- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo Như Thế Nào
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17. Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại?
- 37. Kiếp Là Gì
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán, Bồ Tát, Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"
28. PHẬT GIÁO CÓ TIN ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ LÀ CHÍNH XÁC?
Đúng như vậy, Phật giáo tin tưởng định luật nhân quả là chính xác, cũng như mọi người đều tin, đã ăn thì được no vậy.
Người ta hoài nghi tính chính xác của luật nhân quả là vì người ta nhìn theo góc độ một đời người cho nên thấy sự báo ứng thiện ác là không công bằng; có người sống lành lại bị khổ; không những không gặp điều may mắn mà lại còn chết khổ ! Có người ăn hối lộ, làm trái luật pháp, làm chuyện rất tầm bậy, nhưng vẫn sống tự do ngoài vòng pháp luật, được cả phúc, cả thọ !
Kỳ thực, luật nhân quả tác động thông suốt cả 3 đời. Con người, ngoài đời sống hiện tại, đã từng sống những đời sống quá khứ nhiều vô lượng, và sẽ sống những đời sống vị lai nhiều vô lượng. Một đời sống hiện tại, đem so với vô số đời sống quá khứ, và vô số đời sống vị lai, thì thật là bé nhỏ, ngắn ngủi không đáng kể. Định luật nhân quả quán xuyến cả ba đời. Việc thụ báo lần lượt sẽ diễn biến theo thứ tự. Nghiệp lực nhỏ lớn, nhẹ nặng khác nhau, quyết định thứ tự và mức độ thụ báo khác nhau. Đời này, làm thiện làm ác, vị tất phải chịu báo trong đời này. Đời này, chịu khổ được vui, vị tất đã do nghiệp nhân tạo ra trong đời này. Hơn phân nửa chuyện xảy ra trong đời này là quả báo của nghiệp nhân, tạo ra ở đời sống trước. Phần lớn việc làm trong đời này, phải chờ tới đời sau mới có quả báo. Nếu nhìn suốt cả ba đời thì sẽ không còn thắc mắc gì nữa đối với luật nhân quả !
Hơn nữa, luật nhân quả của đạo Phật không giống như túc mệnh luận hay định mệnh luận. Phật giáo tin rằng, chỉ có những nghiệp lực cực nặng mới không thể chuyển biến được, mới là định nghiệp, còn thì người ta có thể dựa vào sự nỗ lực về sau của mình để cải biến nghiệp nhân quá khứ. Thí dụ, đời trước tạo ra nghiệp nhân của sự nghèo khổ. Đời này, đúng là gặp cảnh túng quẫn, thế nhưng sinh ra trong cảnh nghèo khổ không phải là quan trọng. Nếu biết cố gắng thì hoàn cảnh nghèo khổ sẽ được cải thiện. Như vậy là kết hợp nghiệp nhân hiện tạo, với nghiệp nhân tạo ra trong đời quá khứ, cho nên mới có hoàn cảnh ngày nay. Vì vậy, luật nhân quả của đạo Phật không phải là túc mệnh luận, cũng không phải là định mệnh luận, mà là "nỗ lực luận". Nếu Phật giáo rơi vào túc mệnh luận hay định mệnh luận, thì thuyết chúng sinh thành Phật không thể nào đứng vững được. Nếu mệnh vận đã do đời sống quá khứ sắp xếp an bài cả rồi, thì việc tu thiện ở đời này sẽ là uổng công hay sao ?
Có thể thấy, luật nhân quả của đạo Phật cũng không tách rời lý nhân duyên sinh. Từ nghiệp nhân của đời quá khứ cho đến quả báo hiện tại, ở khâu trung gian còn phải thêm bao nhiêu ngoại duyên nữa, thì nghiệp quả mới thành sự thực được. Những ngoại duyên đó là sự nỗ lực hay là lười biếng. Người đương sống làm thiện hay ác cũng như một chén nước đường vốn có vị ngọt, nhưng nếu lại bỏ thêm chanh hay cà phê vào đấy thì vị ngọt của chén nước sẽ thay đổi.
Nói chung luật nhân quả của nhà Phật quán thông và liên kết cả ba đời hiện tại, quá khứ và vị lai. Đời này, tiếp thu nghiệp nhân của đời quá khứ. Hành vi đời này, sẽ là nghiệp nhân của đời sau, và cũng có thể gia nhập vào nghiệp nhân của đời trước, tạo thành nghiệp quả của đời này.
Định luật nhân quả, nghe ra thì giản đơn, thế nhưng giảng ra thì không giản đơn. Phật giáo là một tôn giáo xem ra thì tựa hồ như giản đơn, nhưng thực tế thì không giản đơn.