Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh

15/12/201015:37(Xem: 12315)
Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Chết, Trạng Thái Trung Ấm VàTái Sinh

Vì sự thựchành Mật thừa Du-già Tối Thượng nhằm để lợi lạc cho thực tập sinh hay hành giảvốn có cấu trúc cơ thể sở hữu sáu cấu thành tố [lục đại], các tiến trình của đạo pháp tương đồng những kinh nghiệmthông thường và có những tính năng tương tự đến những trải nghiệm của cái chết, trạng thái trung ấmvà tái sinh.

Do bởi cấu trúc thân thể đặc biệt của con người, người ta phải điqua ba tầng bậc một cách tự nhiên: chết, trạng thái trung ấm và tái sinh. Chếtlà một trạng thái khi tất cả các cấp độ thô thiển của tâm thức và năng lượngthu rút hay hòa tan vào trong những cấp độ vi tế nhất của chúng. Tại thời điểm ấy,chúng ta kinh nghiệm ánh sáng tịnhquang của sự chết. Sau đó, chúng ta mang lấy một thân thể vi tếđược biết như trạng thái trung ấm và khi trạng thái trung ấm khoác lấy một thânthể thô thiển hơn, mà người khác thấy được, thì nóđã nhập vào trong một đời sốngmới

tongquan-18-content

tongquan-19-content

52 giác thể trung ấm dạnghung nộ

42 giác thể trung ấm dạngan hòa


Mặc dù chúng ta đi qua ba trạng thái này một cách tự nhiên, trong các giáo pháp mật tông , Long Thọ và ThánhThiên đã diễn tả những kỹ năng và phương pháp đặc biệt nhờ đấy hành giả có thểđem những kinh nghiệm của họ để sử dụng một cách tích cực. Thay vì phải đi quanhững trạng thái ấy một cách vô vọng, họ có thể đạt đến sự kiểm soát ba trạngthái này và sử dụng chúng đề đạt đến trạng thái kết quả của Phật quả.

Các thủ thuật cho việc thành tựu ba thân Phật, pháp thân, báothân và hóa thân, có những tính năng tương tự với cáctrạng thái chết, trạng thái trung ấm, và tái sinh. Do thế, có mộtkhả năng đạt đến ba thân bằngviệc sử dụng ba trạng thái này.

Như con đường của Mật thừa Du-già Tối Thượng được giải thích trongkhuôn khổ của thiền tậptrên ba thân Phật, bất cứ sự thực hành nào của tầng bậc phát khởi trong Mật thừa Du-già Tối Thượng phảinên bao gồm ba khía cạnhnày.

Các tài liệu của Nyingma diễn tả tiến trình này trong những thuậtngữ khác, liên hệ đến ba tam muội thiền [thiền chỉ] thay vì thiền tập trên bathân, tam muội thiền chân như, thiền chỉ về sự sinh khởi các trình hiện và thiền chỉ nhân quả. Những tam muội thiền này tương ứng đếnnhững sự thực tập của tầng bậc phát khởigiải thích trong cả Mật thừa Du-già và Mật thừa Du-già Tối Thượng, bao gồm tammuội thiền của tầng bậc sơ khởi, tam muội thiền mạn-đà-la chiến thắng vàtam muộithiền hành động chiến thắng.

Thiền tập trên ba thân làthiền tập mà trong ấy quý vị vận dụng sựchết, trạng thái trung ấm và tái sinh vào trong tiến trình của con đường. Thí dụ,lấy sự chết vào trong tiếntrình của con đường như là pháp thân, lànơi mà quý vị chuyển hóa điều kiệncủa sự chết bằng việc quán tưởng hay hìnhdung đi qua tiến trình của sự chết. Trên cấp độ của sư tưởng tượng, quý vị thu rút và hòa tan tất cả các tiếntrình của tâm thức và năng lựccủa quý vị. Tiến trình của sựchết bắt đầu với sự phân rã những yếu tốtrong chính thân thể của quý vị; như một kếtquả nó có tám giai tầng bắt đầu với sự tan rã của những yếu tố đất, nước, lửa,và gió.

Điều này tiếp theo bởi bốn giai tầng, một cách kỹ thuật liên hệ đếnnhư những trải nghiệm của tướng mạotrắng, tăng trưởng đỏ, đen gần sự đạt đến và tịnhquang của sự chết. Sự tan rã này được trải nghiệm trong tầng bậc phát khởi chỉ trên một cấp độ tưởng tượng,trong khi những kinh nghiệm sâu hơn của tiến trình phân rã sinh khởi như nhữngtiến bộ của hành giả và nâng cao trong sự thực chứng của người ấy trong tầng bậchoàn tất. Điều này cuối cùng sẽđưa đến một điểm nơi mà người ấy có thể đi qua kinh nghiệm của tiến trình thậtsự của sự chết.

Ngày nay, những nhà khoa học đã và đang tiến hành những thí nghiệmđể thẩm tra tiến trình của sự chết để tìm xem nó hoạt động như thế nào. Tiếntrình của sự phân rã sẽ rõ ràng hơn nhiều trênmột người trải qua tiến trình của sựchết một cách từ từ, chẳng hạn như ai đấy đã từng bệnh hoạn một thời gian dài,và những kết luận xác quyết có thể đạtđược trong cách này.

Một hành giả mật tông đã đạt đếnmột trạng thái thực chứng cao cấp sẽ có thể nhận thức những kinh nghiệm của sựchết, nó là thế nào, và sẽ có thể đem nó vào việc ứng dụng tích cực, duy trì sự tỉnh thức củahành giả ấy và không chỉ ðõn giản là bị trạngthái chết tràn ngập. Nói chung,những người thông thường có thể duy trì trong tịnhquang của cái chết cho đến ba ngày là tối đa, nhưng một số thiềngiả có thể kéo dài đến một tuần lể hay hơn thế nữa. Những gì biểu lộ rằng mộtngười, mặc dù bên ngoài họ có thể hiển hiện là đã chết, vẫn lưu lại trong tịnh quang của sự chết, đấy làthân thể không bị phân rã.

Thời điểm, mà tại đấy thiền giả đi qua kinh nghiệm của tịnh quangtrong cấp độ quán tưởng của tầng bậc phát khởi,là thời điểm mà tại đấy người ấy nên nhập vào trong cân bằng thiền[1]lên tính Không.

Giống như một người bình thường nhập vào trong trạng thái trạng thái trung ấm và mang lấy mộtthân thể rất vi tế theo sau kinh nghiệm về tịnhquang của sự chết, trong sự thực hành ở tầng bậc phát khởi, saukhi sinh khởi từ cân bằng thiền về tínhKhông, hành giả mang lấy một thân vi tế trên cấp độ quán tưởng, mà đấy là nhântố chín muồi của trạng thái trung ấm. Đây là sự thiền quán trên báo thân.

Sau đó, giống như trên cấp độ thông thường một người trong trạngthái trung ấm mang lấy một thân thể thô đánh dấu bằng sự tái sinh của họ trongmột kiếp sống mới, vì thế một hành giả của tầng bậc phát khởi, tiếp theo sự tiếpnhận một báo thân, mang lấy một hóathân.

Có nhiều tài liệu hành trìtrình bày những thiền tập trên tầng bậcphát khởi để phát khởi chínhmình như một bổn tôn. Trong một số thực hành quý vịthấy chính mình sinh khởi đầu tiên như một người thủ trì kim cương nhân,và sauđấy như một người thủ trì kim cương quả, trong những trường hợp khác, quý vị thấy rằng quý vị phát sinh chính mình trong một bổn tônqua một tiến trình được biết như ‘năm điều minh giải’[2]vàv.v…

Mặc dù có nhiều cách để quán tưởng chính mình như một bổn tôntrong thực hành của tầng bậc phát khởi, vốnlà những điều rất quan trọng, thì phầnquan trọng nhất của thiền là điểm mà tại đó quývị đặt sự nhấn mạnh đặc biệt đến thiền quán trên sự bao quát và thậm thâm bằng việc trau dồi sự thấu rõ của việc hình dung hóa và niềm tôn kínhsiêu phàm. Tôi đã đề cập điều này khi giải thích rằng hành giả nên trau dồi sự sáng rõ trong việchình dung hóa của bổn tôn và sư tôn kính siêu phàm căn cứ trên điềuấy.

Như một hành giả nghiêm khắc, quý vịnên cố gắng thực hành tất cả các thiền quán này, luôn luôn liên hệchúng đến trạng thái tinh thần của chính và cấp độ nhận thức của quý vị, và luôn luôn thẩm tra rằng sựthiền quán của quý vị là tự do khỏinhững ảnh hưởng của sự giải đải [hôn trầm]và phấn khích [trạo cữ] tinh thần. Những hình thức như vậycủa thiền quán nên được tiến hànhtrong một cung cách bảo trì và hài hòa.

Chướng ngại lớn nhất của việc đạt được và duy trì nhất tâm là sựxao lãng tinh thần. Điều này bao gồm nhiều loại trạng thái tinh thần khác nhau,chẳng hạn như phân tán tinh thần, nhưng trong tất cả các loại chướng ngại, lớnnhất vẫn là trạo cữ. Điều này phátsinh khi tâm thức quý vị bị lôi cuốnbởi một đối tượng tham muốn. Nhằm để vượtthắng và đối phó với những ảnh hưởng như thế, thiền giả được gợi ý là hãy cố gắngthả lỏng sự mãnh liệt của thiền,thu rút sự chú tâm khỏi những đối tượng bênngoài và v.v…, vì thế tâm thức có điềm tĩnh lại. Bởi vì sự khíchđộng tinh thần xảy ra khi tâm thức quý vịquá cảnh giác hay sự thiền quán của quý vịquá mãnh liệt, sẽ có ích nếu quán chiếu lên trên bản tính củađau khổ luân hồi và v.v… Điều này sẽ có thể làm cho quý vị giảm thiểu sự tập trung cảnh giác của quý vị.

Nhằm để phát triển sự nhất tâm vững vàng, điều cần thiết là có cả sự thấu rõcủa tâm thức và sự sáng rõ của đốitượng của nó, vì không có sự thấu rõnày, mặc dù quý vị có thể thurút tâm thức khỏi đối tượng bên ngoài, nhưng quý vịsẽ không thể đạt đến nhất tâm. Thấu rõở đây có hai loại, thấu rõ của cáinhìn và thấu rõ của tự chính kinhnghiệm chủ quan. Nhân tố quấy nhiễu sự thấu rõcủa tâm thức là hôn trầm của tinh thần. Điều này có thể vượt thắng bằng việclàm phấn chấn cấp độ của quý vị về tỉnh thức.

Khi quý vị tiến hànhthiền để phát triển nhất tâm, quý vịnên phán xét tâm thức của quý vịcó quá cảnh giác tập trung hay không, hay nó quá giải đải hay không và v.v… Ướcđịnh cấp độ của tâm thức chính mình, quý vịnên trau dồi nhất tâm một cách đúng đắn.

Do bởi đối tượng của thiền trong thực hành Mật thừa Du-già Tối Thượnglà chính mình trong dạng bổn tôn, vàcũng bởi vì sự tu tập nhất tâm tập trung sự chú tâm của quý vị trên những điểm nào đấy trên thân thể quý vị, nên quý vịcó thể mang đến sự chuyển vận những yếutố trong thân thể. Một số thiền giả đã liên hệ những kinh nghiệm này của họ đếnvới tôi. Khi quý vị có thể nắmgiữ một hình thể rõ ràng của bổn tôn một cách nhất tâm trong một thời gian dài,điều này làm che lấp những thụ cảm thông thường của phàm tình và vì thế đưa đếnmột cảm giác tôn nghiêm siêuphàm. Tuy thế, trong tất cả các tầng bậc của thiền quán, việc củng cố một cách liên tục sự tỉnh thức vềtính Không của quý vị là rất quantrọng.

Khi quý vị xúc tiến thựchành một cách đúng đắn trong cách này, quý vịsẽ đạt tới một điểm nơi mà quý vị sẽ có một hình dung rõ ràng về toàn thểmạn-đà-la và các giác thể trongnó với một sự chói lọi rực rở như thế giống như quý vịcó thể thấy và chạm đến. Điều này biểu thị sự thực chứng giai tầng phát khởiđầu tiên.

Nếu như một kết quả của thiền quán xa hơn, quý vị có thể đạt đượctầng bậc nơi mà quý vị có một diệu kiến rõ ràng đến những giác thể vi tế được phát sinh từ những phầnkhác nhau trên thân thể quý vị trong cùng một thời điểm, quý vị sẽ đạt đến cấp độ thứ hai của tầng bậcphát khởi.

Một khi quý vị đã đạt đếntam muội thiền vững vàng, những thiền quán khác, như các hóa thân giác thể, hòa tan trở lại trong tim quý vị và v.v…, được giải thích nhằm để rènluyện chính mình đạt đến kiểm soát trên sự nhất tâm này. Đây là những thiền tậpbao gồm quán tưởng những biểu tượng vi tế của bàn tay tại sự khai mở củaphầncuối trên của kinh mạch trung tâm và quán tưởng những giọt và âm tiết của phầncuối dưới. Sau đó, nếu quý vị cảm thấy mệtmỏi như một kết quả của tất cả các thiền quán này, bước tiếp theo là hãytrì niệmmật chú.

Sự trì tụng mật chú trong Mật thừa Du-già Tối Thượng rất đa dạng,trì tụng mật chú là một cam kết, trì tụng mật chú được thu thập như sự chất chồng, sự trì tụng mật chú phẩn nộ,và v.v…

Thời Gian Giữa Các Buổi ThiềnTập [Hậu thời thiền]

Theo sau điều này có những thực tập cho thời điểm hậu thời thiền.Vì hành giả mật tông phải dẫn dắt đờisống mà trong ấy người tu tập không bao giờ tách rời khỏi thực hành hợp nhấtphương tiện và trí huệ, nên các hậu thời thiền là rất quan trọng. Có nhữngDu-già khác nhau được thực hành trong cácthời điểm này như Du-già ngủ, Du-già ăn, vốnbao gồm những cung cách thích hợp cho việc duy trì chế độ ăn uống của quý vị, Du-già tắm rửa và v.v… Thậm chí có nhữngthực tập nào đấy là được hành trì trong khimình khuây khỏa.

Giống như những đại sư nói, ‘Tiến trình thực hiện trong những buổithiền tập phải hoàn toàn và tăng cường sự tu tập trong những hậu thời thiền, vàtiến trình thực hiện trong hậu thời thiền phải tãng cýờng và bổ xung cho sự tutập của quý vị trong buổi tu tập.’

Trong các hậu thời thiền, quý vị thật sự có thể xét đoán việc tu tập của mình trong những buổi thiền tập có thànhcông hay không. Nếu quý vị thấy rằng mặcdù đã tiến hành thiền tập nhiều năm, nhưngcung cách suy nghĩ, lối sống và thái độ của quý vịtrong những hậu thời thiền vẫn khôngthay đổi và không tác dụng, đó không phải là một dấu hiệu tốt.

Quý vịkhông dùng y dược nhằm để thử hay kiểmnghiệm về mùi vị, màu sắc, hay kích thước của nó,mà là nhằm để cải thiện sứckhỏe mình. Nếu sau khi thựchành một thời gian dài nó không làm cho quý vịbất cứ điều gì tốt đẹp, thỉ không có lý do gì tiếp tục sự tu tập ấy. Cho dù sựthực tập của quý vị là ngắn haydài, đơn giản hay phức tạp, chúng phải mang đến một số chuyển hóa hay thay đổinào đấy khá hơn.

Tầng Bậc Hoàn Tất

Có những loại hoạt độngkhác nhau có thể hoàn tất trên căn bản củabổn tôn Du-già được thực hành trong tầng bậc phát khởi. Kiên định xúc tiến trong những hình thức về thực hànhnhư thế, thiền giả sẽ đạt đến điểm mà ngườiấy sẽ bắt đầu cảm thấy hiệu quả thể chất củanhững sự thực hành này. Trải nghiệm hiệu quảthể chất đặc biệt này trong thân thể quý vị đánh dấu sự thành tựu cấp độ thứ nhất của tầng bậc hoàn tất.

Có nhiều loạithực hành khác nhau của tầng bậc hoàn tất, chẳng hạn như Du-già về sức nóng nộitại[3]hay Du-già khí lực– đấy là Du-già làm những dòng nănglực hiện tại trở nên hữu dụng – và Du-già của bốn diệu lạc và v.v… Du-già khí lựcbao gồm những kỹ năng như thế như giữ hơi tịnh bình[4]hay những gì liên hệ đến một cách kỹ thuật như Kim cương trùng tụng[5].

Tại thời điểm ấy, một hành giả cư sĩ có thể tìm sự hỗ trợ của mộtđối ngẫu. Nhưng nếu hành giả là một người thọ giới giữ thệ nguyện tu sĩ, điểm ấychưa tiếp cận được. Nhằm để tiến hành trong những sự tu tập thậm thâm như thế củatầng bậc hoàn tất, hành giả trước tiên phải tỉnh thức về cấu trúc thân thể của chính mình. Điều này có nghĩa là sự thấu hiểunhững kinh mạch tĩnh, những luồng năng lượng trôi chảy và những hạt hay giọt ởtại những phần nào của cơ thể.

Khi chúng ta nói về nhữngkinh mạch, một cách tổng quát chúngta có ba kinh mạch chính – trung tâm, bên phải, bên trái – vàcũng như năm luân xa hay năm trung tâm năng lượng. Ba loại kinh mạch chính nàyphân nhánh và tái phân nhánh vì thế theo mật điển, có bảy mươi hai nghìn kinh mạchtrong thân thể. Một số kinh điển cũng đề cập tám mươi nghìn kinh mạch trongthân thể.

Rồi thì, có những luồng nănglượng. Có mười loại, năm luồn chính và năm luồn thứ yếu. Những hạt [giọt] là những thànhtố trắng và thành tố đỏ. Mật Điển Thời Luân Kim Cươngliên hệ đếnbốn loại hạt: Hạt giữa những lông mày, hiển lộtrong lúc đi đứng; hạt tại cuốnghọng, hiển lộ thái mơ; hạt tạitim, hiển lộ ở thời gian ngủ sâu; hạt tại rốn, hiển lộ tại tầng thứ tư (của sựchết).

Trong Kim Cương Thời Luân chúngta tìm thấy những giải thích rất chi tiết về các thứ này. Toàn bộ cấu trúc của thân thểhành giả với những kinh mạch, năng lượng, và những hạt của nó được gọi là ThờiLuân Kim Cương nội thể, mà nó là căn bảncủa tịnh hóa. Mật ĐiểnThời Luân Kim Cương nói về ba loạiKalachakra hay bánh xe thời gian, thờiluân nội thể, thời luân ngoại vi và thời luân luân phiên.

Căn cứ trên một kiến thức chính xác về cấu trúc vật lý của thân thể,khi thiền giả tập trung trên những huyệt quan trọng nào đấy và khai mở chúng, người ấy có thể thu rút hayhòa tan dòng chảy của cấp độ thô thiển của khí lựcvà tâm thức. Cuối cùng, hành giả sẽ có thể phát sinh cấp độ vi tế nhất của tịnh quang, tịnhquang của sự chết, vào trong một thực thể của con đường mà nó là tríhuệ nhận thức tính Không. Đạt đến một sự thực chứng như vậy giống như đã tìm thấychìa khóa mà nó cung cấp lối vào nhiều kho báu.

Một khi quý vị đạt đến tầng bậc ấyvà quý vị đãcó chìa khóa, quý vịcó thể thành tựugiác ngộ hoàn toàn về Phậtquả qua lộ trình Bí Mật Tập Hội,đấy là bằng việc hiện thực hóa thân diệu ảo như được giải thích trong Mật Điển Bí Mật Tập Hội, hay qua con đườngcủa Thời Luân nói về việc sự đạt đến dạng trống rỗng, hay qua thân ánh sáng cầu vồng nhưđược giải thích trong Mật ĐiểnẢo Thuật Tương Tục[6], mà nó cũng được giải thích trong những tu tập Đại Toàn Thiện.

Khi một thiền giả đã đạt đến một sự kiểm soát nào đấy trên tâm thứcngười ấy trong trạng thái đi lại, thiền giả bắtđầu sử dụng ngay cả trạng thái giấc mơ trong sự tu tập của con đường và những kỹnăng nào đấy được diễn tả cho việc làm này. Những loại thiền quán này được gọilà ‘hổn hợp’, hổn hợp trong trạng thái đi lại, trong trạng thái mơ, và trong thờigian lâm chung.

Mật thừa Du-già Tối Thượng giải thích rằng hành giả tốt nhất làngười nào có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong đời sống của người ấy. Nhữngai với khả năng trung bình có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn trong trạngthái trung ấm và những ai với khả năng thấpsẽ có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong những đời sống tương lai của họ. Đốivới những hành giả sẽ trở thành giác ngộ trong trạng thái trung ấm hay trong nhữngkiếp sống tương lai, những thực hành như sự chuyển hóa tâm được giải thích.Cũng có một sự thực hành khác hoàn toàn tương tự đến sự chuyển hóa tâm, nhưng vớisự khác biệt rằng tâm được chuyển hóa thành một thân thể hay thi hài của mộtchúng sinh khác.

Những kỹ năng này thuộc về điều gọi là Sáu Du-già[7]củaNaropa[8], lànhững kỹ thuật mà Naropa rút ra từ nhiều mật điển khác nhau. Đây là trong nhữngthực tập căn bản của truyền thốngKagyu. Cũng có một sự thực tập Gelug về Sáu Du-già của Naropa xuất phát từ truyềnthống của Marpa[9]. Nhữngsự thiền này cũng được tìm thấy trong những thực tập Sakya về Đạo Pháp và KếtQuả, và trong sự thực tập Nyingma về giọt tại tim.

Chúng ta đã và đang thảo luận những tiến trình của Mật thừa Du-giàTối Thượng theo truyền thống tân dịch.Nhưng truyền thống cũ hay Cổ Dịch pháitham chiếu đến Đại ToànThiện Thừa, sự tu tập của những người ấy bao gồm cácgiáo huấn về Tích Tập của Tâm Thức, Tích Tập Trung Tâm, và Tích TậpKiến Thức Tinh Túy. Mặc dù có nhiều côngtrình về chủ đề này, rất khó khăn để nhận thức sự vi tế của những sự tu tập khác nhau này.Trong ba sự tích tập này, Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy được nói là thậm thâm nhất.Chúng ta có thể nói rằng sự tu tập của hai Tích Tập trước đặt những nền tảngcho sự tu tập ‘đột phá’.

Quan điểm tính Không được giải thích trong Tích Tập Tâm Thức vàTích Tập Trung Tâm phải có một số tính năng nào đấy phân biệt nó từ quanđiểm củatính Không giải thích trong thừa thấp, nhưng thật khó khăn để giải thíchđiềunày một cách rõ ràng trong từ ngữ. Những tu tập của Tích Tập Kiến Thức Tinh Túycó hai chủ đích: hiện thực hóa pháp thân và hiện thực hóa báo thân. Những đạo pháp mà nhờ đấy quý vị hiện thực hóa được hai thân này của đứcPhật là sự tu tập‘đột phá’ và ‘siêu việt’.

Qua sự thấu hiểu những yếu tố này của Trường Phái Đại Toàn Thiện, quývị có thể hiểu ý nghĩa như thế nào theocăn bản của Đại Toàn Thiện, con đường của Đại Toàn Thiện và trạng thái kết quảcủa Đại Toàn Thiện. Như tôi đã lưu ý trước đây, đây là những nhân tố chỉcó thể được hiểu qua trải nghiệm và không thể được giải thích đơnthuần qua từ ngữ. Tuy thế, quý vịcó thể cảm kích mức độ sâu xa và phức tạp bằng việc đọc tài liệu của Longchenpa[10]vềnhững tu tập Đại Toàn Thiện gọi là TốiThượng Thừa Bảo Tạng Luận, mặc dù tài liệu căn bản cũng như luận giải về nólà rất rộng rãi và khó khăn để thông hiểu. Ngài cũng viết một tài liệu gọi là Thực Tính Bảo Tạng Luận, mà nó cũng phácthảo những sự tu tập của Đại Toàn Thiện.

Quý vị chỉcó thể hy vọng đạt đến một sự hiểu biết thấu đáo về Đại Toàn Thiện nếu quý vị có thể giải thích những thực hành củaĐại Toàn Thiện theo hai tài liệu này của Longchenpa. Cũng quan trọng để nghiêncứu tài liệu của Kunkhyen Jigme Lingpa[11]vềĐại Toàn Thiện gọi là Thiện Tính Bảo TạngLuận, trong quyển hai quý vị sẽ tìm thấy những giải thích về các tu tập Đại Toàn Thiện.

Cũng có những văn bản rất ngắn gọn và súc tích được sáng tác bởicác đạo sư có kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện. Chính tôi cũng tin rằng những vănbản này được sáng tác bởi các đạo sư thực chứng cao độ, những người đã có thểtrích ly cốt lõi của tất cả cácyếu tố của Đại Toàn Thiện và các tu tập của nó và như một kết quả, họ có thểthuật lại kinh nghiệm của họ trong rất ít từ ngữ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, sẽ rấtkhó khăn cố gắng để thấu hiểu sự tu tập của Đại Toàn Thiện trên căn bản của nhữngvăn bản ngắn gọn này.

tongquan-20Thí dụ, khi đức ThếTôn dạy về các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa,bản kinh ngắn nhất chỉ baohàm trong một âm tiết đơn độc ‘Ah’[12].Kinh này được nói là hàm chứa toàn bộ ý nghĩa của các Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nhưng nó cũngsẽ hoặc là quá giản dị hay quá khó khăn nếu chúng ta phải cố gắng để nghiên cứuSự Toàn Thiện của Trí huệ trên căn bản của kinh điển ấy. Để nói ‘Ah’ là rất giảndị, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta đã thấu hiểu ý nghĩa của kinh điển.

Khi chúng ta học hỏi triết lý Trung Đạo trong tất cả sự phức tạp củanó, hãy nghiên cứu những lý dokhác nhau mà qua đó chúng ta cóthể đi đến kết luận rằng tất cả hiện tượng đều thiếuvắng một sự tồn tại tự tính, nếu chúng ta muốn thấu hiểu tất cả các vi tế và nội hàm của quan điểm về một triết lý như thế,thì cũng cần thiết để thấuhiểu quan điểm của những trường phái tư tưởng thấp. Chúng ta rồi thì sẽ đi đếntại một kết luận rất giản dị. Bởi vì mọi thứ là liên hệ hổ tương phụ thuộc, và tùy thuộcvào những yếu tố nguyên nhânkhác, nên chúng thiếu một bản tính độc lập hay sự tồn tại tự tính.

Nhưng nếu quý vị tiếp cậnquan điểm của Trung Quán Cụ Duyên về tính Không, ngay từ lúc bắt đầu với tuyênbố đơn giản ấy, ‘Bởi vì mọi vật là phụ thuộchổ tương hay duyên khởi, nên chúng là trốngrỗng về sự tồn tại tự tính’, thì quý vị sẽ không thấu hiểu hoàn toàn ýnghĩa hay ẩn ý của nó. Một cách tương tự,nếu, quý vị đọc một bài ngắn gọnđược viết bởi một lạt-ma kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện và đi đến kết luận vềquan điểm của Đại Toàn Thiện là rất giản dị, điều ấy sẽ là một dấu hiệu rằng quý vị đã không thấu hiểu nó một cách đúng đắn.Nó cũng sẽ rất mỉa mai nếu cổ xe cao nhất trong cửu thừa cũng có thể được nóilà giản dị nhất.

Và với điều này tôi xin kết thúc cái nhìn tổng quát của tôi về tấtcả các thực hành Phật giáo bao gồm những hệ thống của kinh điển hiển giáo và mậtđiển Mật thừa được tiến hành trongtruyền thống Tây Tạng.

Luân Đôn, Anh Quốc, 1988

Anh dịch bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell.

Chúng tôi cảm ơn đến Tổ Chức Nền TảngTây Tạng cho việc cung cấpbăng giảng này.

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 08/08/2010



[1]Cân bằng thiền (samāpatti – thể phinhiễu, an định) — là trạng thái không phân tán, không xao lãng của tâm thành tựuthông qua nhiều phương tiện thiền tập (chẳng hạn như thiền định, thiền quán, …)hay qua các buổi tọa thiền chính thức (không phải là các giai đoạn hậu thiền).Theo sự trình bài trong quyển thứ ba của tác phẩm “Đại Pháp về Giai Trình củaGiác Ngộ” [Bồ-đề Đạo Thứ Luận Đại Pháp] (Chương 5) thì Ngài Tsongkhapa xác địnhđây là trạng thái mà thiền giả giữ được sự cân bằng không còn bị các khuynh hướngcủa hôn trầm và trạo cữ dù là vi tế hay thô ảnh hưởng đến. Là một trong các trạngthiền rất thâm sâu.

“Meditative equipoise”. Rigpa Shedra.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Meditative_equipoise>. Truy cập26/08/2010.

“The Great Treaties on the Stage of the Path toEnlightenment”. Vol3. P77-78 . Tsongkhapa. The Lamrim Chenmo Committee. TibetanBuddhist Learning Center. 2002. ISBN 1559391669.

[2]Năm điều minh giải này là năm giảithích xóa bỏ các ý kiến sai lạc về thiền bổn tôn và các pháp tu hiển giáo và mậttông bao gồm các ý kiến cho rằng: [1] thiền bổn tôn là không cần thiết, [2] Phậtquả của ba-la-mật-đa thừa và phật quả của Kim Cương thừa là khác nhau, [3] Giaiđoạn thiền tổng quát chỉ là thiền bổn tôn, [4] Việc xử dụng yếu tố khát vọngtrong đạo pháp dành cho các tu tập sinh căn cơ thấp, [5] Bốn lớp Mật thừa tươngứng với bốn đẳng cấp.

“Tantra in Tibet: the great exposition of secretmantra”. Vol1. p66-76. Jeffrey Hopkins. Motilal Banarsidass. 2008. ISBN8120803760.

[3]Yoga nội nhiệt(caṇḍālī) là tu tập liên hệ đến các kinh mạch, các khí lực và các hạt năng lượngvi tế. Kỹ thuật này được truyền dạy trong sáu du-già của Naropa.

"Tummo".wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Tummo>. Truy cập 06/09/2010.

[4]Theo Lama Thupten Yeshe thì đây là kỹthuật thở sâu và giữ hơi trong khi tập trung quán tưởng các âm tiết hạt giống tạitim. Kỹ thuật này giúp tâm trải nghiệm hỷ lạc và giúp nâng cao khả năng tậptrung.

"Po-wa: Transference ofConsciousness at the Time of Death". Lama Thupten Yeshe.

<http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=126>.Truy cập 26/08/2010.

[5]Tên Phạn ngữ làvajra-jāpa tức là lập đi lập lại một cách thì thầm Kim cương pháp. Xem thêm vídụ chi tiết về pháp thực hành này: “Kalachakra Guru-Yoga in Conjunction withSix-Session Practice, Composed in a Facilitating Manner”. His Holiness theDalai Lama. Eng Trans. Alexander Berzin.

<http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/kalachakra/practice_texts/six_session_yogas/kalachakra/kc_6_session_hhdl_1998.html>.Truycập 16/08/2010.

[6]Mayajala là tên Phạn ngữ của Mật điểntrên, được dịch với tên Anh ngữ khác là Magic Illusion Nets (Các Lưới Ảo Thuật).với ý chỉ kinh nghiệm của chúng ta không thật mà chỉ như trò ảo thuật (maya)tương tục không kết thúc (jala). Một mật điển là Shedu Dorje Melong (Chú Giải Mật điển về Gương Kim Cương) cócho một giải thích chi tiết hơn về bốn lưới [tương tục] bao gồm: [1]Tương tục ảocủa nhiều khái niệm khác nhau, [2] tương tục ảo của ý nghĩa tối hậu, [3] tươngtục ảo quy ước và biểu tượng, và [4] tương tục ảo bất khả phân khái niệm giácthể.

“Magical Illusion Net: The GloriousGuhyagarbha Tantra”. Khenchen Palden Sherab Rinpoche et al. Pema Madalamagazine. Spring/summer. Padmasambhava Buddhist Center International. 2009.

[7]Sáu pháp du-già củaNaropa hay còn gọi là Du-già Lục Pháp là sáu bộ giáo pháp về thực hành có nguồngốc từ đại thành tựu giả (mahāsiddha) người Ấn là Nāropā. Sáu pháp này hìnhthành cơ sở cho các tu tập du-già nội thể của Đại Thủ Ấn được thực hành trongKagyü và Gelug bao gồm: Nội nhiệt, Thân ảo diệu, Tịnh quang, Du-già mộng,phowa, và Trung Ấm.

"Six Yogas of Naropa".Rigpa shedra.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Six_Yogas_of_Naropa>. Truy cập06/09/2010.

[8]Nāropa hay Naḍapādahay Abhayakirti [Vô Úy Xứng] (1016-1100?) là một đại sư quan trọng của truyềnthừa Kagyü. Ông là đệ tử của đại thành tựu giả Tilopa (988 -1069) và là thầy củadịch giả Tây Tạng xuất sắc Marpa. Ngài được xếp vào danh sách 84 đại thành tựugiả.

"Naropa".Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Naropa>. Truy cập06/09/2010.

[9]Dịch giả Marpa(Marpa Lotsawa) (1012–1097), tên đầy đủ là Lhodak Marpa Choski Lodos là một vịthầy về Phật giáo, người có nhiều lần du hành sang Ấn độ và Nepal và cũng là họctrò của Naropa. Ngài có công chuyển dịch rất nhiều kinh văn Phật giáo và cácgiáo pháp của Kim cương thỪa và Đại Thủ Ấn cống hiến phần lớn các chuyển dịchPhật pháp sang Tạng ngữ.

"Marpa Lotsawa". Wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Marpa_Lotsawa>. Truy cập 06/09/2010.

[10]Longchenpa cònđươc biết qua tên Longchen Rabjam, nghĩa là Chân Như Vô Lượng và tên khác làDrimé Özer (1308-1364). Ngài là một trong các thầy giáo sáng chói của dòng Cổ Mật.Ngài hệ thống hóa các pháp truyền thừa Cổ Mật trong công trình "Bảy khoTàng" [Thất Bảo Tạng Luận] và cống hiến đặc biệt trong Đại Thành Tựu. Giáopháp Longchen Nyingtik[Chân Như Tâm Yếu] được truyền lại choJikmé Lingpa và nó trở thành rất phổ biến. Bảy Kho Tàng là các công trình vềtoàn giác bao gồm: Mãn Nguyện Bảo Tạng Luận,Giáo Huấn Yếu Lược Bảo Tạng Luận, Pháp Giới Bảo Tạng Luận, Tối Thượng Thừa BảoTạng Luận, Ngôn Ý Bảo Tạng Luận, và ThựcTính Bảo Tạng Luận.

"Longchenpa".Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Longchenpa>. Truycập 06/09/2010.

[11]Tên ngắn là JikméLingpa (1729-1798) còn gọi là Khyentsé Özer, hay Hào Quang của Từ Bi và Trí Huệ.Ngài được xem là nhân vật quan trọng nhất của dòng Cổ Mật. Ngài có công phát hiệnra giáo pháp LongchenNyingtik và là học trò của Longchenpa. Ngài xuất bản các bảndịch Mật điển Nyingma Gyübum.

"JikméLingpa". Rigpa Shedra.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Jikm%C3%A9_Lingpa>. Truy cập06/09/2010.

[12]Toàn bộ nội dungbản kinh “Đơn Âm Bát-nhã Ba-la-mật-đa”là như sau:

Xin hồi hướng lên Đấng Thế Tôn Bát Nhã Ba-la-mật-đa.

Tôi nghe như vầy, một thuở Thế Tôn ngụ tại thành VươngXá, trên đỉnh Linh Thứu, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm nămmươi vị và vô lượng chư Bồ-tát. Lúc đó, Thế Tôn mới bảo ngài A-nan:

"Này A-nan, vì lợi lạc và phước hạnh của toàn thểchúng sinh hữu tình, hãy nhận rõ trí huệ Bát nhã Ba-la-mật-đa này trong một chữlà chữ 'ah'".

Phật nói kinh này rồi chúng đại Tỳ-kheo, chư Bồ-tát, vàtoàn thể thế gian trời, người, a-tu-la nghe Phật nói đều rất hoan hỉ vâng theo.

Ở đây cần lưu ý âm tiết Ah trong tiếngPhạn [và Tạng] có thể có nhiều ý nghĩa một nghĩa của từ này là Không.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com