Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ Lục: Ở Một Ni Viện

05/12/201015:53(Xem: 5767)
Phụ Lục: Ở Một Ni Viện

ỐC ĐẢO TỰ THÂN

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM THANH TỊNH
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace
Wisdom Publications 1999
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

Phụ Lục

Ở Một Ni Viện
Sandy Boucher

Buổi chiều ở ni viện là thời gian để ngủ nghỉ, tu học hay tĩnh lự. Đêm trước đó, Ni sư Ayya Khema đã bảo chúng tôi thử tưởng tượng ra mình sắp chết để khám phá ra những thứ mình bám víu trong cuộc đời này. Nếu phải chết, tôi thấy buồn vì không còn cơ hội để được Giác Ngộ, giải thoát. Đúng vậy, tôi đã ước mơ được như thế. Nếu không tôi đến đây làm gì?

Chúng tôi là bảy phụ nữ từ nhiều đất nước đã đến ni viện Nun’s Island ở Sri Lanka để tu học với ni sư người Đức tên Ayya Khema. Chúng tôi không phải là nữ tu sĩ nhưng phát nguyện mặc áo tu (màu trắng) và giữ theo tám giới: 1). Không sát sanh. 2). Không trộm cắp. 3). Không tà dâm. 4). Không nói dối. 5). Không uống rượu. 6). Không ăn quá ngọ. 7). Chẳng nằm ngồi tòa cao, giường rộng. 8). Chẳng nhảy múa, đàn hát, thoa hương thơm vào thân.

Quán chiếu về sự cái Chết của mình, tôi cũng thấy nuối tiếc phải đánh mất các giác quan, các cảm thọ như ăn uống, sự cảm nhận được ngọn gió nhẹ đùa trên mặt hồ, đưọc nhìn các quả mận trĩu cành; được nghe tiếng xe lửa chạy dọc theo bờ hồ, bãi biển; sự tưởng tượng, điều học hỏi được, những khám phá. Và tình yêu, sự nỗ lực, trí tò mò. . . . Tất cả, tôi không muốn đánh mất gì.

Ni sư Ayya Khema hỏi: “Nhưng con có muốn tái sinh không? Hãy tưởng tượng con phải làm lại từ đầu: Lại học đi, học ăn, học nói. Lại phải sống tuổi thiếu niên lần nữa!”. Tôi kêu lên: Thưa không! Cảm giác mình sẳn sàng buông bỏ tất cả mọi tham cầu. Nhưng rồi trăn trở, lại thấy mình giống anh chàng Gulliver với hàng trăm những sợi dây trói buộc vào thọ, tưởng, hành, vào ước muốn được hiện hữu.

Có nhiều lúc tôi ngạc nhiên chợt nhận ra mình đang đứng ở một hòn đão nhỏ ở Sri Lanka, Aán độ dương. Trong khi đáng lý ra tôi phải có mặt ở một thế giới khác, ở Oakland, nơi tôi viết văn, dạy học, sống một cuộc đời với bao rối rắm phức tạp. Điện thoại, máy vi tính, xe hơi là những thứ gần gủi, thân thiết nhất với tôi. Còn ở nơi đây thì không điện, không có đến cả một con đường đúng nghĩa một con đường. Hòn đảo nhỏ đến độ tôi có thể đi vòng hết đảo trong mười phút.

4: 15 sáng. Tiếng chiếc đồng hồ báo thức bạn tôi mang từ Oakland kêu bíp bíp một cách yếu ớt. Vẫn ngồi trên giường, chúng tôi vặn đèn pin lên, soi dưới nền đất cảnh giác mấy con bò cạp. Mười phút sau, y áo chỉnh tề, chúng tôi tiến đến Thiền đường. Cô Vasantha, người Sri Lanka, dẫn đầu. Thiền đường nằm trên đồi cao, cửa mở ra ba hướng về phía bờ hồ, về rặng dừa và về một ngọn đồi dốc, được tô điểm bằng những chậu kiểng.

Buổi tọa Thiền bắt đầu từ 4:30 và chấm dứt lúc 6 giờ. Khi chúng tôi đến, Ni sư Ayya Khema đã có mặt, ngồi trước điện. Chúng tôi bước vào theo thứ tự tuổi tác. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã là những bóng trắng ngồi xếp bằng chân bất động, trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu treo trên cao. Bên cạnh mỗi người lại sáng đỏ một cây nhang muổi.

Lúc đầu, tâm trí tôi mãi lo đến những thứ thực dụng như: chân tôi xếp có vững không, tọa cụ có ngay ngắn không, lưng có thẳng ở một góc độ chính xác để giúp tôi có thể ngồi yên ít nhất là bốn mươi lăm phút. Lát sau, thân tôi mới bắt đầu yên. Tôi cảm nhận được sức nặng của thân đè trên gối, cảm giác của đôi bàn tay chồng lên nhau. Rồi đến lượt tâm tôi bắt đầu nhảy nhót, như tâm vượn. Lúc thì tôi hồi tưởng về quá khứ, lúc mơ tưởng chuyện tương lai. Nhưng tôi vẫn cố gắng kiên trì theo dỏi các vọng tưởng này, để kéo chúng trở về với hơi thở.

Giờ thì ánh sáng mặt trời bắt đầu lên trên những rặng dừa. Dần dần tâm tôi cũng lắng dịu. Rồi chân tôi bắt đầu đau, nhưng tâm tôi vẫn an tịnh. Tâm an tịnh, đó là điều khiến tôi có mặt ở nơi này.

Buổi điểm tâm gồm có bánh bột chiên, một miếng đu đủ vàng ánh, một tách trà đậm pha với sửa và một tô nước để rửa tay. Ở Sri Lanka, người ta không dùng đũa muổng mà ăn bằng tay (tay mặt). Chúng tôi dùng bữa trong im lặng. Trời đã bắt đầu nóng đến nổi khi sau khi uống trà tôi thấy cả người nóng lên nhu sốt, mồ hôi tuôn trên trán.

Sau đó là đến giờ ‘làm việc vì người khác’. Hai người bạn tôi đào đất, nhổ cỏ, trồng hoa và rau cải. Người khác chùi nhà hay sửa các đồ vật bị hư hỏng.

Chúng tôi dự khóa tu Thiền này vào mùa mưa, theo truyền thống an cư trong thời Đức Phật 2500 năm trước. Các vị tăng ni thời nguyên thủy không có nhà cửa, họ đi khất thực ở khắp nơi, và tọa Thiền ở bất cứ nơi nào cho phép. Nhưng trong ba tháng mùa mưa, Đức Phật dạy các tăng ni phải ở một nơi để tu tập. Ở Ni Viện Nuns’ Island, khóa an cư mùa mưa bắt đầu từ tháng bảy đền đầu tháng mười, là khoảng thời gian nóng nhất, ẩm ướt nhất trong năm ở Sri Lanka.

10 giờ, chúng tôi vội vã trở lại Thiền đường để nghe Ni sư Ayya Khema giảng kinh. Bà đọc từng đoạn trong kinh Trường bộ, dừng lại ở những điểm khó hiểu hay khi cần nhấn mạnh những điểm trọng yếu. Giọng sang sảng, dáng ngồi trang nghiêm, đôi mắt sáng rỡ, bà khiến chúng tôi cảm thấy phấn chấn lây.

11:15 chuông thọ trai vang lên, đó là buổi ăn cuối cùng trong ngày của chúng tôi. Đến phòng ăn, chúng tôi đã thấy một nhóm Phật tử ở các vùng lân cận mang thức ăn đến cúng dường cho chúng tôi. Hành động cúng dường, một hình thức bố thí đến tăng ni, để tạo nghiệp Thiện cho họ hay cho người thân sắp qua đời.

Các vị Phật tử gương mặt rạng rở, một số mặc quần áo đẹp. Họ mang đến cho chúng tôi cá, càri rau củ, cơm, mì, bánh trái cây, đồ tráng miệng trái cây với nước cốt dừa. Thật là một bữa ăn thịnh soạn. Nhưng nhìn vải quần áo của các phụ nữ, những chiếc áo sứt cúc của các cô gái, tôi đoán biết họ rất nghèo. Tôi cảm thấy khinh an khi họ trân trọng múc thức ăn vào bát đĩa của chúng tôi. Ở phương Tây chẳng có phong tục nào giống như thế này cả. Cảm động nhất là được nhìn thấy khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của họ.

Để đáp lễ, Ni sư Ayya Khema giảng một thời pháp ngắn. Khi Ni sư nói bằng tiếng Pali câu “Chúc các Phật tử được bình an ngay trong đời sống hiện tại”, các vị Phật tử chấp tay cúi lạy tỏ lòng biết ơn. Lòng tay họ mở rộng đặt trên chiếu, đầu cúi lạy sát chiếu. Tôi bị choáng ngợp bởi sự hiện diện lạ lùng của mình ở nơi này. Khi trở về phòng, tôi không cầm được những giọt nước mắt cảm động.

(Theo The Nuns’ Island: Seven Sisters On Retreat)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com