- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Khoa chăm sóc sức khỏe tinh thần và chữa trị bệnh tâm thần gồm có ba ngành chính: Phân tâm học (psychoanalysis), tâm thần bệnh học (psychiatry) và tâm lý học (psychology), sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu (psychotherapy) để chữa trị cho những người bị bệnh tâm thần.
Nhóm thứ nhất gồm các nhà phân tâm (psychoanalysist), là những bác sĩ y khoa được huấn luyện về ngành phân tâm học rất đầy đủ và chính họ cũng trải qua các cuộc phân tâm. Ngành này đặt căn bản trên những khám phá của bác sĩ Sigmund Freud (1856-1939) về các hoạt động vô thức nơi con người cùng cách thức chữa trị những chứng bệnh bất an tâm thần bằng cách giúp cho bệnh nhân biết được những ý tưởng, những ham muốn, những xúc cảm, những ước mơ mà họ đã dồn nén vì chúng đi ngược lại với những gì mà luân lý hay đạo đức chấp nhận. Những thứ cấm kỵ ấy không phải là những luật lệ bên ngoài. Chúng là sự kiểm soát ở bên trong mà chúng ta thường gọi là lương tâm.
Tánh chất của ngành phân tâm là một tiến trình thổ lộ để giải tỏa (catharsis) các ẩn ức trong chốn vô thức của bệnh nhân. Bác sĩ và bệnh nhân nói chuyện với nhau trong một thời gian dài. Từ những cuộc thổ lộ của bệnh nhân mà bác sĩ biết rõ những điều nằm sâu trong chốn vô thức của họ. Những điều người bệnh thương yêu, giận hờn, ghét bỏ, thù hận, sợ hãi... xuất hiện qua mối liên hệ giữa hai người, do người bệnh đồng hóa bác sĩ như là đối tượng để cho mình thương yêu hay tức giận. Sự kiện đó gọi là sự đổi ngôi hay hoán vị (transference).
Bác sĩ trong con mắt người bệnh lúc đó chính là người mà mình thương yêu hay thù ghét trước đây. Có điều khác biệt duy nhất là trước đây người bệnh không dám yêu hay ghét vì mặc cảm tội lỗi, giờ đây họ biểu lộ chúng một cách tự do. Bác sĩ trở thành đối tượng tình cảm của người bệnh và dùng mối liên hệ (theo cái nhìn của bệnh nhân) đó để giúp cho bệnh nhân có được sự tự tri hay nội kiến (insight), tức là sự thấy biết rõ ràng về những niềm thương ghét ở sâu trong vùng vô thức của họ, nguyên nhân của những lo lắng, sợ hãi hay bất an làm cho họ khổ đau về tinh thần và nhiều lúc cả thể chất. Ngoài cách thức đó, bác sĩ phân tâm còn sử dụng các phương thức khác như sự liên tưởng tự do, phân tích và giải thích các giấc mơ, những phản ứng đối kháng cùng những hoán vị khác.v.v...
Qua tiến trình phân tâm, các điều thầm kín được đưa ra ánh sáng. Nhờ sự hiểu biết đó mà bệnh nhân nhận biết những ý tưởng, ham muốn, cảm xúc cùng những mơ ước mà họ không muốn biết tới hay sợ hãi không dám nhận ra là chúng đang tác động nơi họ. Điều quan yếu là bác sĩ tâm thần không nói rõ như các bác sĩ thông thường về chứng bệnh của bệnh nhân, mà phải giúp cho chính họ nhận ra “chứng bệnh” của mình qua sự nhận biết cảm xúc, những cách dồn nén những cảm xúc ấy, cùng các cách thức thực hành sự tránh né không muốn biết đến chúng và những cơ chế tự vệ (defensive mechanism) mà bệnh nhân sử đụng để phủ nhận những khó khăn đang thật có. Do đó, sự chữa trị thường rất lâu dài và tốn kém.
Tiếp theo ngành phân tâm học là ngành tâm thần bệnh học (psychiatry) do các bác sĩ tâm thần (psychiatrist) phụ trách. Những vị này có thời gian huấn luyện chuyên môn ngắn hơn các bác sĩ phân tâm. Họ là những bác sĩ y khoa và cũng là chuyên viên tâm thần trị các chứng rối loạn tâm thần. Họ có thể sử dụng cả thuốc men hay các phương pháp phân tâm để chữa trị bệnh nhân.
Tiếp đó là ngành tâm lý học (psychology), nghiên cứu về thái độ và cách ứng dụng các kiến thức ấy. Các chuyên viên tâm lý (psychologist) được huấn luyện rất kỹ tùy theo mỗi ngành, chuyên môn họ phụ trách, thường chú trọng nhiều hơn đến thái độ (tức là sự biểu lộ ra ngoài của bệnh nhân) và dùng các kỹ thuật trị liệu tâm lý để giúp họ thay đổi thái độ không thích hợp cùng giúp họ thích nghi với môi trường chung quanh. Phương pháp này nhanh chóng và ít tốn kém hơn.
Ngoài các điều ấy, còn có sự khác biệt quan trọng là, những nhà phân tâm và những bác sĩ tâm thần là những bác sĩ y khoa nên có quyền kê đơn thuốc, còn các chuyên viên tâm lý thì chỉ sử dụng thuần túy các phương pháp tâm lý trị liệu mà thôi. Vào năm 1991, một chương trình mới được mở ra cho phép các tiến sĩ tâm lý học được ghi tên học ngành tâm thần bệnh học như các bác sĩ y khoa, dù với một con số rất giới hạn.
Ngày nay, ngành phân tâm học và tâm thần bệnh học phát triển theo chiều hướng chữa trị bằng thuốc men nhiều hơn trước đây. Chữa trị bằng thuốc men có điều hay là đưa đến những kết quả nhanh chóng, nhưng lại có những tác dụng phụ (side effect) nguy hại của thuốc cùng sự phụ thuộc vào thuốc men của người bệnh là những điều mà người ta vẫn đang tranh luận rất nhiều.
Nhóm thứ nhất gồm các nhà phân tâm (psychoanalysist), là những bác sĩ y khoa được huấn luyện về ngành phân tâm học rất đầy đủ và chính họ cũng trải qua các cuộc phân tâm. Ngành này đặt căn bản trên những khám phá của bác sĩ Sigmund Freud (1856-1939) về các hoạt động vô thức nơi con người cùng cách thức chữa trị những chứng bệnh bất an tâm thần bằng cách giúp cho bệnh nhân biết được những ý tưởng, những ham muốn, những xúc cảm, những ước mơ mà họ đã dồn nén vì chúng đi ngược lại với những gì mà luân lý hay đạo đức chấp nhận. Những thứ cấm kỵ ấy không phải là những luật lệ bên ngoài. Chúng là sự kiểm soát ở bên trong mà chúng ta thường gọi là lương tâm.
Tánh chất của ngành phân tâm là một tiến trình thổ lộ để giải tỏa (catharsis) các ẩn ức trong chốn vô thức của bệnh nhân. Bác sĩ và bệnh nhân nói chuyện với nhau trong một thời gian dài. Từ những cuộc thổ lộ của bệnh nhân mà bác sĩ biết rõ những điều nằm sâu trong chốn vô thức của họ. Những điều người bệnh thương yêu, giận hờn, ghét bỏ, thù hận, sợ hãi... xuất hiện qua mối liên hệ giữa hai người, do người bệnh đồng hóa bác sĩ như là đối tượng để cho mình thương yêu hay tức giận. Sự kiện đó gọi là sự đổi ngôi hay hoán vị (transference).
Bác sĩ trong con mắt người bệnh lúc đó chính là người mà mình thương yêu hay thù ghét trước đây. Có điều khác biệt duy nhất là trước đây người bệnh không dám yêu hay ghét vì mặc cảm tội lỗi, giờ đây họ biểu lộ chúng một cách tự do. Bác sĩ trở thành đối tượng tình cảm của người bệnh và dùng mối liên hệ (theo cái nhìn của bệnh nhân) đó để giúp cho bệnh nhân có được sự tự tri hay nội kiến (insight), tức là sự thấy biết rõ ràng về những niềm thương ghét ở sâu trong vùng vô thức của họ, nguyên nhân của những lo lắng, sợ hãi hay bất an làm cho họ khổ đau về tinh thần và nhiều lúc cả thể chất. Ngoài cách thức đó, bác sĩ phân tâm còn sử dụng các phương thức khác như sự liên tưởng tự do, phân tích và giải thích các giấc mơ, những phản ứng đối kháng cùng những hoán vị khác.v.v...
Qua tiến trình phân tâm, các điều thầm kín được đưa ra ánh sáng. Nhờ sự hiểu biết đó mà bệnh nhân nhận biết những ý tưởng, ham muốn, cảm xúc cùng những mơ ước mà họ không muốn biết tới hay sợ hãi không dám nhận ra là chúng đang tác động nơi họ. Điều quan yếu là bác sĩ tâm thần không nói rõ như các bác sĩ thông thường về chứng bệnh của bệnh nhân, mà phải giúp cho chính họ nhận ra “chứng bệnh” của mình qua sự nhận biết cảm xúc, những cách dồn nén những cảm xúc ấy, cùng các cách thức thực hành sự tránh né không muốn biết đến chúng và những cơ chế tự vệ (defensive mechanism) mà bệnh nhân sử đụng để phủ nhận những khó khăn đang thật có. Do đó, sự chữa trị thường rất lâu dài và tốn kém.
Tiếp theo ngành phân tâm học là ngành tâm thần bệnh học (psychiatry) do các bác sĩ tâm thần (psychiatrist) phụ trách. Những vị này có thời gian huấn luyện chuyên môn ngắn hơn các bác sĩ phân tâm. Họ là những bác sĩ y khoa và cũng là chuyên viên tâm thần trị các chứng rối loạn tâm thần. Họ có thể sử dụng cả thuốc men hay các phương pháp phân tâm để chữa trị bệnh nhân.
Tiếp đó là ngành tâm lý học (psychology), nghiên cứu về thái độ và cách ứng dụng các kiến thức ấy. Các chuyên viên tâm lý (psychologist) được huấn luyện rất kỹ tùy theo mỗi ngành, chuyên môn họ phụ trách, thường chú trọng nhiều hơn đến thái độ (tức là sự biểu lộ ra ngoài của bệnh nhân) và dùng các kỹ thuật trị liệu tâm lý để giúp họ thay đổi thái độ không thích hợp cùng giúp họ thích nghi với môi trường chung quanh. Phương pháp này nhanh chóng và ít tốn kém hơn.
Ngoài các điều ấy, còn có sự khác biệt quan trọng là, những nhà phân tâm và những bác sĩ tâm thần là những bác sĩ y khoa nên có quyền kê đơn thuốc, còn các chuyên viên tâm lý thì chỉ sử dụng thuần túy các phương pháp tâm lý trị liệu mà thôi. Vào năm 1991, một chương trình mới được mở ra cho phép các tiến sĩ tâm lý học được ghi tên học ngành tâm thần bệnh học như các bác sĩ y khoa, dù với một con số rất giới hạn.
Ngày nay, ngành phân tâm học và tâm thần bệnh học phát triển theo chiều hướng chữa trị bằng thuốc men nhiều hơn trước đây. Chữa trị bằng thuốc men có điều hay là đưa đến những kết quả nhanh chóng, nhưng lại có những tác dụng phụ (side effect) nguy hại của thuốc cùng sự phụ thuộc vào thuốc men của người bệnh là những điều mà người ta vẫn đang tranh luận rất nhiều.
Gửi ý kiến của bạn