- Lời Tựa
- Giới Thiệu
- Chương I: Khát Vọng Hạnh Phúc
- Chương II: Thiền Định, Bước Khởi Đầu
- Chương III: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- Chương IV: Luật Nhân Quả
- Chương V: Đau Khổ
- Chương VI: Bao La Và Sâu Sắc: Hai Hướng Của Con Đường
- Chương VII: Lòng Từ Bi
- Chương VIII: Thiền Định Về Lòng Từ Bi
- Chương IX: Rèn Luyện Đức Trầm Tĩnh
- Chương X: Trạng Thái Bồ Tát
- Chương XI: Duy Trì Điềm Tĩnh
- Chương XII: Chín Giai Đoạn Của Việc Thiền Định Duy Trì Điềm Tĩnh
- Chương XIII: Sự Thông Suốt
- Chương XIV: Cõi Phật
- Chương XV: Phát Sinh Trạng Thái Bồ Tát
TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife
CHƯƠNG XII
CHÍN GIAI ĐOẠN CỦA VIỆC THIỀN ĐỊNH DUY TRÌ ĐIỀM TĨNH
(THE NINE STAGES OFCALM-ABIDING MEDITATION)
Cho dù bạn có thiền địnhvới đối tượng nào hoặc là một phẩm chất của tâm hồn hoặc là một bức ảnh của ĐứcPhật, thì bạn cũng phải trải qua 9 giai đoạn trong quá trình phát triển"duy trì điềm tĩnh".
GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT
Giai đoạn thứ nhất liênquan đến việc đặt tâmtrí vào đối tượng thiền định. Giai đoạn này được gọi là"sự sắp đặt"(placement). Ở giai đoạn này, bạn gặp khó khăn trong việcgiữ tập trung vào đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn và sự sao lãng ngàycàng gia tăng. Bạn thường bị tách khỏi đối, đôi khi quên hẳn đối tượng. Phầnlớn thời gian bạn suy nghĩ về những vấn đề khác và bạn phải nổ lực lắm mới cóthể đưa tâm trí của mình quay về với đối tượng.
GIAI ĐOẠN THỨHAI
Khi bạn có khả năng duytrì được sự tập trung của mình vào đối tượng mà bạn đã chọn lựa trong khoảngthời gian vài phút, điều đó có nghĩa là bạn đã bước sang giai đoạn thứ hai.Giai đoạn này được gọi là "liên tục sắp đặt" (continual placement).Sự sao lãng của bạn vẫn còn lớn hơn sự tập trung của bạn rất nhiều nhưng bạnthật sự đã trải qua những giây phút tập trung tinh thần.
GIAI ĐOẠN THỨBA
Cuối cùng bạn cũng cóđược khả năng kềm chế tâm trí của mình ngay lập tức mỗi khi nó trở nên sao lãngvà tái lập tiêu điểm tập trung của tâm trí. Đây là giai đoạn thứ ba của việcluyện tập, có tên là "đặt lại vào vị trí" (re-placement).
GIAI ĐOẠN THỨTƯ
Ở giai đoạn thứ tư, đượcgọi là "sắp đặt chặt chẽ" (close-placement), bạn đã phát huy được sựlưu tâm đến một mức độ mà bạn không đánh mất sự tập trung của mình lên đốitượng.
Tuy nhiên, đây là lúcbạn bị lôi cuốn bởi sự kích động và phân tán sao lãng mạnh mẽ. Biện pháp khángcự chủ yếu của bạn là sự sáng suốt (awareness) nhận biết được rằng mình đangtrải qua sự lôi cuốn đó. Lúc này, có một nguy cơ là những hình thức phân tánsao lãng tinh vi hơn có thể xuất hiện.
GIAI ĐOẠN THỨNĂM
Giai đoạn thứ năm là"rèn luyện" (disciplining). Ở giai đoạn này, sự tĩnh tâm được ứngdụng để nhận ra những hình thức phân tán sao lãng tinh vi của tâm trí. Một lầnnữa, biện pháp kháng cự của bạn là sự sáng suốt nhận biết được những phân tánsao lãng tinh vi đó.
GIAI ĐOẠN THỨSÁU
Ở giai đoạn thứ sáu là"bình yên" (pacification), những phân tán sao lãng tinh vi không cònxuất hiện nữa. Điều quan trọng là bạn phải áp dụng những biện pháp đối khángthích hợp cho sự kích động. Sự tĩnh tâm của bạn phải mạnh mẽ hơn khi những trởngại này mạnh mẽ lên.
GIAI ĐOẠN THỨBẢY
Qua nỗ lực phối hợp liêntục, bạn có thể giữ cho những hình thức sao lãng kích thích tinh vi đó khôngcòn xuất hiện nữa, tâm trí của bạn không còn cần phải cẩn thận quá mức. Lúc nàybạn đã đạt tới giai đoạn thứ bảy, "hoàn toàn bình yên" (throughoutpacification).
GIAI ĐOẠN THỨTÁM
Với những nổ lực banđầu, khi bạn có thể đặt tâm trí của mình vào đối tượng, bạn có thể giữ tậptrung mà không hề mảy may sao lãng hay bị kích động, bạn đã đạt tới giai đoạnthứ tám "tập trung" (single-pointed).
GIAI ĐOẠN THỨ CHÍN
Giai đoạn thứ chín,"yên định" (balanced placement), là khi bạn có thể giữ tâm trí mìnhtập trung vào đối tượng mà không cần phải cố gắng một chút nào cả, trong mộtkhoảng thời gian mà bạn mong muốn. Bạn sẽ đạt được "trầm tĩnh thậtsự" (true calm abiding) sau khi bạn đạt được giai đoạn thứ chín này bằngcách tiếp tục thiền định tập trung vào tiêu điểm cho tới khi bạn có thể dễ dànguốn nắn tâm hồn và thể xác của mình.
Điều quan trọng là bạnphải giữ được sự cân bằng giữa việc luyện tập hàng ngày và việc phân tích. Nếubạn đầu tư quá nhiều vào việc rèn luyện tập trung vào một đối tượng nhất định,khà năng phân tích của bạn có thể bị suy kiệt. Ngược lại, nếu bạn quan tâm quámức vào việc phân tích, bạn có thể huỷ hoại khả năng giữ vững tập trung vào đốitượng trong khoảng thời gian dài. Bạn phải cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữaviệc áp dụng "duy trì điềm tĩnh" và "phân tích".