- Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không (1927-2022) Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại (bài viết của TT Nguyên Tạng do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)
- Chương 2: Nguồn gốc của Hội Phật Ðà
- Chương 3: Hướng Dẫn về chính trị của các Hội Phật Ðà
- Chương 4: Hội Phật Ðà với Chế Ðộ Quản Lý Ðộc Lập
- Chương 5: Quan Ðiểm của Pháp Sư Tịnh Không
- Các cơ sở hoằng pháp của Hội Phật Đà trên khắp thế giới
- Lời kết
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG,
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003
Lời giới thiệu
của Thượng Tọa Thích Bảo Lạc
Giáo pháp Phật dạy nhiều vô số như đại dương cho đủ mọi trình độ, căn cơ của người nghe. Mặc dù nhiều, nhưng Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát mà thôi.
Những pháp môn ưa chuộng nhất hiện nay là Thiền Tông, Mật Tông......... được nhiều người Tây Phương áp dụng, nhưng Tịnh Tông đã được phát triển sâu rộng tại Á châu hơn 1000 năm rồi. Mỗi hành giả chọn một pháp tu, cũng như mỗi người chỉ chọn một nghề để tay nghề được điêu luyện tinh vi; như người tu chọn một pháp tu cho việc tu chuyên nhất thuần thục. Chúng ta đang trong thời kỳ mạt pháp và dễ bị đời sống vật chất lôi cuốn mạnh mẽ.
Ngoài ra, con người phải đối phó với quá nhiều vấn đề của thời đại như thiên tai, chiến tranh, khủng bố; những chứng bịnh ung thư, bịnh dịch v.v... đe dọa ở khắp mọi nơi và ở ngay trong lòng mỗi chúng ta. Vì thế, pháp tu giản dị dễ thực hành là pháp môn Tịnh Độ, hợp trình độ, căn cơ của mọi người.
Pháp Sư Tịnh Không, người Truyền Bá Giáo Lý Tịnh Độ qua giáo dục được Đại Đức Nguyên Tạng đúc kết, biên soạn, giới thiệu là muốn nhắm tới đối tượng độc giả hiện đang thực hành pháp môn này một cách tinh chuyên.
Nhằm mục đích truyền bá Phật pháp, tác giả nhờ tôi có đôi lời giới thiệu và vận động Phật tử ấn tống. Dĩ nhiên, tôi hoan hỷ để tác phẩm được hoàn thành, trao đến quý độc giả bốn phương nhân mùa Vu Lan, như món quà tặng những người con hiếu thảo.
Pháp Bảo tự, Sydney 10/05/2003
T.T Thích Bảo lạc
Preface
For all people of different levels and motivation, the Buddha’s teachings are immeasurable as the ocean, although the Dharma has only one taste, the liberation of the tasty, to help the sentient-beings to attain the enlightenment.
In modern society today Zen, Exotic schools are prefered by Western people while Pure-Land Buddhism has always been immensely popular in Asia for the past thousand years or more. A practitioner chooses only one method of regular practice, so that Pure-Land may be intergrated into every one’s daily work and life.
In the same way professionals specialise in a particular area suited to their skills and abilities.
We are at the end of the third Dharma Age – the last period of the Buddha’s teachings, when we are so busy dealing and coping with disasters and problems, wars, disease, etc... everywhere, and in one’s own heart as well. Therefore, Pure-land Buddhism is a simple method which for many today is reasonably easy to practise.
In summary this is an introduction to Pure-Land practices by Dharma Master Ching-Kung that Reverend Thich Nguyen Tang wishes to be aimed at readers who are assiduously practising this Path.
In order to assist in the propagation of the Dharma, the author has requested me to pen a few words of introduction and call for donations for its publication. Naturally I have been pleased to collaborate on the project to assure that it became available to readers on all Souls’ Day as a gift to those showing their respects on that day.
Phap Bao Temple - Sydney
Dated 10 May 2003
Ven. Thich Bao Lac
Lời đầu sách
Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt vào hơn 2500 năm trước, một hình thức Đạo Phật khác đã phát triển rất mạnh ở Châu Á, một vùng không gian rộng lớn bao gồm các quốc gia Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việtnam, đó là Phật giáo Đại Thừa, hay còn gọi là Phật giáo Bắc Truyền, một truyền thống đã ảnh hưởng rất sâu rộng đối với Phật giáo Việt Nam.
Phật Giáo Đại Thừa có ba tông phái chính là Thiền, Tịnh và Mật. Thiền phát triển và ảnh hưởng rộng ở Trung Hoa và Nhật Bản, Mật Tông đặc biệt phát triển ở Tây Tạng, còn pháp môn Tịnh Độ thì hầu như phát triển khắp các quốc gia Trung Hoa, Đài Loan, Triều Tiên , Nhật Bản và Việt Nam. Trong nhiều thập niên qua pháp môn này lại được truyền bá và thực hành rộng khắp ở Tây Phương, một trong những người có công truyền bá là Pháp sư Tịnh Không, một danh tăng Phật giáo Đài Loan, một người đã gây niềm cảm hứng và thích thú cho hàng vạn người tu theo Pháp môn niệm Phật.
Do ngưỡng mộ đức hạnh và công đức ấn tống Kinh điển của Pháp sư Tịnh Không, chúng tôi biên soạn sách này để tỏ lòng tri ân đối với Pháp sư Tịnh Không, người đã có công chấn hưng pháp môn niệm Phật trong thời hiện đại.
Tập sách gồm có năm chương, kể về cuộc đời và công cuộc hoằng dương Chánh pháp của Pháp sư ở Đài Loan, Singapore và ở nhiều quốc gia khác.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý đạo hữu Kim Hồng, Gia Khánh, Nhị Tường, Tấn Nhứt, Thiện Kiến, Diệu Hà, Hải Hạnh, Nguyên Nhật An Trà My, Chris Dunk, Steve Lowe đặc biệt là Sư Cô Như Nguyệt (du học ở Đài Loan) đã giúp đở nhiều việc khác nhau để hoàn tất bản thảo vi tính. Chúng tôi cũng có lời tán thán công đức của Đạo hữu Tâm Kiến Chánh đã bỏ nhiều thời giờ để đọc sách này vào băng Cassette và CD Rom để giúp cho các vị lớn tuổi hoặc những vị không có thời giờ để đọc sách, có thể nghe được tài liệu này một cách dễ dàng. Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn quý Phật tử xa gần đã đóng góp tịnh tài để ấn hành miễn phí tập sách này.
Hy vọng tập sách nhỏ này sẽ giúp cho người đọc và người nghe tăng trưởng thêm niềm tín tâm về pháp môn niệm Phật, bỏ ác làm lành, phát tâm Bồ Đề và tinh tấn tu tập, để mau chóng đạt được giác ngộ và giải thoát.
Nguyện cầu pháp môn Tịnh Độ được lan truyền rộng khắp và mang lại lợi ích cho mọi chúng sinh trên thế gian này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức
Mùa Vu Lan Báo Hiếu Phật lịch 2547, Quý Mùi (2003)
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Cẩn chí
Foreword
After Shakyamuni Buddha entered Mahanirvana more than 2,500 years ago, a number of forms of Buddhism developed in Asia. Asia of course is a broad area encompassing a number of countries including China, Tibet, Korea, Vietnam, and Japan. One of these forms is the Mahayana tradition (also known as the "Great Vehicle"), a tradition has deeply influenced Vietnamese Buddhism from the 1st century AD.
Among the different schools that arose within Mahayana Buddhism itself, three gained widest appeal these being the: Chan (Zen) School that was developed in China and spread to Japan, Esoteric (Tantric) school which developed in Tibet, Pure Land Buddhism that developed in China spreading to Korea, Japan and Vietnam.
Recently over the past several decades, the Pure Land Dharma school has been transferred and practiced widely in the West. One of Buddhist Masters who has been responsible for this, is Venerable Master Chin Kung, who has created interest in this form of Mahayana Buddhism for many thousands of people who practice Pure land Buddhism.
Due to my deepest respect for Venerable Master Chin Kung’s deep Buddhist morality and supreme efforts in making available free distribution of Buddhist sutras, I have composed and translated this book as my thanks to him and in recognition of his achievement in rehabilitated Pure Land Buddhism today.
This Book has five chapters includes brief biography of Venerable Chin Kung and his teachings career in Taiwan, Singapore and other countries.
I wish to convey my thanks to Kim Hong, Gia Khanh, Nhi Tuong, Tan Nhut, Thien Kien, Dieu Ha, Hai Hanh, Nguyen Nhat An Tra My, Chris Dunk, Steve Lowe and especially Buddhist nun Nhu Nguyet (from Taiwan) who’s efforts have greatly assisted me towards the final electronic draft of this publication. I also am indebted to brother Tam Kien Chanh who read and recorded this book onto cassette and CD Rom to provide the text to sight disabled or aged people or for those with no time to read enabling them to listen to the text. Finally, I would like to thank all disciples who made donations enabling me to publish this book and provide it to all as a free distribution.
May this booklet will help for readers and listeners who develop their faith in practice the recitation the Buddha ‘s name, make their Bodhi-Mind (Bodhicitta - Aspiration for Enlightenment) and make efforts in practice Buddhism in order to attain liberation and become free from suffering.
May the Pure Land Buddhism has widely propagated throughout this world and bring the benefit to all Sentient Beings.
Nam Mo Amitabha
Ullambana Day, Buddhist Era: 2547 ( 2003)
Quang Duc Buddhis t Monastery.
Ven. Thich Nguyen Tang
Mục Lục
Lời giới thiệu
Chương 1: Đôi nét về Pháp Sư Tịnh Không
Chương 2: Nguồn gốc của Hội Phật Đà
Chương 3: Hướng Dẫn về chính trị của các Hội Phật Đà
Chương 4: Hội Phật Đà với Chế Độ Quản Lý Độc Lập
Chương 5: Quan Điểm của Pháp Sư Tịnh Không
Truyền bá giáo lý của Đức Phật qua giáo dục
Thiết lập Cơ Quan giáo dục Phật Đà
Phật Giáo là một nền Giáo dục
Học bổng dành cho Trung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không
Đào Tạo người kế thừa Phật Giáo
Sự quan trọng của người kế thừa Phật giáo:
Mở Khóa đào tạo giảng viên
Mở Khóa Dạy Kinh Hoa Nghiêm:
Thiết Lập Trường Giáo Dục Phật Giáo:
Phát huy sự hiểu biết nhau qua lòng chân thành
Đa tín ngưỡng, đa văn hóa :
Chân thành là khởi điểm của sự giao hảo:
Tìm kiếm nền tảng chung trong khi vẫn tôn trọng những điểm khác biệt
Tôn trọng và nêu cao các truyền thống
Viếng thăm Hội Truyền bá Hồi Giáo ở Singapore:
Làm Lợi ích cho xã hội với lòng từ
Từ bi: giáo lý căn bản của PG:
Bốn mươi năm giảng dạy: Từ bi để làm lợi ích chúng sanh:
Cứu trợ nạn nhân thiên tai bằng tiền và tài vật:
Tái thiết các trường học và tạo niềm hy vọng trong vùng thiên tai:
Giúp đỡ dài hạn dành cho Trung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không:
Siêu sinh Tịnh Độ bằng pháp môn Nhất Quán
Thực hành hiếu kính và báo đáp công ơn: Nền móng của pháp tu Tịnh Độ:
Pháp môn Nhất Quán: Con đường đơn giản và trực tiếp để thành tựu:
Áp dụng pháp môn Tịnh Độ, pháp tu thích hợp nhất cho xã hội ngày nay
Các cơ sở hoằng pháp của Hội Phật Đà trên khắp thế giới
Lời kết