NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS
Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003
TÓMTẮT
CÁCSUY TƯ VỀ CÁCH SỐNG CUỘC ĐỜI TINH THẦN
CHƯƠNG15
NHỮNGGIÁ TRỊ TINH THẦN CĂN BẢN
Nghệthuật tạo hạnh phúc có nhiều thành tố. Như chúng ta đãthấy, nó bắt đầu bằng phát triển sự hiểu biết về nguồngốc đích thực của hạnh phúc và sắp xếp theo thứ tựưu tiên trong đời sống chúng ta căn cứ trên sự trau dồinhững nguồn gốc ấy. Nó liên quan đến kỷ luật nội tâm,một tiến trình diệt trừ dần dần những trạng thái tinhthần tiêu cực và thay thế chúng bằng trạng thái tinh thầntích cực, xấy dựng như hảo tâm, khoan dung và tha thứ. Trongviệc nhận dạng những nhân tố dẫn đến cuộc đời đầyđủ và mãn nguyện, chúng tôi kết thúc bằng một cuộc thảoluận về thành tố sau cùng - tinh thần.
Cómột khuynh hướng tự nhiên kết hợp tinh thần với tôn giáo.Phương pháp đạt hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma đãđược hình thành qua nhiều năm huân luyện nghiêm khắc vớitư cách là nhà sư Phật Giáo được thọ giới. Ngài cũngđược coi là một học giả Phật Giáo uyên bác. Tuy nhiên,đối với nhiều người không phải là Ngài đã nắm đượcnhiều vấn đề triết lý phức tạp có sức hấp dẫn, màchính là ở nơi Ngài, con người nhiệt tình, vui tính, vớiphương pháp giải quyết thực tế về đời sống. Trong quátrình đàm luận với Ngài, thực ra, tính nhân đạo căn bảncủa Ngài dường như còn quan trọng hơn cả vai trò chính củaNgài là một nhà sư Phật Giáo. Mặc dầu đầu Ngài cạo trọcvà quần áo nấu sồng, mặc dầu địa vị của Ngài là mộttrong những nhân vật tôn giáo lỗi lạc nhất thế giới, khôngkhí trong những buổi thảo luận vẫn chỉ là con người nàychuyện với người khác, bàn luận đến những vấn đề màtất cả chúng ta đều chia sẻ.
Đểgiúp chúng ta hiểu được ý nghĩa thực sự của tinh thần,Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bằng cách phân biệt tinhthần và tôn giáo:
"Tôitin rằng điều thiết yếu là đánh giá cao tiềm năng củacon người và công nhận tầm quan trọng của sự biến đổinội tâm. Điều này có thể đạt được qua cái gọi là tiếntrình phát triển tinh thần. Đôi khi tôi gọi nó là phươngdiện tinh thần trong cuộc đời của chúng ta.
"Cóhai mức độ tinh thần. Một mức độ tinh thần liên quan đếnniềm tin tôn giáo của chúng ta. Trên thế giới này, có quánhiều người khác nhau, có quá nhiều tâm tính khác nhau. Cónăm tỷ người, và trong một khía cạnh nào đó, tôi nghĩrằng cần phải có năm tỷ tôn giáo khác nhau, vì có có nhiềutâm tính quá lớn như vậy. Tôi nghĩ rằng mỗi cá nhân nêndân thân vào một con đường tinh thần phù hợp nhất vớitâm tính, khuynh hướng tự nhiên, tính khí, niềm tin, gia đìnhvà bối cảnh văn hóa của mình.
"Thídụ là một nhà sư Phật Giáo, tôi thấy Phật Giáo thích hợpnhất với tôi. Cho nên, đối với tôi, tôi thấy Phật Giáolà tốt nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là Phật Giáotốt nhất cho tất cả mọi người. Điều đó thật rõ ràng.Điều đó thật chắc chắn. Nếu tôi tin là Phật Giáo tốtnhất cho tất cả mọi người, thì quả là dại dột, vì conngười khác nhau có tâm tính khác nhau. Cho nên, nhiều ngườikhác nhau cần nhiều tôn giáo khác nhau. Mục đích của tôngiáo là đem lợi ích cho con người, và tôi nghĩ rằng nếuchúng ta chỉ có một tôn giáo, sau một thời gian tôn giáođó sẽ không còn giúp ích cho nhiều người. Chẳng hạn nếuchúng ta có một nhà hàng ăn, và ta chỉ bán có một món ăn-ngày này qua ngày khác, cho mỗi bữa ăn - nhà hàng đó sẽkhông còn bao nhiêu khách sau một thời gian. Người ta cầnvà thích nhiều loại thức ăn khác nhau vì có quá nhiều khẩuvị khác nhau. Cũng như vậy, tôn giáo có nghĩa là nuôi dưỡngtinh thần con người. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần ca ngợisự đa dạng trong tôn giáo và phát triển sự đánh giá caohết sức sư đa dạng của tôn giáo. Cho nên số người thấyDo Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo, hay truyền thống Hồi Giáo thíchhợp hơn với họ. Cho nên, chúng ta phải tôn trọng và đánhgiá cao giá trị của tất cả những truyền thống tôn giáolớn khác nhau trên thế giới.
"Tấtcả những tôn giáo này có thể góp phần hữu hiệu cho lợiích nhân loại. Tất cả những tôn giáo đó đều được lậpra để làm cho một cá nhân hạnh phúc hơn, và thế giới tốtđẹp hơn. Tuy nhiên để tôn giáo có một tác động làm thếgiới tốt đẹp hơn, tôi nghĩ điều quan trọng là cá nhânấy phải được hành trì chân thành giáo lý của tôn giáoấy. Ta phải hòa nhập giáo lý vào đời sống bất kỳ ởđâu, do đó ta có thể dùng những giáo lý ấy làm nguồn sứcmạnh nội tâm. Và ta phải đạt được sự hiểu biết sâuxa về lý tưởng tôn giáo, không phải chỉ ở mức độ trítuệ mà còn là cảm nghĩ sâu xa khiến chúng trở thành phầnkinh nghiệm nội tâm của ta.
"Tôitin rằng ta có thể trau dồi sự tôn trọng sâu xa đối vớitất cả những truyền thống tôn giáo khác nhau. Một lý dophải tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác là vì tấtcả những truyền thống ấy đều đưa ra một khuôn khổ đạođức chi phối cách hành xử của ta và có những hiệu quảtích cực. Chẳng hạn như trong truyền thống Cơ Đốc Giáo,niềm tin vào Thượng Đế có thể cung cấp một khuôn khổđạo đức chặt chẽ và rõ ràng chi phối cách hành xử vàlối sống của ta - và nó có thể là một phương pháp mạnhmẽ vì có một sự mật thiết nào đó được tạo ra trongsự liên hệ của ta với Thượng Đế, và cách bày tỏ tìnhthương yêu của ta với Thượng Đế, người đã tạo ra bạn,là chứng tỏ tình thương và tình thương với đồng loại.
"Tôitin rằng có nhiều lý do tương tự để kính trọng các truyềnthống tôn giáo khác. Tất cả những tôn giáo lớn, đươngnhiên, đã cung cấp lợi ích to lớn cho hàng triệu con ngườiqua nhiều thế kỷ trong quá khứ. Và ngay cả trong lúc này,hàng triệu người vẫn được lợi ích, hồ như được truyềncảm hứng, từ những truyền thống tôn giáo khác nhau này.Thật là rõ ràng. Và trong tương lai, cũng vậy, những truyềnthống tôn giáo khác nhau ấy, sẽ đem cảm hứng cho hàng triệungười của thế hệ sắp tới. Đó là một sự thật. Vậycho nên, thật quan trọng, là phải hiểu thực tế đó và tôntrọng các truyền thống khác.
"Tôinghĩ rằng cách tăng cường sự tương kính lẫn nhau là nhờsự tiếp xúc gần gũi hơn giữa những người có tín ngưỡngkhác nhau. - sự tiếp xúc trực tiếp. Tôi đã cố gắng trongít năm vừa qua để gặp gỡ và đối thoại, chẳng hạn,với cộng đồng Cơ Đốc và Do Thái, và tôi nghĩ rằng mộtsố kết quả tích cực thực sự đã bắt nguồn từ việcnày. Do sự tiếp xúc gần gũi này, chúng ta có thể học hỏiđược về những đóng góp hữu ích mà những tôn giáo ấyđã đem cho nhân loại và tìm ra những khía cạnh hữu íchcủa những truyền thống khác để chúng ta có thể học hỏi.Chúng ta còn có thể khám phá ra phương pháp và kỹ thuậtmà ta có thể đem áp dụng trong sự tu tập của chúng ta.
"Vậy,điềuthiết yếu là phát triển mối liên hệ gần gũi giữa nhữngtôn giáo khác nhau, nhờ đó chúng ta có thể làm được mộtcố gắng chung vì lợi ích của nhân loại. Có quá nhiều điềuchia rẽ nhân loại, có quá nhiều vấn đề trên thế giới.Tôn giáo phải là phương cách chữa trị giúp giảm xung độtvà khổ đau trên thế giới, chứ không phải một nguồn gốckhác gây xung đột.
"Chúngta thường được nghe nói tất cả mọi người đều bìnhđẳng. Theo điều này chúng ta muốn nói là mọi người rõràng đều ham muốn hạnh phúc. Ai cũng có quyền làm một ngườihạnh phúc. Và ai cũng có quyền khắc phục khổ đau. Vậynếu ai nhận được hạnh phúc hay được lợi ích từ mộttruyền thống tôn giáo riêng biệt nào đó, điều quan trọnglà phải tôn trọng quyền lợi của người khác; bởi vậy,chúng ta phải học cách tôn trọng tất cả những truyền thốngtôn giáo lớn này. Điều đó thật rõ ràng."
Trongtuần lễ đàm thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tuscon,tinh thần tôn trọng lẫn nhau có ý nghĩa hơn cả điều mongmỏi. Người ta thấy có những người thuộc nhiều truyềnthống tôn giáo khác nhau trong số thính giả, kể cả mộtđại diện có hạng của tăng lữ Cơ Đốc. Mặc dù nhữngkhác biệt về truyền thống, nhưng bầu không khí an bình vàhòa hợp bao trùm căn phòng. Ai cũng thấy điều này. Có mộttinh thần trao đổi, không có một chút hiếu kỳ nào trongsố những người không phải là Phật Tử hiện diện vềsự tu tập hàng ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng cũngdo hiếu kỳ thúc đẩy một thính giả hỏi:
"Liệucó phải một người Phật Tử, hay một người của truyềnthống khác, tu tập, như cầu nguyện dường như phải đượcnhân mạnh phải không. Tại sao cầu nguyện lại quan trọngcho đời sống tinh thần?
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trả lời: "Cầu nguyện là sự nhắc nhở,đơn giản hàng ngày về phép tắc đã được giữ vững vàniềm tin. Chính bản thân tôi, tụng đi tụng lại một sốcâu kệ Phật Giáo vào mỗi buổi sáng. Những câu kệ nàygiống như cầu nguyện, nhưng thực ra là những lời nhắcnhở. Nhắc nhở cách nói với người khác, cách đối xửvới người khác, cách đương đầu với các vấn đề hàngngày, những điều giống như vậy. Cho nên, về tổng thểsự tu tập của tôi liên quan đến nhắc nhở - quán chiếutầm quan trọng của từ bi, tha thứ, tất cả những điềunày. Và dĩ nhiên nó bao gồm một số hành thiền Phật Giáovề bản chất của thực tế, và cũng một số về quán tưởng.Vậy, trong sự tu tập hàng ngày của tôi, trong việc cầu nguyệnhàng ngày của tôi, nếu tôi có thì giờ rảnh rỗi, phảimất đến bốn giờ. Kể cũng khá dài."
Ýnghĩ bỏ bốn giờ một ngày để cầu nguyện khiến một thínhgiả khác hỏi, "Tôi là một người mẹ phải đi làm lạicó con nhỏ, có rất ít thì giờ rảnh. Đối với một ngườithực sự quá bận rộn, làm sao có thể có thì giờ để cầunguyện và hành thiền?"
"Ngaycả trường hợp của tôi, nếu muốn than phiền, tôi luônluôn có thể than phiền không có thì giờ." Đức Đạt LaiLạt Ma nhận định."Tôi rất bận. Tuy nhiên nếu bạn cốgắng, bạn có thể luôn luôn tìm được thì giờ, thí dụvào buổi sáng sớm. Rồi tôi nghĩ bạn có thì giờ vào cuốituần. Bạn có thể hy sinh một số vui chơi," Ngài cười.
"Chonên, tôi nghĩ ít nhất có nửa giờ mỗi ngày. Hay nếu bạncố gắng, chịu khó, có lẽ bạn có thể tìm được, ba mươiphút vào buổi sáng, và ba mươi phút vào buổi tối. Nếu bạnthực sự nghĩ đến việc này, bạn có thể tìm ra đượccách có thì giờ.
"Tuynhiên nếu bạn nghiêm túc nghĩ đến ý nghĩa thực sự củasự tu tập tinh thần, việc này sẽ liên quan đến việc pháttriển và rèn luyện trạng thái tinh thần, thái độ, tâm lý,cảm xúc và sức khỏe. Bạn không nên giới hạn sự hiểubiết sự tu tập tinh thần vào một số hoạt động thể chấthay bằng lời, giống như đọc thuộc lòng lời cầu nguyệnhay tụng niệm. Nếu sự hiểu biết về sự tu tập tinh thầnbị giới hạn vào những hoạt động như thế, thì, dĩ nhiên,bạn cần có một số thì giờ nhất định, một số thì giờrành riêng cho việc tu tập - vì bạn không thể đi làm cáccông việc vặt hàng ngày như nấu ăn vân vân...trong khi tụngchú. Làm như vậy có thể làm phiền người chung quanh. Tuynhiên nếu bạn hiểu tu tập tinh thần theo đúng nghĩa củanó, bạn có thể sử dụng tất cả 24 giờ một ngày cho việctu tập. Tính chất tinh thần thực sự là thái độ tinh thầnmà bạn có thể tu tập bất cứ lúc nào. Thí dụ nếu bạnthấy mình đang ở trong tình trạng cảm thấy muốn xúc phạmimột người nào đó, thì ngay lập tức bạn phải thận trọngvà kiềm chế không làm điều đó. Tương tự như vậy, nếubạn gặp phải tình huống có thể mất bình tĩnh, ngay lậptức bạn lưu tâm và nói, "Không, điều này không phải làcách thích hợp!". Đó mới thật là tu tập tinh thần. Khi đãsáng tỏ, bạn sẽ luôn luôn có thì giờ. "Việc này nhắctôi nhớ đến một trong những bậc thầy Kadama Tây Tạng,Potowa, nói rằng đối với một người hành thiền đã đạtđược trình độ ổn định nội tâm và nhận thức, thì mỗibiến chuyển, mỗi trải nghiệm xẩy ra hồ như là một lờidạy. Đó là kinh nghiệm học hỏi. Tôi nghĩ điều này thậtđúng.
Vậynên, từ cách nhìn này, cả đến khi bạn rơi vào, chẳng hạn,những cảnh hỗn loạn của bạo lực và tình dục, giốngnhư trên truyền hình và phim ảnh, bạn vẫn có thể nhìn chúngbằng sự cảnh giác về những hậu quả có hại dẫn tớicực đoan. Rồi, thay vì bị áp đảo hoàn toàn bởi cảnh đó,đúng hơn là bạn có thể dùng những cảnh ấy làm dấu hiệubáo cho biết tính chất gây hư hại của những cảm xúc tiêucực không kiểm soát được - do đó bạn có thể học đượcnhững bài học.
Nhưnghọc những bài học từ việc chiếu lại những phim The A-Teamhay Melrose Place lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, là ngườihành trì Phật Pháp, chế độ tinh thần riêng của Đức ĐạtLai Lạt Ma chắc chắn bao gồm những nét độc đáo của Phậtđạo. Chẳng hạn, mô tả về sự tu tập hàng ngày của Ngài,Ngài kể nó bao gồm cả việc hành thiền Phật giáo về bảnchất của thực tế, cũng như về một số tu tập về quántưởng. Trong bối cảnh của buổi thảo luận này, khi Ngàitình cờ nói đến những sự tu tập ấy, trong nhiều năm qua,tôi đã có dịp nghe thấy Ngài bàn thảo những đề tài ấyrất chi tiết -- những bài nói chuyện của Ngài gồm có nhữngbài thảo luận hết sức phức tạp mà tôi chưa từng đượcnghe qua về bất cứ về chủ đề nào. Những bài nói chuyệncủa Ngài về bản chất thực tế tràn đầy những lập luậnvà phân tích triết lý khó hiểu; sự diễn tả về quán tưởngmật điển rất phức tạp khó hiểu và tinh vi- thiền địnhvà quán tưởng mà mục tiêu dường như được xấy dựngtrong trí tưởng tượng của con người, hồ như là bản đồvũ trụ vẽ bằng tay. Ngài đã dành cả cuộc đời để nghiêncứu và tu tập thiền định Phật giáo này. Nhớ tới điềuđó, biết khả năng nỗ lực phi thường của Ngài, nên tôihỏi :
"XinNgài miêu tả lợi ích thực tế hay tác động của sự tutập tinh thần trong cuộc sống hàng ngày của Ngài?"
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma im lặng hồi lâu rồi thong thả trả lời:"Mặc dầu kinh nghiệm của riêng tôi có thể là rất ít ỏi,nhưng một điều mà tôi có thể nói chắc chắn là tôi cảmthấy do tu tập Phật Giáo, tôi cảm thấy tâm tôi trở nênbình tĩnh hơn nhiều. Đó là điều rõ ràng. Mặc dầu sựthay đổi xẩy ra dần dần, có lẽ từng phân một, " Ngàicười, "Tôi nghĩ rằng đã có sự thay đổi trong thái độcủa tôi đối với bản thân và những người khác. Mặc dầurất khó mà vạch ra những nguyên nhân chính của sự thay đổi,nhưng tôi nghĩ rằng do ảnh hưởng của sự nhận thức, khôngphải là nhận thức đầy đủ, mà là cảm nghĩ hay ý thứcvề bản chất cơ bản ẩn tàng của thực tế, và cũng dosuy ngẫm về những chủ đề như vô thường, bản chất khổđau của chúng ta, và giá trị của từ bi và vị tha.
"Chonên, ngay cả khi nghĩ đến những người Trung hoa cộng sảnđã gây thảm họa lớn cho một số dân Tây Tạng - do sựtu tập Phật giáo của tôi, tôi thấy lòng thương cảm ngaycả đến những kẻ gây đau khổ, vì tôi hiểu rằng, kẻgây đau khổ thực ra bị bắt buộc bởi snhững thế lựctiêu cực khác. Vì những điều này và những lời nguyệnvà cam kết Bồ Tát của tôi, cho dù là kẻ phạm tội độcác, tôi hoàn toàn không cảm thấy hay nghĩ rằng vì nhữngsự độc ác của chúng, chúng sẽ phải chịu những điềutiêu cực hay không được nếm mùi giấy phút hạnh phúc. Lờinguyện Bồ tát giúp tôi phát triển thái độ này, nó rấthữu ích, cho nên tự nhiên tôi yêu thích lời nguyện này.(Trong lời Bồ Tát nguyện, người tu tập tinh thần xác địnhlòng mong ước trở thành Bồ Tát. Bồ Tát, dịch nghĩa đenlà "người chiến sĩ tỉnh thức", là một người với lòngthương yêu và từ bi, đã đạt được Bồ Tát quả, đặcđiểm của trạng thái tinh thần này là khát vọng tự ý vàchân chính để đạt giác ngộ hoàn toàn hầu đem lợi íchcho tất cả chúng sinh).
"Điềunày làm tôi nhớ tới một vị đại sư hành trì tụng niệmtại Tu Viện Namgyal. Là một tù nhân chính trị, ông bị cầmtù trong những nhà tù và trại lao động Trung Hoa hai mươinăm. Một lần tôi hỏi ông về hoàn cảnh khó khăn nhất màông phải đương đầu khi ở trong tù. Rất ngạc nhiên khinghe ông nói là sự nguy hiểm nhất mà ông cảm thấy là mấtlòng từ bi với người Trung Hoa!
"Córất nhiều câu chuyện như vậy. Thí dụ, ba ngày trước đây,tôi gặp một nhà sư đã sống nhiều năm trong nhà tù TrungQuốc. ông cho tôi biết ông 24 tuổi vào năm 1959, năm có cuộcnổi dậy của người Tây Tạng. Vào lúc đó ông gia nhậplực lượng Tây Tạng tại Norbulinga. ông bị người Trung Quốcbắt và bỏ tù cùng với ba anh em, ba anh em bị giết tại đó.Hai người anh em khác của ông cũng bị giết.. Rồi cha mẹông cũng bị chết tại trại lao động. Nhưng ông nói vớitôi rằng khi ông ở trong tù, ông suy nghĩ về đời ông vàđến lúc đó ông kết luận rằng dù ông có dành cả cuộcđời để làm tu sĩ tại Tu Viện Drepung, cho đến lúc bâygiờ, ông cảm thấy ông không phải là một nhà sư tốt. ôngcảm thấy ông là một nhà sư ngu dại. Vào lúc đó ông nguyện,vì ở trong tù, ông phải cố gắng làm một nhà sư chân chính.Do hành trì Phật Pháp, vì sự rèn luyện tâm, ông đã có thểduy trì được tinh thần vui vẻ dù thể xác đau đớn. Cảkhi ông bị tra tân và bị đánh đập tàn nhẫn, ông đã cóthể qua khỏi và vẫn cảm thấy hạnh phúc bằng cách xem nónhư là sự tẩy sạch nghiệp tiêu cực trong quá khứ. "Chonên là qua những thí dụ này, ta có thể thực sự đánh giácao giá trị của việc đưa tu tập tinh thần vào đời sốnghàng ngày ".
Vìvậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thêm vào chất liệu cuốicùng của một đời sống hạnh phúc - phương diện tinh thần.Qua giáo lý của Đức Phật, Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiềungười khác đã tìm ra được một cấu trúc có ý nghĩa giúphọ chịu đựng và vượt qua đau đớn và khổ đau đôi khigặp phải trong cuộc đời. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma gợiý, mỗi truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới đều cócơ hội để giúp đỡ ta giành được một cuộc hạnh phúchơn. Sức mạnh của niềm tin,được tạo ra trên qui mô rộnglớn của những truyền thống tôn giáo này, đã gắn bó trongđời sống của hàng triệu người. Niềm tin đạo lý sâuxa đó giúp đỡ vô số người qua được những lúc khó khăn.Đôi khi nó tác động một cách lặng lẽ không đáng kể,đôi khi trong những biến chuyển sâu xa. Mỗi người chúngta, vào một lúc nào đó trong cuộc đời, hẵn đã chứng kiếnsức mạnh đó tác động nơi người thân, bạn bè, hay ngườiquen thuộc. Đôi khi, những thí dụ về sức mạnh bền bỉvề niềm tin được tìm thấy ngay trên trang đầu. Thí dụnhiều người rất quen thuộc với thử thách của Terry Anderson,một người bình thường đột nhiên bị bắt cóc trên đườngphố tại Beirut vào một buổi sáng năm 1985. ông bị chụpbằng một cái mền, bị đẩy vào một xe hơi và trong bảynăm tiếp theo ông bị giam làm con tin của nhóm Hezbollah, mộtnhóm Hồi giáo cực đoan. Cho đến năm 1991, ông bị giam tạimột xà lim nhỏ dưới tầng hầm ẩm ướt bẩn thỉu, bịbịt mặt và xiềng xích trong một thời gian dài, chịu đựngnhững trận đánh đập thường xuyên và những điều kiệnkhắc nghiệt. Cuối cùng ông được tha, thế giới biết đếnông và thấy ông quá sung sướng được trở về với gia đìnhvà cuộc đời của ông nhưng đáng ngạc nhiên là gần nhưkhông cay đắng và thù hận đối với những người đã bắtông. Khi những phóng viên hỏi ông về nguồn gốc sức mạnhphi thường của ông, ông nhận ra là niềm tin và cầu nguyệnlà những nhân tố quan trọng giúp ông chịu đựng sự thửthách.
Thếgiới đầy những thí dụ như vậy về các khía cạnh mà niềmtin đạo lý đã tạo ra sự giúp đỡ cụ thể trong nhữnglúc khó khăn. Và những cuộc thăm dò rộng lớn mới đâydường như xác nhận sự thực là niềm tin đạo lý đó cóthể đóng góp thiết thực cho một đời sống hạnh phúc hơn.Những nhà nghiên cứu độc lập và những tổ chức thăm dòdư luận (như cơ quan Gallup) tiến hành khảo sát thấy rằngnhững người có tôn giáo thuật lại cảm tưởng hạnh phúcvà thỏa mãn với đời sống nhiều hơn là những người khôngtôn giáo. Những cuộc nghiên cứu đã thấy rằng không nhữngniềm tin là nhà tiên tri tự thuật cảm tưởng hạnh phúc,mà một niềm tin tôn giáo mạnh mẽ cũng xuất hiện để giúpcá nhân đương đầu một cách hữu hiệu hơn với những vấnđề như tuổi già, hay những khủng hoảng cá nhân và nhữngbiến chuyển bi đát. Hơn nữa, thống kê cho thấy những giađình của những người có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ cótỷ lệ thấp về những người phạm pháp, rượu chè, ma túy,và hôn nhân thất bại. Thấm chí có bằng chứng cho thấyniềm tin có lợi ích cho sức khỏe con người - ngay cả nhữngngười bệnh nặng. Thực ra đúng là có đến hàng trăm nghiêncứu khoa học và nghiên cứu dịch tễ, xác minh mối liên hệgiữa niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, tỷ lệ tử vong thấp, vàsức khỏe tốt hơn. Trong một cuộc nghiên cứu, những phụnữ già có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ sau khi bị giải phẫuhông có thể đi bộ xa hơn các phụ nữ ít tin vào tôn giáo,và họ ít phiền muộn sau khi bị giải phẫu. Một cuộc nghiêncứu của Ronna Casar Harris và Mary Amanda Dew tại Đại Học YKhoa Pittsburg cho thấy những bệnh nhân thay tim có niềm tintôn giáo mạnh mẽ gặp ít khó khăn hơn đối với chế độy tế hậu phẫu và biểu hiện sức khỏe thể chất và tinhthần tốt hơn. Trong một cuộc nghiên cứu khác do Bác sĩ ThomasOxamn và những cộng sự của ông tại Trường Y Dartmouth tiếnhành, người ta thấy những bệnh nhân trên năm mươi tuổitrải qua giải phẫu tim mở động mạch vành hay van tim, vànương tựa vào niềm tin tôn giáo, sống sót nhiều gấp balần những người không tôn giáo.
Nhữnglợi ích của một niềm tin tôn giáo mạnh mẽ trở thành sảnphẩm trực tiếp của những học thuyết đặc biệt và nhữngtín ngưỡng của một truyền thống riêng biệt. Nhiều Phậttử, chẳng hạn, có thể chịu đựng đau khổ do tin tưởngvững chắc vào học thuyết về Nghiệp. Tương tự như vậy,những người có niềm tin không lay chuyển vào Thượng Đế,thường có thể đứng vững trước những khó khăn dữ dộivì họ tin vào Thượng Đế toàn trí toàn năng và thương yêu- một Thượng Đế mà kế hoạch của Ngài có thể là mùmịt đối với chúng ta vào hiện tại, nhưng Thượng Đếtrong trí tuệ của Ngài, cuối cùng sẽ cho thấy tình thươngyêu của Ngài với chúng ta. Với niềm tin vào giáo lý trongKinh Thánh, họ có thể thấy thoải mái trong thi thơ như Romans8:28: "Tất cả mọi sự cùng nhau làm điều thiện cho chúnglà thương yêu Thượng Đế, cho chúng được kêu gọi theomục đích của Ngài".
Mặcdù một số phúc báo của niềm tin có thể căn cứ trên nhữnghọc thuyết riêng tư liên quan đến một truyền thống tôngiáo riêng biệt, nhưng có những đặc trưng làm nên sức mạnhkhác của đời sống tinh thần rất phổ biến trong tất cảtôn giáo. Tham gia vào bất cứ tôn giáo nào cũng có thể tạora một cảm giác về quan hệ bổn phận cộng đồng và sựquan tâm lẫn nhau với những người cùng nhau tu tập. Nó đemlại một khuôn khổ có ý nghĩa trong đó người này có thểquan hệ và liên kết với những người khác. Và nó cũng cóthể cho người ta một cảm nghĩ chấp nhận. Giữ vững niềmtin tôn giáo có thể cho ta ý thức sâu sắc về mục đích,đem lại ý nghĩa cho cuộc sống. Những đức tin này sẽ chota hy vọng trước nghịch cảnh, khổ đau và cái chết. Chúnggiúp ta tiếp nhận một cách nhìn bất biến cho phép ta vượtra khỏi chính mình khi bị áp đảo bởi những khó khăn trongđời sống hàng ngày. Mặc dù tất cả những lợi ích tiềmtàng này sẵn sàng cho những ai thực hành giáo lý của mộttôn giáo đã chính thức hóa, nhưng rõ ràng là chỉ có niềmtin tôn giáo không thôi thì không bảo đảm được hạnh phúcvà an ổn. Thí dụ vào lúc Terry Anderson bị cùm trong xà limbiểu lộ những thuộc tính tốt đẹp nhất của niềm tintôn giáo, thì bên ngoài xà lim bạo lực hận thù dữ dộihoành hành cho thấy những thuộc tính xấu xa nhất của niềmtin tôn giáo. Đã nhiều năm tại Lebanon, nhiều giáo phái ĐạoHồi đã ở trong tình trạng chiến tranh với tín đồ Cơ Đốcvà Do Thái giáo, bị kích thích bởi bạo lực hận thù từmọi phía, dần dần sự tàn bạo không tả xiết trên danhnghĩa tôn giáo. Đó là chuyện xưa, chuyện mà ta thường đượcnghe kể qua lịch sử và cũng thường được nhắc lại trongthế giới hiện đại.
Vìtiềm lực gây chia rẽ và hận thù này, người ta dễ dàngmất niềm tin vào những thể chế tôn giáo. Điều này dẫnđến một số nhân vật tôn giáo như Đức Đạt Lai Lạt Macố gắng lọc ra những yếu tố về đời sống tinh thầncó thể áp dụng cho bất cứ một cá nhân nào muốn nâng caohạnh phúc của mình, dù ở bất cứ truyền thống tôn giáohay có tin vào tôn giáo hay không.
Bởivậy, bằng một giọng nói quả quyết, Đức Đạt Lai LạtMa kết luận cuộc bàn luận bằng tầm nhìn rộng vào mộtđời sống tinh thần thực sự: "Vậy, nói đến việc bầytỏ phương diện tinh thần trong đời sống của chúng ta, chúngta phải nhận biết đức tin tôn giáo là một bình diện tinhthần. Vì, về tôn giáo, nếu chúng ta tin vào bất cứ mộttôn giáo nào thì điều đó là tốt. Nhưng cả khi không cóđức tin tôn giáo, chúng ta vẫn có thể xoay xở. Trong mộtvài trường hợp chúng ta có thể xoay xở tốt hơn. Nhưng đólà quyền của một cá nhân, nếu chúng ta muốn tin, tốt! Nếukhông tin, cũng được. Nhưng có một bình diện tinh thần khác.Đó là cái mà tôi gọi là tính tinh thần căn bản - nhữngđức tính căn bản làm người như lòng tốt, hảo tâm, từbi, quan tâm. Dù chúng ta có đức tin hay không có đức tin,loại tinh thần này vẫn là thiết yếu. Cá nhân tôi coi bìnhdiện tinh thần thứ hai này quan trọng hơn bình diện thứnhất, vì dù cho một tôn giáo đặc biệt có tuyệt vời đếnđâu đi nữa, thì tôn giáo đó vẫn chỉ được chấp nhậnbởi một số chúng sinh giới hạn, chỉ một phần của nhânloại. Nhưng chừng nào chúng ta còn là con người, là thànhviên của gia đình nhân loại, tất cả chúng ta đều cầnphải có những giá trị tinh thần căn bản ấy. Không có nhữnggiá trị này, cuộc sống con người sẽ khó khăn, rất vôvị. Kết quả là không một ai trong chúng ta có thể có hạnhphúc, toàn thể gia đình chúng ta sẽ đau khổ và, cuối cùng,xã hội sẽ có nhiều khó khăn. Cho nên, điều trở nên rõràng là tu dưỡng những loại giá trị tinh thần căn bảntrở nên quan trọng.
"Trongkhi tìm cách trau dồi những giá trị tinh thần căn bản này,tôi nghĩ chúng ta cần phải nhớ rằng trong số năm tỷ ngườitrên hành tinh này, có lẽ một hay hai tỷ người rất thànhthực, thực sự tin tuởng vào tôn giáo. Dĩ nhiên, khi tôi đềcập đến những người tin tưởng thành thật, tôi không baogồm những người, thí dụ, chỉ nói, "Tôi là người Cơ Đốc"chủ yếu là vì gia đình của họ gốc là Cơ Đốc Giáo, nhưnghàng ngày không mấy lưu ý đến niềm tin Cơ Đốc Giáo haytích cực tu tập tôn giáo này. Vậy, ngoại trừ những ngườinày, tôi tin là có lẽ chỉ có khoảng một tỷ người thànhkhẩn tu tập tôn giáo của mình. Có nghĩa là bốn tỷ, đasố người trên trái đất này đều là những người khôngtín ngưỡng. Cho nên chúng ta vẫn phải tìmra cách để cảithiện đời sống cho đa số người này, bốn tỷ người chưatham gia vào một tôn giáo nào - cách giúp họ trở thành ngườitốt, người có đạo đức mà không có tôn giáo gì. Nơi đâytôi nghĩ giáo dục là chủ yếu - làm cho con người thấm nhuầntinh thần rằng từ bi, hảo tâm, vân vân... là những đứctính căn bản tốt của con người, không phải chỉ là nộidung của đề tài tôn giáo. Tôi nghĩ trước đây chúng ta đãnói nhiều đến tầm quan trọng hàng đầu của con ngườilà nồng nhiệt, lòng thương yêu, và từ bi về sức khỏe,hạnh phúc, và tâm an lạc trong con người. Đấy là một vấnđề rất thực tiễn, không phải là lý thuyết tôn giáo haysuy đoán triết lý. Nó là một vấn đề then chốt. Và tôinghĩ rằng thực ra đó là cốt lõi của tất cả những giáolý của những truyền thống khác nhau. Nhưng nó vẫn rất quantrọng cho những ai không muốn đi theo một tôn giáo đặc biệtnào cả. Với những người này, tôi nghĩ chúng ta có thểgiáo dục họ, và làm cho họ lnhận thức rằng không theo mộttôn giáo nào cũng không sao nhưng phải là một người tốt,một con người có ý thức, có tinh thần trách nhiệm và tậntụy vì thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
"Thôngthường, có thể biểu thị lối sống đạo lý riêng hay tinhthần qua những phương tiện bên ngoài, như mặc thứ quầnáo nào đó, có điện thờ, hay một cái bàn thờ trong nhà,hay tụng niệm vân vân... Có những cách biểu lộ chúng ởbên ngoài. Tuy nhiên, những sự thực hành hay những hoạt độngnày chỉ là thứ yếu để hành một lối sống tinh thần đíchthực, căn cứ vào những giá trị tinh thần căn bản, vì rấtcó thể tất cả những hoạt động tôn giáo bên ngoài vẫncòn chấp nhận người ta nuôi dưỡng trạng thái tinh thầntiêu cực. Nhưng tính tinh thần thực sự phải biểu thị kếtquả làm cho người ta bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn, và anbình hơn.
"Tấtcả những trạng thái đạo đức của tâm - từ bi, khoan dung,tha thứ, quan tâm, và vân vân... - những đức tính tinh thầnnày là Pháp đích thực, hay những đức tính tinh thần đíchthực, vì tất cả những đức tính tinh thần nội tâm nàykhông thể cùng tồn tại với những ý nghĩ xấu xa hay trạngthái tâm tiêu cực.
"Chonên rèn luyện hay tiến hành một phương pháp dẫn đến kỷluật tinh thần trong tâm trí con người là cốt lõi của đờisống đạo lý, kỷ luật tinh thần có mục đích trau dồinhững trạng thái tinh thần tích cực. Như vậy, liệu ta cómột cuộc đời tinh thần hay không còn tùy thuộc vào việcliệu ta có thành công trong việc đạt được trạng thái tâmđã được chế ngự và chuyển trạng thái tâm ấy vào hànhđộng hàng ngày của ta."
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma sắp sửa phải dự buổi tiếp tân để tỏlòng trân trọng với một nhóm người hảo tâm, ủng hộ mạnhmẽ sự nghiệp của người Tây Tạng. Bên ngoài phòng tiếptân, một nhóm đông người tụ tập để đón chào Ngài. Vàolúc Ngài đến, số người trở nên rất đông. Trong số nhữngngười này, tôi thấy một người đàn ông mà tôi đã gặpđôi lần trong tuần. Không rõ ông ta bao nhiêu tuổi, nhưngtôi đoán ông ta khoảng 25, có lẽ trên 30 tuổi, cao và mảnhkhảnh. Bề ngoài xốc xếch của ông, khiến tôi chú ý đếnvẻ mặt của ông, một vẻ mặt mà tôi thường thấy trongsố những bệnh nhân của tôi - lo lắng, hết sức chán nản,đau đớn. Và tôi nghĩ tôi để ý thấy hệ thống cơ chungquanh miệng ông giật nhẹ liên tục, chứng bệnh "Tardive dyskenesia",tôi lặng lẽ chẩn đoán, một chứng bệnh thần kinh gây rabởi thường xuyên dùng thuốc an thần."Tội cho y", tôi nghĩvào lúc đó nhưng rồi cũng quên ngay ông ta.
KhiĐức Đạt lai Lạt Ma tới, đám đông chen lân tới phía trướcđể đón chào Ngài. Nhân viên an ninh hầu hết là người tìnhnguyện cố sức ngăn chặn đám đông và mở con đường đivào phòng tiếp tân. Người đàn ông trẻ tuổi mà tôi nhìnthấy trước đó, bnấy giờ với vẻ mặt có phần bối rối,bị đám đông xô đẩy tới rìa khoảng trống do đội an ninhphụ trách. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tiến vào phòng tiếptân,Ngài để ý tới người đàn ông đã vượt qua hàng ràoan ninh và Ngài đã dừng lại để nói chuyện với ông ta.Thoạt tiên ông ta hoảng hốt rồi nói nhanh với Đức ĐạtLai Lạt Ma, Ngài trả lời ông ta mấy câu. Tôi không thể nghehọ nói gì, nhưng nhìn thấy khi ông ta nói ông ta bắt đầucó vẻ bồn chồn hơn. Người đàn ông này đang nói điềugì đó, nhưng thay vì trả lời, Đức Đạt Lai Lạt Ma cầmlấy tay ông ta, vỗ nhẹ vào bàn tay, đứng yên hồi lâu rồilặng lẽ gật đầu. Ngài nắm tay người đàn ông thật chặt,nhìn thẳng vào mắt ông ta, như thể Ngài không lưu tâm gìđến đám đông chung quanh. Vẻ mặt bồn chồn và đau đớnđột nhiên biến mất trên gương mặt của ông ta và nướcmắt tuôn rơi trên gò má. Dẫu rằng nụ cười xuất hiệnvà từ từ lan tỏa trên khuôn vẫn còn nhạt nhò nhưng có,vẻthoải mái và sung sướng đã hiện ra nơi khóe mắt.
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nhân mạnh nhiều lần, kỷ luật tinh thầnlà cơ sở của đời sống tinh thần. Nó là phương pháp cơbảnđể đạt hạnh phúc. Trong suốt cuốn sách này, Ngài giảithích cách nhìn của Ngài rằng kỷ luật tinh thần liên quanđến việc tranh đấu với những trạng thái tinh thần tiêucực như giận dữ, thù hận, tham lan và trau dồi những trạngthái tích cực như hảo tâm, từ bi, và khoan dung. Ngài cũngvạch rõ rằng cuộc sống hạnh phúc phải xấy dựng trênnền tảng của một trạng thái tâm an ổn Tu tập kỷ luậttinh thần có thể bao gồm các kỹ thuật hành thiền chínhthống làm cho tâm ổn định và đạt được trạng thái bìnhtĩnh. Hầu hết những truyền thống tinh thần đều đưa racách tu tập àm cho tâmlắng xuống, giúp chúng ta tiếp xúcnhiều hơn với bản chất tinh thần sâu hơn. Ở phần kếtluận trong loạt nói chuyện với công chúng tại Tuscon, Ngàiđã trình bày những chỉ dẫn về thiền hành để giúp chúngta bắt đầu lắng đọng vọng tưởng, quan sát bản chấttiềm ẩn của tâm, và do đó phát triển "tâm tĩnh lặng".
Nhìnkhắp phòng họp, Ngài bắt đầu nói bằng cung cách tiêu biểucủa Ngài thay vì nói với đám đông, dường như Ngài đangđang tự mình hướng dẫn từng người một trong số khángiả. Có lúc Ngài yên lặng tập trung, có lúc Ngài rất sôinổi, nhịp nhàng trình bày chỉ dẫn của Ngài bằng nhữngcái gật đầu thật tinh tế, những điệu bộ bằng tay vànhững động tác đu đưa nhẹ nhàng.
THIỀNĐỊNH VÀ BẢN CHẤT CỦA TÂM
Ngàibắt đầu, "Mục đích bài tập này là bắt đầu xác nhậnvà có cảm giác về bản chất của tâm, ít nhất ở mứcđộ bình thường. Nói chung khi chúng ta nói đến "tâm", chúngta đang nói đến một khái niệm trừu tượng. Không có mộtkinh nghiệm trực tiếp về tâm, thí dụ, nếu chúng ta đượcyêu cầu nhận dạng tâm, chúng ta bắt buộc chỉ vào bộ não.Hoặc, nếu chúng ta được yêu cầu định nghĩa tâm, chúngta có thể nói đó là khả năng "biết", "hiểu được" và"nhận thức được". Nhưng không trực tiếp nắm được tâmdo thiền tập, những định nghĩa ấy chỉ là lời nói suông.Điều quan trọng là có thể nhận dạng tâm qua kinh nghiệmtrực tiếp, chứ không phải là một khái niệm trừu tượng.Vậy nên, mục đích bài tập này là nhằm trực tiếp cảmthấy hay nắm được bản chất thông thường của tâm, đểkhi bạn nói tâm có những đặc tính "trong sáng "và "nhậnthức được", bạn có thể nhận dạng được nó do kinh nghiệmchứ không phải chỉ là khái niệm trừu tượng.
"Bàitập này giúp bạn chú ý ngưng những vọng tưởng và dầndần giữ được tình trạng ấy càng ngày càng lâu hơn. Khithực hành bài tập này, cuối cùng bạn sẽ thấy một cảmgiác như không có gì ở đó, một cảm nghĩ trống rỗng. Nhưngnếu bạn đi xa hơn, cuối cùng bạn sẽ nhận ra bản chấttiềm ẩn của tâm, những đặc tính "trong sáng " và nhậnbiết được". Nó cũng giống như ly thủy tinh đầy nước.Nếu nước trong, bạn có thể nhìn thấy đáy ly, tuy bạn vẫncông nhận có nước tại đây. Vậy, hôm nay chúng ta thiềnđịnh về khái niệm không. Đấy không phải là trạng tháivô tri vô giác đơn thuần hay trạng thái tâm trống rỗng.Đúng hơn là cái mà bạn phải làm trước nhất, là quyếttâm rằng, "tôi sẽ duy trì trạng thái không vọng tưởng".Cách bạn phải làm như thế này:
"Nóichung tâm chúng ta chủ yếu hướng về những đối tượngbên ngoài. Sự lưu ý của chúng ta theo cảm giác kinh nghiệm.Phần lớn nó duy trì ở mức cảm giác và nhận thức. Nóimột cách khác, thông thường ý thức của chúng ta hướngvào những kinh nghiệm cảm giác thể chất và khái niệm tinhthần. Nhưng trong bài tập này, điều mà bạn nên làm là kéotâm bạn vào bên trong, đừng để nó đuổi theo hay chú ýđến đối tượng cảm giác. Đồng thời đừng để nó bịrút hoàn toàn đến mức độ vô tri vô giác hay thiếu chútâm, Bạn phải duy trì trạng thái tỉnh táo và chú tâm thậtđất đủ và rồi cố tìm hiểu trạng thái ý thức tự nhiêncủa bạn - một trạng thái mà ý thức của bạn không bịđau đớn bởi những ý nghĩ về quá khứ, những sự việcđã xẩy ra, những kỷ niệm và ký ức, và cũng không bịđau đớn về những ý nghĩ về tương lai, giống như kế hoạchtương lai, những mong đợi, sợ hãi, hay hy vọng. Mà đúnghơn là cố gắng duy trì trong trạng thái tự nhiên và vô tư.
"Điềunày đôi chút giốn như một dòng sông đang chảy siết màbạn không thể nhìn được lòng sông rõ ràng. Tuy nhiên, nếubằng cách nào đó bạn có thể làm cho nó ngưng chảy từcả hai chiều từ phía nguồn chảy vào và chảy ra, thì bạncó thể làm cho nước đứng yên. Việc đó làm cho bạn cóthể nhìn thấy đáy sông rõ ràng. Tương tự như vậy, nếubạn có thể ngưng tâm lại không cho nó đuổi theo những đốitượng cảm giác và nghĩ về quá khứ và vị lai vân vân...,cũng như khi bạn có thể giải thóat tâm bạn khỏi bị " trốngrỗng" hoàn toàn, thì bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy bên dướicái hỗn loạn của tiến trình tư tưởng. Có một sự trầmlặng bên dưới, một sự trong sáng ở bên dưới của tâm.Bạn nên cố gắng quan sát và chứng nghiệm điều này.
"Điềunày có thể là rất khó ở giai đoạn đầu, chúng ta hãy bắtđầu ngay từ bài giảng này. Ở giai đoạn đầu khi bắt đầutrải nghiệm trạng thái tự nhiên tiềm ẩn của thức, bạncó thể trải nghiệm nó dưới hình thức của một loại "vắngmặt" nào đó. Điều này xẩy ra vì chúng ta quá quen biếttâm chúng ta bằng đối tượng bên ngoài, chúng ta có hay nhìnthế giới bằng quan niệm, hình ảnh và vân vân ...Vậy khibạn rút tâm ra khỏi những đối tượng bên ngoài, gần nhưthể là bạn không thể nhận ra tâm của bạn. Hồ như vắngmặt, hồ như trống rỗng. Tuy nhiên khi bạn tiến bộ dầnvà quen đi với việc ấy, bạn bắt đầu đánh giá cao vànhận thức được trạng thái tự nhiên của tâm. "Nhiều kinhnghiệm thiền định thực sâu xa đạt được trên cơ sởcủa loại tâm trầm tĩnh này... Đức Đạt Lai Lạt Ma cườinói, "tôi phải nhắc nhở loại thiền này, vì không có đốitượng đặc biệt để tập trung vào, nên có nguy cơ buồnngủ.
"Vậy,nay chúng ta hãy thiền tập ...
"Đểbắt đầu, chúng ta hãy hít thở ba lần, và chỉ tập trungchú ý vào hơi thở. Chỉ ý thức về hít vào, thở ra, hítvào thở ra ba lần. Rồi bắt đầu thiền."
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma bỏ kính ra, để tay trên đùi, và ngồi bấtđộng trong thiền định. Một sự im lặng hoàn toàn tràn ngậpkhắp phòng, một ngàn năm trăm người quay vào nội tâm, quayvào cái cô tịch của một ngàn năm trăm thế giới riêng tư,tìm cách lắng đọng vọng tưởng và có lẽ thoáng thấy bảnchất thực sự của tâm họ. Sau năm phút sự im lặng bịrạn ra nhưng chưa vỡ hẳn, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầutụng nhẹ nhàng, giọng của Ngài trầm trầm và du dương,êm đềm đưa người nghe ra khỏi thiền định.
Vàolúc kết thúc buổi giảng, như thường lệ, Đức Đạt LaiLạt Ma chắp tay, cúi đầu chào khán giả với lòng thươngyêu và kính trọng, Ngài đứng dạy, đi qua đám đông vấyquanh. Hai tay vẫn chắp vào nhau, Ngài tiếp tục cúi chào khirời khỏi phòng. Khi đi qua đám đông Ngài cúi đầu thấpđến nỗi người đứng xa vài bước cũng không thể nhìnthấy Ngài. Ngài hình như biến đi trong cái biển đầu người.Tuy nhiên từ đàng xa, người ta vẫn có thể phát hiện đườngđi của Ngài, do sự chuyển động tinh tế của đám đôngkhi Ngài đi qua. Như thể là Ngài không còn là một đối tượngcó thể nhìn thấy, mà hoàn toàn trở thành cảm thấy sựhiện diện .
LỜICÁM ƠN
Cuốnsách này không thể có được nếu không có sự cố gắngvà hảo tâm của nhiều người. Trước nhất, tôi muốn bàytỏ lời cảm ơn chân thành của tôi đến Đức Tenzin Gyatso,Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, với lòng tri ân sâuxa của tôi Vê lòng hảo tâm, độ lượng, nguồn cảm hứngvà tình hữu nghị vô bờ bến của Ngài. Và đối với chamẹ tôi, James và Bettie Cutlere, với kỷ niệm thương yêu, đãcho tôi nền móng của con đường đi đến hạnh phúc trongcuộc đời.
Nhữnglời cảm ơn chân thành của tôi đến nhiều người khác:
ĐếnTiến Sĩ Thupten Jinpa vì tình hữu nghị của ông, sự giúpđỡ của ông trong việc biên tập các phần của sách này,và với vai trò chủ yếu của ông là làm phiên dịch trongnhững buổi thuyết pháp của Đức Đat Lai Lạt Ma với côngchúng, và trong những cuộc đàm thoại riêng tư với ông. Cũngxin gửi lời cảm ơn đến Lobsang Jordhen, Thượng Tọa Lhakdor,đã làm thông dịch viên trong một số các cuộc đàm thoạicủa tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ.
Xingửi lời cảm ơn tới Geyche Tethong, Rinchen Dharlo, và Dawa Tsering,vì sự ủng hộ và giúp đõ trên nhiều phương diện qua nhiềunăm. Xin gửi lời cảm ơn đến nhiều người đã làm việchăng say để bảo đảm rằng cuộc viếng thăm của Đức ĐạtLai Lạt Ma là một kinh nghiệm bổ ích cho rất nhiều người;đến Claude d'Estree, Ken Bacher và ban giám đốc và nhân viêncủa Arizona Teachings Inc., đến Peggy Hitchcock và ban giám đốccủa Arizona Friends of Tibet, đến Tiến Sĩ Pam Wilson và nhữngngười đã tổ chức buổi thuyết pháp của Đức Đạt LaiLạt Ma tại Đại Học Arizona và hàng tá người tình nguyệnvới những cố gắng không mệt mỏi nhân danh tất cả nhữngngười đã tham gia vào những buổi giảng tại Arizona.
Xingửi lời cảm ơn đến những nhân viên đặc biệt của tôi,Sharon Friedman và Ralph Vicinanza, và những nhân viên tuyệt vờicủa họ, vì những khuyến khích, tận tình, giúp đỡ trongnhiều khía cạnh của chương trình này, và công việc khókhăn vượt ngoài bổn phận. Tôi đặc biệt chịu ơn họ.
Xingửi lời cảm ơn đến những người đđưa ra sự giúp đỡvô giá trong việc biên tập, sự sáng suốt, và chuyên môn,cùng sự hỗ trợ cá nhân trong tiến trình soạn thảo dài:Ruth Hapgood với những cố gắng tài ba trong việc biên tậpbản thảo lúc đầu, Barbara Gates và Tiến Sĩ Ronna Kabatznickvì những sự giúp đỡ không thể thiếu của họ khi vấtvả đọc nhiều tài liệu, tập trung và sắp xếp tài liệuthành một câu trúc mạch lạc, và tới người biên tập tàiba của tôi tại Riverhead, Amy Hertz, vì sự tin tưởng vào kếhoạch và giúp tôi trình bày cuốn sách. Và cũng xin gửi lờicảm ơn đến Jennifer Kepo và những nhân viên ân hành làm việchăng say và toàn thể nhân viên của Riverhead Books. Tôi cũngxin chuyển lời cảm ơn nồng nhiệt tới những người đãgiúp tôi ghi lại những bài nói chuyện trước công chúng củaĐức Đạt Lai Lạt Ma tại Arizona, và đã đánh máy nhữngphần đầu của bản thảo.
Đểkết thúc, xin gửi những lời cảm ơn sâu xa của tôi đến:
- Nhữnggiáo sư của tôi,
- Giađình tôi và nhiều bạn hữu đã làm cho đời tôi phong phútrong nhiều phương diện.
- ĐếnGina Beckwith Eckel, Tiến Sĩ David Weiss và Daphne Arkeson, TiếnSĩ Gillian Hamilton, Helen Mitsios, David Greenwalt, Dale Brozosky, KristiIngham Espinasse, Tiến Sĩ David Klebanoff, Henrietta Bernstein, TomMinor, Ellen Wyatt Gothe, Tiến Sĩ Gail McDonald, Larry Cutler, RandyCutler, Lori Waren, và lời cảm ơn đặc biệt và cảm niệmsâu xa đến Candee và Scott Bierley
- Cácbạn hữu khác mà tôi đã không ghi tên tại đây, nhưng vẫngiữ luôn luôn trong tâm lòng thương yêu, tri ân, và kính trọngvới những bạn này.
--HẾT --
Source: thuvienhoasen