- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Đức Phật Và Giáo Lý Giải Thoát
- Trí Tuệ Hay Sự Thấy Biết Chân Thật
- Thiền Và Hoa Đạo
- Thiền Và Trà Đạo
- Thiền Và Vườn Cảnh
- Thiền Và Võ Đạo
- Thiền Và Phân Tâm Học
- Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc
- Cầu An, Niệm Phật, Trì Chú, Cầu Nguyện Chữa Trị Các Bệnh Tật Là Hợp Với Khoa Học
- Cầu Siêu Cầu Nguyện Cho Thân Nhân Về Cực Lạc
- Xuân Tươi Thắm
- Ăn Chay Một Phong Trào Đang Phát Triển Mạnh Trên Thế Giới
Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của dân Nhật Bản. Nhiều chùa chiền được xây dựng và trở thành các trung tâm tôn giáo và nghệ thuật. Những cuộc chiến tranh và nội loạn làm mai một các ngành nghệ thuật ở Trung Hoa. Các ngành nghệ thuật ấy được tiếp đón, nuôi dưỡng và phát triển ở Nhật Bản, trong đó có nghệ thuật cắm hoa.
Trong các cuộc lễ ở chùa, người ta thường dâng hoa cúng Phật. Ban đầu, bình hoa được cắm theo nguyên tắc cân xứng: nhiều cành hoa có độ dài bằng nhau, cùng màu sắc và ở vị trí đối xứng nhau... Một nhánh hoa màu vàng bên phải thì có một nhánh hoa màu vàng bên trái, một nhánh hoa màu đỏ phía trước thì có một nhánh hoa màu đỏ phía sau. Cách cắm hoa này hiện vẫn còn thông dụng tại nhiều nơi.
Sau đó, các vị Thầy cắm hoa nhận thấy lối cắm hoa đối xứng như thế không phản ảnh vẻ đẹp tự nhiên. Nét đẹp của vạn vật biểu lộ một cách tự nhiên và không theo một sự cân xứng giả tạo. Từ đó nghệ thuật cắm hoa tiến một bước dài để trở thành Hoa đạo cùng với Thiền, Trà đạo, Võ đạo tạo thành nền tảng vững chắc của nền văn hóa Nhật Bản.
Từ các cuộc lễ theo truyền thống dâng hoa cúng Phật, nghệ thuật cắm hoa dần dần phát triển và trở thành một bộ môn nghệ thuật của giới quý tộc, rồi lan truyền đến dân gian. Cuộc triển lãm các bình hoa để công chúng thưởng ngoạn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1425. Từ năm 1445, các cuộc chưng bày được tổ chức có quy củ hơn để những người trong ngành chuyên môn này có thể học hỏi lẫn nhau.
Vào lúc bấy giờ, cách dạy cắm hoa có tính cách cha truyền con nối. Mỗi dòng họ giữ bí mật về nguyên tắc và kinh nghiệm trong ngành, cách giữ hoa lâu tàn, sự phối hợp màu sắc... Họ chỉ được truyền lại cho con cái và một số học trò thân tín. Sự thay đổi nói trên, tổ chức triển lãm quy mô các bình hoa thuộc nhiều trường phái khác nhau, đã đem lại sinh khí cho Hoa đạo. Từ đó thêm nhiều trường phái cắm hoa được khai sinh và tiếp tục phát triển. Vào giữa thế kỷ 17, đã có đến hơn một trăm trường phái cắm hoa. Đến nay, con số này lên đến cả ngàn. Tuy vậy, tất cả trường phái trên đều quy về một trong hai phái chính: trường phái hình thức và trường phái tự nhiên.
Trường phái hình thức chú trọng nhiều đến vẻ đẹp của các đường nét sáng tạo. Họ chú trọng đến các nguyên tắc về sự phối hợp lý tưởng các đường nét như trong các bức tranh cổ vẽ núi đồi, cây cảnh, dòng sông, đường mòn lên dốc núi, ao hồ cùng các đám mây lơ lửng.
Trường phái tự nhiên thì ngược lại, họ cắm bình hoa theo hình ảnh của những cành hoa mọc trong thiên nhiên, nghệ thuật sẽ làm gia tăng vẻ đẹp và sự hòa hợp của hoa lá. Trên thực tế, hầu như mọi trường phái đều sử dụng cả hai nguyên tắc chính trên trong các lối cắm khác nhau.
Trong các cuộc lễ ở chùa, người ta thường dâng hoa cúng Phật. Ban đầu, bình hoa được cắm theo nguyên tắc cân xứng: nhiều cành hoa có độ dài bằng nhau, cùng màu sắc và ở vị trí đối xứng nhau... Một nhánh hoa màu vàng bên phải thì có một nhánh hoa màu vàng bên trái, một nhánh hoa màu đỏ phía trước thì có một nhánh hoa màu đỏ phía sau. Cách cắm hoa này hiện vẫn còn thông dụng tại nhiều nơi.
Sau đó, các vị Thầy cắm hoa nhận thấy lối cắm hoa đối xứng như thế không phản ảnh vẻ đẹp tự nhiên. Nét đẹp của vạn vật biểu lộ một cách tự nhiên và không theo một sự cân xứng giả tạo. Từ đó nghệ thuật cắm hoa tiến một bước dài để trở thành Hoa đạo cùng với Thiền, Trà đạo, Võ đạo tạo thành nền tảng vững chắc của nền văn hóa Nhật Bản.
Từ các cuộc lễ theo truyền thống dâng hoa cúng Phật, nghệ thuật cắm hoa dần dần phát triển và trở thành một bộ môn nghệ thuật của giới quý tộc, rồi lan truyền đến dân gian. Cuộc triển lãm các bình hoa để công chúng thưởng ngoạn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1425. Từ năm 1445, các cuộc chưng bày được tổ chức có quy củ hơn để những người trong ngành chuyên môn này có thể học hỏi lẫn nhau.
Vào lúc bấy giờ, cách dạy cắm hoa có tính cách cha truyền con nối. Mỗi dòng họ giữ bí mật về nguyên tắc và kinh nghiệm trong ngành, cách giữ hoa lâu tàn, sự phối hợp màu sắc... Họ chỉ được truyền lại cho con cái và một số học trò thân tín. Sự thay đổi nói trên, tổ chức triển lãm quy mô các bình hoa thuộc nhiều trường phái khác nhau, đã đem lại sinh khí cho Hoa đạo. Từ đó thêm nhiều trường phái cắm hoa được khai sinh và tiếp tục phát triển. Vào giữa thế kỷ 17, đã có đến hơn một trăm trường phái cắm hoa. Đến nay, con số này lên đến cả ngàn. Tuy vậy, tất cả trường phái trên đều quy về một trong hai phái chính: trường phái hình thức và trường phái tự nhiên.
Trường phái hình thức chú trọng nhiều đến vẻ đẹp của các đường nét sáng tạo. Họ chú trọng đến các nguyên tắc về sự phối hợp lý tưởng các đường nét như trong các bức tranh cổ vẽ núi đồi, cây cảnh, dòng sông, đường mòn lên dốc núi, ao hồ cùng các đám mây lơ lửng.
Trường phái tự nhiên thì ngược lại, họ cắm bình hoa theo hình ảnh của những cành hoa mọc trong thiên nhiên, nghệ thuật sẽ làm gia tăng vẻ đẹp và sự hòa hợp của hoa lá. Trên thực tế, hầu như mọi trường phái đều sử dụng cả hai nguyên tắc chính trên trong các lối cắm khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn