- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Một điểm tích cực khác trong đạo Phật là quan niệm “duy tâm sở hiện” mà ta thường nói một cách giản dị hơn là “mọi thứ đều do tâm mình mà ra cả”. Các nhà tâm lý học có đề cập đến sự nội hóa, nghĩa là chuyển hình ảnh của những người hay vật mình yêu thích vào trong tâm. Sự kiện ấy xảy ra khi có người thân yêu của chúng ta qua đời. Do đó, dù họ không còn nữa nhưng ta luôn luôn cảm thấy gần gũi họ trong lòng mình. Nói một cách giản dị hơn, họ luôn luôn có mặt trong lòng ta khi ta thương nhớ họ.
Khi bày tỏ công khai lòng thương nhớ đó qua các lễ cầu siêu và cúng thức ăn cho người qua đời, chúng ta thấy mình gần gũi với họ theo như ước vọng tốt đẹp tự nhiên nơi mỗi chúng ta. Nói khác đi, lằn ranh giữa đôi bờ sinh tử bị xóa mờ. Do đó, sự tiến cúng hương linh bằng những nghi thức lễ lạy, cầu nguyện và cúng hương hoa, quả phẩm cùng thức ăn vào những ngày đầu và ngày giỗ sau đó rất có ích lợi cho người sống. Và dĩ nhiên mọi việc chỉ tốt đẹp khi được thực hành trong sự chừng mực, trong giới hạn cần thiết, không quá nhiều và không quá ít, qua việc bỏ bớt những điều không còn hợp thời.
Trong ý nghĩa tốt lành đó mà sau bảy lễ cầu siêu và cúng linh ở chùa, gia đình người quá cố có thể xin gửi người thân của mình tại chùa (ký linh), bằng cách mang bài vị gồm có hình và tên tuổi người qua đời đến xin thờ tại chùa với niềm tin là hương linh nhờ đó mà được thường ngày nghe kinh kệ, trút bỏ mọi điều dính mắc, quay về với Phật tánh, và nhờ đó mà trở về với thế giới an lành giải thoát của chư Phật. Trong lòng những người thân quyến nhờ đó mà được an ổn rất nhiều.
Trước đây ở Việt Nam, con cái thường để tang cha ba năm và tang mẹ hai năm. Trong thời gian chịu tang cha, mẹ, ông, bà... con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tránh tham dự những cuộc vui chơi, những lễ cưới hỏi. Khi làm lễ họ mặc quần áo trắng và bịt khăn trắng, ngày thường thì họ đeo một miếng vải đen nơi áo. Ngày nay, đời sống trở nên bận rộn hơn, con cháu thường làm lễ xả tang sau một hay hai năm, hoặc sớm hơn nữa, để dễ dàng tham dự vào các sinh hoạt xã hội cũng như tổ chức cưới hỏi cho con cháu.
Trên thực tế, việc hạn chế những cuộc vui chơi, giải trí không cần thiết rất ích lợi cho những người đang chịu tang. Họ có thể tự nhắc nhở mình hay khước từ những sự mời mọc vì lý do tang chế (chế có nghĩa là hạn chế, hạn chế những cuộc vui chơi khi đang có tang) để không tham dự vào các cuộc vui chơi, tiệc tùng, ăn uống hay tiêu pha không cần thiết làm hao tốn của cải và sức khỏe. Nhờ đó họ có thêm thì giờ nghỉ ngơi, tu tập và sống đời lành mạnh như ý muốn.
Như thế, ngoài mục đích chính là bày tỏ lòng thương yêu kẻ qua đời, tất cả những nghi lễ trên còn giúp cho người sống được bình an, lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần và giúp họ tiếp tục tiến bước vững chãi trên đường đời.
Người Phật tử do đó phải biết quý trọng những nghi lễ ấy và cố gắng thực hành cho mình và gia đình mình được lợi lạc. Người Phật tử là người sống với tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật. Do đó, khi một người qua đời, chúng ta cần nâng đỡ tinh thần bà con của họ, giúp họ liên lạc với quý vị tăng ni cùng Ban hộ niệm để tổ chức tang lễ cho được tốt đẹp. Nếu họ thuộc tôn giáo khác thì ta nhắc nhở họ liên hệ với các vị giáo sĩ, linh mục hay mục sư để xin các ngài hướng dẫn những gì phải làm. Trường hợp người qua đời là một Phật tử mà trong vùng không có một vị tăng ni nào, những người Phật tử trong vùng có thể họp thành một Ban hộ niệm để tụng kinh, niệm Phật và cầu nguyện cho hương linh tại nhà quàng, nghĩa trang và tư gia vào các thời gian trước, trong và sau khi chôn cất.
Trong hoàn cảnh đau thương của gia đình có thân nhân vừa qua đời, chúng ta nên tránh nói những điều tiêu cực nhằm gây thêm những sự lo lắng sợ hãi, như nói về sự trừng phạt ở địa ngục, nói về thần trùng, nói về những giấc mơ kinh hãi, nói về những điềm xấu, về những nợ nần không trả được.v.v... Nếu họ là những người khác tôn giáo thì chúng ta tránh nói về tôn giáo mình, đề cao tôn giáo mình và nhất là đừng ép buộc qua cách thuyết phục họ phải theo nghi lễ của đạo mình khi họ không muốn vì họ không biết và không quen thuộc.
Như thế, để thể hiện đạo làm người (nhân đạo), một người Phật tử nếu gặp hoàn cảnh một người bạn hay một kẻ không quen biết theo Công giáo, Tin lành, Hồi giáo.v.v... bệnh nặng sắp lìa đời mà không có thân nhân, thì nên thông báo cho các vị linh mục, mục sư hay giáo sĩ thuộc tôn giáo của họ. Nếu vì xa xôi cách trở không ai đến được thì nên lấy kinh sách của tôn giáo họ mà đọc cho họ nghe. Lúc đó họ cần được nghe những lời dạy trong tôn giáo của họ hơn bao giờ cả. Hình ảnh các đấng giáo chủ thân thiết cùng những lời dạy trong tôn giáo họ đem lại rất nhiều lợi ích trong giờ họ lâm chung. Tuyệt đối tránh việc khuyên bảo họ theo tôn giáo mình lúc họ đang đau ốm hay sắp lâm chung, đang đối diện với nỗi khó khăn cuối cùng của đời người. Làm như thế sẽ tạo thêm cho họ sự rối loạn và đau khổ chứ chẳng giúp ích gì cho họ.
Việc thúc ép một người hay một gia đình cử hành nghi thức tang lễ theo một tôn giáo mà họ không biết đến, chưa có sự cảm thông nào là một tội ác tinh thần mà chúng ta tuyệt đối không nên làm, vì không giúp ích được gì cho họ trong lúc họ đang đau khổ. Ngoài ra, chúng ta cũng tránh không gây xáo trộn cho gia đình có thân nhân qua đời bằng cách đề cao tôn giáo mình và chê bai tôn giáo của người khác.
Chúng ta nên theo sự công bằng của đạo làm người, tuyệt đối không làm và cũng không chấp nhận kẻ khác làm cho mình hay cho người khác, vì làm như thế không những không lịch sự mà còn biểu lộ lòng ác độc chỉ biết nghĩ đến mình, nhất là trong lúc gia đình họ đang gặp cảnh tang gia bối rối.
Đạo Phật đặt nền tảng trên tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật. Người Phật tử càng phải lưu ý điều ấy. Đức Khổng Tử từng nói rằng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.) Lời dạy này vẫn còn là một khuôn vàng thước ngọc cho sự giao tiếp lành mạnh và tốt đẹp giữa các cá nhân, tổ chức, cộng đồng... Trong trường hợp chính bản thân ta không may gặp phải hoàn cảnh nói trên, thì tốt hơn hết chúng ta nên lịch sự và thẳng thắn trả lời với những người muốn ta thực hành tang lễ theo nghi thức tôn giáo khác với những gì ta đang tin tưởng là ta không thể làm như thế được; vì làm như thế là nguy hại cho đời sống tinh thần của mình cùng những người trong gia đình.
Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Thường biết lỗi mình, không xét lỗi người.” Do đó, trong giao tiếp khi nói năng, làm sao duy trì được sự hài hòa và cảm thông giữa đôi bên là tốt đẹp hơn cả. Đó là cách áp dụng tôn giáo vào đời sống hằng ngày, giữ được sự bình thản an vui trong mọi hoàn cảnh khó khăn, như lời đức Phật dạy: “Chiến thắng một vạn quân, không bằng tự thắng mình.” Tự thắng mình là biết sống an vui thoải mái trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong nghịch cảnh.
Khi bày tỏ công khai lòng thương nhớ đó qua các lễ cầu siêu và cúng thức ăn cho người qua đời, chúng ta thấy mình gần gũi với họ theo như ước vọng tốt đẹp tự nhiên nơi mỗi chúng ta. Nói khác đi, lằn ranh giữa đôi bờ sinh tử bị xóa mờ. Do đó, sự tiến cúng hương linh bằng những nghi thức lễ lạy, cầu nguyện và cúng hương hoa, quả phẩm cùng thức ăn vào những ngày đầu và ngày giỗ sau đó rất có ích lợi cho người sống. Và dĩ nhiên mọi việc chỉ tốt đẹp khi được thực hành trong sự chừng mực, trong giới hạn cần thiết, không quá nhiều và không quá ít, qua việc bỏ bớt những điều không còn hợp thời.
Trong ý nghĩa tốt lành đó mà sau bảy lễ cầu siêu và cúng linh ở chùa, gia đình người quá cố có thể xin gửi người thân của mình tại chùa (ký linh), bằng cách mang bài vị gồm có hình và tên tuổi người qua đời đến xin thờ tại chùa với niềm tin là hương linh nhờ đó mà được thường ngày nghe kinh kệ, trút bỏ mọi điều dính mắc, quay về với Phật tánh, và nhờ đó mà trở về với thế giới an lành giải thoát của chư Phật. Trong lòng những người thân quyến nhờ đó mà được an ổn rất nhiều.
Trước đây ở Việt Nam, con cái thường để tang cha ba năm và tang mẹ hai năm. Trong thời gian chịu tang cha, mẹ, ông, bà... con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tránh tham dự những cuộc vui chơi, những lễ cưới hỏi. Khi làm lễ họ mặc quần áo trắng và bịt khăn trắng, ngày thường thì họ đeo một miếng vải đen nơi áo. Ngày nay, đời sống trở nên bận rộn hơn, con cháu thường làm lễ xả tang sau một hay hai năm, hoặc sớm hơn nữa, để dễ dàng tham dự vào các sinh hoạt xã hội cũng như tổ chức cưới hỏi cho con cháu.
Trên thực tế, việc hạn chế những cuộc vui chơi, giải trí không cần thiết rất ích lợi cho những người đang chịu tang. Họ có thể tự nhắc nhở mình hay khước từ những sự mời mọc vì lý do tang chế (chế có nghĩa là hạn chế, hạn chế những cuộc vui chơi khi đang có tang) để không tham dự vào các cuộc vui chơi, tiệc tùng, ăn uống hay tiêu pha không cần thiết làm hao tốn của cải và sức khỏe. Nhờ đó họ có thêm thì giờ nghỉ ngơi, tu tập và sống đời lành mạnh như ý muốn.
Như thế, ngoài mục đích chính là bày tỏ lòng thương yêu kẻ qua đời, tất cả những nghi lễ trên còn giúp cho người sống được bình an, lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần và giúp họ tiếp tục tiến bước vững chãi trên đường đời.
Người Phật tử do đó phải biết quý trọng những nghi lễ ấy và cố gắng thực hành cho mình và gia đình mình được lợi lạc. Người Phật tử là người sống với tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật. Do đó, khi một người qua đời, chúng ta cần nâng đỡ tinh thần bà con của họ, giúp họ liên lạc với quý vị tăng ni cùng Ban hộ niệm để tổ chức tang lễ cho được tốt đẹp. Nếu họ thuộc tôn giáo khác thì ta nhắc nhở họ liên hệ với các vị giáo sĩ, linh mục hay mục sư để xin các ngài hướng dẫn những gì phải làm. Trường hợp người qua đời là một Phật tử mà trong vùng không có một vị tăng ni nào, những người Phật tử trong vùng có thể họp thành một Ban hộ niệm để tụng kinh, niệm Phật và cầu nguyện cho hương linh tại nhà quàng, nghĩa trang và tư gia vào các thời gian trước, trong và sau khi chôn cất.
Trong hoàn cảnh đau thương của gia đình có thân nhân vừa qua đời, chúng ta nên tránh nói những điều tiêu cực nhằm gây thêm những sự lo lắng sợ hãi, như nói về sự trừng phạt ở địa ngục, nói về thần trùng, nói về những giấc mơ kinh hãi, nói về những điềm xấu, về những nợ nần không trả được.v.v... Nếu họ là những người khác tôn giáo thì chúng ta tránh nói về tôn giáo mình, đề cao tôn giáo mình và nhất là đừng ép buộc qua cách thuyết phục họ phải theo nghi lễ của đạo mình khi họ không muốn vì họ không biết và không quen thuộc.
Như thế, để thể hiện đạo làm người (nhân đạo), một người Phật tử nếu gặp hoàn cảnh một người bạn hay một kẻ không quen biết theo Công giáo, Tin lành, Hồi giáo.v.v... bệnh nặng sắp lìa đời mà không có thân nhân, thì nên thông báo cho các vị linh mục, mục sư hay giáo sĩ thuộc tôn giáo của họ. Nếu vì xa xôi cách trở không ai đến được thì nên lấy kinh sách của tôn giáo họ mà đọc cho họ nghe. Lúc đó họ cần được nghe những lời dạy trong tôn giáo của họ hơn bao giờ cả. Hình ảnh các đấng giáo chủ thân thiết cùng những lời dạy trong tôn giáo họ đem lại rất nhiều lợi ích trong giờ họ lâm chung. Tuyệt đối tránh việc khuyên bảo họ theo tôn giáo mình lúc họ đang đau ốm hay sắp lâm chung, đang đối diện với nỗi khó khăn cuối cùng của đời người. Làm như thế sẽ tạo thêm cho họ sự rối loạn và đau khổ chứ chẳng giúp ích gì cho họ.
Việc thúc ép một người hay một gia đình cử hành nghi thức tang lễ theo một tôn giáo mà họ không biết đến, chưa có sự cảm thông nào là một tội ác tinh thần mà chúng ta tuyệt đối không nên làm, vì không giúp ích được gì cho họ trong lúc họ đang đau khổ. Ngoài ra, chúng ta cũng tránh không gây xáo trộn cho gia đình có thân nhân qua đời bằng cách đề cao tôn giáo mình và chê bai tôn giáo của người khác.
Chúng ta nên theo sự công bằng của đạo làm người, tuyệt đối không làm và cũng không chấp nhận kẻ khác làm cho mình hay cho người khác, vì làm như thế không những không lịch sự mà còn biểu lộ lòng ác độc chỉ biết nghĩ đến mình, nhất là trong lúc gia đình họ đang gặp cảnh tang gia bối rối.
Đạo Phật đặt nền tảng trên tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật. Người Phật tử càng phải lưu ý điều ấy. Đức Khổng Tử từng nói rằng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.) Lời dạy này vẫn còn là một khuôn vàng thước ngọc cho sự giao tiếp lành mạnh và tốt đẹp giữa các cá nhân, tổ chức, cộng đồng... Trong trường hợp chính bản thân ta không may gặp phải hoàn cảnh nói trên, thì tốt hơn hết chúng ta nên lịch sự và thẳng thắn trả lời với những người muốn ta thực hành tang lễ theo nghi thức tôn giáo khác với những gì ta đang tin tưởng là ta không thể làm như thế được; vì làm như thế là nguy hại cho đời sống tinh thần của mình cùng những người trong gia đình.
Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Thường biết lỗi mình, không xét lỗi người.” Do đó, trong giao tiếp khi nói năng, làm sao duy trì được sự hài hòa và cảm thông giữa đôi bên là tốt đẹp hơn cả. Đó là cách áp dụng tôn giáo vào đời sống hằng ngày, giữ được sự bình thản an vui trong mọi hoàn cảnh khó khăn, như lời đức Phật dạy: “Chiến thắng một vạn quân, không bằng tự thắng mình.” Tự thắng mình là biết sống an vui thoải mái trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong nghịch cảnh.
Gửi ý kiến của bạn