- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Thiền là một tông phái của Phật giáo chú trọng nhiều đến thực hành. Những gì đức Phật kinh nghiệm và giảng dạy thì thiền chủ trương phải đạt được như thế. Một người chỉ hiểu lời đức Phật dạy khi họ có được kinh nghiệm về trạng thái tâm linh như đức Phật. Nếu không, họ chỉ biết chữ nghĩa mà không biết sự chân thật của đạo.
Trước khi giác ngộ, đức Phật cũng có những xao xuyến nội tâm, những khắc khoải về ý nghĩa cuộc sống và những khổ đau vì thấy nhiều điều bất như ý xảy ra quanh mình. Ngài phải lặn lội đi tìm lời giải đáp qua thiền định, qua những năm tháng tu hành khổ hạnh, để rồi tự mình tìm ra được chân lý vượt trên tất cả những gì đã nghe nói.
Nếu chúng ta thực hành thiền (hay các pháp môn Tịnh độ, Mật tông.v.v...) ta cũng có thể kinh nghiệm được sự thật đó. Lúc ấy, ta trực nhận tâm ta chỉ thuần là một tình thương yêu trong sáng (từ bi), sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) và nguồn an vui vô cùng (Cực lạc hay Niết-bàn). Tuy nhiên, vì thói quen hay bám víu, dính mắc, thích ràng buộc vào các ý tưởng phân biệt như “tôi tốt, người kia xấu; tôi hiền lành, người kia hung dữ; tôi phải, người kia quấy.v.v...” làm khơi dậy các tình cảm vui buồn, thương ghét, sướng khổ, thân thù... mãi mãi không thôi. Những thứ ấy tạo ra sự căng thẳng, những áp lực, những sự khó chịu làm ta khổ đau.
Tâm ta như bầu trời trong xanh bao la, các ý tưởng và tình cảm vui buồn, thương ghét chỉ như những đám mây bay qua. Nếu chúng ta không bám víu, dính mắc vào chúng, thì chúng sẽ kéo đến và bay đi như những đám mây, chẳng để lại dấu vết. Dù có muôn ngàn đám mây bay qua bầu trời, bầu trời vẫn luôn không chút nhiễm ô, không chút thay đổi. Cũng thế, nếu ta không đồng hóa, không tự nhận mình là các ý tưởng, các tình cảm đó thì chúng sẽ lặng lẽ trôi đi và tâm ta lúc nào cũng là bầu trời trong sáng bao la.
Thiền là quay về với bầu trời trong sáng tự nhiên đó, là sống với tâm thức linh động bén nhạy để nhận biết tất cả mọi phản ứng, mọi ý tưởng, mọi cảm xúc, trực nhận tất cả mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài mà không chút sợ hãi, không chút đè nén, không loại trừ, không biện minh hay không nhận biết chúng qua cơ chế tự vệ tâm lý nơi mỗi chúng ta. Sống được như thế thì ta không phân chia tâm mình ra hai phần: phần ý thức và phần vô thức, vì tất cả mọi hiện tượng tâm lý đều được trực tiếp nhận biết như thực, không thêm bớt. Đó chính là sống đạo, sống đời giác ngộ chân thật.
Ở đây, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ giữa thiền và phân tâm học. Cả hai đều chú trọng đến sự giải phóng con người ra khỏi tâm bệnh để con người được an vui hạnh phúc hơn. Nhưng một bên cần có bác sĩ để giúp cho bệnh nhân thấy rõ, biết rõ những động lực ham muốn, những mặc cảm tội lỗi, những sự tức giận, những khổ đau đang nằm sâu trong chốn vô thức và đang tác động vào đời sống của họ; trong khi bên kia nhấn mạnh đến sự tỉnh thức của thiền sinh (hay bệnh nhân), chính họ phải nỗ lực quán chiếu, nhìn sâu vào tâm mình để biết rõ những ý tưởng và phản ứng biểu lộ qua những tình cảm vui buồn, thương ghét của mình mà không chút dính mắc vào chúng. Từ đó, họ biết rõ qua kinh nghiệm cụ thể một trạng thái tự do và an vui tuyệt đối.
Trong Thiền, vai trò của vị thầy cũng quan trọng, nhưng vị thiền sư chỉ là người giúp đỡ bên ngoài chứ không đóng vai trò quyết định như bác sĩ trong ngành phân tâm. Vị thầy chân thật thúc giục thiền sinh phải nỗ lực tối đa trên con đường tự giải phóng mình ra khỏi mọi sự nô lệ, kể cả sự nô lệ vào hình tượng hay sự sùng thượng vị thầy.
Trước khi giác ngộ, đức Phật cũng có những xao xuyến nội tâm, những khắc khoải về ý nghĩa cuộc sống và những khổ đau vì thấy nhiều điều bất như ý xảy ra quanh mình. Ngài phải lặn lội đi tìm lời giải đáp qua thiền định, qua những năm tháng tu hành khổ hạnh, để rồi tự mình tìm ra được chân lý vượt trên tất cả những gì đã nghe nói.
Nếu chúng ta thực hành thiền (hay các pháp môn Tịnh độ, Mật tông.v.v...) ta cũng có thể kinh nghiệm được sự thật đó. Lúc ấy, ta trực nhận tâm ta chỉ thuần là một tình thương yêu trong sáng (từ bi), sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) và nguồn an vui vô cùng (Cực lạc hay Niết-bàn). Tuy nhiên, vì thói quen hay bám víu, dính mắc, thích ràng buộc vào các ý tưởng phân biệt như “tôi tốt, người kia xấu; tôi hiền lành, người kia hung dữ; tôi phải, người kia quấy.v.v...” làm khơi dậy các tình cảm vui buồn, thương ghét, sướng khổ, thân thù... mãi mãi không thôi. Những thứ ấy tạo ra sự căng thẳng, những áp lực, những sự khó chịu làm ta khổ đau.
Tâm ta như bầu trời trong xanh bao la, các ý tưởng và tình cảm vui buồn, thương ghét chỉ như những đám mây bay qua. Nếu chúng ta không bám víu, dính mắc vào chúng, thì chúng sẽ kéo đến và bay đi như những đám mây, chẳng để lại dấu vết. Dù có muôn ngàn đám mây bay qua bầu trời, bầu trời vẫn luôn không chút nhiễm ô, không chút thay đổi. Cũng thế, nếu ta không đồng hóa, không tự nhận mình là các ý tưởng, các tình cảm đó thì chúng sẽ lặng lẽ trôi đi và tâm ta lúc nào cũng là bầu trời trong sáng bao la.
Thiền là quay về với bầu trời trong sáng tự nhiên đó, là sống với tâm thức linh động bén nhạy để nhận biết tất cả mọi phản ứng, mọi ý tưởng, mọi cảm xúc, trực nhận tất cả mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài mà không chút sợ hãi, không chút đè nén, không loại trừ, không biện minh hay không nhận biết chúng qua cơ chế tự vệ tâm lý nơi mỗi chúng ta. Sống được như thế thì ta không phân chia tâm mình ra hai phần: phần ý thức và phần vô thức, vì tất cả mọi hiện tượng tâm lý đều được trực tiếp nhận biết như thực, không thêm bớt. Đó chính là sống đạo, sống đời giác ngộ chân thật.
Ở đây, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ giữa thiền và phân tâm học. Cả hai đều chú trọng đến sự giải phóng con người ra khỏi tâm bệnh để con người được an vui hạnh phúc hơn. Nhưng một bên cần có bác sĩ để giúp cho bệnh nhân thấy rõ, biết rõ những động lực ham muốn, những mặc cảm tội lỗi, những sự tức giận, những khổ đau đang nằm sâu trong chốn vô thức và đang tác động vào đời sống của họ; trong khi bên kia nhấn mạnh đến sự tỉnh thức của thiền sinh (hay bệnh nhân), chính họ phải nỗ lực quán chiếu, nhìn sâu vào tâm mình để biết rõ những ý tưởng và phản ứng biểu lộ qua những tình cảm vui buồn, thương ghét của mình mà không chút dính mắc vào chúng. Từ đó, họ biết rõ qua kinh nghiệm cụ thể một trạng thái tự do và an vui tuyệt đối.
Trong Thiền, vai trò của vị thầy cũng quan trọng, nhưng vị thiền sư chỉ là người giúp đỡ bên ngoài chứ không đóng vai trò quyết định như bác sĩ trong ngành phân tâm. Vị thầy chân thật thúc giục thiền sinh phải nỗ lực tối đa trên con đường tự giải phóng mình ra khỏi mọi sự nô lệ, kể cả sự nô lệ vào hình tượng hay sự sùng thượng vị thầy.
Gửi ý kiến của bạn