- 1. Dẫn nhập: Hôn nhân thời hiện đại
- 2. Thế nào là một quan hệ tốt đẹp?
- 3. Điểm khởi đầu của mọi giải pháp
- 4. Không có ngoại lệ
- 5. Sự Chấp Nhận Khôn Ngoan
- 6. Xóa Bỏ Những Khoảng Cách
- 7. Hãy Tôn Trọng Lẫn Nhau
- 8. Bày Tỏ Tình Yêu Của Bạn
- 9. Hiểu Đúng Về Sự Bình Đẳng
- 10. Tình Yêu Và Tình Bạn
- 11. Chia Sẻ Cùng Nhau Tất Cả
- 12. Hãy Để Cho Mọi Việc Qua Đi
- 13. Chọn Lọc Những Gì Cần Quan Tâm
- 14. Bảo Vệ Cuộc Sống Bằng Nụ Cười
- 15. Sức Mạnh Của Lời Nói
- 16. Công Việc Và Tình Yêu
- 17. Hạn Chế Sự Giận Hờn
- 18. Khía Cạnh Tích Cực Của Mỗi Vấn Đề
- 19. Hãy Tự Xét Mình
- 20. Giúp Nhau Hướng Thiện
- 21. Bày Tỏ Sự Quan Tâm
- 22. Đừng Quy Lỗi Cho Nhau
- 23. Vui Buồn Có Nhau
- 24. Những Gì Là Quan Trọng?
- 25. Niềm Vui Cho Nhau
- 26. Đừng Đánh Mất Tình Yêu
- 27. Hãy Tha Thứ Cho Nhau
- 28. Đừng Mang Căng Thẳng Về Nhà
- 29. Có Điều Gì Không Tốt?
- 30. Những Câu Hỏi Không Cần Thiết
- 31. Đừng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi
- 32. Không Nói Được Bằng Lời
- 33. Ai Đã Làm Điều Đó?
- 34. Giảm Bớt Sự Căng Thẳng
- 35. Nguồn Động Viên Cho Nhau
- 36. Vì Sao Chúng Ta Ghen?
- 37. Tôn Trọng Sở Thích Của Nhau
- 38. Tình Yêu Và Điều Kiện
- 39. Vì Sao Phải Cố Chấp?
ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến
NXB: TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang
LỜI NÓI ĐẦU
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến
NXB: TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang
LỜI NÓI ĐẦU
Theo một cuộc thăm dò gần đây tại Hoa Kỳ, 70% những cặp vợ chồng đã cưới nhau được 5 năm trả lời là họ hài lòng với quan hệ hôn nhân hiện tại; tỷ lệ này với những cặp đã sống với nhau 10 năm là 40%.
Mặc dù những con số này hoàn toàn không có giá trị chính xác trong bất cứ cuộc nghiên cứu chính thức nào về tâm lý xã hội, nhưng chúng quả thật đã phản ánh được phần nào thực tiễn. Một trong những đặc điểm nổi bật của quan hệ hôn nhân thời hiện đại là tỷ lệ ly hôn tăng vọt so với chỉ một thế hệ trước đây. Và oái ăm thay, những xã hội có điều kiện vật chất phát triển càng cao thì cũng có tỷ lệ ly hôn càng cao. Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1998, tỷ lệ ly hôn cao nhất ở Hoa Kỳ lên đến 14,4% trong tổng số các cuộc hôn nhân. Tỷ lệ này rơi vào số các cặp vợ chồng từ 40 đến 44 tuổi. Với độ tuổi nhỏ hơn, từ 15 đến 39 tuổi thì tỷ lệ ly hôn là 9,3%; và với độ tuổi lớn hơn, từ 45 tuổi trở lên thì tỷ lệ ly hôn là 6,7%. Những tỷ lệ này đều được “xếp loại cao” trên toàn thế giới. Khi tính toán trong tỷ lệ dân số, tại Hoa Kỳ vào năm 1998 cứ 1000 dân thì có 4,3 người trải qua ly hôn, vẫn là khá cao khi so với Thái Lan là 0,9; Brazil là 0,6; Mexico là 0,4 và Columbia là 0,1.
Trông người lại nghĩ đến ta. Những năm gần đây, khi nếp sống văn minh Âu Mỹ ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn đến các thành phố lớn, với nhịp sinh hoạt ngày càng sôi động hối hả hơn, thì những vấn đề của phương Tây giờ đây có vẻ như cũng không còn xa lạ lắm với cư dân các thành phố lớn của phương Đông. Những trường hợp ly hôn không còn là hiếm hoi nữa mà đang dần dần tăng đến mức độ làm cho nhiều người phải bắt đầu quan tâm lo lắng.
Nhưng ly hôn chỉ là dấu hiệu cuối cùng mà chúng ta thấy được trong những quan hệ “không tốt đẹp” giữa vợ chồng. Trước khi dẫn đến ly hôn là cả một câu chuyện dài, và nếu mỗi người đều quan tâm lưu ý đến việc vun đắp hạnh phúc gia đình, chắc chắn chúng ta sẽ tránh được rất nhiều trường hợp đáng tiếc. Hơn thế nữa, quan hệ “không tốt đẹp” giữa vợ chồng với nhau đôi khi còn tệ hại hơn cả một trường hợp ly hôn. Bởi thế mà có nhiều người xem nó như một sự trói buộc không có ngày kết thúc! Ở những mức độ nhẹ hơn, và vì thế cũng rất phổ biến hơn, là các trường hợp mà tình cảm vợ chồng bị xói mòn đi trong quan hệ mỗi ngày – thay vì là được thường xuyên vun đắp. Điều tệ hại nhất là rất nhiều người xem đây như một hiện tượng “tự nhiên” mà không hề quan tâm đến việc ngăn chặn hoặc thay đổi!
Quyển sách này được viết ra để cố gắng chia sẻ với bạn đọc những điều có lợi cho một quan hệ hôn nhân dài lâu. Mặc dù phần lớn trong số các vấn đề được trình bày ở đây là những lời khuyên mà chúng tôi nhận được từ những người đi trước, nhưng một số trong đó là những kinh nghiệm bản thân mà chúng tôi đã trải qua. Điều quan trọng hơn hết là tất cả đều được cố gắng vận dụng thích hợp với bối cảnh hiện tại của chúng ta trong những năm đầu thiên niên kỷ mới. Sự hòa hợp và chọn lọc từ nhiều quan điểm cũ và mới, cùng với những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, hy vọng sẽ làm cho quyển sách có thể giúp ích được phần nào cho bạn đọc.
Với hy vọng nhỏ nhoi đó, bất cứ niềm vui nào mà quyển sách này có thể mang lại được cho bạn đọc cũng đều sẽ là niềm hạnh phúc cho các tác giả. Chúng tôi chân thành đón nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng và mong rằng bạn đọc sẽ vui lòng tha thứ cho những sai sót mà chắc hẳn là sẽ không sao tránh khỏi.
Trân trọng
NGUYỄN MINH TIẾN
Source: rongmotamhon
Mặc dù những con số này hoàn toàn không có giá trị chính xác trong bất cứ cuộc nghiên cứu chính thức nào về tâm lý xã hội, nhưng chúng quả thật đã phản ánh được phần nào thực tiễn. Một trong những đặc điểm nổi bật của quan hệ hôn nhân thời hiện đại là tỷ lệ ly hôn tăng vọt so với chỉ một thế hệ trước đây. Và oái ăm thay, những xã hội có điều kiện vật chất phát triển càng cao thì cũng có tỷ lệ ly hôn càng cao. Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1998, tỷ lệ ly hôn cao nhất ở Hoa Kỳ lên đến 14,4% trong tổng số các cuộc hôn nhân. Tỷ lệ này rơi vào số các cặp vợ chồng từ 40 đến 44 tuổi. Với độ tuổi nhỏ hơn, từ 15 đến 39 tuổi thì tỷ lệ ly hôn là 9,3%; và với độ tuổi lớn hơn, từ 45 tuổi trở lên thì tỷ lệ ly hôn là 6,7%. Những tỷ lệ này đều được “xếp loại cao” trên toàn thế giới. Khi tính toán trong tỷ lệ dân số, tại Hoa Kỳ vào năm 1998 cứ 1000 dân thì có 4,3 người trải qua ly hôn, vẫn là khá cao khi so với Thái Lan là 0,9; Brazil là 0,6; Mexico là 0,4 và Columbia là 0,1.
Trông người lại nghĩ đến ta. Những năm gần đây, khi nếp sống văn minh Âu Mỹ ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn đến các thành phố lớn, với nhịp sinh hoạt ngày càng sôi động hối hả hơn, thì những vấn đề của phương Tây giờ đây có vẻ như cũng không còn xa lạ lắm với cư dân các thành phố lớn của phương Đông. Những trường hợp ly hôn không còn là hiếm hoi nữa mà đang dần dần tăng đến mức độ làm cho nhiều người phải bắt đầu quan tâm lo lắng.
Nhưng ly hôn chỉ là dấu hiệu cuối cùng mà chúng ta thấy được trong những quan hệ “không tốt đẹp” giữa vợ chồng. Trước khi dẫn đến ly hôn là cả một câu chuyện dài, và nếu mỗi người đều quan tâm lưu ý đến việc vun đắp hạnh phúc gia đình, chắc chắn chúng ta sẽ tránh được rất nhiều trường hợp đáng tiếc. Hơn thế nữa, quan hệ “không tốt đẹp” giữa vợ chồng với nhau đôi khi còn tệ hại hơn cả một trường hợp ly hôn. Bởi thế mà có nhiều người xem nó như một sự trói buộc không có ngày kết thúc! Ở những mức độ nhẹ hơn, và vì thế cũng rất phổ biến hơn, là các trường hợp mà tình cảm vợ chồng bị xói mòn đi trong quan hệ mỗi ngày – thay vì là được thường xuyên vun đắp. Điều tệ hại nhất là rất nhiều người xem đây như một hiện tượng “tự nhiên” mà không hề quan tâm đến việc ngăn chặn hoặc thay đổi!
Quyển sách này được viết ra để cố gắng chia sẻ với bạn đọc những điều có lợi cho một quan hệ hôn nhân dài lâu. Mặc dù phần lớn trong số các vấn đề được trình bày ở đây là những lời khuyên mà chúng tôi nhận được từ những người đi trước, nhưng một số trong đó là những kinh nghiệm bản thân mà chúng tôi đã trải qua. Điều quan trọng hơn hết là tất cả đều được cố gắng vận dụng thích hợp với bối cảnh hiện tại của chúng ta trong những năm đầu thiên niên kỷ mới. Sự hòa hợp và chọn lọc từ nhiều quan điểm cũ và mới, cùng với những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, hy vọng sẽ làm cho quyển sách có thể giúp ích được phần nào cho bạn đọc.
Với hy vọng nhỏ nhoi đó, bất cứ niềm vui nào mà quyển sách này có thể mang lại được cho bạn đọc cũng đều sẽ là niềm hạnh phúc cho các tác giả. Chúng tôi chân thành đón nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng và mong rằng bạn đọc sẽ vui lòng tha thứ cho những sai sót mà chắc hẳn là sẽ không sao tránh khỏi.
Trân trọng
NGUYỄN MINH TIẾN
Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn