Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 2: Nhận Thức Phật Giáo

05/12/201016:41(Xem: 12178)
Quyển 2: Nhận Thức Phật Giáo

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển2

Nhận Thức Phật Giáo

(Trích trong bài giảng ở Úc, tháng giêng 1996)

Chương một:

Một nền giáo dục đạo đức và hoàn hảo

Ngày nay chúng ta thấy càng lúc càng có nhiều người trên khắp thế giới tin theo Phật Giáo. Tuy nhiên, không có bao nhiêu người thực sự hiểu Phật giáo có nghĩa là gì. Vì vậy, điều này trở thành một đề tài rất quan trọng. Thật sự Phật giáo có nghĩa là gì? Chúng ta cần phải hiểu rõ về Phật Giáo. Phật giáo được xem là một nền giáo dục đạo đức nhất và hoàn hảo nhất do Ðức Phật truyền dạy cho chúng sinh trong chín cõi. Làm sao có thể nói rằng "Phật giáo là một nền giáo dục?Ðức Bổn Sư", do đó chúng ta có thể nói rằng ngài là vị sáng lập Phật Giáo, và chúng ta là đệ tử của ngài. Như vậy, Ðức Phật và chúng ta có liên hệ thầy trò, mà liên hệ này thì chỉ có ở trong ngành giáo dục.Trước hết, chúng ta đã gọi Phật Thích Ca là "

Nếu Phật giáo là giáo lý của ngài thì Ðức Phật là ai? "Phật", tiếng Sanskrit có nghĩa là trí huệgiác ngộ. Nhưng trí huệ này không phải là trí huệ thế gian mà chúng ta biết ngày nay. Nói một cách đại lược, trí huệ Phật là khả năng biết đúng và trọn vẹn về chân lý của cuộc đời và vũ trụ trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Người nào đã khai mở trí huệ này thì được gọi là Phật. Phật Thích Ca nói rằng tất cả chúng sinh đều có trí huệ và khả năng tiềm ẩn này. Vậy Phật giáo xem chúng sinh đều bình đẳng. Mọi người bình đẳng với nhau từ khởi thủy, nhưng hiện tại chúng ta không thấy như vậy, vì trí huệ và khả năng của mỗi người đều khác nhau.

Trong xã hội, có người thông minh, có người kém thông minh, người thì có nhiều khả năng, người thì không. Tại sao lại như vậy? Ðức Phật nói rằng đó là do người ta khác nhau ở mức độ vô minh. Vì vô minh mà chúng ta tạm thời mất trí huệ và khả năng nội tại của mình, nhưng không thực sự bị mất vĩnh viễn. Nếu thoát khỏi vô minh thì chúng ta sẽ có thể lấy lại được những khả năng này. Giáo lý của Ðức Phật dạy chúng ta cách giải trừ vô minh và tìm lại những khả năng tiềm ẩn của mình.

Kinh sách Ðại Thừa thường nói rằng Ðức Phật không trực tiếp cứu độ chúng sinh. Như vậy làm sao chúng sinh có thể trở thành Phật? Chúng sinh thành Phật bằng tự lưïc. Ðức Phật chỉ giúp đỡ bằng cách khai thị cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự vô minh. Khi đã biết như vậy, chúng ta sẽ tinh tấn thực hành giáo lý của ngài để tảo trừ vô minh, để đạt đến giác ngộ và thành Phật. Ðức Phật đã nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật là như vậy đó.

Vì thế, chúng ta có thể thấy Phật giáo là một nền giáo dục. Tuy nhiên, một vị thầy chỉ có thể dạy chúng ta về những nguyên tắc, cho chúng ta biết về những kinh nghiệm tu tập và chứng đắc của ngài, còn việc ứng dụng và thực hành là tùy thuộc vào chính mình, vì vậy chúng ta cần phải có sự nhiệt thành và tinh tấn để đưa đến thành tựu. Khi hiểu rằng Phật giáo là một nền giáo dục, tự nhiên chúng ta sẽ xem Ðức Phật là thầy của mình. Từ đó chúng ta cũng hiểu rằng ở trong những ngôi chùa chúng ta không coi tranh, tượng Phật, Bồ Tát là những vị thần cần phải thờ phụng. Nhưng chúng ta vẫn dâng cúng những tranh, tượng Phật, Bồ Tát với hai lý do. Lý do thứ nhấtlà để nhớ ơn các Ngài đã ban cho mình một nền giáo dục vĩ đại mà mình đã may mắn được thọ nhận trong kiếp này. Câu mở đầu trong kinh điển là: "Phật Pháp cao siêu rất thậm sâu, trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu”.Chúng ta nhớ ơn Ðức Phật cũng giống như người Trung Hoa nhớ ơn tổ tiên. Chúng ta nghĩ về nguồn gốc của mình và thấy rằng nếu không có tổ tiên thì cũng không có mình. Lý do thứ hailà chúng ta dâng cúng Ðức Phật để làm theo gương đạo đức. Phật Thích Ca cũng là một người bình thường giống như chúng ta, vậy mà ngài đã đạt giác ngộ, thành Phật, tại sao chúng ta lại không thể làm được như ngài. Vì vậy, tranh và tượng Ðức Phật nhắc nhở chúng ta cố gắng đạt mục tiêu này. Không nên coi tranh tượng là những vị thần thánh có tính cách mê tín dị đoan.

Trong ngôi chùa Phật Giáo, các vị Phật và Bồ Tát có nhiều hình dạng khác nhau. Ðiều này thường làm cho người ta hiểu lầm Phật giáo là một tôn giáo, mà lại là một tôn giáo thờ đa thần. Sự thật là chư Phật, Bồ Tát có nhiều danh hiệu khác nhau. Thí dụ, trong Tam Tạng Kinh Ðiển có cuốn “ Kinh Vạn Phật” (Ten Thousand Buddha Names Sutra),kể ra mười ngàn danh hiệu của các vị Phật và nhiều danh hiệu khác nữa của các vị Bồ Tát. Tại sao lại có nhiều Phật và Bồ Tát như vậy? Trong chân tính của chúng ta có vô số những khác nhau về trí huệ, đạo đức, và nghệ thuật mà nếu chỉ dùng một danh hiệu thì không thể nói lên hết được, cũng giống như một người có nhiều tài năng và ở địa vị quan trọng thì trên danh thiếp của người đó có ghi nhiều danh hiệu và chức vụ. Danh hiệu của các vị Phật nói lên những đức tính hoàn hảo ở bên trong chân tâm của chúng ta. Tên của các vị Bồ Tát nói lên sự tu luyện những đức tính khác nhau. Bên trong chân tính của chúng ta có vô số khả năng nguyên thủy, nhưng chúng ta đã tạm thời bị mất những khả năng đó. Nếu không biết tu tập đúng cách thì chúng ta sẽ không thể tìm lại được. Danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát không có gì khác với chính chúng ta. Khi hiểu điều này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng giáo lý của Ðức Phật được tượng trưng bằng một nền nghệ thuật cao cấp. Thí dụ, những bức tranh và những bức tượng Phật có thể biểu lộ Giáo Pháp. Khi hiểu ý nghĩa của những hình ảnh này chúng ta sẽ đạt được những lợi ích trong giáo lý của Ðức Phật.

Nếu Phật giáo không phải là một tôn giáo thì tại sao Phật giáo cũng không phải là một triết lý. Trong triết học có chủ thể và đối tượng. Trong Phật giáo Ðại Thừa không có sự khác biệt giữa chủ thể và đối tượng, tâm và vật, mà hai thứ chỉ là một. Ðiều này rất thâm diệu và khó hiểu. Một vị thầy nói: "Lấy vàng để chế tạo một vật dụng thì vật dụng là vàng". Vàng và vật dụng là một hay là hai thứ khác nhau? Nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ là hai vật khác nhau, nhưng khi xét tính chất của chúng, chúng ta sẽ thấy chúng là một.

Chúng ta cần phải có trực giác sâu xa để hiểu đúng như thật của đời sống và vũ trụ vạn vật. Tất cả các kinh Ðại Thừa đều có ý định giải thích sự thật này. Khi chứng ngộ sự thật này chúng ta sẽ có cùng tri kiến với Ðức Phật. Phàm phu như chúng ta đều vô minh, nhưng chúng ta vô minh như thế nào? Chúng ta vô minh ở chỗ chỉ nhìn thấy sự khác biệt nhau của vạn vật mà không biết rằng thực thể của vạn vật là một chứ không phải là khác..

Chương hai:

Mục đích của Phật Giáo

Sau khi tìm hiểu tính chất thật của Phật Giáo, chúng ta tiếp tục xét mục tiêu của Phật Giáo. Mục đích của Phật giáo là giải trừ vô minh, đạt giác ngộ. Ðức Phật nói cho chúng ta biết về nguyên nhân của sự khổ và lý do có sự hiện hữu của sáu cõi luân hồi. Chúng ta lăn trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi là vì chưa khám phá ra những khả năng trí huệ và đức hạnh vốn có của mình. Như vậy chúng ta đã có quan niệm và cách hành xử sai lầm với cuộc đời và vũ trụ, và những sự sai lầm này gây ra mọi đau khổ trong vòng luân hồi.

Mục đích của những lời dạy của Ðức Phật là hướng dẫn chúng ta phá trừ vô minh đạt đến giác ngộ và thoát khổ. Chúng ta tìm cái gì trong Phật Giáo? Chúng ta đang tìm về quả vị “Chánh Ðẳng Chánh Giác” tức sự giác ngộ viên mãn. Ðức Phật truyền dạy Giáo Pháp để chúng ta cũng đạt giác ngộ vô thượng và thành Phật.

Có thể xem Giác Ngộ Viên Mãn có ba cấp là La Hán, Bồ Tát, và Phật (Arhats, Bodhisattvas and Buddhas).Thứ nhất là "Giác Ngộ Chân Chính".Trên thế giới có những người rất thông minh và khôn ngoan, như những nhà khoa học, những triết gia và những nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ đã đạt mức tri thức cao hơn những người khác. Tuy nhiên, dù họ có thể đạt một mức giác ngộ nào đó, Ðức Phật cũng không xem tri kiến của họ là sự giác ngộ đích thực vì họ chưa giải trừ được phiền não. Họ vẫn còn chấp vào điều phải và điều trái của người khác, vẫn còn tham, sân, si, và kiêu ngạo. Họ vẫn còn những tư tưởng tán loạn, phân biệt, và chấp thủ. Nói cách khác, tâm của họ xao động, không thanh tịnh. Nếu tâm không thanh tịnh thì dù đạt được tri kiến cao bao nhiêu cũng không phải là giác ngộ chân chính.

Trong Phật Giáo, tiêu chuẩn của sự giác ngộ chân chính là tâm thanh tịnh, từ đó trí huệ phát khởi. Chư Phật đều muốn chúng ta đạt sự giác ngộ chân chính này. Các La Hán không còn những ảo tưởng, những ý nghĩ sai lầm hay tà kiến. Các vị này không chấp vào điều phải hay điều trái của người khác, cũng không có những ý nghĩ tham, sân, si, hay kiêu ngạo.

Xét như vậy, chúng ta có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Phật giáo và nền giáo dục thông thường. Nhờ Phật giáo mà chúng ta được biết những giáo lý thâm diệu và sự giác ngộ chân chính. Chỉ khi nào đạt được sự giác ngộ đích thực này thì chúng ta mới thoát mọi đau khổ và hưởng hạnh phúc thực sự. Là con người, chúng ta đều phải chịu những nỗi khổ sinh, lão, bệnh, và tử. Chúng ta không có được những gì mình muốn có, phải sống xa cách những người mình thương yêu, và phải sống chung đụng với những người mình ghét. Chúng ta vị bủa vây bởi tất cả những sự đau khổ này mà không có cách nào để thoát khỏi chúng. Chỉ khi nào đã học Phật Pháp, chúng ta mới có thể đạt giải thoát thực sự.

Kinh Hoa Nghiêmcó dạy rằng: "Tất cả chúng sinh đều có những khả năng về trí huệ và đức hạnh giống như Ðức Phật, nhưng do vọng niệm vaø chấp thủ mà đã mất những khả năng này". Ðó là nguyên nhân của mọi vấn đề của chúng ta. Tu tập theo Phật giáo là áp dụng lời dạy của Ðức Phật để giải trừ mọi vọng niệm, mọi ý nghĩ phân biệt và chấp thủ. Chúng ta sẽ giữ cho tâm ta thanh tịnh để trí huệ phát sinh. Ðó là sự giác ngộ chân chính. Vì vậy, chư Phật , Bồ Tát không nói đến sự thông minh và trí khôn của thế gian, vốn nó không phát xuất từ tâm thanh tịnh. Khi đạt được giác ngộ chân chính chúng ta sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề hằng ngày cũng như khả năng vượt thoát luân hồi.

Trong nền giáo dục thông thường của thế gian, để có thể đạt đến thành tựu, người học phải theo đuổi riêng một ngành học nào đó. Trong nền giáo dục Phật giáo cũng vậy, người có ý nguyện đạt thành tựu phải theo học với một vị thầy và thực hành một pháp môn duy nhất. Nếu theo học hai vị thầy với hai pháp môn khác nhau, chuùng ta sẽ lưỡng lự giữa hai ngã đường. Tệ hại hơn nữa, nếu theo học ba vị thầy một lúc, chúng ta sẽ đứng lại ở ngã ba đường. Với bốn vị thầy, chúng ta sẽ hoang mang ở giữa ngã tư. Ngày nay, giới trẻ muốn học nhiều nhưng lại không đạt được kết quả tốt, vì họ đang bị kẹt ở giữa những ngã đường này, không biết phải đi theo hướng nào. Ðể thành công và đạt thành tựu trong quá trình tu học Phật, chúng ta cần phải nhất tâm theo học một vị thầy và tập trung tâm trí vào một pháp môn mà thôi.

Nhưng chúng ta sẽ thành tựu cái gì? Thành tựu thực sự là đạt được tâm thanh tịnh. Khi đã đạt được một mức độ thanh tịnh nào đó, chúng ta sẽ giảm bớt phiền não và trí huệ đích thực được gia tăng, có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong thế gian này cũng như ngoài thế gian. Nếu không có trí huệ đích thực này thì không thể thực sự giải quyết được những vấn đề.

Vậy, trí huệ chân thực là điều thiết yếu để đạt đời sống hạnh phúc và mãn nguyện. Ở tầm mức lớn hơn, trí huệ này có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề của xã hội.

Trong thời đại này, có nhiều nhà chính trị cho rằng mình rất khôn ngoan, nhưng họ đã đưa đất nước của họ tới bờ vực tai họa, làm cho nhân dân của họ chịu nhiều khốn khổ. Tại sao lại như vậy? Tại vì những nhà lãnh đạo này đã không trừ bỏ những phiền não, những vọng niệm, những phân biệt và chấp thủ của mình. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi bản thân một cách vị kỷ, ngã chấp.

Ðức Phật dạy chúng ta đạt trí huệ đích thực bằng cách trước hết thoát ra khỏi những tà kiến của mình. Nếu không có trí huệ này, chúng ta sẽ không hiểu đúng ý nghĩa trong kinh sách Ðại Thừa. Nếu có thể buông bỏ tâm vị kỷ thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được ích lợi thực sự. Chỉ khi nào không còn tâm ngã chấp thì chúng ta mới có khả năng nhận xét sự thật vaø sự giả, điều đúng và điều sai, phải và trái, điều lợi ích và điều độc hại. Nếu không phá bỏ những tà kiến của mình thì sẽ không có khả năng đó, Ðó là sự giác ngộ đích thực.

Ở mức cao hơn giác ngộ chân chính là "Chánh Ðẳng Chánh Giác".Chánh Ðẳng là bằng với Phật nhưng chưa thành Phật. Cấp này cao hơn cấp La Hán. Chánh đẳng giác đòi hỏi chúng ta giải trừ một mức độ vô minh và đạt được một mức độ Pháp thân. Ở mức này, tri kiến của chúng ta về cuộc đời và vũ trụ rất gần với tri kiến của chư Phật. Người đạt được chánh đẳng giác thì được gọi là Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêmnói về bốn mươi mốt cấp Bồ Tát, tất cả đều có những mức giác ngộ này. Sau khi đã giải trừ trọn vẹn vô minh, hoàn thiện hóa trí huệ và giác ngộ, hành giả đạt giác ngộ viên mãn tức Phật

Khi hiểu ý nghĩa của Phật Giáo, chúng ta sẽ thấy rằng mục đích của thực hành tu tập là đạt trí huệ. Trong Thiền Tông, mục tiêu này được gọi là "minh tâm kiến tánh"(in pursuit of clarity of mind to see into one’s self-nature),tức "giác ngộ viên mãn" (Complete Enlightenment).Trong Tịnh Ðộ Tông, điều này được gọi là "Nhất tâm bất loạn" (One Mind Undisturbed). Tịnh Ðộ Tông độc đáo ở chỗ chúng ta không chỉ tu tập để đạt nhất tâm bất loạn mà còn để được vãng sinh Tịnh Ðộ. Các tông phái khác thì dựa vào tự lực để đạt một mục tiêu mà thôi. Pháp môn Tịnh Ðộ có hai mục tiêu để đạt ngay trong kiếp này.

Người nào quen thuộc với Kinh Vô Lượng Thọvà hiểu ý nghĩa của kinh này sẽ thoát khỏi mọi nghi ngờ. Tên đầy đủ của cuốn kinh này nói lên những mục tiêu của việc tu tập. "Phật nói Kinh Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, và Giác Ngộ. Thọ mạng vô lượng và sự trang nghiêm là mục tiêu của các hành giả Tịnh Ðộ. "Vô lượng thọ" hàm ý đức hạnh của chân tính của hành giả. "Trang nghiêm" là trí huệ viên mãn với sự tự tại và mãn nguyện. "Thanh tịnh",Bình đẳng", và "Giác ngộ"là ba phương tiện thực hành. Khi đạt được một điều thì đạt được cả ba điều này. Trong tất cả các tông phái Phật Giáo, không có phương tiện nào vượt qua ba phương tiện này."

Thiền Tông dùng pháp thức tỉnh để đạt đại giác ngộ, và sự trong sáng nhìn thấy chân tính của mình. Các tông phái khác chú trọng sự hiểu biết chân chánh cho tới khi đạt tri kiến hoàn hảo. Tịnh Ðộ Tông thì tập trung vào việc tịnh hóa tâm trí. Người có tâm thanh tịnh thì sẽ tự nhiên vô phân biệt và thức tỉnh. Người thức tỉnh thì sẽ tự nhiên có tâm thanh tịnh và vô phân biệt. Những con đường này có thể khác nhau nhưng đều dẫn tới cùng một mục tiêu. Trong Thiền Tông, mục tiêu này được gọi là "minh tâm kiến tánh".Các tông phái dùng những ngôn từ khác nhau nhưng kết quả hai mức trạng thái tâm đạt được là một. Vì vậy, chỉ trích tông phái khác là phỉ báng Ðức Phật cũng như giáo pháp của Ngài. Tất cả những pháp môn này đều do Ðức Phật truyền dạy cho chúng ta. Chúng ta hãy chọn một pháp môn nào thích hợp với mình để tu tập và thành tựu. Làm sao chúng ta có thể nói pháp môn này tốt hơn pháp môn kia? Nếu pháp môn mình chọn quá cao sẽ khó thực hành. Một pháp môn cần phải thích hợp và thuận tiện cho lối sống của chúng ta. Pháp môn đoù cũng cần phải khế hợp với xã hội ngày nay, vì chúng ta không thể xa rời xã hội hay người khác. Vậy chúng ta cần phải xét những điều này khi chọn một pháp môn để tu tập.

Tuy nhiên, dù áp dụng pháp môn nào chúng ta cuõng cần phải giải trừ ngã chấp và pháp chấp để có thể đạt được lợi ích trong tu tập. Nếu không như vậy thì dù có đặt hết sức lực vào việc hành trì cũng vô ích, giống như nhiều người đã kinh nghiệm. Có những hành giả cảm thấy sau nhiều năm tu tập mình vẫn gần như không thành tựu gì cả. Có khi họ còn cảm thấy mình thua kém hơn lúc chưa tu tập. Hình như càng tu tập họ càng cảm thấy tệ hơn. Tất cả những điều này là do họ đã chọn một pháp môn không thích hợp với mình, cũng giống như ở trường học người ta chọn một môn học không thích hợp với căn cơ hay khả năng của mình, và như vậy sẽ rất khó thành công trong việc học. Chọn đúng môn học thì việc học sẽ dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội thành đạt hơn. Tu tập theo Phật giáo cũng vậy, nếu không biết khả năng của mình, chúng ta có thể tự trắc nghiệm. Lấy trường hợp của chính tôi làm thí dụ. Sau khi đọc nhiều kinh điển Ðại Thưøa tôi đã nghĩ là mình không khả năng thành tựu một chút nào cả. Tôi rất muốn đoạn lìa những ý nghĩ tán loạn, phân biệt và những sự chấp thủ của mình, nhưng tôi không thể thực hiện được việc này. Sau cùng tôi đã chọn pháp môn Tịnh Ðộ để cố gắng thành tựu. Pháp môn này không đòi hỏi hành giả phải giải trừ hoàn toàn những chướng ngại, chỉ đè nén chúng. Chừng nào có thể đè nén tất cả những phiền não chúng ta vẫn có thể sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương mang theo những nghiệp quả xấu còn sót lại của mình và nơi đó chúng ta vẫn tiếp tục tu tập và giải trừ cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.

Tôi chọn pháp môn này vì thấy nó rất thích hợp với mình. Trước đó, tôi đã thử Thiền Tông, Mật Tông, và các tông phái khác cũng như thực hành trì giới, nhưng đã không đạt được kết quả nào cả. Vì vậy tôi trở lại vói pháp môn Tịnh Ðộ, toàn tâm thâm nhập pháp môn Niệm Phật trong khi tập trung vào việc giảng thuyết về các kinh Tịnh Ðộ. Ðó là những kinh nghiệm của tôi trong mấy chục năm tu tập.

Chương ba:

Biểu tượng học và mỹ học

Sau khi đã hiểu rõ mục đích của Phật giáo, chúng ta sẽ nhìn kinh điển với một nhãn quan khác trước. Kinh điển Phật giáo là một trong những bộ sưu tập văn học lớn nhất thế giới. Tôi tin rằng khi xét tất cả những học thuật, chúng ta sẽ thấy không có học thuật nào vượt qua Phật Giáo. Ðể coù thể thọ nhận lợi ích từ kinh điển Phật giáo, chúng ta cần phải biết và hiểu ý nghĩa nội dung của những cuốn kinh này, vốn là chân lý của Giáo Pháp. Chân lý của cuộc đời và vũ trụ vạn vật. Cuộc đời, hay nhân sinh, là con người chúng ta. Vũ trụ là môi trường sống xung quanh chúng ta. Nếu cho rằng Phật giáo là những giáo lý trừu tượng, khó hiểu, không ăn nhằm gì tới đời sống hằng ngày thì như vậy là không đúng. Mỗi lời kinh đều liên quan mật thiết tới đời sống hằng ngày của chúng ta. Thêm nữa. kinh điển Phật giáo chắc chắn không phổ biến những điều mê tín dị đoan.

Chúng ta sẽ bắt đầu ở đâu, và như thế nào? Phương tiện truyền dạy giáo lý của Phật giáo có tính cách sáng tạo ở mức độ cao. Từ hai ngàn năm trước Phật giáo đã dùng biểu tượng học và mỹ học để truyền bá giáo lý. Thí dụ, tất cả những danh hiệu và hình tượng Phật đều tượng trưng những đức tính và nhưõng tài năng mỹ thuật của con người chúng ta. Tất cả các danh hiệu và hình tượng Bồ Tát đều tượng trưng sự tu luyện của chúng ta, nói lên cho chúng ta biết cách ứng dụng giáo lý trong đời sống hằng ngày và làm hiển lộ những tự tánh của mình.

Theo Phật giáo Ðại Thừa Trung Hoa, bốn vị Ðại Bồ Tát tượng trưng cho trình tự tu tập và chứng đắc. Thứ nhất là Bồ Tát Ðịa Tạng. Dù là giáo lý thế gian, hay Phật Pháp, không có gì có thể được thành tựu nếu không có đất sống hay một nơi để cư ngụ. Sự hiện hữu của con người sống không thể tách rời khỏi đất lớn, vì chúng ta nương tựa vào trái đất để tồn tại. Thực phẩm, y phục, đời sống hay công việc, tất cả dựa vào sự sản sinh của đất. Vậy, những kho tàng vô tận ở trong đất là dành cho chúng ta sử dụng. Chữ "địa" trong danh hiệu Bồ Tát Ðịa Tạng có nghĩa là tâm trí, và chữ "tạng"có nghĩa là kho tàng.

Giáo lý của Ðức Phật dạy chúng ta bắt đầu việc thực hành tu tập ở tâm, vốn là chân tánh bao gồm trí huệ vô lượng và những khả năng đạo đức không khác trí huệ và đức hạnh của chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên, ngày nay hình như chúng ta đã mất trí huệ và đức hạnh vốn có của mình. Nhưng Ðức Phật nói rằng những phẩm tính đó không mất thực sự mà chưa được chúng ta khám phá. Hiện tại, chúng ta đang chìm đắm trong những ý nghĩ tán loạn, phân biệt, và những tham muốn, vì vậy mà chúng ta tạm thời bị mất những khả năng nguyên thủy đó. Bên trong chân tâm thì không có những ý nghĩ xao động nào cả. Nếu tâm trí có những vọng niệm thì đó là giả tâm chứ không phải là chân tâm. Chúng ta vốn đã có chân tâm, vì vậy thực hành tu tập là chỉ để làm hiển lộ chân tâm này. Vậy, mục tiêu đích thực của việc tu tập là tìm kiếm và khai mở kho tàng trong tâm của mình. Phật giáo không tìm cái gì ở bên ngoài mà chỉ tìm cái ở bên trong chân tánh của mình.

Bồ Tát Ðịa Tạng tượng trưng cho sự hiếu kính, và Kinh Ðịa Tạng là một bản kinh nói về đạo hiếu, một ý niệm căn bản mà mọi người nên bắt đầu ở chỗ này. Cha mẹ đã hết sức yêu thương chúng ta qua việc các ngài ban cho chúng ta đời sống và nuôi dưỡng chúng ta. Có hiếu và phụng dưỡng cha mẹ tất nhiên là bổn phận căn bản của mỗi người. Chúng ta cần phải chăm lo cho nhu cầu vật chất cũng như đời sống tinh thần của cha mẹ. Thêm nữa, chúng ta cần phải nuôi dưỡng ý nguyện của các vị đối với chúng ta, và đây là bổn phận khó khăn nhất. Cha mẹ muốn con cái của mình thành công trên đường sự nghiệp, có đạo đức, và được thế hệ này cũng như thế hệ sau kính trọng, vì vậy chúng ta phải làm sao để cho cha mẹ hãnh diện về mình, và sự thành tựu vô thượng viên mãn của đạo hiếu là đắc Phật Quả. Chúng ta bắt đầu công trình tu tập ở đạo hiếu và mở rộng lòng hiếu kính của mình để bao gồm toàn thể chúng sinh.

Vị Ðại Bồ Tát thứ hai là Quan Âm, tượng trưng cho sự trưởng dưỡng đại bi tâm. Việc dâng cúng Bồ Tát Quan Âm có nghĩa gì? Chúng ta dâng cúng Bồ Tát Quan Âm là để tự nhắc nhở mình phát tâm đại từ bi với tất cả mọi người, giúp đỡ chúng sinh một cách vô điều kiện.

Thứ ba là Bồ Tát Văn Thù, tượng trưng trí huệ và lý trí, nhắc nhở chúng ta rằng trong thực hành tu tập cũng như trong việc cư xử với người khác, chúng ta cần phải thực hiện bổn phận hiếu kính, phải dựa vào trí huệ và lý trí chứ không dựa trên những cảm xúc nhất thời.

Vị Bồ Tát thứ tư là Phổ Hiền, tượng trưng sự thành tâm tu tập, ứng dụng đạo hiếu, từ bi, và lý trí trong đời sống hằng ngày. Khi thành tựu viên mãn đạo pháp của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng ta sẽ thành Phật.

Phật giáo dạy chúng ta cách sống hợp với chân lý của cuộc đời và vũ trụ vaïn vật, tức là sống một đời sống hoàn hảo và siêu diện giống như đời sống của chư Phật, Bồ Tát. Ðó là giáo lý Ðại Thừa đích thực, vô thượng và hoàn hảo.

Tu theo Phật Giáo, hành giả phải bắt đầu bằng: 1.- Hiếu kính với cha mẹ, các vị thầy và những bậc trưởng thượng, 2.- Phát tâm đại từ bi, 3.- Trưởng dưỡng tư duy và trí huệ, 4.- Mở rộng tâm trí

Tuy được xếp theo thứ tự trước sau những những điều này có thể được thực hành cùng một lúc, vì điều này bổ túc cho điều kia. Thí dụ, có hiếu với cha mẹ, bao gồm từ bi, lý trí và trí huệ. Trí huệ bao gồm hiếu kính và từ bi.

Khi đã hiểu tổng quát về Phật Giáo, làm sao để ứng dụng sự hiểu biết này trong sinh hoạt hằng ngày? Trước hết chúng ta cần phải biết mỗi vị Phật và mỗi vị Bồ Tát tượng trưng cho điều gì. Nếu không biết như vậy thì Phật giáo của chúng ta chỉ là một sự mê tín, không mang lại một lợi ích nào cả. Tất cả những bộ kinh Phật giáo đều chứa đựng những phẩm tính, những đặc điểm và những cách tu tập này, vì vậy chỉ cần học một bộ kinh là đủ. Chúng ta cần phải hiểu và biết cách ứng dụng những giáo lý một cách hiệu quả.

Thông thường, ở giữa chánh điện của một ngôi chùa là một pho tượng Phật và hai tượng Bồ Tát, tượng trưng chân tánh và bản thể của mỗi chúng ta. Nếu pho tượng ở giữa là Phật Thích Ca thì hai tượng ở hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền, tượng trưng trí huệ và phương tiện ứng dụng, sự hiểu biết và sự thực hành, và như vậy là tri và hành hợp nhất. Nếu pho tượng Phật trong chánh điện là Phật A Di Ðà tượng trưng chân tánh, hai tượng hai bên là Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Ðại Thế Chí. Bồ Tát Quan Âm tượng trưng đại từ bi. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng đại trí huệ. Hai vị là sự phối hợp trí huệ và từ bi biểu trưng cho phẩm tính trong mỗi chúng ta.

Tên của các vị Phật và Bồ Tát có những ý nghĩa giáo dục thâm diệu. Thí dụ, tên của Phật Thích Ca Mâu Ni tức là "Shakyamuni" nói lên những nguyên lý của nền giáo dục Phật Giáo. Thích Ca (Sakya) nghĩa là “năng nhơn”, “năng” tưùc là “ năng lực” và “nhơn” nghĩa là “từ bi”;Mâu Ni”(Muni) nghĩa là “ tịch mặc, vắng lặng và thanh tịnh”. Hai phẩm tính này được đề cao vì thế gian này thiếu từ bi và thường vị kỷ, tâm thường không vắng lặng, thanh tịnh, luôn luôn xao động với những tham, sân, si, và ganh tị. bất cứ vị Bồ Tát nào đắc Phật quả trong thế gian này cũng được gọi là Sakyamuni để dạy chúng sinh phương cách giải quyết những vấn đề của mình. Khi ý nghĩa của những bưùc tượng Phật và Bồ Tát được trực nhận bằng cách ngắm những pho tượng này, chúng ta sẽ hiểu trọn vẹn mục đích của Phật Giáo.

Khi bước vào điện thứ nhất của một đạo đường, được gọi là Ðiện Hộ Pháp, chúng ta sẽ thấy tượng Bồ Tát Di Lặc với bốn vị Hộ Pháp ở giữa điện. Bồ Tát Di Lặc mà ở các nước Tây Phương thường gọi là Phật Phúc Lạc, có nụ cười lớn biểu lộ sự hoan hỷ. Cái bụng lớn của ngài tượng trưng sự bao dung và sự rộng lượng, khuyên dạy chúng ta nên cư xử với người và sự việc một cách hoan hỷ, vô phân biệt, và khoan dung. Bốn vị Hộ Pháp dạy chúng ta cách tự bảo hộ mình.

Hộ pháp Ðông Phương tượng trưng sự thi hành bổn phận và nhiệm vụ, dạy chúng ta rằng dù ở địa vị nào chúng ta cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngài cầm một cây đàn trong tay. Những sợi dây đàn không quá căng, dễ đứt, cũng không quá chùng, tiếng đàn sẽ không hay. Khi đàn được điều chỉnh đúng, tiếng nhạc sẽ du dương. Ðiều này muốn nói chúng ta cần phải đi theo trung đạo trong việc đối nhân xử thế. Nếu người nào cũng làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của mình thì làm sao quốc gia có thể không thịnh vượng được?

Vị Hộ Pháp Nam Phương tượng trưng sự phát triển và sự tiến bộ hằng này. Không những mọi việc cần phải được làm đúng mà lại còn phải có sự phát triển liên tục. Tay phải của vị Hộ Pháp này cầm thanh gương trí huệ, tay trái cầm một cái vòng tượng trưng trí huệ hoàn hảo, cho thấy rằng chúng ta cần phải dùng trí huệ trong việc tu tiến. Thanh gươm muốn nói rằng cần phải đoạn lìa phiền não để tâm trí được an lạc.

Vị Hộ Pháp Tây Phương tượng trưng sự nhìn bao quát, và vị Hộ Pháp thứ tư, Bắc Phương tượng trưng sự nghe bao quát. Hai vị này dạy chúng ta thấy và nghe cẩn thận hơn, cũng như đọc nhiều kinh sách và đi nhiều nơi để có cái học bao quát, làm công việc hoàn hảo, đạt được những đức tính, và không bới móc những khuyết điểm của người khác. Vị Hộ Pháp Tây Phương tượng trưng sự quan sát bao quát, một tay cầm "Naga", tức là rồng hay rắn thần. Naga là biểu tượng của sự biến dịch, tay kia cầm chuỗi hạt tượng trưng những nguyên lý. Người và sự vật trong trời đất luôn luôn biến đổi. Chúng ta cần phải quan sát rất cẩn thận và kỹ lưỡng những nguyên lý trong nội tâm để có thể kiểm soát "Naga" này. Vị Hộ Pháp Bắc Phương cầm một cái lọng để che cho chúng ta không bị nhiễm ô. Ðiều này nhắc nhở cho chúng ta rằng trong một xã hội phức tạp chúng ta cần phải biết cách bảo hộ thân tâm của mình chống lại sự ô nhiễm và hư hoại.

Từ những điều trên chúng ta có thể thấy phương diện mỹ thuật của nền giáo dục Phật giáo quả là tuyệt đẹp. Có điều đáng tiếc là nhiều người coi các vị Hộ Pháp này là những vị thần để thờ phụng, như vậy là hoàn toàn sai lầm.

Chương bốn:

Năm sự hướng dẫn thực hành

Ba Ðiều Kiện:Sau khi thiết lập những Trung Tâm Tịnh Ðộ Học ở một số quốc gia, chúng ta đặt ra năm sự hướng dẫn cho các hành giả Tịnh Ðộ. Năm sự hướng dẫn này được rút ra từ năm bộ kinh Tịnh Ðộ để ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự hướng dẫn thứ nhất là Ba Ðiều Kiện được rút ra từ Kinh Quán Vô Lượng Thọ, cung cấp những điều rất quan trọng để làm nền móng cho việc thực hành tu tập. Trong cuốn kinh này Ðức Phật nói rằng Ba Ðiều Kiện là những nguyên nhân tốt để chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, và tương lai tạo thiện nghiệp. Nói cách khác, tất cả những người nào muốn đắc quả Phật đều phải thực hành hoàn hảo những điều này để làm nền móng cho việc tu tập của mình. Vậy chúng ta không thể coi thường Ba Ðiều Kiện này.

Ðiều kiện thứ nhấtliên quan tới việc tu tạo phước báo của người thế gian cũng như các vị thần ở các cõi trời. Muốn đắc quả Phật hay Bồ Tát, một Phật tử chân chánh phải thực hành các điều sau đây:

1.- Có hiếu với cha mẹ, 2.- Tôn kính Thầy Tổ, 3.- Từ bi, không sát sinh. 4.- Tu mười thiệp nghiệp.

Ðiều Kiện Thứ Hai, bao gồm: 5.- Quy Y Tam Bảo, 6.- Tuân giữ luật pháp, phong tục và các giới điều, 7.- Cư xử đúng đắn và nghiêm chỉnh.

Ðiều Kiện Thứ Ba,gồm những điều sau đây: 8.- Phát Bồ Ðề Tâm, 9.- Thâm tín giáo lý nhân quả, 10.- Tụng đọc và đề cao kinh điển Ðại Thừa.11.- Khuyến khích người khác đi theo con đường Giác Ngộ.

Trước khi tu theo Phật giáo Ðại Thừa, chúng ta cần phải phát Bồ Ðề Tâm, tức tâm giác ngộ. Nếu quan sát kỹ xã hội, chúng ta sẽ đi tới những kết luận đáng buồn. Nhìn lại ba mươi năm trước, chúng ta thấy thời đó người ta thường tử tế và hiểu biết hơn, còn người bây giờ thì vị kỷ hơn, chỉ nghĩ tới việc lợi dụng người khác để làm lợi cho riêng mình. Chính tâm ích kỷ đã này tạo ra một thế giới hỗn loạn làm cho cả thời tiết cũng trở nên bất bình thường. Vì vậy, khi phát Bồ Ðề Tâm, hành giả nhận thức được rằng thế gian này đầy đau khổ, còn Tịnh Ðộ Tây Phương là cõi cực lạc. Người ta thức tỉnh thực sự khi tìm cách thoát khỏi và tu tập đạt được an lạc.

Khi thức tỉnh, hành giả cũng phát nguyện giúp đỡ chúng sinh. Quan tâm tới người khác và không ích kỷ nữa. Chúng sinh có nhu cầu cấp thiết nào? Ðiều quan trọng nhất mà chúng sinh cần phải có là giáo lý của Ðức Phật. Vì vậy việc khẩn cấp mà chúng ta phải làm là đào tạo những người có khả năng thuyết giảng để tiếp tục nhiệm vụ truyền bá Phật Giáo. Ngày nay, do sự tiến bộ của ngành in và xuất bản sách, vô số kinh sách đã được phát hành khắp thế giới, nhưng có điều đáng tiếc là ít có người giảng thuyết về kinh điển Phật Giáo. Vì người ta thường hiểu không đúng ý nghĩa của kinh điển nên chúng ta cần những người có khả năng giảng dạy và giải thích kinh sách. Ngày nay, cách tốt nhất làm lợi ích cho người khác là đào tạo giảng sư, giảng viên để dạy giáo lý. Chúng ta hãy thực hiện điều này với tâm bao dung, không chỉ cho riêng một đạo tràng, một khu vực, hay một quốc gia, mà cho toàn thế giới. Nếu chỉ có một nước thịnh vượng, còn những nước khác nghèo nàn, thì họ sẽ ganh tị và thù ghét nước giàu, gây ra tranh chấp. Khi suy nghĩ như vậy làm sao chúng ta có thể sống một cách bình thản được? Nếu mọi người đều thịnh vượng thì tất cả sẽ có hòa bình và hạnh phúc.

Khi có nhiều giảng viên giúp người khác hiểu rõ những nguyên tắc trong giáo lý của Ðức Phật, đến lượt những người đó sẽ dần dần giúp những người khác xuyên phá màn vô minh, thoát khổ và đạt hạnh phúc. Ðây là cách ích lợi nhất để chúng ta thực thi Bồ Ðề Tâm và Bồ Tát hạnh.

Thâm tín luật nhân quả không chỉ là sự tin rằng "cái gì phải tới sẽ tới". Ý nghĩa sâu xa ở đây là: "Ghi nhớ rằng Phật A Di Ðà là nhân, và thành Phật là “quả". Ðối với hành giả Tịnh Ðộ thì việc tụng đọc và đề cao kinh điển Ðại Thừa có thể được thành tựu chỉ bằng cách tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Một hành giả có thể đạt sự thuần thục một pháp môn bằng cách tập trung tâm trí vào một cuốn kinh độc nhất. Nếu thấy một bộ Kinh Vô Lượng Thọ không đủ, chúng ta có thể tụng đọc thêm bốn bộ kinh khác và một bộ chú giải của Tịnh Ðộ Tông. Sáu cuốn này là quá đủ. Chỉ cần để cho ý tưởng này bám rễ và lớn mạnh. Sau cùng, chúng ta khuyến khích người khác cùng thực hành để đạt giác ngộ. Vậy, ba phần đầu của Ðiều Kiện Thứ Ba là làm lợi ích cho bản thân, còn phần thứ tư là dành những lợi ích mà mình đã đạt được cho mọi người khác, giúp họ hiểu, thực hành, vaø đạt thành tựu trên đường đạo tu tập theo Phật Giáo.

Lục Hòa: Ba Ðiều Kiện nói ở trên là phần thứ nhất của Năm Sự Hướng Dẫn căn bản cho việc thực hành pháp môn Tịnh Ðộ. Chúng ta chưa thành Phật và cũng chưa rời bỏ thế gian này. Ngay cả khi thành Phật chúng ta cũng không bỏ lại tất cả ở phía sau, vì chư Phật đều muốn cứu độ chúng sinh khắp mười phương.

Làm sao để sống hòa hợp với mọi người? Ðức Phật đặt ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp, tức Lục Hòa, cho chúng ta làm theo. Lục Hòa không những có thể được ứng dụng trong cộng đồng Phật giáo mà còn có thể được ứng dụng trong tất cả những tổ chức khác.

Ðiều thứ nhất trong Lục Hòa là có cùng ý kiến, hay Kiến hòa.Mọi người trong nhóm có cùng ý kiến với nhau, làm nền móng vững chắc cho việc sống hòa hợp với nhau. Nếu có sự bất đồng ý kiến trong nhóm thì chắc chắn sẽ có sự tranh chấp, không còn sự hòa hợp nữa. Vậy, có ý kiến hòa hợp là điều rất quan trọng.

Ðiều thứ nhì trong Lục Hòa là cùng nhau tuân theo những giới điều chung, hay Giới Hòa. "Giới" có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là năm giới hay mười giới của Phật tử tại gia, những giới điều của các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới điều của bậc Bồ Tát và giáo lý của Ðức Phật. "Trì Giới" theo nghĩa rộng là làm theo phép lịch sự, phong tục, và pháp luật của mọi xứ trên thế giới.

Ngày nay, do sự tiến bộ kỹ thuật trong ngành truyền thông, tầm hoạt động của chúng ta không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà đã mở rộng ra những nước khác. Khi đi tới xứ khác để du lịch, công tác hay thăm viếng người thân, chúng ta cần phải tôn trọng tập quán và luật pháp địa phương để sống hòa hợp với người ở xứ đó. Vậy, tuân theo giới điều Phật giáo thì cũng làm theo tập quán và luật pháp quốc gia. Chính phủ nào cũng hoan nghênh những người dân biết trọng pháp luật, vì vậy tuân theo giới luật là một cách biểu dương và làm lợi ích cho Phật Giáo. Với Giới Hòa làm căn bản, người ta có thể sống hòa hợp và cùng thực hành tu tập với nhau. Khi sống cùng với nhau và lại có cùng ý kiến thì tự nhiên mọi người trong nhóm sẽ không có một sự tranh chấp nào cả? Một cộng đồng tu tập với cùng một mục tiêu, cùng nhau đạt thành tựu mỗi ngày thì chắc chắn cộng đồng đó sẽ được an lạc.

Ðiều cuối cùng trong Lục Hòalà chia xẻ lợi ích một cách hòa hợp với nhau, hay Lợi Hòa.Tăng Ðoàn không chỉ có nghĩa là một cộng đồng tăng sĩ. Ðối với Phật tử tại gia, một gia đình cũng có thể thực hành tu tập cùng với nhau theo Lục Hòa để làm thành một tăng đoàn. Cả trong một công ty, mọi người từ chủ nhân cho tới nhân viên cũng có thể thực hành Phật Pháp và làm thành một tăng đoàn. Vậy, tăng đoàn có ý nghĩa rất rộng. Ở trong một tăng đoàn, chúng ta cùng chia xẻ lợi ích với nhau. Ðối với người xuất gia thì điều này có nghĩa là mọi người trong đoàn thể có cùng một lối sống, từ vị sư trưởng cho đến người không có trách vụ chính thức trong cộng đoàng, và không có đặc quyền đặc lợi nào cả.

Chúng ta nên sống theo Lục Hòa để có thể sống hòa hợp với mọi người. Khi ở cùng với những tổ chức hay những đoàn thể khác, dù họ có sống theo Lục Hòa hay không, bản thân chúng ta cũng cần phải cư xử theo tinh thần của Lục Hòa để tuân theo những lời dạy của Ðức Phật.

Chư Phật, Bồ Tát là những khuôn mẫu tốt nhất của chúng ta, và chúng ta cũng phải trở thành những khuôn mẫu tốt cho những người ở ngoài Phật Giáo. Ðây là tinh thần của Phật Giáo, tức là dùng hành vi của chính mình để gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, và do đó, biểu dương Phật Giáo. Chúng ta không dạy bảo người khác, mà chỉ để cho họ quan sát chúng ta. Như vậy hành vi và lối sống hằng ngày của chúng ta có thể tự nhiên gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, cũng giống như chư Phật, Bồ Tát thị hiện ở thế gian này để giáo hóa chúng sinh.

Tam học: Sự hướng dẫn thứ ba là Tam Học tức ba môn học: giới luật, thiền định, và trí huệ. Tam học bao gồm tất cả những giáo lý của Phật Thích Ca và chư Phật quá khứ, hiện tại, và tương lai. Ðại Tạng Kinh gồm ba phần: kinh, luật, và luận. Kinh bao gồm những giáo lý về thiền định. Luật bao gồm những nguyên tắc về giới luật. Luận bao gồm những giáo lý về trí huệ. Tam Học giới, định, huệ là cốt tủy của Phật Giáo.

Giới luật là những luật lệ được quy định cho các Phật tử tại gia và xuất gia. Trái đất có bốn mùa thay đổi là Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Chúng ta cần phải có những luật lệ để cư xử đúng đắn với người và sự vật, do đó làm cho mọi người trong xã hội được hưởng đời sống an lạc và mãn nguyện. Một thế giới không có luật pháp và trật tự thì đó là một thế giới hổn loạn. Dù có may mắn và nhiều tiền của, chúng ta vẫn có thể không hạnh phúc, sống trong lo sợ và sự bất an. Tại sao? Tại vì chúng ta đã buông bỏ luật pháp và trật tự. Giới luật trình bày thấu đáo những nguyên tắc, những phương pháp, và mức tâm trí mà chúng ta cần phải có để mang lại trật tự và an lạc. Tam Học trình bày rõ ràng ý niệm này. Chúng ta thực hành giáo lý của Ðức Phật là để đạt trí huệ vô thượng. Khi đã khám phá trí huệ nội tâm này, chúng ta sẽ biết chân lý của cuộc đời và vũ trụ, và cũng biết cách khôi phục lại nhưõng khả năng vốn có từ khởi thủy của mình.

Ðức Phật dạy rằng chúng sinh đều có trí huệ và đức tính của một vị Phật. Tri kiến về hiện tại, quá khứ, và tương lai là một phần quan trọng trong khả năng nguyên thủy của chúng ta, nhưng không may là chúng ta đã bị vô minh che phủ. Vô minh xuất hiện khi tâm trí không an tĩnh, còn tâm giác ngộ thì không chịu một ảnh hưởng nào cả. Khi sáu giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, tâm trí của chúng ta sẽ xao động, phát sinh những ý nghĩ tán loạn.

Ðức Phật đã dạy vô số pháp môn để thực hành để được an tĩnh trong mọi hoàn cảnh, không sinh ra những vọng niệm phân biệt hay chấp thủ, và do đó tái khám phá những khả năng nguyên thủy của mình. Trạng thái tâm an tĩnh này là thiền định. Tu tập tức là điều chỉnh những ý nghĩ, lời nói, và hành vi sai lầm của mình, nhưng chúng ta tu tập theo những tiêu chuẩn nào? Ðó là giới luật và thiền định. Giới luật là tiêu chuẩn bên ngoài, trì giới là tiêu chuẩn bên trong, còn thiền định thì là tiêu chuẩn để đạt tâm thanh tịnh. Tiêu chuẩn bên ngoài là quan trọng, nhưng tiêu chuẩn bên trong còn quan trọng hơn nhiều, vì nó giúp chuùng ta thành tựu trong việc thực hành tu tập đạt trí huệ.

Với sự trì giới, chúng ta sẽ đạt trạng thái thiền định phát sinh trí huệ. Trí huệ hoàn hảo tối hậu này được gọi là "Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác". Làm sao để đạt tri kiến đúng, rồi tri kiến đúng và bình đẳng và sau cùng là tri kiến hoàn hảo? Ba mức thành tựu này tùy thuộc vào lực thiền định, hay trình độ thanh tịnh của tâm trí. Là Phật tử, chúng ta thực hành tu tập là để đạt Giác Ngộ Viên Mãn. Nếu xa rời giới luật và sự thanh tịnh, sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Dù hành trì bất cứ pháp môn nào, như Niệm Phật A Di Ðà, trì giới, trì chú hay thiền định, nếu không làm theo những điều hướng daãn này thì chúng ta không thể đạt được sự định tâm, nếu có cũng chỉ là những món trang trí bên ngoài mà thôi.

Sáu Ba La Mật: Sự hướng dẫn thứ tư là Sáu Ba La Mật tức sáu hạnh hoàn hảo của bậc Bồ Tát. Mỗi hạnh bao gồm tất cả lối sống của chúng ta. Thí dụ, Ba La Mật thứ nhất là Bố Thí. Người ta thường cho rằng bố thí chỉ có nghĩa là cho tiền bạc. Thực ra cho tiền bạc chỉ là một trong vô số loại bố thí. Nhìn bên ngoài thì bố thí là sự hy sinh vì người khác, nhưng tính chất thật của bố thí là sự xả ly, hay buông bỏ.

Chúng ta có thể bố thí của cải hay sức khỏe của mình. Thí dụ, một người nội trợ giữ cho ngôi nhà của mình là chỗ ở tiện nghi cho gia đinh. Nếu không hiểu biết đúng thì người nội trợ có thể cảm thấy những công việc hằng ngày như giặt quần áo, nấu ăn là nhàm chán. Nhưng nếu người nội trợ hiểu ra rằng mình đang tu tập Bồ Tát đạo bằng việc thực hành Sáu Ba La Mật thì người đó sẽ vui mừng ngay. Làm một việc gì đó cho người khác với tâm xả ly, không chấp thủ thì đó là thực hành hạnh bố thí hoàn hảo. Một người nội trợ giỏi không những phục vụ gia đình của mình mà còn làm gương cho tất cả những người trong gia tộc cũng như những người láng giềng, và như vậy mọi người đều được lợi ích. Một gia đình như vậy là gia đình kiểu mẫu cho mọi gia đình. Dù trông coi một tiệm tạp hóa hay quản lý một doanh nghiệp, làm khuôn mẫu cho người khác noi theo chính là thực hành Bồ Tát Ðạo vì lợi ích của chúng sinh. Hạnh Bố Thí Ba La Mật có thể được mở rộng để bao trùm toàn thể vũ trụ và các cõi. Với tâm quảng đại này người ta sẽ là một vị Bồ Tát Ðại Thừa.

Bố thí có ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí (wealth, teaching and fearlessness). Bố thí tài vật gồm bố thí bên trong và bố thí bên ngoài. Bố thí bên trong là dùng công sức tâm trí và thể xác của mình làm lợi ích cho người khác. Bố thí bên ngoài là hiến tặng những thứ như tiền bạc, thực phẩm, v.v... Bố thí tài vật sẽ có kết quả tốt là được hưởng tài vật về sau. Bố thí pháp là sẵn lòng truyền đạt những kieán thức của mình cho người khác, và không giấu giếm một chút nào cả. Bố thí pháp là làm hết sức để truyền dạy cho những người muốn học với mình. Kết quả tốt của việc bố thí pháp là chúng ta sẽ đạt được sự thông minh và thông tuệ. Vô úy thí là giải tỏa sự lo sợ của người khác và làm cho họ cảm thấy an tâm. Quả tốt của việc bố thí vô úy là có sức khỏe, trường thọ và thân tâm được tự tại. Ða số người ta đều muốn giàu có, thông minh, trí huệ, sức khỏe, sống lâu và an lạc. Khi người ta tạo nghiệp tốt thì quả báo tốt sẽ tới với mình. Muốn được hưởng quả tốt thì trước hết phải gieo nhân lành. Do thực hành tài thí, pháp thí, và vô úy thí chúng ta sẽ được hưởng tất cả những nghiệp quả tốt này.

Khi quan sát cẩn thận chúng ta sẽ thấy rằng không có bao nhiêu người đạt được tất cả những điều mình mong ước. Có những người chủ giàu có nhưng không thông minh, tuy nhiên lại có những nhân viên thông minh và khôn ngoan ở dưới quyền họ, làm theo lệnh của họ. Những nhân viên thông minh và khôn ngoan này đã gây dựng trí huệ trong những kiếp trước, nhưng đã không tu tạo phước báo. Ngược lại, các chủ nhân thì vun bồi phước báo nhưng không tu tạo trí huệ. Nhân và quả rất phức tạp và rất khó phân biệt. Vậy, khi dùng những nguyên tắc của Phật giáo để quan sát xã hội, chúng ta sẽ biết cách hành xử trong tương lai.

Thật ra, trí huệ đích thực quan trọng hơn là phước báo. Của cải là phước báo, nhưng chúng ta phải có trình độ trí huệ cao để biết dùng và phân phối tài sản của mình đúng cách. Nếu không có trí huệ, sự sở hữu của cải có thể đưa chúng ta tới chỗ tạo nghiệp xấu mà lại tưởng là mình đang làm những việc tốt. Nếu không có trí huệ, chúng ta sẽ không thể phân biệt thật giả, đúng sai, phải trái, lợi và hại. Chúng ta vẫn thường không biết đến những sai lầm của mình.

Tất cả những nguyên tắc này được trình bày rất rõ ràng trong "Liễu Phàm Tứ Huấn".Trong điều tốt và điều xấu có sự thật và giả dối, một nửa và trọn vẹn, đúng và sai. Nhìn bên ngoài, một việc có vẻ là nghiệp tốt nhưng do có sự biến đổi tính chất sau đó, có thể là một nghiệp xấu. Ngược lại, một việc có vẻ là nghiệp xấu nhưng đó lại là một thiện nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự tinh tế để hiểu hệ quả của tất cả những việc làm tốt hay xấu, chứ không xét theo vẻ bên ngoài ban đầu của chúng. Chúng ta cần phải có mức trí huệ cao để có thể hiểu sâu xa và có khả năng nhận ra chân lý.

Ba La Mật thứ nhì là Trì Giới,vốn có nghĩa rộng. Chúng ta làm theo lời dạy của Ðức Phật, và tuân hành luật pháp của một quốc gia, Mọi luật lệ cần phải được làm theo trong tinh thần cũng như trong văn tự.

Ba La Mật thứ ba là Nhẫn Nhục, là sự kiên nhẫn lâu bền trong hành xử với người và sự việc. Như Ðức Phật đã giảng giải trong Kinh Kim Cương,vạn pháp đều có thể đạt được do nhẫn nhục và chịu đựng. Ðể thành công trong pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, chúng ta phải có nhẫn nhục, nếu không thì khó thể đạt thành tựu. Có sự nhẫn nhục để chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng, chúng ta sẽ đạt được những gì người khác không thể đạt được. Chỉ khi đó chúng ta mới thành tựu được những việc lớn.

Ba La Mật thứ tư là Tinh Tấn.Tinh tấn là tập trung vào sự tu tập hằng ngày, không tìm cách tiến theo nhiều hướng khác nhau. Tu tiến với sự tinh tấn một mức nào đó, chúng ta sẽ đạt được trạng thaùi thiền định.

Ba La Mật thứ năm là Thiền Ðịnh, thiền ở đâycó nghĩa là tham thiền với thế ngồi hoa sen, quay mặt vào vách. Thiền định là nhiếp phục được tâm trí của mình, không chịu ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Ðiều này phuø hợp với Kinh Kim Cương, tức là không xao động và không bị tác động bởi bất cứ một hiện tượng nào. Không chấp thủ một hiện tượng nào có nghĩa là không chịu sự cám dỗ từ những ảnh hưởng bên ngoài. Chúng ta đạt sự định tâm khi không bị lay động bởi tất cả những hiện tượng, thí dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phức tạp mà sáng chói đối với mắt nhìn của chúng ta. Trông thấy rõ tất cả và biết tất cả thì đó là trí huệ trực giaùc tức trí huệ Bát Nhã (Ba La Mật thứ sáu là Trí Tuệ)Như vậy, chúng ta sẽ sống một cách an lạc và giải thoát.

Mười Ðại Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền:Sự hướng dẫn thứ năm và cuối cùng là Mười Ðại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền không giống bất cứ một vị Bồ Tát nào khác, vì tâm trí quảng đại của ngài. Mọi ý nghĩ của ngài đều hướng về sự cứu độ chúng sinh. Ngài không nghĩ đến bản thân, gia đình, xứ sở, hay thế giới, mà nghĩ đến vũ trụ các cõi, đạt tới sự hoàn hảo đích thực. Với tâm quảng đại này, tất cả những gì ngài làm đều vĩ đại.Tu theo Phật giáo có nghĩa là tin tưởng, thông hiểu, tu tập, và chứng đắc. Trước hết, chúng ta cần phải có niềm tin kiên cố, nếu không chúng ta sẽ không thể tiếp nhận những giáo lý của Ðức Phật. Không dễ gì có niềm tin vững chắc, vì nó tùy thuộc vào nhân duyên. Trong Phật Giáo, nhân duyên hay những điều kiện là: caên cơ tốt, phước báo, công đức, đức hạnh, và nguyên nhân. Nếu không có những điều này thì sẽ rất khó được niềm tin không lay chuyển. Thứ hai, chúng ta phải tin tưởng vào Ðức Bổn Sư Phật Thích Ca, vì biết rằng ngài không lừa dối chúng ta. Chúng ta cũng cần phải tin rằng những gì các vị thầy tổ truyền dạy đều là sự thật. Tuy nhiên, chỉ tin tưởng không thôi thì chưa đủ.

Một điều cũng quan trọng là chúng ta phải có sự hiểu biết đúng và hoàn hảo. Sau khi hiểu giáo lý, chúng ta cần phải ứng dụng thực hành những nguyên tắc, những pháp môn, và những mức chứng đắc của Phật giáo trong sinh hoạt hằng ngày. Sau cùng, chứng đắc là chứng minh trong đời sống hằng ngày rằng tất cả những giáo lý cũng như sự hiểu biết của chúng ta là đúng.

Một hiện tượng đáng buồn trong Phật giáo là người ta không hiểu tính chất thật và ý nghĩa của những nghi thức. Một đạo sư Mật Giáo là Ông Nian Chu Huang đã nói rất rõ ràng trong bộ sớ giải Kinh Vô Lượng Thọ rằng: "Lễ quán đảnh là một sự gia hộ từ bi. Nghi thức quán đảnh tượng trưng sự truyền vào hành giả những giáo lý thâm diệu của Ðức Phật".

Chương năm:

Tịnh Ðộ Tông

Ngày nay, khi tu tập theo pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta có ý thức rằng Kinh Vô Lượng Thọ là một bộ kinh rất quan trọng, và là Pháp vô thượng. Truyền bá Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Ðà cho người khác là mang lại cho họ một lễ quán đảnh lớn. Một lần tụng kinh này là một lần nhận được sự gia hộ của chư Phật mười phương. Hai lần tụng là hai lần được gia hộ. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu phương pháp thực hành bắt đầu từ căn bản Ba Ðiều Kiện.

Như đã nói, điều kiện thứ nhất là hiếu kính với cha mẹ và các vị thầy của mình, từ bi không sát sinh, và làm mười điều lành. Việc tu tập bắt đầu từ đây. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình không thể làm tròn những điều này thì dù có tu tập bao nhiêu chúng ta cũng không đạt được một kết quả nào cả. Chúng ta cần phải thành tâm thi hành và thành tựu những điều kiện này, nếu không thì không thể đạt những lợi ích của Phật Giáo.

Cuối cùng chúng ta quy y pháp môn Tịnh Ðộ. Tại sao? vì chư Phật khuyên chúng ta làm như vậy. Trong Kinh A Di Ðà, chư Phật sáu phương đều ca tụng Tịnh Ðộ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca tán tụng Phật A Di Ðà, vị Phật đáng tôn kính nhất, có hào quang sáng nhất và là vua của chư Phật. Khi quy y một vị Phật, chúng ta sẽ chọn vị Phật nào? Phật Thích Ca không bảo chúng ta quy y ngài mà hãy quy y Phật A Di Ðà vì ngài là Phật Vô Thượng của chư Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, cả hai Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đều muốn được sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Nếu Tịnh Ðộ Tây Phương không có gì đặc biệt thì tại sao hai vị Bồ Tát của cõi Hoa Tạng này lại muốn tái sanh vào đó? Kinh Vô Lượng Thọ giải thích lý do chúng ta muốn niệm Phật A Di Ðà và sinh vào Tịnh Ðộ. Nếu chúng ta tụng Kinh Vô Lượng Thọ thường xuyên và nghe thuyết pháp về kinh này chúng ta sẽ hiểu và tu tập sâu xa hơn.

Nếu chúng ta không muốn mất nhiều thời giờ và sức lực để tìm hiểu chân lý sự sống và vũ trụ thì làm theo những giáo lý trong kinh này cũng đủ và cũng có kết quả. Tại sao? Vì trong tương lai, sau khi sinh vào Tịnh Ðộ, trí huệ, đức năng, và phước báo của chúng ta sẽ bằng với phẩm tính này của Phật A Di Ðà. Lúc đó chúng ta sẽ thông hiểu chân lý của cuộc đời và vũ trụ. Vậy như các Thầy Tổ thường nhắc, pháp môn Tịnh Ðộ là con đường tắt dẫn tới Giác Ngoä Vô Thượng - Với những pháp môn khác, chúng ta sẽ phải đi đường vòng để đạt giác ngộ. Tái sinh vào Tịnh Ðộ là con đường tắt giúp chúng ta đạt Giác Ngộ ngay trong kiếp này. Vậy, chúng ta biết rằng pháp môn này là độc đáo và siêu thắng hơn hết. Chư Phật, Bồ Tát và chư Tổ ca tụng pháp môn này. Ðây là một cơ hội hiếm có cho chúng ta gặp được trong kiếp này. Như câu mở đầu trong các kinh đã nói: "Khó gặp trong vô số đại kiếp".Ðã gặp trong kiếp này mà lại bỏ qua thật là đáng buồn và đáng tiếc cho chúng ta. Một pháp môn tốt và hiếm có như vậy trong vô số đại kiếp thì chúng ta cần phải nắm chặt, không buông bỏ, phải học và thực hành một cách chân thành. Nếu làm được như vậy, kết quả giác ngộ và giải thoát đang nằm trong tầm tay của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com