- Phần I: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Giáo sư Jacob Needleman
- Phần II: Ba nói chuyện ở thành phố New York
- Phần III: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé
- Phần IV: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Swami Venkatesananda
- Phần V: Ba nói chuyện ở Madras
- Phần VI: Bốn đối thoại ở Madras
- Phần VII: Bảy nói chuyện ở Saanen, Switzerland
- Phần VIII: Năm đối thoại ở Saanen
- Phần IX: Hai nói chuyện tại Brockwood
- Phần X: Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood
- Phần XI: Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009
Chân thành cám ơn Ni sư Tịnh Thường (California) đã gửi tặng sách nguyên bản tiếng Anh: The Awakening Of Intelligence.
J. KRISHNAMURTI
THE AWAKENING OF INTELLIGENCE
HarperSanfrancisco
A Division of HarperCollinsPublishers
TRÍCH DẪN
“Thông minh không thuộc cá thể, không là kết quả của tranh cãi, tin tưởng, quan điểm hay lý luận. Thông minh hiện diện khi bộ não phát giác tánh gây sai lầm của nó, khi nó khám phá được điều gì nó có thể và điều gì nó không thể. Bây giờ sự liên hệ của thông minh với kích thước mới mẻ này là gì? . . . Kích thước khác hẳn chỉ có thể vận hành qua thông minh: nếu không có thông minh đó nó không thể vận hành. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nó chỉ có thể vận hành nơi nào thông minh đang vận hành”– Phần VIII.
“Khi (tư tưởng) thấy nó không thể khám phá được cái gì đó mới mẻ, chính trực nhận đó là hạt giống của thông minh, phải vậy không? Đó là thông minh: “Tôi không thể làm”. Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể làm nhiều việc, và tôi có thể làm trong một phương hướng nào đó, nhưng trong một phương hướng hoàn toàn mới mẻ tôi không thể làm bất kỳ việc gì. Khám phá được điều đó là thông minh” – Phần VIII.
“Tư tưởng thuộc thời gian, thông minh không thuộc thời gian. Thông minh là vô hạn” – Phần VII.
“Thông minh hiện diện khi cái trí, tâm hồn và thân thể hòa hợp thực sự” – Phần VIII.
“Có sự thức dậy của thông minh đó hay không? Nếu có . . . vậy thì nó sẽ vận hành, vậy thì bạn không phải nói rằng, ‘Tôi sẽ làm gì đây?’ Trong suốt ba tuần lễ này có lẽ đã có hàng ngàn người ở đây đã lắng nghe. Nếu họ thực sự sống cùng cái đó, bạn biết điều gì xảy ra không? Chúng ta sẽ thay đổi thế giới” – Phần VIII.
“Khi có năng lượng lạ thường đó, mà là thông minh, có chết hay không?” – Phần VII.
GHI CHÚ CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP
Trong nhiều năm Krishnamurti nói chuyện với khán giả thuộc mọi loại người cũng như nói chuyện với những cá nhân và những nhóm nhỏ hơn, ở Mỹ, Châu âu và Ấn độ. Quyển sách này được thực hiện để trình bày vô số chủ đề của những bàn luận và giảng dạy của ông. Vì “Những nói chuyện” luôn luôn bằng ứng khẩu, với những câu hỏi và trả lời trao đổi lẫn nhau, những ghi chép được in ở đây được rút ra từ những băng từ, để cho những cụm từ và từ ngữ chính xác được ghi chép lại không thay đổi. Chúng đã được biên tập vừa đủ để trình bày thành một trang đọc cho dễ hiểu, kèm theo vài loại bỏ của những từ ngữ dư thừa.
Nhiều đề mục trong những chương này được bắt đầu khác hẳn trong “Đối thoại” với bốn người nổi tiếng mà quan tâm đến những ý tưởng của Krishnamurti. Những cuộc phỏng vấn cá nhân này cũng được ghi lại từ những băng từ được thâu tại ngay thời điểm đó.
Một từ ngữ nên được nói về những “Đối thoại” và “Bàn luận” trong nhóm nhỏ ở Chương 10. “Những “Đối thoại” này không là những bàn luận trong ý nghĩa những biện bác hay những tranh luận, nhưng là những trao đổi tự do giữa những con người có một mục đích chung là quan tâm đến sự hiểu rõ cùng nhau về những vấn đề căn bản của Krishnamurti. Ví dụ, năm “Đối thoại” tại Saanen theo sau một loạt bảy “Nói chuyện” và tiếp tục những đề mục đã được bắt đầu từ đó, và tìm hiểu những đề mục thêm nữa. Chính tại Saanen, Thụy sĩ, trong nhiều năm, từ khắp thế giới, những con người đã tụ tập lại để chia sẻ vài tuần lễ cùng Krishnamurti.
“Bàn luận” trong nhóm nhỏ (Chương 10) diễn ra tại Brockwood Park ở Hampshire, nước Anh, nơi có một trung tâm giáo dục và trường học dành cho những người trẻ được thành lập bởi Krishnamurti. Bàn luận này cùng những con người trong suốt một phần cuộc đời đã liên kết với Krishnamurti trong công việc của ông ấy.
Chúng tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ trong việc ghi âm, trình bày và biên tập quyển sách này.
George và Cornelia Wingfield Digby
__________________________________
NỘI DUNG
TẬP I
MỸ
Phần I
Hai nói chuyện: J. Krishnamurti
và Giáo sư Jacob Needleman.
1– Vai trò của người thầy.
2– Về không gian bên trong; về truyền thống và lệ thuộc.
Phần II
Ba nói chuyện ở thành phố New York
1 – Cách mạng bên trong
Sự cần thiết phải thay đổi. Một tiến hành trong thời gian hay tức khắc? Tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong; những giấc mộng. Qui trình phân tích. Thấy nội dung của ý thức mà không có sự tách rời của người quan sát và vật được quan sát. Nhiễu loạn và kháng cự. “Khi có kết thúc hoàn toàn của sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, lúc đó ‘cái gì là’ không còn là cái gì là.”
NHỮNG CÂU HỎI: Người quan sát và vật được quan sát; sự phân chia; sự kháng cự.
2 – Liên hệ
Sự liên hệ. “Bạn là thế giới”. Cái tôi tách rời; sự thoái hóa. Thấy “cái gì là” thực sự. Tình yêu không là gì. “Chúng ta không có đam mê; chúng ta có dục vọng, chúng ta có vui thú.” Hiểu rõ chết là gì? Tình yêu là tánh vĩnh hằng riêng của nó.
NHỮNG CÂU HỎI: Khái niệm về tốt lành và xấu xa; chia sẻ; đau khổ và sợ hãi; làm thế nào được tự do khỏi quá khứ?
3 – Trải nghiệm tôn giáo. Thiền định
Liệu có một trải nghiệm tôn giáo hay không? Tìm kiếm sự thật; ý nghĩa của sự tìm kiếm. “Một cái trí tôn giáo là gì?” “Chất lượng của cái trí không đang trải nghiệm là gì?” Kỷ luật; đạo đức; trật tự. Thiền định không là một tẩu thoát. Chức năng của hiểu biết và tự do khỏi cái đã được biết. “Thiền định là tìm ra liệu có một lãnh vực đã có sẵn không bị vấy bẩn bởi cái đã được biết.” “Bước đầu tiên là bước cuối cùng.”
NHỮNG CÂU HỎI: Sự tương đồng của bẩn thỉu; trạng thái tỉnh thức; ý thức; tình yêu; thời gian tâm lý.
Phần III
Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé
1- Gánh xiếc đấu tranh của con người.
2- Về tốt lành và xấu xa.
ẤN ĐỘ
Phần IV
Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Swami Venkatesananda
1 – Đạo sư và sự tìm kiếm. Bốn trường phái của Yoga được tìm hiểu cẩn thận.(Karma, Bhakti, Raja, Gnana Yoga)
2 – Bốn “mahawakya” từ kinh Upanishads được bàn luận. Chuyển tải và lý tưởng Bodhisattva. Vedanta và sự kết thúc của hiểu biết.
Phần V
Ba nói chuyện ở Madras
1- Nghệ thuật thấy
Thấy, không từng phần nhưng tổng thể. “Động thái thấy là sự thật duy nhất.” Chỉ một mảnh của cái trí vô hạn được sử dụng. Ảnh hưởng gây tách rời của văn hóa, truyền thống. “Sống trong một góc nhỏ xíu của cánh đồng đã bị biến dạng.” “Bạn không thể hiểu rõ qua một mảnh vỡ.” Tự do khỏi “cái góc nhỏ”. Vẻ đẹp của thấy.
2- Tự do
Chia sẻ một cái trí tự do. “Nếu chúng ta có thể bất chợt bắt gặp được cái này, nó thực sự là một bông hoa huyền bí.” Tại sao con người không có được cái này? Sợ hãi. “Sống” không là sống. Những từ ngữ bị đảm nhận lầm ý nghĩ căn bản. Lãng phí năng lượng. “Cái trí chín chắn không so sánh . . . không đo lường.” Giá trị của “cuộc sống mà bạn sống mỗi ngày . . . nếu không hiểu rõ nó bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ tình yêu, vẻ đẹp, hay chết”. Qua phủ nhận, cái đó mà tự nó là sự tích cực, hiện diện.
3- Thiêng liêng
Cày xới, không bao giờ gieo hạt. Hình thành ý tưởng. Nhạy cảm không còn trong sống hàng ngày. Chú ý và thông minh. Vô trật tự trong chính chúng ta và thế giới: trách nhiệm của chúng ta. Vấn đề của thấy. Những hình ảnh và tiếp xúc trực tiếp. Thiêng liêng. “Khi bạn có tình yêu đó bạn có thể vất đi tất cả những quyển sách thiêng liêng của bạn.”
Phần VI
Bốn đối thoại ở Madras
1 – Xung đột
Những hình ảnh: chúng ta có ý thức được rằng chúng ta nhìn qua những hình ảnh hay không? Những ý tưởng; khoảng trống giữa những ý tưởng và đang sống hàng ngày; xung đột nảy sinh. “Muốn có sự khai sáng bạn phải có thể thấy”. “Sống không xung đột, nhưng không ngủ quên.”
2 – Theo đuổi vui thú
Quan tâm đến mình và hy sinh vì mình. Cần sự thỏa mãn. Những mức độ của sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn tâm lý có bất kỳ ý nghĩa nào không? “Một vũng xoáy của sự tổn thương và đau khổ bên trong.” Sự hung hăng. Theo đuổi vui thú. “Không có gốc rễ của thiên đàng trong vui thú – chỉ có gốc rễ của sự dửng dưng và đau khổ.” Quan sát là kỷ luật riêng của nó.
3 – Thời gian, không gian và cái trung tâm
Lý tưởng, ý tưởng, và “cái gì là”. Cần hiểu rõ sự chịu đựng đau khổ: phiền muộn, cô độc, sợ hãi, ganh tị. Cái trung tâm vị kỷ. Không gian và thời gian của cái trung tâm. Liệu có thể không có một trung tâm của cái tôi và vẫn sống trong thế giới này hay không? “Chúng ta sống trong nhà tù của suy nghĩ riêng của chúng ta.” Thấy cấu trúc của cái trung tâm. Nhìn không có cái trung tâm.
4 – Một nghi vấn cơ bản
Suy nghĩ rõ ràng có liên quan với sống hàng ngày? Gặp gỡ hiện tại bằng quá khứ. Làm thế nào sống cùng ký ức và hiểu biết công nghệ nhưng vẫn được tự do khỏi quá khứ? Sống hai mặt: đền chùa, văn phòng. Làm thế nào sống không tách rời? Trả lời từ một ý tưởng là tách rời thêm nữa. Im lặng trước sự vô hạn của một nghi vấn cơ bản. “Bạn có thể sống trọn vẹn đến độ chỉ có hiện tại năng động ngay lúc này?”
TẬP II
CHÂU ÂU
Phần VII
Bảy nói chuyện ở Saanen, Switzerland
1– QUAN TÂM MÃNH LIỆT CỦA BẠN LÀ GÌ?
Đam mê và sự mãnh liệt được cần đến. Bên trong và bên ngoài: chúng có thể bị phân chia hay sao?
NHỮNG CÂU HỎI: Vui thú và quan tâm; Thượng đế; trẻ em và giáo dục; nhiều quan tâm khác nhau; ý nghĩa của những biểu lộ; về tình yêu, sự thật và trật tự.
2 – TRẬT TỰ.
Cái trí chỉ biết vô trật tự. Trạng thái “không biết”. Cái “tôi” là bộ phận của nền văn hóa, mà là vô trật tự.
NHỮNG CÂU HỎI: Cái trí có khả năng quan sát hay không? Phân tích; vị đạo sư; sự liên hệ với Krishnamurti; bạn có thể quan sát được chính bạn hay không?
3 – CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU RÕ CHÍNH MÌNH HAY KHÔNG?
Vấn đề của hiểu rõ về chính mình là vấn đề của quan sát. Quan sát không tách rời, không cái “tôi”. Phân tích, những giấc mộng và giấc ngủ. Vấn đề của “người quan sát” và của thời gian. “Khi bạn quan sát mà không có đôi mắt của thời gian, còn ai ở đó để quan sát?”
NHỮNG CÂU HỎI: Những hình ảnh nào đó có cần thiết hay không? Sự đánh giá có thể bị sai lầm bởi trạng thái rối loạn của chúng ta hay không? Xung đột.
4 – CÔ ĐỘC
Luôn luôn suy nghĩ về chính mình. Sự liên hệ. Hành động trong liên hệ và sống hàng ngày. Những hình ảnh gây tách rời: hiểu rõ về sự dựng lên hình ảnh. “Tự-quan tâm là hình ảnh chính của tôi.” Sự liên hệ không xung đột có nghĩa là tình yêu.
NHỮNG CÂU HỎI: Cái tôi có thể đam mê không động cơ hay không? Những hình ảnh. Thuốc men và những chất kích thích.
5 – TƯ TƯỞNG VÀ VÔ HẠN
Tư tưởng có thể giải quyết những vấn đề của chúng ta hay không? Chức năng của tư tưởng. Lãnh vực của tư tưởng và những chiếu rọi của nó. Liệu cái trí có thể thâm nhập vào vô hạn hay không? Nhân tố của ảo tưởng là gì? Sợ hãi và những tẩu thoát thuộc tinh thần và thân thể. Cái trí đang liên tục học hỏi.
NHỮNG CÂU HỎI: Người ta có thể quan sát mà không có sự nhận xét và đánh giá hay sao? Trực nhận là thấy tổng thể cái gì đó. Những từ ngữ có thể được sử dụng để diễn tả một trạng thái không từ ngữ hay sao?
6 – HÀNH ĐỘNG CỦA Ý CHÍ VÀ NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC CẦN ĐẾN CHO SỰ THAY ĐỔI CƠ BẢN.
Năng lượng vô hạn được cần đến; sự lãng phí của nó. Ý chí là kháng cự. Ý chí như sự khẳng định cái “tôi”. Liệu có hành động không chọn lựa, không động cơ hay không? “Thấy bằng đôi mắt không bị quy định.” Tỉnh thức không chọn lựa được tình trạng bị quy định. Thấy và phủ nhận trạng thái giả dối. Điều gì tình yêu không là. Giáp mặt nghi vấn của chết. “Sự kết thúc của năng lượng như cái ‘tôi’ là khả năng để thấy chết.” Năng lượng để thấy cái không biết được: năng lượng tối thượng là thông minh.
NHỮNG CÂU HỎI: Chúng ta hiểu rõ theo trí năng, nhưng không thể sống cùng nó; một con người có khả năng như thế hay không? Làm thế nào để lắng nghe? Những cảm thấy và những cảm giác không là nguyên nhân của bạo lực hay sao?
7 – TƯ TƯỞNG, THÔNG MINH VÀ VÔ HẠN.
Những ý nghĩa khác biệt của không gian. Không gian từ đó chúng ta suy nghĩ và hành động; không gian mà tư tưởng đã dựng lên. Làm thế nào người ta có được không gian vô hạn? “Mang gánh nặng của chúng ta nhưng lại tìm kiếm sự tự do.” Tư tưởng mà không tự phân chia chính nó đang chuyển động trong đang trải nghiệm. Ý nghĩa của thông minh. Hòa hợp: cái trí, tâm hồn và các cơ quan thân thể. “Tư tưởng thuộc thời gian, thông minh không thuộc thời gian.” Thông minh và vô hạn.
NHỮNG CÂU HỎI:
Hatha Yoga. Có sự tách rời của người quan sát và vật được quan sát trong công việc thuộc công nghệ hay không? Tỉnh thức và mê muội.
Phần VIII
Năm đối thoại ở Saanen
1– SỰ PHÂN CHIA CỦA Ý THỨC.
Chúng ta có ý thức được rằng chúng ta quan sát cuộc sống một cách phân chia hay không? Tình trạng bị quy định của ý thức. Chúng ta có thực sự biết được nội dung của nó hay không? Có một phân chia thành ý thức bên ngoài và bên trong hay sao? Người quan sát là thành phần của nội dung của ý thức. Có bất kỳ tác nhân nào ở bên ngoài của nội dung bị phân chia này hay không? “Những trò ma mãnh mà tôi đùa giỡn trên chính tôi.” Hành động là gì? Vì cái tôi bị phân chia, “Tôi” không thể thấy sự sống như một tổng thể.
2 – THÔNG MINH CÓ THỨC DẬY HAY KHÔNG?
Sự liên hệ giữa thông minh và tư tưởng là gì? Những giới hạn của suy nghĩ bị quy định. Không chuyển động mới mẻ có thể xảy ra nếu “bộ não cũ kỹ” liên tục đang vận hành. “Tôi đang đi về hướng Nam, đang nghĩ rằng tôi đang đi về hướng Bắc.” Trực nhận những giới hạn của cái cũ kỹ là hạt giống của thông minh. “Cái mới mẻ” có thể được nhận ra hay sao? Kích thước khác hẳn chỉ có thể vận hành qua thông minh.
3 – SỢ HÃI
Sự liên kết giữa vui thú và sợ hãi; vai trò của tư tưởng. Tư tưởng không thể thâu hẹp cái không biết được nào đó dựa vào hiểu biết. Sự cần thiết phải nhìn thấy cấu trúc của sợ hãi. Theo tâm lý, ngày mai có lẽ không tồn tại. “Sống trọn vẹn trong hiện tại” hàm ý điều gì?
4 – SỢ HÃI, THỜI GIAN VÀ HÌNH ẢNH.
Thời gian theo tâm lý và theo tuần tự. Vấn đề nan giải của hiểu biết. Vấn đề nan giải của tư tưởng và hình ảnh. Người ta có thể tìm được gốc rễ của sợ hãi hay không? “Cái trí mà không bao giờ có thể bị tổn thương.”
5 – THÔNG MINH VÀ CUỘC SỐNG TÔN GIÁO.
Cuộc sống tôn giáo là gì? Sự liên hệ giữa thiền định và cái trí tĩnh lặng. Tư tưởng như đo lường; hành động của đo lường. Làm thế nào cái vô hạn có thể được hiểu rõ? Thông minh như sự liên hệ giữa cái đo lường được và cái vô hạn. Sự thức dậy của thông minh. Ý thức không chọn lựa. Đang học hỏi, không phải đang tích lũy hiểu biết.
NƯỚC ANH
Phần IX
Hai nói chuyện tại Brockwood
1 – SỰ LIÊN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI TỈNH THỨC CỦA TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH ẢNH
Những ứng dụng và những giới hạn của tư tưởng. Những hình ảnh: uy quyền của hình ảnh. “Người ta càng nhạy cảm bao nhiêu, gánh nặng của những hình ảnh càng to tát bấy nhiêu.” Phân tích và những hình ảnh. Trật tự tâm lý; những nguyên nhân của vô trật tự: quan điểm, so sánh, những hình ảnh. Có thể phá vỡ những hình ảnh. Sự hình thành của những hình ảnh. Chú ý và không chú ý. “Chỉ khi nào cái trí không chú ý, hình ảnh được hình thành.” Chú ý và hòa hợp: cái trí, tâm hồn, thân thể.
2 – CÁI TRÍ THIỀN ĐỊNH VÀ CÂU HỎI KHÔNG TRẢ LỜIĐƯỢC
“Thiền định là sự giải phóng toàn năng lượng.” Thế giới phương Tây được xây dựng dựa vào sự đo lường, mà là maya ở phương Đông. Những trường phái thiền định vô dụng. Năng lượng tùy thuộc vào hiểu rõ về chính mình. Vấn đề của tự quan sát. Thấy “không có đôi mắt của quá khứ.” Đặt tên. Cái che giấu bên trong chính mình. Thuốc men. Nội dung che giấu và những câu hỏi không thể trả lời được. “Thiền định là một phương cách gạt bỏ hoàn toàn mọi thứ mà con người đã hình thành về chính anh ấy và thế giới.” Một cách mạng cơ bản trong một người gây ảnh hưởng toàn thế giới. Điều gì xảy ra khi cái trí tĩnh lặng? “Thiền định là . . . thấy cái đo lường và vượt khỏi cái đo lường.” Hòa hợp và một “sống hoàn toàn khác hẳn”.
NHỮNG CÂU HỎI: Trực giác; tỉnh thức; tỉnh thức và mê muội; người thầy và người đệ tử.
Phần X
Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood
BẠO LỰC VÀ CÁI “TÔI”
Thay đổi hàm ý bạo lực phải không? Chúng ta khước từ bạo lực đến mức độ nào? Bạo lực và năng lượng: quan sát bạo lực. Gốc rễ của bạo lực là gì? Hiểu rõ cái “tôi”; cái “tôi” mà muốn thay đổi là bạo lực. Cái “tôi” hay thông minh thấy? Những hàm ý của đang thấy.
Phần XI
Đối thoại: J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm
VỀ THÔNG MINH
Tư tưởng thuộc về trật tự của thời gian; thông minh thuộc về một trật tự khác hẳn, một chất lượng khác hẳn. Thông minh có liên quan với tư tưởng hay không? Bộ não, dụng cụ của thông minh; tư tưởng như một vật chỉ đường. Tư tưởng, không phải thông minh, thống trị thế giới.
Vấn đề của tư tưởng và sự thức dậy của thông minh. Thông minh đang vận hành trong một cái khung bị giới hạn có thể phục vụ những mục đích rất không thông minh.
Vật chất, tư tưởng, thông minh có một nguồn chung, là một năng lượng; tại sao nó đã tách rời? An toàn và sự sống còn: tư tưởng không thể suy nghĩ đúng đắn về chết.
“Cái trí có thể giữ được sự tinh khiết của cái nguồn khởi đầu hay không?” Vấn đề của làm yên lặng tư tưởng. Thấu triệt, trực nhận của tổng thể, là cốt lõi. Chuyển tải không có sự ngăn cản của cái trí có ý thức.