THẬP NHỊ MÔN LUẬN
Luận rằng: Nay sẽ lược giải nghĩa Ma-ha-diễn (đại thừa).
Hỏi: Giải nghĩa Ma-ha-diễn có lợi ích gì ?
Đáp: Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì ngườilợi căn đại công đức mà nói. Chúng sanh đời mạt pháp căn độn phước mỏng, tuytìm văn kinh mà không thể thông hiểu, tôi thương xót những người này muốn khiếnkhai ngộ; lại vì xiển dương đại pháp vô thượng của Như Lai, thế nên lược giảinghĩa Ma-ha-diễn.
Hỏi: Ma-ha-diễn số vô lượng vô biên không thểtính, chính Phật nói còn không thể hết, huống là giải thích diễn bày nghĩa ấy ?
Đáp: Vì lẽ đó, trước tôi nói lược giải.
Hỏi: Vì sao gọi là Ma-ha-diễn ?
Đáp: Ma-ha-diễn đối với nhị thừa là trên, nên gọi là đại thừa; chư Phật làbậc tối đại, mà thừa này hay đến nên gọi là đại; chư Phật là đại nhơn mà ngồi thừanày nên gọi là đại; lại hay diệt trừ cái đại khổ của chúng sanh, cho việc đạilợi ích, nên gọi là đại; Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, DiLặc... (đồng nương thừa này), vì là sở thừa của chư Đại Sĩ, nên gọi là đại; lạido thừa này hay tột biên để tất cả các pháp, nên gọi là đại; như trong kinh BátNhã, Phật tự nói nghĩa Ma-ha-diễn vô lượng vô biên, do nhơn duyên đó nên gọi làđại.
Đại phần thâm nghĩa là nói KHÔNG. Nếu thông suốt nghĩa này là thông suốt Đạithừa, đầy đủ lục ba-la-mật, không có chướng ngại, thế nên nay tôi chỉ giảithích nghĩa KHÔNG. Giải thích nghĩa KHÔNG sẽ dùng Thập Nhị Môn (mười hai cửa)vào nghĩa KHÔNG.
I- QUÁN NHƠN DUYÊN MÔN
Ban đầu là nhơn duyên môn, nghĩa là:
Phápdo các duyên sanh
Nó tứckhông tự tánh;
Nếu làkhông tự tánh;
Làm sao có pháp ấy ? Pháp do các duyên sanh cóhai thứ: một là nội, hai là ngoại. Các duyên cũng có hai thứ: một là nội, hai làngoại.
Ngoại nhơn duyên như: hòn đất, bàn xoay, thợ gốm... hòa hợp cho nên có bìnhsanh; lại như chỉ sợi, máy dệt, thợ dệt... hòa hợp cho nên có lụa sanh; lại nhưđào đất, đắp nền, kèo, cột, bùn, cỏ, nhơn công... hòa hợp nên có nhà sanh; lạinhư sữa, lạc, nồi nấu, đũa quậy, nhơn công ... hoà hợp nên có tô sanh; lại nhưhạt giống, đất, nước, lửa, gió, hư không, thời tiết, nhơn công... hòa hợp nêncó mầm sanh; phải biết pháp ngoại nhơn duyên... đều như thế.
Nội nhơn duyên là: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái,thủ, hữu, sanh, lão tử, mỗi mỗi đều trước nhơn rồi sau mới sanh.
Như thế, các pháp nội ngoại đều từ các duyên sanh, không phải vô tánh sao !
Nếu pháp tự tánh không, tha tánh không, tự tha cũng không. Vì cớ sao ? Vìtha tánh nên không tự tánh. Nếu bảo do tha tánh nên có thì trâu do tánh ngựa màcó, ngựa do tánh trâu mà có, lê do tánh mít mà có, mít do tánh lê mà có, cáccái khác đều nên như vậy, mà thật chẳng phải. Nếu bảo chẳng do tha tánh nên có,chỉ nhơn tha nên có thì cũng chẳng phải. Vì cớ sao ? Nếu do lác nên có chiếuthì lác và chiếu là một thể chẳng gọi là tha; nếu bảo lác đối với chiếu là thathì không được nói do lác nên có chiếu. Lại lác cũng không tự tánh. Vì sao ? Vìlác cũng từ các duyên sanh nên không tự tánh. Vì không tự tánh nên chẳng đượcnói do lác nên có chiếu. Thế nên chiếu không nên lấy lác làm thể. Các thứ khácnhư bình, tô... pháp ngoại nhơn duyên sanh đều cũng như thế không thể được.
Pháp nội nhơn duyên sanh cũng như thế không thể được. Như trong Thất Thập Luậnnói:
"Phápduyên thật không sanh;
Nếubảo là có sanh,
Là tạitrong một tâm ?
Là tạitrong nhiều tâm ?"
Pháp Mười hai nhơn duyên này thật tự không sanh. Nếu bảo có sanh, là trong mộttâm có, là trong nhiều tâm có. Nếu trong một tâm có thì nhơn quả không đồngthời cùng sanh. Lại nhơn quả đồng thời có việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Bởiphàm vật gì đều trước nhơn rồi sau quả. Nếu trong nhiều tâm có thì, pháp mườihai (12) nhơn duyên ắt mỗi cái riêng khác, phần trước cùng tâm diệt rồi, phầnsau lấy cái gì làm nhơn duyên ? Pháp diệt thì không ngơ, đâu được làm nhơn ?Pháp mười hai nhơn duyên nếu trước có thì, nên hoặc một tâm, hoặc nhiều tâm cảhai đều không phải.
Thế nên các duyên đều không. Vì duyên không nên pháp từ duyên sanh cũng không,cho nên phải biết tất cả pháp hữu vi đều không. Pháp hữu vi còn không huống làcó ngã ? Bởi ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới pháp hữu vi nên nói có ngã,như nhơn chất đốt nên có đốt. Nếu ấm, nhập, giới, không, thì không có pháp cóthể nói là ngã, nhưng không chất đốt thì không thể nói đốt. Như kinh nói:"Phật bảo các thầy Tỳ kheo: Bởi ngã nên có ngã sở, nếu không ngã thì khôngngã sở".
Như thế, vì pháp hữu vi không, nên biết pháp vô vi Niết bàn cũng không. Vìcớ sao ? Vì ngũ ấm này diệt chẳng sanh ngũ ấm khác, ấy gọi là Niết bàn. Ngũ ấmxưa nay tự không thì chỗ nào diệt mà gọi là Niết bàn ? Ngã cũng không thì cáigì được Niết bàn ? Lại nữa, pháp không sanh gọi Niết bàn, nếu pháp sanh đượcthành thì pháp không sanh cũng được thành; pháp sanh chẳng thành, trước đã nóinhơn duyên, sau sẽ nói lại, thế nên pháp sanh chẳng thành. Bởi pháp sanh nêngọi vô sanh, nếu pháp sanh chẳng thành thì pháp vô sanh làm sao được thành ?
Thế nên, hữu vi, vô vi và ngã đều KHÔNG.
II- QUÁN HỮU QUẢ VÔ QUẢ MÔN
Lại nữa, các pháp chẳng sanh, vì cớ sao ?
Trướccó thì chẳng sanh,
Trướckhông cũng chẳng sanh,
Cókhông cũng chẳng sanh,
Cái gìsẽ có sanh ?
Nếu trong nhơn trước có quả thì không nên sanh, không quả cũng không nên sanh,có không cũng không nên sanh. Vì cớ sao ? Nếu trong nhơn trước có quả mà sanhắt là vô cùng. Như quả trước chưa sanh mà sanh thì, nay sanh rồi lại sanh trởlại. Vì cớ sao ? Nếu trong nhơn trước chưa sanh mà sanh thì, nay sanh rồi lạisanh trở lại. Vì cớ sao ? Vì trong nhơn thường có, từ bên có ấy nên sanh trởlại, ắt là vô cùng. Nếu bảo sanh rồi thì chẳng sanh, chưa sanh mới sanh thì,trong ấy không có lý sanh. Thế nên, trước có mà sanh, việc ấy không phải.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả mà bảo chưa sanh mới sanh, sanh rồi chẳngsanh, cả hai đều có mà một sanh một chẳng sanh thì không hợp lý.
Lại nữa, nếu chưa sanh quyết định có thì sanh rồi ắt phải không. Vì cớ sao? Vì sanh và chưa sanh cùng trái nhau. Vì sanh và chưa sanh trái nhau thì, hai tướngấy cũng phải trái nhau.
Lại nữa, có cùng không trái nhau, không cùng có trái nhau, nếu sanh rồicũng có, chưa sanh cũng có thì, sanh và chưa sanh không nên có khác. Vì cớ sao ?Vì sanh rồi cũng có, chưa sanh cũng có, như thế sanh và chưa sanh có sai biệtgì ? Sanh và chưa sanh không sai biệt, việc ấy không phải. Thế nên (trong nhơn)có (quả) chẳng sanh.
Lại nữa, có rồi trước đã thành, đâu cần lại sanh? Như làm rồi chẳng nênlàm, thành rồi chẳng nên thành. Thế nên (trong nhơn) có (quả) chẳng sanh. Lại nữa,nếu có (quả) mà sanh, khi trong nhơn chưa sanh thì quả lý ưng phải thấy, màthật không thể thấy ? Như bình trong đất, chiếu trong lác lý ưng phải thấy, màthật không thể thấy được. Thế nên có chẳng sanh.
Hỏi: Quả tuy trước có, do chưa biến nên chẳngthấy.
Đáp: Nếu bình khi chưa sanh thể bình chưa biến nên chẳng thấy, do tướng gì biếtmà nói trong đất trước có bình ? Bởi do tướng bình có bình, bởi do tướng trâu,tướng ngựa nên có bình ? Nếu trong đất không tướng bình, cũng không tướng trâu,tướng ngựa, há chẳng gọi là không sao ? Thế nên, ông nói trong nhơn trước cóquả mà sanh, việc ấy không phải.
Lại nữa, pháp biến tức là quả, lẽ ra trong nhơn trước có biến. Vì cớ sao ?Vì pháp ông nói trong nhơn trước có quả. Nếu bình... trước có thì biến cũng trướccó, lẽ ra phải thấy mà thật không thể thấy. Thế nên, ông nói chưa biến nênchẳng thấy, việc ấy không phải.
Nếu bảo chưa biến chẳng gọi là quả thì quả cứu cánh không thể được. Vì cớsao ? Vì cái biến ấy trước không, sau cũng phải không, nên bình... quả cứu cánhkhông được.
Nếu bảo biến rồi là quả, thì trong nhơn trước không, như thế thì bất định;hoặc trong nhơn trước có quả, hoặc trước không quả.
Hỏi: Trước có biến, nhưng không thể thấy được,phàm vật tự có, có mà không thể thấy được như vật hoặc có gần mà không thểbiết, hoặc xa mà không thể biết; hoặc căn hư không thể biết; hoặc tâm chẳng trụnên không thể biết, vì che nên không thể biết; vì đồng nên không thể biết; vìthắng (hơn) nên không thể biết; vì nhỏ nhiệm nên không thể biết, gần mà khôngthể biết, như thuốc trong con mắt. Xa mà không thể biết, như chim bay, bay bổngxa tít trong hư không. Căn hư không thể biết, như mù không thấy sắc, điếc khôngnghe tiếng, mũi nghẹt không ngửi được mùi, lưỡi đắng không biết vị, thân têcứng không biết xúc, tâm cuồng loạn không biết sự thật. Tâm không trụ nên khôngthể biết, như tâm duyên sắc... thì không biết thinh. Che nên không thể biết,như đất che nước mạch, vách che vật bên ngoài. Vì đồng không thể biết, như trênvật đen chấm một chấm mực. Vì hơn không thể biết, như có tiếng chuông trống thìkhông nghe tiếng phủi quét (tiếng tíc tắt đồng hồ). Vì nhỏ nhiệm không thểbiết, như vi trần... chẳng hiện. Như thế, các pháp tuy có do tám nhơn duyên nênkhông thể biết. Ông nói trong nhơn duyên pháp biến không thể được, bình...chẳng đồng không thể được, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Vì việc ấy tuy có dotám nhơn duyên nên không thể được.
Đáp: Pháp biến và bình... quả chẳng đồng tám nhơn duyên nên không thể được.Vì cớ sao ? Nếu pháùp biến và bình... quả rất gần không thể được thì, hơi xa lýưng phải được, rất xa không thể được thì, hơi gần lý ưng phải được; nếu căn hưkhông thể được thì, căn tốt lý ưng phải được; nếu tâm chẳng trụ không thể đượcthì, tâm trụ lý ưng phải được; nếu che không thể được thì, pháp biến và phápbình chẳng che lý ưng phải được, nếu đồng không thể được thì, khi khác lý ưngphải được; nếu hơn không thể được thì, dừng hơn lý ưng phải được; nếu nhỏ nhiệmkhông thể được thì, bình... quả to lý ưng phải được.
Nếu vì bình nhỏ không thể được, sanh rồi cũng nên không thể được. Vì cớ sao? Vì sanh rồi, chưa sanh tướng nhỏ là một, vì sanh rồi chưa sanh đều quyết địnhcó. Hỏi: Khi chưa sanh nhỏ, sanh rồi từ từ to, thế nên sanh rồi là được, chưa sanh không thể được.
Đáp: Nếu vậy, trong nhơn ắt không quả. Tại sao ? Vì trong nhơn không to.
Lại, trong nhơn trước không to, nếu trong nhơn trước có to thì không nênnói nhỏ; nay quả là to, ông nói nhỏ nên không thể được thì, to không gọi làquả. Nay quả cứu cánh lẽ ưng không được, mà quả thật là được, thế nên không donhỏ nên không thể được. Như thế, có pháp trong nhơn trước có quả do tám nhơnduyên nên không thể được thì, trong nhơn trước có quả, việc ấy không phải.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả mà sanh, thế là nhơn, nhơn tướng hoại,quả quả tướng hoại. Tại sao ? Như lụa tại sợi, trái cây tại dĩa, chỉ là chỗ ở, chẳnggọi là nhơn. Tại sao ? Bởi sợi dĩa chẳng phải nhơn của lụa và trái cây. Nếunhơn hư quả cũng hư thì sợi... chẳng phải nhơn của lụa... Vì nhơn không nên quảcũng không. Tại sao ? Bởi nhơn nên có quả thành, nhơn chẳng thành thì quả làmsao được thành?
Lại nữa, nếu chẳng làm ra thì chẳng gọi quả, nhơn sợi... không thể làm raquả lụa... Tại sao ? Vì như sợi... chẳng do lụa làm, nên hay làm ra quả lụa...như thế là không nhơn không quả. Nếu nhơn quả đều không thì, chẳng nên tìmtrong nhơn hoặc trước có quả, hoặc trước không quả.
Lại nữa, nếu trong nhơn có quả mà không thể được, lẽ ra phải có tướng hiện,như ngửi mùi hương liền biết có hoa, nghe tiếng liền biết có chim, nghe cườiliền biết có người, thấy khói là biết có lửa, thấy cò là biết có ao, như thếtrong nhơn nếu trước có quả, phải có tướng hiện. Nay quả thể không thể được,tướng cũng không thể được, như thế nên biết trong nhơn trước không quả.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh thì, không nên nói nhơn sợi cólụa, nhơn lác có chiếu. Nếu nhơn chẳng làm ra thì, cái khác cũng chẳng làm ra. Nhưlụa chẳng phải sợi làm ra thì, có thể từ lác làm ra chăng ? Nếu sợi chẳng làm,lác cũng chẳng làm thì, có thể nói không từ đâu làm chăng ? Nếu không từ đâulàm thì chẳng gọi là quả. Nếu quả không thì nhơn cũng không, như trước đã nói.Thế nên từ trong nhơn trước có quả sanh, tức là không đúng. Lại nữa, nếu quảkhông từ đâu làm ra, ắt là thường như tánh Niết bàn. Nếu quả là thường, thì cácpháp hữu vi thảy đều thường. Tại sao ? Vì tất cả pháp hữu vi đều là quả. Nếutất cả pháp đều thường thì không vô thường ; nếu không vô thường cũng không cóthường. Tại sao ? Vì nhơn thường có vô thường, nhơn vô thường có thường. Thế làthường vô thường cả hai đều không, việc ấy không phải. Vì thế không được nóitrong nhơn trước có quả sanh.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh thì quả lại cùng quả khác làmnhơn, như lụa cùng mặc làm nhơn, chiếu cùng trải làm nhơn, xe cùng chở làm nhơn,mà thật chẳng cùng quả khác làm nhơn. Thế nên không được nói trong nhơn trướccó quả sanh.
Nếu bảo như đất trước có mùi hương, chẳng do rải nước thì hương chẳng có;quả cũng thế, nếu chưa có duyên hội thì không thể làm nhơn. Việc ấy chẳng phải.Tại sao ? Như ông đã nói, khi đã làm xong gọi là quả thì, các vật bình... chẳngphải là quả. Tại sao ? Vì đã xong là do làm, bình... trước có chẳng phải làm,mà cần phải do làm mới thành quả. Thế nên, trong nhơn trước có quả sanh, việcấy không phải.
Lại nữa, liễu nhơn chỉ hay hiển phát, không thể sanh vật, như vì soi bìnhtrong tối nên đốt đèn, cũng hay soi các vật ngọa cụ... vì làm bình nên hòa hợp cácduyên, mà không thể sanh các vật ngọa cụ... Thế nên phải biết chẳng phải trongnhơn trước có quả sanh.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh, ắt không nên có đang làm, sẽ làmsai biệt. Song ông nhận đang làm, sẽ làm. Thế nên chẳng phải trong nhơn trướccó quả sanh.
Nếu bảo trong nhơn trước không quả mà quả sanh, việc ấy chẳng phải. Tại sao? Nếu không mà sanh thì nên có đầu thứ hai, tay thứ ba sanh. Tại sao ? Vì khôngcó mà sanh vậy.
Hỏi: Vật bình... có nhơn duyên, còn đầu thứ hai,tay thứ ba không nhơn duyên, làm sao được sanh? Thế nên ông nói không đúng.
Đáp: Đầu thứ hai, tay thứ ba và bình... trong nhơn quả đều không, như tronghòn đất không bình, trong đá cũng không bình, tại sao gọi sữa là nhơn của lạc,sợi là nhơn của lụa, chẳng gọi lạc là nhơn ?
Lại nữa, nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, phàm mỗi vật nên sanhtất cả vật như ngón tay nên sanh xe ngựa ăn uống...; như thế sợi không nên chỉxuất lụa, cũng nên sanh các vật xe ngựa ăn uống... Tại sao ? Nếu không mà haysanh, cớ sao sợi chỉ hay sanh lụa, chẳng sanh các vật xe ngựa ăn uống... ? Bởivì đều không vậy.
Nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, các nhơn không nên mỗi thứ cósức hay sanh quả, như người cần dầu cốt từ trong mè lấy mà chẳng ép cát. Nếuđều không, tại sao trong mè tìm chẳng ép cát lấy ?
Nếu bảo từng thấy từ mè ra dầu chẳng thấy từ cát ra, thế nên trong mè tìmmà chẳng ép cát, việc ấy không phải. Tại sao ? Nếu tướng sanh thành thì, nênnói khi khác thấy mè ra dầu chẳng thấy từ cát ra, thế nên ở trong mè tìm chẳnglấy ở cát. Song tất cả pháp tướng sanh chẳng thành, cho nên chẳng được nói khikhác thấy mè ra dầu, nên trong mè tìm chẳng lấy nơi cát. Lại nữa, nay tôi chẳngnhững phá một việc, đều tổng phá tất cả nhơn quả. Nếu trong nhơn trước có quảsanh, trước không quả sanh, có quả không quả sanh, hai cái sanh ấy đều chẳngthành. Thế nên ông nói khi khác thấy mè ra dầu, ắt rơi nhơn đồng nghi.
Lại nữa, nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, các tướng nhơn ắt chẳngthành. Vì cớ sao ? Các nhơn nếu không pháp, cái gì hay làm ? Cái gì hay thành ?Nếu không làm không thành, tại sao gọi là nhơn ? Như thế tác giả không được cósở tác, sửû tác giả cũng không được có sở tác.
Nếu bảo trong nhơn trước có quả thì không nên có tác, tác giả, tác phápriêng khác. Vì cớ sao ? Nếu trước có quả đâu cần lại làm ? Thế nên, ông nói tác,tác giả, tác pháp các nhơn đều không thể được. Trong nhơn trước không quả, ấycũng không phải. Tại sao ? Nếu người nhận có tác, tác giả phân biệt có nhơnquả, nên khởi lời nạn ấy; tôi nói tác, tác giả và nhơn quả đều không, nếu ôngphá tác, tác giả và nhơn quả thì thành pháp của tôi không gọi là nạn. Thế nên,trong nhơn trước không quả mà quả sanh, việc ấy không phải. Lại nữa, nếu ngườinhận trong nhơn trước có quả, nên khởi nạn ấy, tôi chẳng nói trong nhơn trướccó quả, nên chẳng nhận nạn này, cũng chẳng nhận trong nhơn trước không quả.
Nếu bảo trong nhơn trước cũng có quả cũng không quả mà quả sanh, ấy cũng khôngphải. Tại sao ? Vì không có tánh trái nhau; tánh trái nhau làm sao ở một chỗ ?Như tối với sáng, khổ với vui, đi với đứng, cột với mở chẳng được đồng một chỗ.Thế nên, trong nhơn trước có quả trước không quả cả hai đều chẳng sanh. Lạinữa, trong nhơn trước có quả trước không quả, trong phần có không trước đã phá.
Thế nên, trong nhơn trước có quả cũng chẳng sanh, không quả cũng chẳngsanh, có không cũng chẳng sanh, lý tột ở đây. Tất cả chỗ tìm cầu không thểđược, cho nên quả cứu cánh chẳng sanh, vì cứu cánh chẳng sanh nên tất cả pháphữu vi đều không. Tại sao ? Vì tất cả pháp hữu vi đều là nhơn quả. Vì hữu vikhông nên vô vi cũng không. Hữu vi vô vi còn không, huống là ngã ?
III- QUÁN DUYÊN MÔN
Lại nữa, các pháp duyên chẳng thành, vì cớ sao ?
Phápcác duyên lược rộng,
Trongấy không có quả
Trongduyên nếu không quả
Làmsao từ duyên sanh ?
Quả bình... mỗi mỗi trong duyên không, trong hòa hợp cũng không, nếu trong haibên không, làm sao nói từ duyên sanh ?
Hỏi: Thế nào gọi là các duyên ?
Đáp:
Bốnduyên sanh các pháp
Lạikhông duyên thứ năm
Nhơnduyên, thứ đệ duyên
Duyênduyên, tăng thượng duyên.
Bốn duyên là: nhơn duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên, tăng thượng duyên.
- Nhơn duyên là pháp từ đó mà sanh, hoặc đã từ đó sanh, hiện từ đó sanh, sẽtừ đó sanh, pháp ấy gọi nhơn duyên.
- Thứ đệ duyên là pháp trước đã diệt thứ lớp sanh,đó gọi thứ đệ duyên.
- Duyên duyên là pháp tùy chỗ nghĩa, hoặc khởi thân nghiệp, hoặc khởi khẩu nghiệp,hoặc khởi tâm vương tâm sở, ấy gọi duyên duyên.
- Tăng thượng duyên là do có pháp này pháp kia được sanh, pháp này đối với phápkia làm tăng thượng duyên.
Như thế bốn duyên đều trong nhơn không quả. Nếu trong nhơn có quả thì, nên lìacác duyên mà có quả, mà thật lìa duyên không quả. Nếu trong duyên có quả thì,nên lìa nhơn có quả, mà thật lìa nhơn không quả, Nếu nói nhơn và duyên có quảthì lý ưng nên được, song dùng lý tìm kiếm không thể được, thế nên hai chỗ đềukhông. Như thế trong mỗi mỗi không, trong hòa hợp cũng không, làm sao được nóiquả từ duyên sanh ?
Nếuquả trong duyên không
Mà từtrong duyên ra
Quả ấysao chẳng từ
Trongphi duyên mà ra ?
Nếu bảo quả trong duyên không mà từ duyên sanh, tại sao không từ phi duyên sanh? Vì cả hai đều không. Thế nên không có nhơn duyên hay sanh quả. Vì quả chẳngsanh nên duyên cũng chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì trước duyên sau quả. Bởi duyênquả không nên tất cả pháp hữu vi không; vì pháp hữu vi không nên pháp vô vicũng không ; Vì pháp hữu vi không nên pháp vô vi cũng không ; Vì pháp hữu vi vôvi không, làm sao có ngã ?
IV- QUÁN TƯỚNG MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ?
Hữu vivà vô vi
Haipháp đều không tướng
Bởi vìkhông có tướng
Haipháp ắt đều không
Pháphữu vi chẳng do tướng thành.
Hỏi : Những gì là tướng hữu vi ?
Đáp : Muôn vật mỗi thứ có tướng hữu vi, như bò có sừng, cổ, diều thòng,chót đuôi có lông, ấy là tướng bò. Như bình có đáy bằng, bụng lớn, cổ nhỏ, miệngtròn ,môi dầy, ấy là tướng bình. Như xe có bánh, trục, gọng, ách, ấy là tướngxe. Như người có đầu, mắt, bụng, xương sống, vai, cánh tay, tay, chơn, ấy làtướng người. Như thế sanh, tru,ï diệt, nếu là tướng pháp hữu vi, ấy là hữu vi ?ấy là vô vi? Hỏi : Nếu là hữu vi có lỗi gì ?
Đáp :
Nếu sanh là hữu vi
Lạinên có ba tướng
Nếu sanhlà vô vi
Saogọi là tướng hữu vi ?
Nếu sanh là hữu vi thì nên có ba tướng, ba tướng ấy nên có ba tướng, nhưthế lần lượt đến vô cùng. Trụ, diệt cũng vậy. Nếu sanh là vô vi thì đâu được vôvi làm tướng cho hữu vi ? Lìa sanh trụ diệt, cái gì hay biết sanh ấy. Lại nữa,phân biệt sanh trụ diệt nên có sanh, vô vi không thể phân biệt, thế nên khôngsanh. Trụ diệt cũng vậy. Vì sanh trụ diệt không,nên pháp hữu vi không ; vì hữuvi không nên pháp vô vi cũng không, bởi hữu vi nên có vô vi ; vì pháp hữu vi vôvi không, nên tất cả pháp không.
Hỏi : Ông nói ba tướng lại có ba tướng, thế nênvô cùng sanh chẳng phải là hữu vi, nay sẽ nói:
Sởsanh của sanh sanh
Sanhra bổn sanh kia
Sởsanh của bổn sanh
Lạisanh ra sanh sanh
Khi pháp sanh không tự thể bảy pháp cộng sanh: 1).Pháp, 2). Sanh, 3). Trụ, 4). Diệt, 5). Sanh sanh, 6). Trụ trụ, 7). Diệt diệt.Trong bảy pháp ấy, bốn sanh trừ tự thể ra, hay sanh sáu pháp ; Sanh sanh haysanh bổn sanh, bổn sanh lại sanh ra sanh sanh, thế nên ba tướng tuy là hữu vimà chẵng phải vô cùng. Trụ diệt cũng thế.
Đáp:
Nếubảo là sanh sanh,
Lạihay sanh bổn sanh,
Sanhsanh từ bổn sanh,
Saohay sanh bổn sanh?
Nếu bảo sanh sanh hay sanh bổn sanh, bổn sanh chẳng sanh sanh sanh thì sanhsanh đâu thể sanh bổn sanh ? Nếu bảo là bổn sanh hay sanh sanh sanh kia, bổnsanh từ kia sanh, đâu thể sanh sanh sanh ? Nếu bảo bổn sanh hay sanh sanh sanhthì sanh sanh, sanh rồi lại sanh bổn sanh, việc ấy chẳng phải. Vì cớ sao ? Vìpháp sanh sanh nên sanh bổn sanh, thế nên gọi là sanh sanh, mà bốn sanh thậtchưa sanh, làm sao hay sanh sanh sanh Nếu bảo khi sanh sanh sanh hay sanh bổnsanh, việc ấy cũng không phải. Vì cớ sao?
Khisanh sanh ấy sanh,
Hoặchay sanh bổn sanh
Sanhsanh còn chưa sanh
Đâuthể sanh bổn sanh ?
Khi sanh sanh sanh ấy sanh, hoặc hay sanh bốn sanh, mà sanh sanh ấy tự thể chưasanh, không thể sanh bốn sanh. Nếu bảo khi sanh sanh ấy sanh, hay tự sanh cũnghay sanh kia; như khi đốt đèn hay tự chiếu cũng chiếu kia, việc ấy không phải.Vì cớ sao ?
Trongđèn tự không tối
Chỗtrụ cũng không tối
Phátối mới gọi chiếu ?
Đènlàm sao mà chiếu ?
Thế đèn tự không tối, chỗ trụ của ánh sáng cũng không tối. Nếu trong đèn khôngtối, chỗ trụ cũng không tối, tại nói đèn tự chiếu cũng hay chiếu kia ? Phá tốinên gọi là chiếu, đèn chẳng tự phá tối, cũng chẵng phá tối kia, thế nên đènkhông tự chiếu cũng không chiếu kia. Do đó, ở trước ông nói đèn tự chiếu cũnghay chiếu kia, sanh cũng như thế tự sanh cũng hay sanh kia, việc ấy không phải.
Hỏi: Khi đốt đèn hay phá tối, thế nên trong đènkhông tối, chồ trụ cũng không tối.
Đáp: Tại sao khi đốt đèn mà hay phá tối ? Đèn này khi mới đốt, không thểđến nơi tối. Nếu khi đốt đèn không thể đến tối, nếu không đến tối thì không nênnói phá tối.
Lại nữa, nếu đèn chẳng đến tối mà hay phá tối thì, đèn ở chỗ này ắt phá tấtcả tối. Nếu bảo đèn tuy không đến tối mà sức hay phá tối thì, đốt đèn ở chỗ nàynên phá tất cả tối thế gian, vì đều chẳng đến. Nhưng thực tế chỗ này đốt đènkhông thể phá tối thế gian. Thế nên, ông nói đèn tuy không đến tối mà sức hayphá tối, việc ấy không phải.
Lại nữa, nếu đèn hay tự chiếu, cũng hay chiếu nơi kia, tối cũng nên tự checũng che nơi kia. Nếu bảo đèn hay tự chiếu cũng chiếu nơi kia, tối cùng đèn tráinhau, cũng hay tự che và che nơi kia. Nếu đèn cùng tối trái nhau không thể tựche và che nơi kia, mà nói đèn hay tự chiếu cũng chiếu nơi kia, việc ấy khôngphải. Thế là dụ của ông đã sai vậy.
Như sanh hay tự sanh cũng sanh kia, nay sẽ nói lại : Cái sanh này nếu chưa sanh,làm sao hay tự sanh ? Nếu sanh rồi tự sanh, rồi đâu cần sanh. Cái sanh này khichưa sanh, nên hoặc sanh rồi sanh, hoặc chưa sanh sanh, nên hoặc sanh rồi sanh,hoặc chưa sanh sanh. Nếu chưa sanh mà sanh, chưa sanh gọi chưa có, làm sao haytự sanh ? Nếu bảo sanh rồi mà sanh, sanh rồi tức là sanh, đâu cần lại sanh ?Trong sanh lại không sanh, làm rồi lại không làm, thế nên sanh chẳng tự sanh.Nếu chẳng tự sanh, làm sao sanh kia ? Ông nói tự sanh cũng sanh kia, việc ấykhông phải. Trụ diệt cũng như thế.
Thế nên sanh trụ diệt là tướng hữu vi, việc ấy không phải. Vì sanh trụ diệtlà tướng hữu vi không thành, nên pháp hữu vi không. Vì pháp hữu vi không, nên phápvô vi cũng không. Vì cớ sao ? Vì diệt hữu vi gọi vô vi Niết bàn, thế nên Niếtbàn không.
Lại nữa, không sanh không trụ không diệt gọi là tướng vô vi; không sanh trụdiệt là không pháp không pháp không nên làm tướng. Nếu bảo không tướng là tướngNiết bàn, việc ấy không phải. Nếu không tướng là tướng Niết bàn, lấy tướng gìnên biết Niết bàn là không tướng ? Nếu do có tướng biết là không tướng, thế nàogọi là không tướng ? Nếu do không tướng biết là không tướng, không tướng làkhông, không thì không thể biết.
Nếu bảo như nhiều lá y đều có tướng, chỉ một lá y không tướng, chính dokhông tướng làm tướng nên người bảo lấy y không tướng, như thế là biết y khôngtướng mà lấy; như thế sanh trụ diệt là hữu vi, chỗ không sanh trụ diệt nên biếtlà vô vi, thế nên vô tướng là Niết bàn. Việc ấy không phải. Tại sao ? Vì sanhtrụ diệt các thứ nhơn duyên đều không, không được tướng hữu vi, làm sao nhơnđây biết vô vi ? Ông được tướng hữu vi quyết định nào, mà biết chỗ không tướnglà vô vi ? Thế nên ông nói trong các y có tướng có y không tướng để dụ Niết bànkhông tướng, việc ấy không phải. Lại cái dụ y trong môn thứ sáu sau sẽ nóirộng.
Thế nên, pháp hữu vi đều không; vì pháp hữu vi không, nên pháp vô vi vũng không;vì pháp hữu vi vô vi không nên ngã cũng không, vì ba việc không nên tất cả phápđều không.
V- QUÁN HỮU TƯỚNG VÔ TƯỚNG MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không, vì cớ sao ?
Cótướng tướng chẳng tướng
Khôngtướng cũng chẳng tướng
Lìatướng chẳng tướng kia
Tướngdo đâu thành tướng ?
Trong việc có tướng tướng chẳng tướng. Vì cớ sao ? Nếu pháp trước có tướng,lại dùng tướng làm gì ? Lại nữa nếu trong việc có tướng, tướng được tướng thì,có hai tướng lỗi : Một là trước có tướng, hai là tướng lại tướng. Thế nên trongviệc có tướng tướng không sởù tướng. Trong không tướng tướng cũng không sởùtướng, pháp gì gọi không tướng mà cho có tướng tướng ? Như voi có hai ngà, mộtcái vòi, đầu có ba cái u, lỗ tai như cái quạt, xương sống như cây cung, bụnglớn mà thòng, chót đuôi có lông, bốn chân to tròn, ấy là tướng con voi. Nếu lìatướng ấy, lại không có con voi khả dĩ tướng tướng. Như ngựa lỗ tai đứng, tócrũ, bốn gót đồng có móng, toàn đuôi có lông, nếu lìa tướng ấy lại không có conngựa khả dĩ tướng tướng. Như thế trong có tướng tướng không sở tướng, trongkhông tướng tướng cũng không sở tướng ; lìa có tướng không tướng, lại không cópháp thứ ba khả dĩ tướng tướng, thế nên không sở tướng.
Vì tướng không nên pháp sở tướngcũng chẳng thành. Vì cớ sao ? Bởi tướng nên biết là sự gọi sở tướng. Do nhơnduyên nên tướng sở tướng đều không, vì tướng sở tướng không nên vạn vật cũngkhông. Tại sao ? Vì lìa tướng sở tướng lại không có vật. Vì vật không, chẳngphải vật cũng không, bởi vật diệt nên gọi không vật, nếu không vật thì chỗ nào diệtgọi là không vật ? Vì vật không vật không nên tất cả pháp hữu vi đều không; vìpháp hữu vi vô vi không nên pháp vô vi cũng không; vì hữu vi vô vi không nên ngãcũng không.
VI- QUÁN NHẤT DỊ MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ?
Tướngcùng với sở tướng,
Một,khác không thể được
Nếukhông có một, khác
Hai thứ làm sao thành ?
Tướng và sở tướng ấy, nếu một không thể được, khác cũng không thể được; nếumột khác không thể được thì, hai thứ ắt chẳng thành, thế nên tướng sở tướng đềukhông. Vì tướng sở tướng không nên tất cả pháp đều không.
Hỏi: Tướng, sở tướng thường thành, tại sao chẳngthành ?
Ông nói tướng, sở tướng một, khác không thểđược, nay sẽ nói: Phàm vật tướng tức là sở tướng, hoặc tướng khác sở tướng,hoặc ít phần là tướng nhiều phần là sở tướng. Như tướng thức là thức, lìa sửdụng thức lại không có thức; như tướng thọ là thọ, lìa sở dụng thọ lại không cóthọ, những tướng như thế tức là sở tướng. Như Phật nói diệt ái gọi là tướngNiết bàn, ái là pháp hữu vi hữu lậu, diệt là pháp vô vi vô lậu; như người tincó ba tướng, ưa gần gũi người lành, ưa thích nghe pháp, ưa làm việc bố thí, ba việcấy là nghiệp thân khẩu nên nhiếp thuộc ấm, tin là tâm sở nên nhiếp thuộc hànhấm, ấy gọi là tướng cùng sở tướng khác. Như chánh kiến là tướng đạo, đối với đạolà ít phần, như thế ở trong sở tướng ít phần gọi là tướng. Thế nên hoặc tướngtức sở tướng, hoặc tướng khác sở tướng, hoặc sở tướng ít phần là tướng. Ông nóimột, khác chẳng thành nên tướng sở tướng chẳng thành, việc ấy không phải.
Đáp: Ông nói hoặc tướng là sở tướng, như thức v.v... việc ấy không phải. Vìcớ sao ? Bởi vì tướng bị biết gọi là sở tướng, hay sở dụng gọi là tướng. Phàm vậtkhông thể tự biết, như ngón tay không thể tự xúc chạm, như con mắt không thể tựthấy, thế nên ông nói thức tức là tướng, sở tướng, việc ấy không phải.
Lại nữa, nếu tướng tức là sở tướng thì, không nên phân biệt là tướng là sở tướng;nếu phân biệt là tướng là sở tướng thì, không nên nói tướng tức là sở tướng.
Lại nữa, nếu tướng tức là sở tướng thì, nhơn quả ắt là một. Vì cớ sao ? Vìtướng là nhơn sở tướng là quả, hai cái ấy ắt là một; mà thật chẳng phải một; thếnên tướng tức là sở tướng, việc ấy không phải.
Ông nói tướng khác sở tướng, ấy cũng không phải. Ông nói diệt ái là tướngNiết bàn, chẳng nói ái là tướng Niết bàn, nếu nói ái là tướng Niết bàn thì nênnói tướng sở tướng khác. Nếu nói diệt ái là tướng Niết bàn thì, không được nóitướng, sở tướng khác.
Lại ông nói người tin có ba tướng, đều chẳng khác tin, nếu không tướng thì khôngba việc này, thế nên chẳng được nói tướng sở tướng khác. Lại tướng sở tướngkhác, thì tướng lại nên có tướng, ắt là vô cùng. Việc ấy không phải. Thế nêntướng sở tướng chẳng được khác.
Hỏi: Như đèn hay chiếu cũng hay chiếu kia, nhưthế tướng hay tự tướng cũng hay làm tướng kia.
Đáp: Ông nói dụ đèn, trong ba tướng hữu vi đã phá. Lại trái với trước nói,Ông trước nói tướng sở tướng khác, mà hay nói tướng tự hay tướng cũng hay làmtướng kia, việc ấy không phải.
Lại ông nói trong sở tướng ít phần là tướng, việc ấy không phải. Vì cớ sao? Vì nghĩa nầy hoặc ở trong một, hoặc ở trong khác, nghĩa một khác trước đã phá,nên biết ít phần tướng cũng phá.
Như thế các thứ nhơn duyên, tướng sở tướng một không thể được, lại không cópháp thứ ba thành tướng sở tướng, thế nên tướng sở tướng đều không. Vì hai thứkhông nên tất cả pháp đều không.
VII- QUÁN HỮU VÔ MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì có không một lúc không thể được,chẳng phải một lúc cũng không thể được. Như nói :
Cókhông một lúc không
Lìakhông có cũng không
Chẳnglìa không có có
Có ắt phảithường không.
Có không tánh trái nhau, trong một pháp không nên chung có, như khi sanhthì không tử, khi tử thì không sanh, việc ấy trong Trung Luận đã nói. Nếu bảolìa không có có không lỗi, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Lìa không làm sao cócái có ? Như trước nói: khi pháp sanh thông tự thể chín pháp chung sanh, nhưtrong A Tỳ Đàm (Luận) nói : "Có cùng vô thường chung sanh". Vô thườnglà tướng diệt, nên gọi vô thường. Thế nên lìa không thì có ắt chẳng sanh. Nếuchẳng lìa vô thường có cái có sanh thì, ắt thường không. Nếu cái có thườngkhông, ban đầu không có trụ, vì thường hoại ; mà thật có trụ, thế nên có chẳngthường không. Nếu lìa vô thường có cái có sanh, thì việc ấy không phải, Vì cớsao ? Vì lìa vô thường cái có thật chẳng sanh. Hỏi : Khi cái có sanh, đãõ có vôthường mà chưa phát, khi diệt mới pháthoại là có (vô thường). Như thế sanh rụ diệt lão đắc đều đợi thời mà phát : Khicó khởi sanh là dụng, khiến có sanh, trong khỏang cái sanh diệt trụ là dụng,gìn giữ là có ; khi diệt vô thường là dụng, diệt là có ; lão biến sanh đến trụ,biến trụ đến diệt ; vô thường thì hoại ; đắc thường khiến bổn việc thành tựu.Thế pháp tuy vô thường chung sanh, có chẳng phải thường không.
Đáp : Ông nói vô thường là tướng diệt cùng chung sanh, khi sanh có nênhoại, khi hoại có nên sanh. Lại nữa, sanh diệt đều không. Vì cớ sao ? Khi diệt chẳngnên có sanh, khi sanh chẳng nên có diệt, vì sanh diệt trái nhau. Lai nữa, phápông vô thường cùng trụ chung sanh, khi có hoại nên không trụ, nếu trụ thì khônghoại. Vì có sao ? Vì trụ hoại trái nhau. Khi lão thì không trụ, khi trụ thìkhông lão. Thế nên ông nói sanh trụ diệt lão vô thường đắc xưa nay chung sanh,ấy là lộn xộn. Vì cớù sao ? Cái có ấy nếu cùng vô thường chung sanh, vô thườnglà tướng hoại, phàm vật khi sanh không tướng hoại, khi trụ cũng không tướnghoại, khi ấy chẳng phải là không tướng vô thường sao? Như hay biết nên gọi làthức, chẳng hay biết thì không tướng thức ; hay thọ nên gọi thọ, chẳng hay thọthì không tướng thọ ; hay niệm nên có tên niệm, chẳng hay niệm thì không tướngniệm ; khởi là tướng sanh chẳng khởi thì không tướng sanh ; nhiếp trì là tướng trụchẳng nhiếp trì thì không tướng trụ ; chuyển biến là tướng lão chẳng chuyểnbiến thì không tướng lão ; thọ mạng diệt là tướng tử, chẳng thọ mạng chẳng diệtthì không tướng tử ; như thế hoại là tướng vô thường lìa hoại không tướng vôthường. Nếu khi sanh trụ tuy có vô thường mà không thể hoại cái có, về sau hayhoại cái có thì đâu cần chung sanh ? Như thế nên tùy khi cái có hoại mới có vôthường. Thế nên vô thường tuy chung sanh sau mới hoại cái có, việc ấy khôngphải. Như thế có không chung chẳng thành, chẳng chung cũng chẳng thành, thế làcó không đều không. Vì có, không không nên tất cả hữu vi không ; vì tất cả hữuvi không nên vô vi cũng không ; vì hữu vi vô vi không nên chúng sanh cũngkhông.
VIII- QUÁN TÁNH MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không ? Vì cớ sao ? Vì các pháp không tánh. Như nói :
Thấycó tướng đổi khác
Cácpháp không có tánh
Phápkhông tánh cũng không
Vì cácpháp đều không.
Các pháp nếu có tánh thì không nên đổi khác, mà thấy tất cả pháp đều đổi khác,thế nên phải biết các pháp không tánh. Lại nữa, nếu các pháp có định tánh thìkhông nên từ các duyên sanh, nếu tánh từ các duyên sanh thì tánh tức là tác(tạo tác) pháp, chẳng tác pháp cũng chẳng bởi đợi cái khác mới gọi là tánh, thếnên tất cả pháp không.
Hỏi : Nếu tất cả pháp không thì không sanh khôngdiệt thì không khổ đế ; nếu không khổ đế thì khống tập đế ; nếu không khổ tậpđế thì không diệt đế ; nếu không diệt đế thì không đến khổ diệt đạo ; nếu cácpháp không, vô tánh thì không tứ thánh đế. Vì không tứ thánh đế, cũng không bốnquả Sa môn ; vì không bổn quả Sa môn, ắt không hiền thánh. Vì việc ấy không, PhậtPháp Tăng cũng không, pháp thế gian đều không việc ấy không phải, thế nên cácpháp chẳng nên trọn không.
Đáp : Có hai đế : Một thế đế, hai đệ nhất nghĩa đế. Nhơn thế đế mới đượcnói đệ nhất nghĩa đế, nếu chẳng nhơn thế đế thì chẳng được nói đệ nhất nghĩa đế; nếu chẳng được đệ nhất nghĩa đế thì chẳng được Niết Bàn. Nếu ngươi chẳng hiểuhai đế thì không biết tự lợi, lợi tha, chung lợi. Như thế nếu biết thế đế thìbiết đệ nhất nghĩa đế ; biết đệ nhất nghĩa đế thì biết thế đế. Nay ông nghe nóithế đế, bảo là đệ nhất nghĩa đế, thế nên rơi tại chỗ lỗi. Pháp nhơn duyên củachư Phật, gọi là thậm thâm đệ nhất nghĩa, pháp nhơn duyên ấy không tự tánh, chonên tôi nói là không. Nếu các pháp chẳng từ các duyên sanh, thì nên mỗi pháp cóđịnh tánh.
Nếu mỗi pháp có định tánh thì ngũ ấm chẳng nên có tướng sanh diệt, ngũ ấm chẳngsanh chẳng diệt, tức là không vô thường, nếu không vô thường thì không khổthánh đe. Nếu không khổ thánh đế thì không pháp nhơn duyên sanh tập thánh đế.Các pháp nếu có định tánh thì không khổ diệt thánh đế. Tại sao ? Vì tánh khôngđổi khác. Nếu không khổ diệt thánh đế thì không đế khổ diệt đạo. Thế nên, nếungười chẳng nhận không thì không tứ thánh đế, thì không biết khổ ; đoạn tập,chứng diệt, tu đạo. Vì việc ấy không nên không bốn quả Sa môn ; vì không bốnquả Sa môn nên không đắc, hướng. Nếu không đắc, hướng thì không Phật ; vì phápháp nhơn duyên nên không pháp ; vì không pháp nên không Tăng. Nếu không Phật PhápTăng thì không Tam Bảo. Nếu không Tam Bảo thì hoại pháp thế tục, đây ắt khôngphải, thế nên tất cả pháp không.
Lại nữa, nếu các pháp có định tánh thì, không sanh, không diệt, không tội phước,không tội phước quả báo, thế gian thường là một tướng, thế nên biết các phápkhông tánh. Nếu bảo các pháp không tự tánh, từ tha tánh có thì việc ấy khôngphải. Vì cớ sao? Nếu không tự tánh, làm sao từ tha tánh có? Vì bởi tự tánh mớicó tha tánh. Lại tha tánh cũng tức là tự tánh. Tại sao ? Vì tha tánh tức là tựtánh của tha. Nếu tánh chẳng thành, tha tánh cũng chẳng thành ; nếu tự tánh thatánh chẳng thành, lìa tự tánh tha tánh chỗ nào lại có pháp ? Nếu có chẳng thànhthì không cũng chẳng thành. Thế nên, nay tìm cầu không tự tánh, không tha tánh,không có, không không, tất cả pháp hữu vi không. Vì tất cả pháp hữu vi không,nên pháp vô vi cũng không ; hữu vi vô vi còn không, huống là ngã.
IX- QUÁN NHƠN QUẢ MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì các pháp tự không tánh, cũngchẳng từ chỗ khác lại như nói :
Quả ởtrong các duyên
Cứucánh không thể được
Cũngchẳng các nơi lại,
Làmsao mà có quả ?
Các duyên nếu trong mỗi mỗi không, nếu trong hòa hợp đều không quả, như trướcđã nói. Lại quả ấy chẳng từ các nơi lại, nếu các nơi lại thì chẳng từ nhơnduyên sanh, cũng không do cộng các duyên hòa hợp. Nếu quả trong các duyênkhông, cũng chẳng từ các nơi lại, ấy tức là không. Vì quả không nên tất cả pháphữu vi không ; Vì tất cả pháp hữu vi không, nên pháp vô vi cũng không ; hữu vivô vi còn không, huống là ngã ?
X- QUÁN TÁC GIẢ MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì tự tác, tha tác, cộng tác, vônhơn tác không thể được. Như nói :
Tự tácvà tha tác,
Cộng tác vô nhơn tác
Nhưthế không thể được,
Thế làkhông có khổ.
Khổ tự tác không phải. Vì cớ sao ? Nếu tự tác tức tự tạo thể kia, không thểlấy việc ấy tạo ra việc ấy, như thức không thể tự thức, ngón tay không thể tự xúc,nên không được nói tự tác. Tha tác cũng không phải, tha làm sao hay tạo khổ ?
Hỏi : Các duyên gọi là tha, các duyên tạo khổnên gọi tha tác, tại sao nói chẳng từ tha tác ?
Đáp : Nếu các duyên gọi là tha thì khổ ắt là các duyên tạo ; khổ ấy từ các duyênsanh, tức là tánh các duyên, tại sao gọi là tha ? Như đất bình, đất chẳng gọilà tha ; lại như vàng xuyến, vàng chẳng gọi là tha; khổ cũng như thế, từ cácduyên sanh nên các duyên chẳng được gọi là tha. Lại nữa, các duyên ấy cũngchẳng có tự tánh nên không được tự tại, vì thế không được nói từ các duyên sanhquả. Như Trung Luận nói :
Quả từcác duyên sanh,
Duyênấy chẳng tự tại ;
Nếuduyên chẳng tự tại,
Làm sao duyên sanh quả?
Như thế, khổ chẳng từ tha tác, tự tác, cộng tác cũng chẳng phải, vì có hailỗi. Nếu nói tự tác khổ, tha tác khổ thì có lỗi tự tác, tha tác, thế nên cộng táckhổ cũng không phải. Nếu khổ không nhơn sanh cũng không phải. Như trong kinhnói: "Ca Diếp lõa thể đến hỏi Phật : Khổ tự tác chăng? Phật im lặng chẳngđáp. Thế Tôn ! Nếu khổ chẳng tự tác, là tha tác chăng? Phật cũng chẳng đáp. ThếTôn ! Nếu vậy, khổ tự tác tha tác chăng, Phật cũng chẳng đáp. Thế Tôn ! Nếuvậy, khổ vô nhơn vô duyên tác chăng ? Phật cũng chẳng đáp". Như thế bốnlần hỏi Phật đều chẳng đáp, nên biết khổ ắt là không.
Hỏi : Phật nói kinh ấy chẳng nói khổ là khôngtùy chúng sanh nên độ mới nói thế ấy.
Đáp: Ca Diếp lõa thể ấy cho người là nhơn khổ, có ngã nên nói: "Tốtxấu đều do thần tạo ra thần thường thanh tịnh không có khổ não, sở tri sở giảithảy đều là thần, thần tạo tốt xấu khổ vui lại thọ các thứ thân", do tàkiến ấy nên hỏi Phật khổ tự tác chăng, thế nên Phật chẳng đáp, khổ thật chẳngphải ngã tác. Nếu ngã là nhơn khổ, ngã tức vô thường. Vì cớ sao ? Nếu pháp là nhơnvà từ nhơn sanh đều cũng vô thường, nếu ngã vô thường thì tội phước quả báothảy đều đoạn diệt, tu phạm hạnh phước báo ấy cũng là không. Nếu ngã là nhơnkhổ thì không giải thoát. Vì cớ sao ? Ngã nếu tạo khổ, lìa không không ngã haytạo khổ, bởi vì không thân. Nếu không thân mà hay tạo khổ thì người người đượcgiải thoát cũng ưng là khổ, như thế ắt không giải thoát. Song thật có giảithoát, thế nên khổ tự tác không phải. Tha tác khổ cũng không phải, lìa khổ đâucó người mà tạo khổ cho tha ?
Lại nữa, nếu tha tác khổ tức là Tự Tại Thiên tác, tà kiến như thế hỏi nênPhật cũng chẳng đáp. Nhưng thật chẳng từ Tự Tại Thiên tác. Tại sao ? Vì tướng tráinhau, như trâu con lại là trâu. Nếu vạn vật từ Tự Tại Thiên sanh, đều nên giốngTự Tại Thiên, vì là con của Ngài. Lại nữa, nếu Tự Tại Thiên tác chúng sanhkhông nên đem khổ cho con, vì thế chẳng nên nói Tự Tại Thiên tạo khổ.
Hỏi : Chúng sanh từ Tự Tại Thiên sanh, khổ vuicũng từ Tự Tại Thiên sanh ra, bởi chẳng biết nhơn vui nên cho họ khổ.
Đáp : Nếu chúng sanh là con Tự Tại Thiên, chỉ nên dùng vui ngăn khổ, không nêncho khổ. Chỉ nên cúng dường Tự Tại Thiên thì diệt khổ được vui, mà thật chẳngphải vậy, chỉ tự hành nhơn duyên khổ vui mà tự thọ báo, chẳng phải Tự Tại Thiêntạo. Lại nữa, kia nếu tự tại thì không nên có chỗ cần dùng, có chỗ cần dùngchẳng gọi Tự Tại. Nếu không chỗ cần dùng, cần gì biến hóa làm vạn vật như trẻcon đùa ? Lại nữa, nếu Tự Tại tạo chúng sanh, cái gì lại tạo Tự Tại ? Nếu TựTại tự tạo thì không phải, như vật không tự tạo thì chẳng gọi Tự Tại.
Lại nữa, nếu Tự Tại tạo thì trong việc tạo không có chướng ngại, nghĩ tứchay làm. Như Tự Tại kinh nói : Tự Tại muốn tạo vạn vật, hành các khổ hạnh liềnsanh các loài đi bằng bụng ; lại hành khổ hạnh, sanh các loài phi điểu, lạihành khổ hạnh, sanh các người, trời. Nếu hành khổ hạnh, ban đầu sanh các loàiđộc, kế sanh phi điểu, sau sanh người trời, phải biết chúng sanh từ nghiệp nhơnduyên sanh, chẳng từ khổ hạnh có.
Lại nữa, nếu Tự Tại tạo vạn vật, là ở chỗ nào mà tạo vạn vật ? Chỗ ở ấy làTự Tại tạo hay kẻ khác tạo ? Nếu Tự Tại tạo là ở chỗ nào tạo ? Như thế ắt vô cùng.Nếu kẻ khác tạo thì có hai Tự Tại, việc ấy không phải. Thế nên vạn vật ở thếgian không phải Tự Tại tạo ra. Lại nữa, nếu Tự Tạo tạo, cớ gì khổ hạnh cúngdường nơi Ngài muốn khiến hoan hỷ cho toại sở nguyện? Nếu khổ hạnh cần Ngài,phải biết chẳng Tự Tại.
Lại nữa nếu Tự Tại tạo vạn vật, ban đầu tạo liền định, chẳng nên có biếnđổi, ngựa thì thường ngựa, người thì thường người ; mà nay tùy nghiệp có biến đổi,thế nên biết chẳng phải Tự Tại tạo ra. Lại nữa, nếu Tự Tại tạo thì không tộiphước, thiện ác, tốt xấu, vì đều từ Tự Tại tạo ; mà thật có tội phước, thế nênchẳng phải Tự Tại tạo ra.
Lại nữa, nếu chúng sanh từ Tự Tại sanh, đều nên cung kính yêu mến, như con yêumến cha mà thật chẳng phải vậy, có ghét có yêu, thế nên phải biết chẳng phải TựTại tạo. Lại nữa, nếu Tự Tại tạo, cớ gì chẳng trọn tạo người vui ? Phải biết từyêu ghét sanh, nên chẳng tự tại, vì chẳng tự tại nên chẳng phải Tự Tại tạo ra.
Lại nữa, nếu Tự Tại tạo, thì chúng sanh đều không nên có tạo ra ; mà chúng sanhphương tiện mỗi thứ có tạo ra, thế nên phải biết chẳng phải Tự Tại tạo ra. Lạinữa, nếu Tự Tại tạo, việc thiện ác khổ vui chẳng tạo mà tự đến, như thế hoạipháp thế gian. Trì giới tu phạm hạnh đều không lợi ích, mà thật chẳng phải vậy,thế nên biết chẳng phải Tự Tại tạo.
Lại nữa, nếu phước nghiệp nhơn duyên nên ở trong chúng sanh được lớn, các chúngsanh hành phước nhiệp cũng lại nên lớn, vì sao chỉ quí Tự Tại ? Nếu không nhơnduyên mà tự tại thì tất cả chúng sanh cũng nên Tự Tại ; mà thật chẳng phải vậy,thế nên phải biếy chẳng phải Tự Tại tạo ra. Nếu Tự Tại từ nơi khác mà được thì,khác lại từ khác, như thế ắt vô cùng, vô cùng thì không nhơn.
Bởi các thứ nhơn duyên như thế, phải biết vạn vật không phải Tự Tại sanh,cũng không có Tự Tại. Do tà kiến như thế hỏi tha tác, nên Phật cũng chẳng đáp.
Cộng tác cũng chẳng phải, vì có hai lỗi.
Các nhơn duyên hòa hợp sanh, cho nên chẳng từ vô nhơn, Phật cũng chẳng đáp.
Hỏi: Như thế, kinh này chỉ phá bốn thứ tà kiến,chẳng nói khổ là không.
Đáp : Phật tuy nói như thế từ các nhơn duyên sanh khổ, phá bốn thứ tà kiến,tức là nói không. Khổ từ các nhơn duyên sanh, tức là nói nghĩa không. Tại sao ?Nếu từ các nhơn duyên sanh thì không tự tánh, không tự tánh tức là không.
Như khổ không, nên biết hữu vi, vô vi và chúng sanh tất cả đều không.
XI- QUÁN TAM THỜI MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không, vì cớ sao ? Vì nhơn cùng pháp có nhơn (quả)thời trước, thời sau, đồng thời sanh không thể được. Như nói :
Nếupháp trước, sau, đồng
Đều làkhông thành được
Phápấy từ nhơn sanh
Làmsao sẽ có thành.
Trước nhơn sau có nhơn (quả), việc ấy không phải. Tại sao ? Nếu trước nhơn sautừ nhơn sanh thì, khi nhơn trước ắt không có nhơn (quả), với cái gì làm nhơn ?Nếu trước có nhơn (quả) sau nhơn thì, khi không nhơn có nhơn (quả) đã thành,dùng nhơn làm gì ? Nếu nhơn, có nhơn (quả) đồng thời, ấy cũng không nhơn, nhưsừng trâu đồng thời sanh, sừng trái mặt không thể làm nhơn nhau. Như thế, nhơnchẳng phải là nhơn của quả, quả chẳng phải là quả của nhơn, vì đồng thời sanh.Thế nên, ba thời nhơn quả đều không thể được. Hỏi : Ông phá pháp nhơn quả trongba thời cũng chẳng thành : Nếu trướccó phá sau có bị phá, chưa có bị phá, phá ấy là phá cái gì : Nếu trước có bịphá sau có phá, bị phá đã thành ; dùng phá làm gì ? Nếu phá, bị phá đồng thời,ấy cũng không nhơn, như sừng trâu đồng thời sanh, vì sừng trái mặt không làmnhơn nhau, như thế, phá chẳng làm nhơn bị phá, bị phá chẳng làm nhơn phá.
Đáp : Ông trong phá bị phá cũng có lỗi ấy. Nếu các pháp không thì không phákhông bị phá, nay ông nói không ắt thành chỗ tôi nói. Nếu tôi nói phá bị pháđịnh có, nên khởi nạn vấn này. Vì tôi chẳng nói bị phá định có, chẳng nên khởinạn vấn này.
Hỏi : Con mắt thấy nhơn thời trước như thợ gốmlàm bình. Cũng có nhơn thời sau, như đệ tử có thầy, như dạy dỗ đệ tử rồi thờigian sau mới biết đệ tử. Cũng có nhơn đồng thời như đèn và ánh sáng. Nếu nóinhơn thời trước, thời sau, đồng thời không thể được, việc ấy không phải.
Đáp : Như thợ gốm làm bình, dụ ấy không phải. Tại sao ? Nếu chưa có bình,thợ gốm với cái gì làm nhơn ? Như thợ gốm, tất cả nhơn trước đều không thểđược. Thế nên, ông nói nhơn trước quả sau, không hợp đạo lý. Nhơn thời gian saucũng như thế không thể được, nếu chưa có đệ tử cái gì là thầy ? Thế nên, nhơnthời gian sau cũng không thể được. Nếu bảo nhơn đồng thời như ngọn đèn và ánhsáng, ấy cũng là nhơn đồng nghi, ngọn đèn ánh sáng đồng thời sanh, làm sao làmnhơn nhau?
Vì nhơn duyên như thế, nên biết tất cả pháp hữu vi, pháp vô vi, chúng sanhcũng không.
XII. QUÁN SANH MÔN
Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì sanh, chẳng sanh, khi sanh khôngthể được, hay sanh đã chẳng sanh, chẳng sanh cũng chẳng sanh, khi sanh cũngchẳng sanh. Như nói :
Sanhquả ắt chẳng sanh
Chẳngsanh cũng chẳng sanh
Lìasanh chẳng sanh ấy
Khisanh cũng chẳng sanh
Sanh gọi là quả khởi xuất, chưa sanh gọi là chưa khởi xuất, chưa có quả khisanh gọi mới khởi chưa thành. Trong đây sanh quả chẳng sanh, vì cái sanh ấysanh rồi nên chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì có cái lỗi vô cùng, làm rồi lại làm.Nếu cái sanh sanh rồi lại sanh cái thứ hai, cái sanh thứ hai sanh rồi lại sanhcái sanh thứ ba, cái sanh cái thứ ba sanh rồi lại sanh cái sanh thứ tư. Như cáiban đầu sanh rồi có cái sanh thứ hai, như thế sanh ắt vô cùng, việc ấy khôngđúng. Thế nên sanh chẳng sanh.
Lại nữa, nếu bảo sanh rồi sanh, cần dùng cái sanh sanh, cái sanh ấy chưasanh mà sanh, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Cái sanh ban đầu chẳng sanh, ắt làhai thứ sanh : sanh rồi mà sanh, chưa sanh mà sanh ? Cho nên ông truớc nóiquyết định mà nay chẳng định. Như làm rồi chẳng nên làm, đốt rồi chẳng nên đốt,chứng rồi chẳng nên chứng, như thế sanh rồi chẳng nên lại sanh, thế nên phápsanh chẳng sanh. Pháp chẳng sanh cũng chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì chẳng cùngsanh hợp, vì có lỗi tất cả chẳng sanh có sanh, nếu pháp chẳng sanh ắt chẳngsanh. Nếu lìa sanh có sanh thì, lìa tạo có tạo, lìa đi có đi, lìa ăn có ăn, nhưthế ắt hoại pháp thế tục, việc ấy không phải. Thế nên, pháp chẳng sanh chẳngsanh. Lại nữa, nếu pháp chẳng sanh mà sanh thì, tất cả pháp chẳng sanh đều nênsanh. Như tất cả phàm phu chưa sanh Vô thượng chánh đẳng chánh giác đều nênsanh, chẳng hoại pháp A La Hán phiền não chẳng sanh mà sanh, ngựa … sừng chẳngsanh mà sanh, việc ấy không phải. Thế nên chẳng nên nói sanh mà sanh.
Hỏi : Chẳng sanh mà sanh, như khi có nhơn duyênhòa hợp mới tạo tác, phương tiện đầy đủ ấy là chẳng sanh mà sanh, chẳng phảitất cả chẳng sanh mà sanh. Thế nên, chẳng nên dùng tất cả chẳng sanh mà sanhlàm nạn vấn.
Đáp : Nếu pháp khi sanh mới tạo tác, phương tiện các duyên hòa hợp sanh, trongấy trước định có chẳng sanh, trước không cũng chẳnh sanh, có không cũng chẳngsanh, ba thứ ấy tìm sanh cũng không thể được, như trước đã nói. Thế nên, phápchẳng sanh chẳng sanh.
Khi sanh cũng chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì có lỗi sanh lại sanh, chẳng sanhmà sanh. Pháp khi sanh, sanh phần chẳng sanh, như trước đã nói. Chưa sanh phầnchẳng sanh, như trước đã nói. Lại nữa, nếu lìa sanh có khi sanh, ắt nên khisanh sanh, mà thật lìa sanh không khi sanh. Thế nên khi sanh cũng chẳng sanh.
Lại nữa, nếu người nói khi sanh sanh, ắt có hai cái sanh : một cho khi sanhlà sanh, hai cho khi sanh sanh. Không có hai pháp, làm sau nói có hai sanh ?Thế nên khi sanh cũng chẳng sanh.
Lại nữa, chưa có sanh, không khi sanh, cái sanh đi ở chỗ nào ? Cái sanh nếukhông chỗ đi, ắt không sanh, thế nên khi sanh cũng chẳng sanh.
Như thế, sanh, chẳng sanh, khi sanh đều không thành, nên pháp sanh không thành,không sanh thì trụ, diệt cũng như thế.
Vì sanh, trụ, diệt không thành, nên pháp hữu vi cũng không thành ; vì pháphữu vi không thành nên pháp vô vi cũng không thành ; vì pháp hữu vi vô vi khôngthành nên chúng sanh cũng không thành.
Thế nên phải biết tất cả pháp không sanh, cứu cánhkhông tịch.
VÔ SANH PHÁP NHẪN THỐNG NHIẾP NGHĨA THẬPNHỊ MÔN
Thái Hư Đại Sư
Xem toàn bộ THẬP NHỊ MÔN LUẬN, chỉ là một pháp môn thôi. Riêng nói mườihai, là đến cùng nguồn tột đáy khả dĩ dùng lại mà nói. Song ngộ nhập pháp mônbất nhị, đường nói nghĩ bặt, chỗ tâm hành diệt, huyễn khởi không tánh, các phápkhông tịch. Lặng lẽ mà thường hiện huyễn có, cái có này sở dĩ diệâu, huyễn cómà thường ở chỗ lặng lẽ, cái không này sở dĩ chơn. Cho nên chính con mắt thếtục thấy tướng núi sông quả đất ta người chúng sanh… hay kỹ càng quán sát tinhnghĩa nhập thần, biết các pháp duyên khởi không tánh, xưa kia chẳng có naychẳng quyết định, trong mỗi sát na biến thiên thay đổi, nghiên cứu tột lẽ thậtcủa nó, rõ ràng tức tục mà chơn. Vì cớ sao ? Vì quán kỹ thực tại, muôn phápkhông tự tánh. Như thế, chơn đế chẳng lìa tục đế, chẳng phải lìa ngoài tục đếriêng có một chơn đế để nói, cũng như chẳng phải hai đế chơn tục có cách nhaubằng hạt cải để nói ; dù cho cách nhau, đâu phải hai pháp. Huống là diệu phápnhư như, chơn như thế, tục cũng như thế, song ngại cái tục kia không phải đế,che ngăn vạn hữu, mà mọi người chẳng biết ra ! Thật được hồi quang phản chiếu,trăng nước hoa không tánh đều chẳng định, ấn mắt nhìn nhau riêng thấy rõ ràng.Chơn cùng với tục là danh từ đối đãi, tục tức chẳng phải tục thì chơn còn đâuđối đãi ? Thế nên, đứng về không gian mà nói, không có chỗ nơi chừng hạn củamột lân hư trần, chơn có khác tục sao ? Đứng về thời gian mà nói, không có điểmđồng hồ một sát na chi phối, tục có khác với chơn sao ? Đây là căn cứ chơn tánhpháp ấy sẵn vậy mà nói. Xét lẽ thật kia, nói là chơn là tục, chỉ có sai biệttrên danh tướng, không có khác lạ nhau chỗ lý thật tế. Quyển THẬP NHỊ MÔN LUẬNcốt phát huy nghĩa này để chỉ dạy người sau, nói rằng chỉ một pháp môn, phápquả thật có một sao ? Đây cũng thuộc gượng nói mà thôi. Gượng nói chỉ, có một,một là cái gì ? Là vô sanh pháp nhẫn.
Quyển luận này chia mười hai môn, môn là thông suốt không ngại, tức là tấtcả pháp lành do đây mà được cứu cánh viên mãn, chẳng phải tự cuộc nơi hóathành, luốn rơi vào nhị thừa. Môn lại đóng kín không cho vào thì, tất cả phápác do đây mà được cứu cánh dứt sạch, chẳng phải lửa đồng chưa tắt, gặp gió xuânliền phát cháy. Thật thà mà nói, không hoạn nào chẳng đoạn, không đức nào chẳngtròn, đức Phật nơi đây chứng tịch diệt, Bồ Tát do đây tu chơn thật. Quyển THẬPNHỊ MÔN LUẬN này chỗ lập giáo hóa, gồm xưa nay tất cả chư Phật, Bồ tát trong bađời thảy đều thực hành đặc sắc, bao gồm trùm hết tất cả hữu tình trên quả đấtđồng tụ hợp về trong biển Vô Thượng Tát Bà Nhã.
Trước ba môn, môn thứ nhất (m.1) quán nhơn duyên không tanh, huyễn có chẳngthật. Môn thứ hai (m.2) suy quán pháp không tánh này, là trước có mà sanh ? Làtrước không mà sanh ? Bên có, không đều thuộc vô sanh. Môn thứ ba (m.3) lại suyquán đến duyên đều giả, cũng không tự tánh, tổng nhiếp là không môn, vào vôsanh nhẫn, nhẫn được duyên sanh này không tánh, sanh tức là không.
Giữa sáu môn, môn thứ nhất (m.4) quán nhơn duyên đã không chỗ sanh, các tướngcũng xưa nay chẳng có. Môn thứ hai (m.5) suy quán tướng chung vạn pháp, thảyđều không tướng ; mà tướng đã biểu hiện là có tướng mà tướng ? Là không tướngmà tướng? Xét cùng tự tánh đều không, hai chẳng thành lập. Môn thứ ba (m.6) lạisuy quán tướng chung là một, tướng riêng là khác, tức một tức khác, tức kháctức một, bởi trọn không có pháp nào có tự tánh. Môn thứ tư (m.7) suy cứu vạnpháp, nếu chỗ đồng chẳng có, chỗ dị cũng không để rõ cứu cánh không hai tướngcó thể được. Môn thứ năm (m.8) như TRUNG LUẬN nói : "Pháp nhơn duyên sanh ra,ta nói tức là không", cho nên quán tánh đều không thể được. Môn thứ sáu(m.9) tổng quán nhơn quả, khảo xét tất cả pháp thảy thuộc không tịch, không cómột chút pháp có thể được, nửa lời có thể chấp. Tổâng nhiếp là môn vô tướng, vàovô sanh pháp nhẫn, nhẫn được tất cả pháp không này, tất cả tướng lần lượt suykhảo trọn không thể được.
Sau ba môn, môn thứ nhất (m.10) quán tác giả không tạo tác, nói tác giả nhưcó tạo tác, tác giả của tác giả lại là ai tạo tác ? Như thuyết Thượng đế tạo vậtấy, đâu chẳng biết sum la tất cả các pháp thảy không có sở thủy mà thủy, cũngkhông có sở chung mà chung, thể tánh mỗi mỗi toàn thuộc chẳng có, cho đến mộthào ly còn không có chơn thật hiện hữu, làm sao mà quán định là năng tác sở tác? Môn thứ hai (m.11) quán trước nhơn sau quả, nhơn quả đồng thời, ba thời trướcnhơn sau quả toàn là huyễn vọng, tánh đều không thể được. Môn thứ ba (m.12) vìcác pháp hoàn toàn không thể được, phát sanh diệu giải mà vào chánh trí. Tác làquán, gọi là cứu cánh, tổng nhiếp là môn vô sanh, vào vô sanh pháp nhẫn, nhẫnđược sanh pháp hai không này lấy làm môn, thân chứng chơn như. Tin như thế, thìsong ấn ngã pháp đều không, tổng nhiếp quy điểm của toàn bộ Luận.
Đây nói sanh pháp hai môn cứu cánh đều không, là lời giải quyết căn bản chẳngđể lại chi diếp (cành lá). Theo kinh Pháp Hoa nói khai thị ngộ nhập tri kiếnPhật, ngã nhơn do đây mà nhập diệu quán, cùng chánh định tương ưng. Trước nóinhẫn được không, vô trước, vô sanh là triệt ngộ pháp ấy nay do giải khởi tu, dotu đến chứng. Lòng ôm pháp niệm, thảy được tan hoang, được không dính tất cả hýluận phân biệt, mà an trụ vô sanh pháp tánh này ấn khế chơn như, bặt vọng cảnhkhi mê dao động. Cốt là chánh quán chẳng lìa chánh định, cho nên gọi trí, chánhđịnh chẳng lìa chánh quán, cho nên gọi nhẫn, chỉ quán không hai, tịch chiếu đềutròn ấy gọi là vô sanh pháp nhẫn, cũng có thể gọi vô sanh pháp trí.
Chỉ là tông Chơn Như sở y viên thành thật tánhtrong môn ba tánh, dùng cảnh giới trí huệ Phật căn cứ quả chỉ dạy, pháp môn tốicao, được chúng sanh kiên tín, chúng sanh nhơn vọng tưởng phân biệt thì khôngthể hiểu được, cho nên công hiệu của nó trừ ngoài bậc căn cơ thượng thượng,người thấm nhuần thật huệ không nhiều. Tông Duy Thức sở y là y tha khởi tánhtrong môn ba tánh, tuy y cảnh giới Bồ tát, ở giữa Phật và chúng sanh, chưa hoàntoàn lìa phân biệt hý luận, sở y của nó so ra thì cạn, song tùy tục giáo hóa,dùng giáo để sáng lý, chúng sanh càng được do tin đến hiểu, hiệu dụng của nócũng nương đây hy vọng được phổ biến. Tông Bát Nhã thì y biến kế sở chấp tánhtrong môn ba tánh, rõ tất cả pháp xưa nay cứu cánh không tịch, lời cứu cánh naythật đủ sức chặt đinh cắt sắt, bởi đều trên biến kế chấp tánh mà giảng. Tuy cócác thứ thuốc trị các thứ bệnh, mà bệnh trầm kha vô minh vọng chấp của chúngsanh khó khỏi, chỉ uống thuốc mầu vô đắc chánh quán kia, mỗi mỗi qua đều trịđược lành, hoặc một thang liền khỏi, nhiều cũng không uống quá mười hai thangliền được khang kiện. Đây là hành khởi giải tuyệt, mở dây cởi trói, bỏ tất cảhý luận phân biệt, không các pháp chấp, thêm dễ chứng hội. Vì cớ sao ? Bởi ybiến kế sở chấp là chỗ rất gần, khiến đó lần lần lìa xa, rốt sau ngộ nhập mé viênthành thật, biển tánh thênh thang, nương nguyện dạo đi, thành công diệu dụngcủa nó, đủ muốn nhìn tột muôn dặm, thẳng lên tận ngôi lầu tối cao. Tam Luận làyếu điểm tông Bát Nhã. Thập Nhị Môn Luận thực là gốc quyết trạch của Tam Luận,nghiên cứu phát huy, thật không nên lơ là vậy. Xem đây cốt an trụ vô sanh phápnhẫn, trách nhiệm khiến người thấm nhuần pháp huệ, lại mong người thấy nghe,tin càng mở rộng, đập mười hai nhơn duyên thảûy thành bụi bặm, dìu mười hailoài hữu tình đồng lên Diệu Giác. Đâu những đọc Thập Nhị Môn Luận tự được thọdụng mà thôi sao?