- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Trà đã được dùng ở Việt Nam và Trung Hoa từ lâu. Đến thế kỷ 7, với nền văn minh hưng thịnh của nhà Đường, uống trà trở thành một nghệ thuật như đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), làm thơ (thi) và vẽ tranh (họa). Vào thời kỳ này, người ta sử dụng 24 trà cụ, các đồ dùng để pha trà. Sau này Lục Vũ, tác giả quyển Trà kinh đã mô tả các trà cụ đó, và người ta thấy tương tự như những thứ được sử dụng trong Trà đạo của Nhật Bản hiện nay.
Trà kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được đùng cho việc pha trà: một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, chổi tre đánh bột trà hay trà tiễn, khăn lụa để lau bình trà, khăn trắng lau chén trà... cùng một số các trà cụ khác.
Trà thất, phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý tưởng truyền lại từ thế kỷ 16, là một gian nhà tranh đơn giản. Đúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp. Các trà khách thường phải để tất cả áo giáp, cung kiếm... bên ngoài và cúi mình lết vào trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình đẳng như nhau. Trà chủ – dù là một nhà quý tộc hay một lãnh chúa – khiêm tốn làm công việc pha trà đãi khách. Cung cách vái chào tân khách, lau chùi các trà cụ, cách đưa tay mở vại nước, múc nước đổ vào bình, cầm chiếc muỗng tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà cho tan vào nước, bưng chén mời khách.v.v... sẽ phơi bày trạng thái tâm thức của trà chủ.
Trà đạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà đạo là sống trọn vẹn với sự tỉnh thức, trọn vẹn với thế giới hiện tại: bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi chào nhau, bưng chén trà hay trà cụ với các ngón tay không được tách rời. Lúc uống trà phải từ tốn và chú tâm. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không thừa, chính xác nhưng khả ái, có chủ đích rõ rệt nhưng tự do tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở giữa lu vì chất cặn nằm dưới đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải múc ở phía dưới đáy nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi trà cụ là một cái tuyệt đối, vượt lên giá cả, tánh chất tốt xấu của các vật liệu làm ra chúng.
Trà đạo bắt nguồn từ thiền, cho nên khách và chủ đều biểu lộ tâm trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày (tạp niệm). Đó là trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là ở trong trạng thái tự do tuyệt đối, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng.
Sự hòa hợp giữa chủ và khách, tâm và vật, không gian và thời gian, vũ trụ bao la và chén trà nhỏ bé, thời gian vô tận và thoáng chốc trôi nhanh; giữa tĩnh và động, màu sắc và sự rỗng lặng mênh mông... đã được sự cảm nhận đầy đủ nơi đây.
Để gia tăng sự hòa hợp và chuẩn bị tâm thức cho người uống trà, các ngành nghệ thuật về vườn cảnh, kiến trúc, hội họa, cắm hoa, ẩm thực, đồ sứ cùng cung cách (quy định cho chủ và khách) được phối hợp tối đa.
Trà kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được đùng cho việc pha trà: một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, chổi tre đánh bột trà hay trà tiễn, khăn lụa để lau bình trà, khăn trắng lau chén trà... cùng một số các trà cụ khác.
Trà thất, phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý tưởng truyền lại từ thế kỷ 16, là một gian nhà tranh đơn giản. Đúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp. Các trà khách thường phải để tất cả áo giáp, cung kiếm... bên ngoài và cúi mình lết vào trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình đẳng như nhau. Trà chủ – dù là một nhà quý tộc hay một lãnh chúa – khiêm tốn làm công việc pha trà đãi khách. Cung cách vái chào tân khách, lau chùi các trà cụ, cách đưa tay mở vại nước, múc nước đổ vào bình, cầm chiếc muỗng tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà cho tan vào nước, bưng chén mời khách.v.v... sẽ phơi bày trạng thái tâm thức của trà chủ.
Trà đạo không phải chỉ là cách pha trà và uống trà. Trà đạo là sống trọn vẹn với sự tỉnh thức, trọn vẹn với thế giới hiện tại: bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi chào nhau, bưng chén trà hay trà cụ với các ngón tay không được tách rời. Lúc uống trà phải từ tốn và chú tâm. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không thừa, chính xác nhưng khả ái, có chủ đích rõ rệt nhưng tự do tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở giữa lu vì chất cặn nằm dưới đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải múc ở phía dưới đáy nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi trà cụ là một cái tuyệt đối, vượt lên giá cả, tánh chất tốt xấu của các vật liệu làm ra chúng.
Trà đạo bắt nguồn từ thiền, cho nên khách và chủ đều biểu lộ tâm trong sáng và linh động, không vướng mắc vào các ý tưởng hay tâm tư thường ngày (tạp niệm). Đó là trạng thái thân và tâm tỉnh thức và buông xả, là ở trong trạng thái tự do tuyệt đối, với các hoạt động thoải mái, đúng mức một cách tự nhiên, là từng nét đẹp tiếp tục xuất hiện ngưng đọng trong giây phút vĩnh cửu của thời gian trôi chảy không ngừng.
Sự hòa hợp giữa chủ và khách, tâm và vật, không gian và thời gian, vũ trụ bao la và chén trà nhỏ bé, thời gian vô tận và thoáng chốc trôi nhanh; giữa tĩnh và động, màu sắc và sự rỗng lặng mênh mông... đã được sự cảm nhận đầy đủ nơi đây.
Để gia tăng sự hòa hợp và chuẩn bị tâm thức cho người uống trà, các ngành nghệ thuật về vườn cảnh, kiến trúc, hội họa, cắm hoa, ẩm thực, đồ sứ cùng cung cách (quy định cho chủ và khách) được phối hợp tối đa.
Gửi ý kiến của bạn