- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Đức Đạt-lai Lạt-ma thường đến nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á để hướng dẫn cho nhiều người tu tập. Cũng như các vị thiền sư Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và những vị thuộc truyền thống Nam tông, ngài luôn nhấn mạnh đến khả năng giác ngộ, khả năng sống an vui hạnh phúc bao la ngay trong cõi đời này, nếu chúng ta thực hành đạo Phật trong đời sống hằng ngày. Khi thực hành đời sống an vui hạnh phúc, thế giới chúng ta và thế giới chư Phật thật gần gũi.
Phật giáo Tây Tạng, ngoài việc tu tập siêng năng để đạt được sự hiểu biết chân thật và niềm an vui rộng lớn, còn thực hành những pháp môn kỳ diệu dựa vào niềm tin mãnh liệt về sự mầu nhiệm của Phật pháp. Người dân Tây Tạng cũng như nhiều người Phật tử khác hướng về đức Phật và chư vị Bồ Tát với một niềm tin mạnh mẽ. Tất cả các tông phái Phật giáo, kể cả Thiền tông, đều có phần cầu nguyện trong các buổi tụng kinh ở chùa. Trong các buổi lễ ở chùa hay ở nhà, người Phật tử cầu nguyện cho bản thân và gia đình được nhiều điều an lành và tốt đẹp. Cầu nguyện khi lòng chúng ta thanh tịnh hay tâm chúng ta chí thành thì có sự cảm ứng nhiệm mầu. Có cầu thì có ứng. Niềm tin càng gia tăng thì sự cảm ứng càng nhiệm mầu.
Ánh hào quang thanh tịnh
Chiếu xuyên màn u tối
Tiêu diệt lửa tai ương
Chẳng nơi nào không hiện.
Người Phật tử thường đến chùa cầu nguyện cho tật bệnh chóng lành, cho những sự tiêu cực chóng hết, cho gia đạo an vui, được sinh con mạnh khỏe, được chóng lành bệnh tật.v.v... Ở nơi thôn quê xa cách thị thành, thuốc men không có, khi bị bệnh tật có nhiều Phật tử lên chùa cầu nguyện và được cho một lá bùa về đốt uống và lành bệnh. Khoa học nói thế nào về các sự kiện này, về niềm tin chữa trị các bệnh tật?
Nói đến khoa học là nói đến sự thật có bằng cớ, nói đến sự nghiên cứu khách quan có thể quan sát được để căn cứ vào đó mà đưa ra những lời giải thích hợp lý và cụ thể.
Hai nhà nghiên cứu David Sobel và Robert Ornstein, trong quyển The Healing Brain (Bộ óc chữa lành bệnh) cho rằng chính niềm tin của bệnh nhân đối với thuốc men và bác sĩ đã vận dụng các năng lực trong cơ thể họ để chữa trị các bệnh tật. Trong những cuộc thí nghiệm, các bác sĩ cho bệnh nhân uống các viên thuốc giả (giả dược)[5]và thấy những viên thuốc giả này có khả năng trị bệnh.
Các bác sĩ nhận thấy do nơi hình dáng, màu sắc, loại thuốc uống, cho dù thực sự không có dược tính, nhưng khi làm cho bệnh nhân tin đó là thuốc thật thì cũng có thể giúp họ thuyên giảm bệnh. Ảnh hưởng của các thứ giả dược này có mức độ khác nhau: viên thuốc con nhộng (capsule) có hiệu quả chữa trị cao hơn các viên thuốc thường. Tuy nhiên, giả dược ở dạng tiêm có hiệu quả chữa trị cao hơn các dạng khác. Tên thuốc, màu sắc, hình dáng của những thứ giả dược này cũng ảnh hưởng đến sự chữa trị cho bệnh nhân.
Báo Washington Post năm 1988 có nói đến hai nhà nghiên cứu người Nhật đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tật và niềm tin như sau:
Mười ba em học sinh trai được chọn từ những em bị chứng dị ứng (allergy) khi chạm vào các loại cây độc (như poison ivy hay poison oak). Các lá cây độc này tiết ra một chất hóa học, khi dính vào da thì da sẽ bị ngứa, sưng đỏ, và đau nhức. Họ chia các em làm hai nhóm. Một nhóm được thôi miên để dẫn dụ các em vào trạng thái mơ màng và buồn ngủ. Một nhóm được hướng dẫn để đưa đến trạng thái thoải mái và yên nghỉ. Mắt các em nhắm lại để khỏi nhìn thấy những gì đang xảy ra chung quanh.
Các nhà nghiên cứu chạm vào cánh tay các em một thứ lá cây và nói rằng đó là loại lá cây độc. Thật ra, họ chỉ dùng những lá cây vô hại chạm vào tay các em. Cả mười ba em đều bị phản ứng như chạm phải lá độc: da ngứa ngáy, sưng đỏ, rất khó chịu.
Sau đó, cuộc thí nghiệm được làm ngược lại. Họ lấy lá độc thật sự chạm vào tay các em nhưng nói rằng đó là lá thường, không độc. Có mười trong số mười ba em không bị ngứa, sưng da và cảm giác khó chịu khi thực sự bị chạm phải lá độc. Các em đó tin rằng lá độc thì bị ngứa, tin rằng lá không độc thì không bị ngứa.
Nhà tâm lý Stanislav Kasl cùng nhiều nhà tâm lý và các bác sĩ khác đã nghiên cứu hệ thống miễn nhiễm (immune system) trong cơ thể chúng ta. Hệ thống chống lại các bệnh tật này có liên hệ mật thiết đến tình trạng tinh thần. Sự an vui tinh thần, thảnh thơi thể chất, niềm tin vào cách chữa trị làm gia tăng sức mạnh của cơ thể chống lại bệnh cũng như chữa lành bệnh tật.
Phật giáo Tây Tạng, ngoài việc tu tập siêng năng để đạt được sự hiểu biết chân thật và niềm an vui rộng lớn, còn thực hành những pháp môn kỳ diệu dựa vào niềm tin mãnh liệt về sự mầu nhiệm của Phật pháp. Người dân Tây Tạng cũng như nhiều người Phật tử khác hướng về đức Phật và chư vị Bồ Tát với một niềm tin mạnh mẽ. Tất cả các tông phái Phật giáo, kể cả Thiền tông, đều có phần cầu nguyện trong các buổi tụng kinh ở chùa. Trong các buổi lễ ở chùa hay ở nhà, người Phật tử cầu nguyện cho bản thân và gia đình được nhiều điều an lành và tốt đẹp. Cầu nguyện khi lòng chúng ta thanh tịnh hay tâm chúng ta chí thành thì có sự cảm ứng nhiệm mầu. Có cầu thì có ứng. Niềm tin càng gia tăng thì sự cảm ứng càng nhiệm mầu.
Ánh hào quang thanh tịnh
Chiếu xuyên màn u tối
Tiêu diệt lửa tai ương
Chẳng nơi nào không hiện.
Người Phật tử thường đến chùa cầu nguyện cho tật bệnh chóng lành, cho những sự tiêu cực chóng hết, cho gia đạo an vui, được sinh con mạnh khỏe, được chóng lành bệnh tật.v.v... Ở nơi thôn quê xa cách thị thành, thuốc men không có, khi bị bệnh tật có nhiều Phật tử lên chùa cầu nguyện và được cho một lá bùa về đốt uống và lành bệnh. Khoa học nói thế nào về các sự kiện này, về niềm tin chữa trị các bệnh tật?
Nói đến khoa học là nói đến sự thật có bằng cớ, nói đến sự nghiên cứu khách quan có thể quan sát được để căn cứ vào đó mà đưa ra những lời giải thích hợp lý và cụ thể.
Hai nhà nghiên cứu David Sobel và Robert Ornstein, trong quyển The Healing Brain (Bộ óc chữa lành bệnh) cho rằng chính niềm tin của bệnh nhân đối với thuốc men và bác sĩ đã vận dụng các năng lực trong cơ thể họ để chữa trị các bệnh tật. Trong những cuộc thí nghiệm, các bác sĩ cho bệnh nhân uống các viên thuốc giả (giả dược)[5]và thấy những viên thuốc giả này có khả năng trị bệnh.
Các bác sĩ nhận thấy do nơi hình dáng, màu sắc, loại thuốc uống, cho dù thực sự không có dược tính, nhưng khi làm cho bệnh nhân tin đó là thuốc thật thì cũng có thể giúp họ thuyên giảm bệnh. Ảnh hưởng của các thứ giả dược này có mức độ khác nhau: viên thuốc con nhộng (capsule) có hiệu quả chữa trị cao hơn các viên thuốc thường. Tuy nhiên, giả dược ở dạng tiêm có hiệu quả chữa trị cao hơn các dạng khác. Tên thuốc, màu sắc, hình dáng của những thứ giả dược này cũng ảnh hưởng đến sự chữa trị cho bệnh nhân.
Báo Washington Post năm 1988 có nói đến hai nhà nghiên cứu người Nhật đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tật và niềm tin như sau:
Mười ba em học sinh trai được chọn từ những em bị chứng dị ứng (allergy) khi chạm vào các loại cây độc (như poison ivy hay poison oak). Các lá cây độc này tiết ra một chất hóa học, khi dính vào da thì da sẽ bị ngứa, sưng đỏ, và đau nhức. Họ chia các em làm hai nhóm. Một nhóm được thôi miên để dẫn dụ các em vào trạng thái mơ màng và buồn ngủ. Một nhóm được hướng dẫn để đưa đến trạng thái thoải mái và yên nghỉ. Mắt các em nhắm lại để khỏi nhìn thấy những gì đang xảy ra chung quanh.
Các nhà nghiên cứu chạm vào cánh tay các em một thứ lá cây và nói rằng đó là loại lá cây độc. Thật ra, họ chỉ dùng những lá cây vô hại chạm vào tay các em. Cả mười ba em đều bị phản ứng như chạm phải lá độc: da ngứa ngáy, sưng đỏ, rất khó chịu.
Sau đó, cuộc thí nghiệm được làm ngược lại. Họ lấy lá độc thật sự chạm vào tay các em nhưng nói rằng đó là lá thường, không độc. Có mười trong số mười ba em không bị ngứa, sưng da và cảm giác khó chịu khi thực sự bị chạm phải lá độc. Các em đó tin rằng lá độc thì bị ngứa, tin rằng lá không độc thì không bị ngứa.
Nhà tâm lý Stanislav Kasl cùng nhiều nhà tâm lý và các bác sĩ khác đã nghiên cứu hệ thống miễn nhiễm (immune system) trong cơ thể chúng ta. Hệ thống chống lại các bệnh tật này có liên hệ mật thiết đến tình trạng tinh thần. Sự an vui tinh thần, thảnh thơi thể chất, niềm tin vào cách chữa trị làm gia tăng sức mạnh của cơ thể chống lại bệnh cũng như chữa lành bệnh tật.
Gửi ý kiến của bạn