- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo Như Thế Nào
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17. Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại?
- 37. Kiếp Là Gì
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán, Bồ Tát, Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"
39. PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ CỦA PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO?
Đây quả là một vấn đề rất quan trọng. Nếu chỉ biết tin Phật Pháp mà không biết sinh hoạt trong thực tiễn theo đúng Phật Pháp, thì chỉ vun xới được thiện căn để tương lai thành Phật và sẽ rất khó tìm được lợi ích thực tế trong cuộc sống hiện tại.
Nói sự tu trì của Phật giáo, tức là nói thực tiễn sinh hoạt của Phật giáo, mà nội dung chủ yếu nhất gồm có bốn mục : 1. Tín, 2. Giới, 3. Định, 4. Tuệ.
Nếu chưa có tín tâm (lòng tin) thì tức là căn bản chưa vào được cửa Phật. Vì vậy, tín tâm là yêu cầu cơ bản của việc học Phật. Và quy y Tam Bảo chính là đầu tiên xây dựng tín tâm. Nội dung của giới rất rộng, yêu cầu nói chung là giữ cho được 5 giới và thực hành mười điều thiện. Nếu giữ được 8 giới hay là thụ Bồ Tát giới là chuyện tốt nhất. Giới đối với Phật tử có công năng giống như công sự phòng vệ đối với chiến sĩ ở ngoài chiến trường. Một Phật tử mà không thực hành tốt 5 giới và 10 thiện thì sẽ không có khí chất của người Phật tử nữa. Nếu không giữ 5 giới mà tu thiền, thì dễ rơi vào lưới của thiền ma, gặp phải ma cảnh.
Thiền định là thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động. Công phu thiền định đều được các tôn giáo khác coi trọng. Các ngoại đạo ở Ấn Độ đều có tu định. Lão giáo ở Trung Quốc điều hòa hơi thở, đạo Gia Tô cầu nguyện đều là các loại tâm chuyên chú vào một cảnh. Chỉ khi nào khiến tâm chuyên chú được vào một cảnh thì mới thể nghiệm được giá trị vĩ đại, cao cả của tôn giáo, mới đạt được cả thân và tâm đều nhẹ nhàng, an lạc. Đó là một cảnh giới an lạc mà cái vui của 5 món dục tầm thường không thể đem so sánh được (1). Một khi đã thể nghiệm được định tâm một cảnh rồi, thì niềm tin tôn giáo của người tu thiền càng tăng gấp bội, không thể nào làm cho anh ta mất niềm tin ấy được… Thế nhưng, công phu thiền định không phải là sở hữu riêng của Phật giáo. Sở hữu độc đáo của Phật giáo là trí tuệ chỉ đạo thiền định và giúp cởi bỏ được sự say đắm đối với thiền định. Bởi vì, thiền định tuy là công phu nội chứng không bị ngoại cảnh xáo động, thế nhưng một khi đã vào thiền định, đã làm theo cái vui của thiền thì dễ say đắm cái vui đó mà không thấy muốn rời khỏi thiền định nữa. Cũng như một người, sau khi mệnh chung, được tái sinh lên các cõi Trời thiền. Trong Phật giáo, các cõi Trời thiền chia làm 8 cấp, cao cấp khác nhau, gọi là bốn thiền, tám định. Nhưng bốn thiền, tám định đều chỉ là những cảnh trời Sắc giới và Vô sắc giới và nằm trong phạm vi Ba giới. Thọ mạng ở cõi Trời tuy dài, nhưng chưa ra khỏi sinh tử. Vì vậy, Phật giáo xem thiền định chỉ là một phương pháp tu hành, chứ không phải là mục đích của tu hành. Vì vậy, Thiền tông Trung Hoa, tuy lấy thiền làm tôn chỉ, nhưng lại chú trọng khai ngộ hơn là thiền định. Ngộ là khai mở trí tuệ. Chỉ có khai mở trí tuệ, thấu rõ được thực tướng các pháp thì mới giải thoát được sinh tử và ra khỏi ba giới.
Sự thực, về vấn đề tu trì, tốt nhất là nên gần gũi các bậc thiện tri thức lớn; sẽ giúp tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình. Bài này không thể nói tường tận được, chỉ có thể giới thiệu vấn đề một cách sơ lược mà thôi. Nếu độc giả có hướng thì đối với vấn đề này, đề nghị xem bài của tôi : "Tu trì đạo giải thoát như thế nào?", đăng trong sách "Học Phật tri ân".
____________________
5 món dục là tài, sắc, danh, ăn, ngủ (Người dịch chú)