- 01 Sự Bố Thí Thù Thắng
- 02 Chất Vị Của Sự Bố Thí
- 03 Tư Cách Người Bố Thí
- 04 Người Xin Giúp Người Cho
- 05 Giải Thoát Thù Thắng
- 06 Người Cho Đặc Biệt
- 07 Kính Trọng Người Xin
- 08 Bố Thí Với Tham Lẫn
- 09 Bố Thí Bằng Tài Sản
- 10 Xả Bỏ Tất Cả
- 11 Bỏ Thân Thọ Thân
- 12 Xả Bỏ Thân Mạng
- 13 Đại Bi Biểu Hiện
- 14 Bố Thí Chánh Pháp
- 15 Phát Bồ Đề Tâm
- 16 Công Đức Thù Thắng
- 17 Giải Thoát Thù Thắng
- 18 Lợi Tha
- 19 Thay Người Chịu Khổ
- 20 Từ Bi
- 21 Ái Và Bi
- 22 Đại Trượng Phu
- 23 Đại Bi
- 24 Bố Thí Của Đại Bi
- 25 Năng Lực Của Ái Và Bi
- 26 Trí Tuệ, Từ Bi, Giải Thoát
- 27 Lập Chí Nguyện
- 28 Lập Chí Nguyện Rộng Và Cao
- 29 Lập Chí Nguyện Thù Thắng
PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.
XIV. BỐ THÍ CHÁNH PHÁP
Bố thí tài sản chỉ được an lạc trong loài người và đi đến bổ thí chánh-pháp. Duy bố thí chánh pháp biểu hiện bởi tâm đại bi mới được tất cả kết quả của mọi sự bố thí tài sản, bố thí chánh pháp, và vô số an lạc về sau.
Đại bi bố thí thật hiện giải thoát, biểu hiện đầy đủ của sự bố thí hoan hỷ. Nhưng Bồ tát thuần một khí vị đại bi duy nhất, vì vậy mà không một sát na nào muốn tự giải thoát. Bố thí chánh pháp đủ cách rồi, Bồ tát cầu thỉnh người nghe pháp:
- Khi tôi được kết quả của sự bố thí chánh pháp thì xin mời các người đến nghe chánh pháp vô thượng.
Khi Bồ tát bố thí chánh pháp chỉ là muốn pháp-thí, phải đến lúc thành Phật-đà bố thí chánh pháp mới là pháp-thí căn bản. Tại sao?
Trí giác vô thượng của Phật-đà in như hư không: san phủ kín đáo bởi tâm đại từ bi, nên mưa xuống nước ngọt bố thí chánh pháp, thỏa mãn tất cả ao hồ chúng sinh đau khổ.
Lấy bốn nhiếp pháp làm phương tiện, lấy giải thoátchúng sinh làm mục đích, lấy tám chánh đạo làm đường đi, như thế thì thế nào cũng về thành trì niết-bàn.
Bố thí tài sản trừ đau khổ thân thể cho chúng sinh, bố thí chánh pháp trừ đau khổ tâm trí cho chúng sinh. Vô số bố thí tài sản là để đi đến bố thí chánh pháp vi diệu. Bố thí chánh pháp có năng lực bố thí vô úy cho chúng sinh.
Cực chán sinh tử thì cầu giải thoát niết bàn, thương cứu chúng sinh thì cầu bố thí chánh pháp.
Bố tát có tiền tài là để bố thí, bố thí tài sản mục đích là đi đến, phải đi đến bố thí chánh pháp.
Chúng sinh có hai, có kẻ tham ái, có kẻ ngu si. Tham ái nhiều, Bồ tát bố thí tài sản; ngu si nhiều, Bồ tát bố thí chánh pháp. Bố thí tài sản là để gây tài sản vô tận cho người, bố thí chánh pháp là để gây trí tuệ vô biên cho người. Bố thí tài sản để được an lạc thân thể, bố thí chánh pháp để được an lạc tâm trí. Bố thí chánh pháp có năng lực vĩ đại là thỏa mãn tất cả nguyện vọng của chúng sinh, không cùng tận, không mệt mỏi. Sự hoan hỷ của bố thí chánh pháp như trăng rằm mùa thu, làm cho chúng sinh lòng và mắt chiêm ngưỡng mãi không chán.
Bố thí tài sản chúng sinh ưa thích, bố thí chánh pháp chúng sinh kính trọng. Bố thí tài sản người ngu ưa thích, bố thí chánh pháp người trí mến trọng. Bố thí tài sản phá hoại sự nghèo nàn tài sản, bố thí chánh pháp phá hoại sự nghèo nàn trí đức. Cho nên cả hai ai không kính trọng? Bố thí tài sản đem lại an lạc, bố thí chánh pháp đem lại giải thoát.
Người hiện thân của từ bi thì yêu thương tất cả chúng sinh. Yêu thương chúng sinh như yêu thương chính mình. Cho nên La-hán bỏ chúng sinh vào niết bàn Bồ tát còn không thích, huống chi thích kẻ làm hại chúng sinh. Do đó, muốn báo ân Bồ tát, ta phải diệt 10 điều ác, hiếu kính cha mẹ, và cao hơn nữa, phải nối tiếp dòng giống Giác-ngộ bằng cách đem tâm từ bi lợi ích mọi người, luôn luôn suy nghĩ những điều thành tựu chúng sinh.