất nhiều điều kiện khác cần thiếtcho sự chín muồi của nghiệp quả, và điều đó đến lượtnó lại phụ thuộc vào những hành vi tạo nghiệp khác. NgàiThế Thân (Vasubandhu) có đề cập đến vấn đề này trongA-tì-đạt-ma Câu-xá (Abhidharmakosha).[72] Trong đó ngàicho rằng, nói chung thì các hành vi tạo nghiệp nào mãnh liệtnhất sẽ có khuynh hướng tạo thành nghiệp quả trước nhất.Nếu hai hành vi tạo nghiệp có cường độ tương đương nhauthì nghiệp quả của hành vi nào quen thuộc hơn với ngườitạo nghiệp sẽ có khuynh hướng chín muồi trước. Tuy nhiên,nếu hai hành vi tạo nghiệp có cường độ và sự quen thuộcnhư nhau thì hành vi nào thực hiện trước sẽ có khuynh hướngkết quả trước.
Hỏi:Về mặt nghiệp quả, có sự khác biệt nào giữa ý tưởngvà hành động hay không? Nói cách khác, một ý tưởng có thểnào tạo ra một hành động hoặc ngược lại hay không?
HHDL:Như tôi đã giải thích, khái niệm nghiệp của Phật giáokhông chỉ giới hạn trong hành vi thực hiện bởi thân thể, [73]mà bao gồm cả các hành vi tinh thần, hay ta có thể gọilà hành vi cảm xúc. Chẳng hạn, khi nói đến một hành vitham lam, hay một ý định gây hại, những điều này khôngnhất thiết phải được biểu lộ thành hành động. Ngườita có thể suy nghĩ những sự việc như thế một cách trọnvẹn và chi tiết mà hoàn toàn không có sự biểu lộ thànhhành động, cho nên quả thật có một sự hoàn tất nhấtđịnh của các hành vi này xảy ra trong mức độ tinh thần.[74]
Thêmnữa, có một số loại hành vi nhất định không cần thiếtphải có một động cơ hay tác ý ngay lúc đó, mà do sự quyđịnh từ các hành vi tạo nghiệp trong quá khứ, người tacó thể có một khuynh hướng hành động theo một cách thứcnào đó. Điều này có nghĩa là, một số hành vi có thể khởilên không do động cơ thúc đẩy, mà là do các khuynh hướngnghiệp lực.
Hình3.
Thánhgiả Nagarjuna (Long Thụ) - thế kỉ 1-2 - người sáng lập Trungquán tông, tác giả của Căn bản Trung quán luận.