- Lời Giới Thiệu của Làng Đậu
- Lời Tựa của Dịch Giả
- Giới Thiệu
- Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Hai
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba
- Những Giải Thích Khác Nhau Về Vô Ngã
- Bốn Pháp Ấn
- Dẫn Nhập Về Các Mật Điển
- Bốn Lớp Mật Thừa
- Truyền Năng Lực Tu Tập
- Chuẩn Bị cho Sự Gia Trì Năng Lực
- Trì Giữ Thệ Nguyện
- Nữ Giới Và Đạo Phật
- Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động
- Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không
- Hiện Thực Hóa Tâm Thức Của Phật Quả
- Diệu Lạc Và Tính Không
- Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh
- Chân Ngôn
TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính
ChuẩnBị cho Sự Gia Trì Năng Lực
Để tiến hành một buổi lễ giatrì năng lực, đòi hỏi một mạn-đà-la, là cung điệnbất khả tư lường [không thể đo lường] hay một nơi thường trụ củabổn tôn. Có nhiều loại mạn-đà-la: mạn-đà-la được tạo nên bởi sự tập trung tinh thần, mạn-đà-la tranh vẽ, mạn-đà-la cát, và cũng trong Mật thừaDu-già Tối Thượng, mạn-đà-la thân thể được căn cứ trên thân thể của Đạo sư[guru, thiện xảo sư], và các mạn-đà-la của Bồ-đề tâm tương đối[1].
Trong tất cảcác mạn-đà-la này, mạn-đà-la cát là chính yếu, bởi vì nó là mạn-đà-la duy nhất cho sự chuẩn bị củatất cả các nghi thức liên hệ đến sự dâng lễ lên đạo trường, dây phù hộ v.v… có thể được thực thi. Nó cũng phối hợp sựtiến hành những điệu múa lễ, bao gồm những thế uốn khác nhau của bàn tay và bước chân.
Có nhiều loại điệu múa lễkhác nhau. Một thứ được tiến hành khi dâng cúng đạo trường nơi mạn-đà-la được tạodựng. Một thứ khác được biểu diễn sau khi hoàn thành mạn-đà-la, như một cúng dường đến những bổn tôn của mạn-đà-la.Thêm nữa, có một loại múa nghi lễ được gọi là Cham[2], mànó liên hệ đến những hoạt động cho sự vượt thắng các chướng ngại.
Nhiều tự viện nhỏ chuyên môntrong việc biểu diễn những điệu múa nghi lễ này, nhưng chúng ta có thể hỏi sựthấu hiểu của họ về biểu tượng, và ý nghĩa đằng sau những điệu múa này. Hầu hếtmọi người quan tâm sự biểu diễn của họ như một sự trình diễn, một loại hình sânkhấu. Điều này là một phản ánhsự thật đáng buồn rằng các Mật thừa đangthoái hóa. Tôi đã từng đọc trong lịch sử Ấn Độ rằng một trong những nhântố chosự suy đồi của Mật thừa và giáo thuyết nhà Phật ở Ấn Độ là sự phát triểndư thừa trong các thựchành Mật thừa. Nếu một hành giả thiếu những nền tảng căn bản vốn là những điều kiện tiên quyết cho thựchành Mật thừa, thì những kỹ năng và thiền quán Mật thừa có thể chứng tỏ nguy hại hơn là lợi ích. Đấy là lý do tại sao sự thực hành Mật thừa đượcgọilà ‘bí mật’.
Chúng ta nên nhớ rõ trong tâm thức rằng ngay cả trong nhữngtác phẩm mật điển, các thệ nguyện giảithoát cá nhân [tỳ kheo giới] được tándương một cách cao độ. Mật thừa căn bản Thời Luân, vua cả tất cảMật thừa Du-già Tối Thượng, đề cập rằng trong những vị Kim Cương Đạo Sư khácnhau tiến hành giảng dạy vànghi lễ, tu sĩ cụ túc giới là cao nhất, sa di là mứctrung, và cư sĩ là thấp nhất. Hơn thế nữa, trong quá trình tiếp nhận một sựquán đảnh, có những loại thệ nguyện khác nhau được thực thi. Thệ nguyện Bồ-tát giới có thể đượctiếp nhận trong sự hiện diện hình tượng của đức Phật, không có đạo sư tronghình thể con người. Những thệ nguyện giải thoát cá nhân và thệ nguyện Mật thừatrái lại phải được tiếp nhận từ một người sống trong hình thức một guru.
Nếu quý vị muốn thăng tiến thành công trong lộ trình Mật thừa,điều cần thiết là quý vị phải tiếp nhậnsự truyền lực và gia trì của truyền thừa không gián đoạn bắt nguồn từ đức PhậtKim Cương Trì [Buddha Vajradhara] từ đạo sư của quý vị, nhằm kích khởi một khả năng tiềm ẩn trong tâm thứcquý vị để hiện thực hóa trạng thái kếtquả của Phật quả. Điều này được đạt đến bằng nghi lễ gia trì năng lực. Do thế,trong sự thực hành Mật thừa, đạo sư là rất quan trọng.
Vì đạo sư đóng một vai tròquan trọng như thế trong sự thực hành tantra, nhiều tác phẩm Mật thừa đã phácthảo những phẩm chất của một vị đạo sư mật tông.
Một người ban quán đảnh phảinên có đủ phẩm chất. Vậy nên trước khi thực thi điểm đạo, điều quan trọng là kiểmtra xem người đạo sư có các phẩm chất này không. Được cho rằng ngay cả nếu phảimất mười hai năm để xác định được xem người thầy có sở hữu các phẩm chất đúng đắn,thì quý vị cũng nên bỏ thì giờ mà làm việc đó.
Một đạo sư Kim Cương đủ phẩm hạnh là một người thủ hộ ba cánh cửathân thể, lời nói, và tâm ý của vị ấy khỏi những hành vi tiêu cực, một người tếnhị và thông suốt trong ba vô lậu học -- giới, định, và tuệ. Thêm nữa, vị ấy phảisở hữu hai bộ, nội thể và ngoại vi, của mười nguyên lý[3]. Sư Sự Pháp Ngũ Thập Tụng[4]diễntả một người thiếu bi mẫn và hằn học, bị khống chế bởi những năng lực mạnh mẽ củadính mắc và thù hận và không có kiến thức của ba vô lậu học, khoe khoang chútít kiến thức mà vị ấy có, thì không đủ phẩmchất là một vị đạo sư mật tông. Nhưng nếu như một đạo sư mật tông phải sở hữu nhữngphẩm chất nào đấy, thì đệ tử cũng phảinhư vậy. Khuynh hướng hiện tạilà việc tham dự một lễquán đảnh bất kỳ được ban bởi bất cứmột vị đạo sư hay lạt-ma nào mà không có sự khảo sát trước, và tiếp nhận lễkhai tâm, rồi sau đó nói những điều chống lại vị thầy của mình là không tốt.
Nói về phần những vị đạo sư,điều cũng quan trọng là ban bố giáo huấn theo những cấu trúc tổng quát trong lộ trình Phật giáo và việc tiến hành theo khuôn khổ chung về lộ trình Phật giáo như là luật lệmà qua đó quý vị xác định đượcsự toàn vẹn những giáo huấn của quý vị.
Điểm đáng nêu làvị thầy không nên cảm thấy kiêu ngạo trong mối quan hệ gần gũi với các đệ tử của mình,người thầy có quyền tối thượng vàcó thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Có mộtchâm ngôn của Tây Tạng rằng, ‘Mặc dù quý vị có thể đồng đẳng với những bổn tôntrong khuôn khổ của sự thực chứng,nhưng lối sống của quý vị nên phù hợp với phương cách của những người khác.’
[1]Tâm bồ-đề [bồ-đề tâm] hay tâm giácngộ được phân làm hai loại 'bồ-đề tâm tương đối' và 'bồ-đề tâm tối thắng' [bồ-đềtâm tuyệt đối]. Bồ-đề tâm tương đối dẫn xuất ước muốn từ bi để thành tựu giácngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh và để rèn luyện bằng cách phương tiện để đạtmụch đích đó. Bồ-đề tâm tối thắng là trí huệ trực tiếp vào bản chất vô ngã củacác pháp.
Bồ-đề tâm tương đối còn được phân biệtgiữa 'bồ-đề tâm nguyện' và 'bồ-đề tâm hành', được mô tả bởi ngài Tịch Thiên nhưlà sư phân biệt giữa việc quyết định tiến hành [lý tưởng vị tha] và việc thật sựđang tiến hành.
"Bodhichitta".<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Bodhichitta>. Truy cập02/09/2010.
[2]Vũ điệu Cham liên hệ đến một số bộphái của Phật giáo Tây Tạng, người tham gia sẽ dùng đến các trang phục riêng biệt.Vũ điệu được đệm kèm bởi âm nhạc đánh lên bởi các tu sĩ sử dụng nhạc cụ truyềnthống Phật giáo Tây Tạng. Các vũ điệu thường có nội dung giới hạnh quan hệ đếntừ bi cho chúng sinh và được diễn để mang lại công đức cho tất cả những ai nhậnthức chúng.
"Cham Dance". Wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Cham_Dance>. Truy cập 07/09/2010.
[3]Theo ngài Tsongkhapa, thì Kim Cương Tâm Yếu Trang Nghiêm Mật Điển(Vajra-hṛdayālaṃkāra-tantra) có nêu mười nguyên lý nội thể và ngoại vi. Cácnguyên lý nội thể [mật] là: [1-2] hai nghi thức hồi chuyển [của hiểm nguy vàngăn trở], [3-4] [gia trì năng lực] trí huệ bí mật và siêu việt, [5] nghi thứccho việc phân chia những ai đang được khẻ chạm, [6] cúng dường bánh và [7] KimCương trì tụng, [8] nghi thức về hoàn tất mãnh liệt, [9] ban phước các hình tượng,và [10] hoàn tất mạn-đà-la. Các nguyên lý ngoại vi là: [1] mạn-đà-la vòngthiêng liêng, [2] định (thiền chỉ), [3] thủ ấn (uốn tay), [4] bái đứng, [5] báingồi, [6] tụng, [7] nghi thức (tịnh) hỏa, [8] cúng dường, [9] áp dụng vào hoạtđộng, và [10] đúc kết.Ngài Tsongkhapa cũng giải thích thêm về nhiều chi tiết về10 nguyên lý nội thể và ngoại vi. Xem thêm chi tiết:
"The fulfillment of all hopes:guru devotion in Tibetan Buddhism". Tsoṅ-kha-pa. p41-47. Wisdom. 1999.ISBN 086171153x.
[4]Tên Phạn ngữ là gurupañcāśikā. Đâylà bài luận thuyết gồm 50 đoạn kệ của ngài Mã Minh (Aśvaghoṣa) (thế kỷ1-2) liên hệ chặt chẽ đến Mật thừa Du-già Tối Thượng nói về phương pháp tìm thiệnxảo sư [guru] và về cách ứng xử trong quan hệ thầy trò. Từ đoạn kệ thứ 7 -9 nóivề phẩm chất của vị thiện xảo sư và các đoạn kệ sau đó (10-48) nói về ứng xử củathầy trò.
"Lama Nga-chu-pa" (TheFifty Verses on Guru Devotion). Luận giải bởi Tsongkhapa. Trans by Sharpa Tulkuet all. Library of Tibetan Works. 1975. PDF.
“50 Verses on Guru Devotion”. Aśvaghoṣa. View On Buddhism.<http://viewonbuddhism.org/resources/50_verses_guru_devotion.html>. Truycập 23/08/2010.