- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Chúng ta có thể tự hỏi, hình thức lễ lạt như vậy chỉ là tập quán một cuộc tụ họp vui vẻ hay còn có một ý nghĩa nào khác? Tại sao người Phật tử xem lễ vía đức Phật Di-lặc vào ngày mồng một Tết là quan trọng trong đời sống tu tập? Muốn hiểu điều này, chúng ta phải đi sâu hơn vào sự mầu nhiệm của tâm uyên nguyên nơi mỗi chúng ta.
Phật giáo đề cập đến ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.
Pháp thân Phật là thân tròn đầy và bao trùm khắp vũ trụ. Trong tự tánh giác ngộ, Phật và chúng sinh không có gì khác nhau. Phật tánh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta, chiếu sáng tràn đầy, nhưng chúng ta bị các ham muốn, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền che mờ nên không nhận biết được Phật tánh ấy.
Báo thân Phật là hình tướng tốt đẹp, trang nghiêm của những vị Phật đã thành Chánh giác. Báo thân ấy cũng hiển lộ nơi mỗi chúng sinh thành thân tâm tràn đầy niềm an lạc, hạnh phúc bao la khi họ thực hành sự tu tập.
Hóa thân Phật (cũng gọi là Ứng thân hay Ứng hóa thân) là thân của các ngài thị hiện trong thế gian để cứu giúp kẻ khổ đau cùng hướng dẫn chúng sinh trên con đường an vui và hạnh phúc.
Ba thân Phật này luôn luôn hiện hữu mà không ngăn ngại nhau. Chúng sinh vì mê tánh giác (không biết được Phật tánh nơi chính mình) nên sống trầm luân trong khổ đau, còn đức Phật là người thấy rõ tất cả các hiện tượng vật chất và tâm lý đều nương tựa vào nhau mà có, mà hiện hữu (vạn pháp do duyên khởi), có tính cách vô thường và vô ngã, nên tuy sống trong thế giới đảo điên nhưng vẫn luôn an nhiên tự tại.
Sự tinh tấn thực hành đạo Phật giúp ta kinh nghiệm được niềm an vui kỳ diệu vốn rộng lớn bao la và mãi mãi có mặt, trong sáng, tinh sạch. Đó là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc và chân tịnh của con người chân thật, của chân tâm hay Phật tánh của mỗi chúng sinh. Do đó, khi đi chùa vào dịp đầu năm, nhiều người muốn cầu phúc, cầu lộc, nhưng những người Phật tử hiểu được lời Phật dạy thì luôn bày tỏ lòng mong ước tu hành tinh tấn và hướng về sự giải thoát an vui vô cùng.
Phật giáo chú trọng đến sự trong sạch của tâm, tức là buông xả tất cả các vọng niệm (những ý tưởng phân biệt, so đo, hiềm khích, khen chê, hay dở.v.v...) Khi tâm buông xả tất cả mọi tạp niệm gây ra phiền não thì tự nó sẽ trở nên trong sạch, chiếu sáng rỗng lặng. Tánh tự nhiên của ta, con người chân thật của ta, cái bản lai diện mục (mặt mũi từ xưa nay) tự nó hiển lộ, tự nó tỏa sáng. Lúc đó, tâm ta đi vào cõi bình an rộng lớn. Chúng ta được uống ngụm nước đầu nguồn của dòng suối hạnh phúc uyên nguyên trong chính mình.
Khi tâm đã an bình như thế thì chúng ta tức khắc hiểu được thực tại một cách trực tiếp, không qua các lời nói hay chữ viết, nói theo ngôn ngữ của kinh Lăng-già, sự mầu nhiệm đó có thể diễn tả qua bài kệ ca ngợi tâm giác ngộ của Bồ Tát Đại Huệ như sau:
Thế gian lìa sinh diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Các pháp đều như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường,
Thế gian hằng như mộng.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Biết nhân pháp vô ngã,
Phiền não và sở tri,
Thường thanh tịnh không tướng,
Mà khởi tâm đại bi.
Nói khác đi, khi buông xả tất cả các ý tưởng phân biệt, mâu thuẫn tương tranh, thì tâm ta đi vào chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên của nó. Từ chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên ấy mà lòng thương yêu rộng lớn (từ bi) và sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) bừng dậy, đưa ta vào thế giới ban sơ, thế giới của tình yêu thương bao la ngời sáng không chủ thể, không đối tượng, tràn đầy yên vui. Đó chính là tâm chân thật, tâm Phật, hay còn gọi là tâm giải thoát. Và đó chính thật là mùa xuân Di-lặc.
Phật giáo đề cập đến ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.
Pháp thân Phật là thân tròn đầy và bao trùm khắp vũ trụ. Trong tự tánh giác ngộ, Phật và chúng sinh không có gì khác nhau. Phật tánh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta, chiếu sáng tràn đầy, nhưng chúng ta bị các ham muốn, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền che mờ nên không nhận biết được Phật tánh ấy.
Báo thân Phật là hình tướng tốt đẹp, trang nghiêm của những vị Phật đã thành Chánh giác. Báo thân ấy cũng hiển lộ nơi mỗi chúng sinh thành thân tâm tràn đầy niềm an lạc, hạnh phúc bao la khi họ thực hành sự tu tập.
Hóa thân Phật (cũng gọi là Ứng thân hay Ứng hóa thân) là thân của các ngài thị hiện trong thế gian để cứu giúp kẻ khổ đau cùng hướng dẫn chúng sinh trên con đường an vui và hạnh phúc.
Ba thân Phật này luôn luôn hiện hữu mà không ngăn ngại nhau. Chúng sinh vì mê tánh giác (không biết được Phật tánh nơi chính mình) nên sống trầm luân trong khổ đau, còn đức Phật là người thấy rõ tất cả các hiện tượng vật chất và tâm lý đều nương tựa vào nhau mà có, mà hiện hữu (vạn pháp do duyên khởi), có tính cách vô thường và vô ngã, nên tuy sống trong thế giới đảo điên nhưng vẫn luôn an nhiên tự tại.
Sự tinh tấn thực hành đạo Phật giúp ta kinh nghiệm được niềm an vui kỳ diệu vốn rộng lớn bao la và mãi mãi có mặt, trong sáng, tinh sạch. Đó là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc và chân tịnh của con người chân thật, của chân tâm hay Phật tánh của mỗi chúng sinh. Do đó, khi đi chùa vào dịp đầu năm, nhiều người muốn cầu phúc, cầu lộc, nhưng những người Phật tử hiểu được lời Phật dạy thì luôn bày tỏ lòng mong ước tu hành tinh tấn và hướng về sự giải thoát an vui vô cùng.
Phật giáo chú trọng đến sự trong sạch của tâm, tức là buông xả tất cả các vọng niệm (những ý tưởng phân biệt, so đo, hiềm khích, khen chê, hay dở.v.v...) Khi tâm buông xả tất cả mọi tạp niệm gây ra phiền não thì tự nó sẽ trở nên trong sạch, chiếu sáng rỗng lặng. Tánh tự nhiên của ta, con người chân thật của ta, cái bản lai diện mục (mặt mũi từ xưa nay) tự nó hiển lộ, tự nó tỏa sáng. Lúc đó, tâm ta đi vào cõi bình an rộng lớn. Chúng ta được uống ngụm nước đầu nguồn của dòng suối hạnh phúc uyên nguyên trong chính mình.
Khi tâm đã an bình như thế thì chúng ta tức khắc hiểu được thực tại một cách trực tiếp, không qua các lời nói hay chữ viết, nói theo ngôn ngữ của kinh Lăng-già, sự mầu nhiệm đó có thể diễn tả qua bài kệ ca ngợi tâm giác ngộ của Bồ Tát Đại Huệ như sau:
Thế gian lìa sinh diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Các pháp đều như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường,
Thế gian hằng như mộng.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Biết nhân pháp vô ngã,
Phiền não và sở tri,
Thường thanh tịnh không tướng,
Mà khởi tâm đại bi.
Nói khác đi, khi buông xả tất cả các ý tưởng phân biệt, mâu thuẫn tương tranh, thì tâm ta đi vào chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên của nó. Từ chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên ấy mà lòng thương yêu rộng lớn (từ bi) và sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) bừng dậy, đưa ta vào thế giới ban sơ, thế giới của tình yêu thương bao la ngời sáng không chủ thể, không đối tượng, tràn đầy yên vui. Đó chính là tâm chân thật, tâm Phật, hay còn gọi là tâm giải thoát. Và đó chính thật là mùa xuân Di-lặc.
Gửi ý kiến của bạn