Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài giảng cuối cùng (sách)

09/05/201101:29(Xem: 19122)
Bài giảng cuối cùng (sách)


bai giang cuoi cung cover_1Người cha của ba đứa con nhỏ chỉ còn vài tháng để sống những tháng ngày còn lại của cuộc đời mình.

Bài giảng dài 76 phút là một ngày trong số đó. Là di sản mà người cha muốn để lại.“Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài”. Bài giảng không nói về cái chết; trẻ trung và tươi vui ông nói về niềm vui cuộc sống, về sự trung thực, lòng biết ơn, về những ước mơ tuổi thơ và nghị lực vun đắp ước mơ thành hiện thực. Bài giảng được ghi hình gây xúc động và truyền cảm hứng cho hàng triệu người nghe. Tính đến ngày 9-10-2009, đã có gần 10.500.000 lượt xem đoạn ghi hình bài giảng này trên YouTube.

Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.

Một cuộc đời đã khép lại, nhưng với Bài giảng cuối cùng, người thầy - người cha ấy đã thật sự bước vào một tương lai mà ông chẳng bao giờ còn được thấy.

T.N.

Mẹ tôi là một giáo viên dạy tiếng Anh khá khắt khe và cổ điển. Bà nghiêm khắc với học sinh, chấp nhận việc các phụ huynh ta thán bà đã đòi hỏi quá nhiều ở con cái họ. Làm con, tôi biết về những yêu cầu cao của mẹ, và thấy đó là vận may của mình.

Cha tôi là nhân viên y tế, ông tham gia Thế chiến II. Ông lập một nhóm phi lợi nhuận giúp trẻ em nhập cư học tiếng Anh. Để kiếm sống, ông có một doanh nghiệp nhỏ bán bảo hiểm ôtô trong nội thành Baltimore. Khách hàng của ông phần lớn là những người nghèo có hồ sơ tín dụng kém, hoặc ít tiền. Ông luôn cố tìm cách kiếm ra bảo hiểm để họ được phép lái xe.

Với cả triệu lý do, cha tôi là vị anh hùng của tôi.

Tôi lớn lên khá thoải mái trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Columbia, bang Maryland. Tiền chưa bao giờ là một vấn đề trong nhà, chủ yếu do cha mẹ tôi không có nhu cầu chi tiêu nhiều. Họ sống rất thanh đạm. Chúng tôi ít đi ăn tiệm, tới rạp xem phim một hoặc hai lần mỗi năm. “Các con nên xem tivi - cha mẹ tôi thường nói - Nó không tốn tiền. Hoặc tốt hơn, các con nên đến thư viện mượn sách mà đọc”.

Khi tôi 2 tuổi và chị tôi 4 tuổi, mẹ đưa chúng tôi đến rạp xiếc. Lúc lên 9, tôi lại muốn đi xem. “Con không cần phải đi nữa - mẹ tôi nói - Con đã xem xiếc rồi còn gì”.

Theo chuẩn mực bây giờ điều đó có vẻ như một sự áp bức, nhưng thật ra với cách sống như vậy chúng tôi đã có một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi thấy mình thành đạt trong cuộc sống như ngày nay, chính bởi tôi có một người mẹ và một người cha đã làm rất nhiều việc đúng đắn.

Chúng tôi không mua sắm nhiều nhưng chúng tôi lại nghĩ về mọi thứ. Cha tôi là người ham hiểu biết thời sự, lịch sử và mọi điều liên quan tới cuộc sống. Lớn lên, tôi nhận thấy có hai loại gia đình:

1. Loại gia đình cần đến từ điển trong bữa ăn tối.

2. Loại gia đình khác.

Chúng tôi thuộc loại thứ nhất. Hầu như mỗi tối chúng tôi đều phải tham khảo cuốn từ điển để trên giá sách cách bàn ăn chừng sáu bước. “Nếu mình có câu hỏi - cha mẹ tôi nói - thì cần phải tìm câu trả lời”.

Thói quen bản năng trong gia đình tôi là không ngồi yên như những kẻ lười nhác rồi ngạc nhiên. Chúng tôi biết một cách khác tốt hơn: mở bách khoa toàn thư, mở từ điển, mở đầu óc của mình.

Cha tôi cũng là người kể chuyện rất tài, ông luôn nói mỗi câu chuyện cần được kể với một lý do. Ông thích những câu chuyện đã trở thành châm ngôn về đạo đức sống. Ông là bậc thầy về loại chuyện như vậy, và tôi đã tiếp thu được những kỹ xảo đó của ông. Bởi vậy chị tôi, Tammy, khi xem trực tuyến bài giảng cuối cùng của tôi, đã thấy miệng tôi chuyển động và nghe một giọng nói nhưng không phải là của tôi. Đó là của cha. Chị biết tôi đã sáng tạo lại khá nhiều điều chọn lọc trong sự thông thái của cha. Tôi không phủ nhận điều đó. Thật ra lúc đó tôi có cảm giác như đã đội lốt cha mình trên bục giảng.

Tôi trích dẫn cha tôi hầu như mỗi ngày. Sau này, tôi thấy mình đã trích dẫn về cha ngay cả những điều ông không nói. Theo cách nghĩ của tôi, những lời uyên bác đó vẫn có thể là của cha tôi dù ông chưa nói ra. Với tôi, ông là người biết mọi thứ.

Mẹ tôi cũng là người hiểu biết nhiều. Suốt cuộc đời, bà luôn thấy có bổn phận dẫn dắt tôi. Và tôi biết ơn về điều đó. Cho đến nay nếu ai đó hỏi rằng hồi nhỏ tôi thế nào, bà mô tả: “Tỉnh táo, nhưng không quá sớm phát triển”. Ngày nay chúng ta sống trong thời đại mà các bậc cha mẹ luôn khen con mình là thiên tài. Còn mẹ tôi coi “tỉnh táo” đã đủ như một lời khen.

Cha mẹ tôi biết cần làm gì để giúp đỡ mọi người. Ông bà luôn tìm kiếm những dự án lớn rồi dấn thân tham gia. Cha mẹ tôi đã cùng thuê ký thác một ký túc xá năm mươi phòng ở vùng nông thôn Thái Lan để giúp các em gái địa phương có điều kiện tiếp tục đến trường, thay vì phải bỏ học làm gái điếm.

Dr Randy_pausch-family

Ở tuổi 83, cha tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Biết không còn sống được lâu, ông đã đăng ký hiến xác cho các nghiên cứu y học, và đóng góp tiền để chương trình từ thiện của ông ở Thái Lan có thể tiếp tục được tối thiểu sáu năm nữa.

Nhiều người tham dự bài giảng cuối cùng của tôi bị thu hút bởi một bức ảnh tôi đưa lên màn chiếu: đó là bức ảnh chụp tôi trong bộ đồ ngủ, nằm nghiêng tựa lên khuỷu tay. Rõ ràng tôi là một cậu bé ưa những ước mơ lớn.

Thanh gỗ chắn ngang người tôi là mặt trước của chiếc giường tầng. Cha tôi, một người khá khéo tay, đã tự đóng chiếc giường đó. Nụ cười trên khuôn mặt, thanh chắn gỗ, cái nhìn trong đôi mắt: bức ảnh đó nhắc rằng tôi đã trúng xổ số cha mẹ.

RANDY PAUSCH

VŨ DUY MẪN (dịch)

______________________________

Khi thừa nhận mình là một người may mắn, Randy Pausch cũng đau đớn nhận ra cái may mắn ấy các con ông chẳng bao giờ có được. Những đứa trẻ của ông (5 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi) rồi sẽ lớn lên trong sự thiếu vắng người cha...

Randy Pausch bước vào cuộc sống của con cái mình theo cách khác, khi gửi đi một lời đề nghị.


Tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) có một chương trình mang tên “Bài giảng cuối cùng” diễn ra hàng năm. Trong đó, mỗi giáo sư được mời thuyết trình sẽ không giảng dạy những bài học thông thường, mà sẽ nói về những thất bại, thành công và những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời họ. Bài giảng ấy, đối với giáo sư Randy Pausch, là “Bài giảng cuối cùng” thật sự, được thực hiện chỉ ngay trước khi ông qua đời vài tháng. Giáo sư Randy Pausch vốn là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính, Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại học Carnegie Mellon. Ông từng cộng tác với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Adobe, Google, Electronic Arts (EA), Walt Disney Imagineering và cũng là người khởi xướng đề án Alice… Sống hạnh phúc cùng vợ và ba đứa con, một ngày nọ, cuộc sống của giáo sư đột ngột rẽ sang một hướng khác khi ông phát hiện mình có 10 khối u trong gan và mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Trải qua nhiều đợt hóa trị và những nỗ lực chống lại căn bệnh quái ác, đứng trên bờ vực của cái chết, giáo sư Randy Pausch quyết định đăng ký thực hiện “Bài giảng cuối cùng” của mình. Bài giảng đã được diễn ra vào ngày 18 tháng 9 năm 2007 trước hơn 400 khán giả tại Đại học Carnegie Mellon, nhanh chóng được lan truyền trên Youtube và thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập. Điều đặc biệt là, thay vì nói về cái chết, Giáo sư Randy Pausch đã quyết định nói về sự sống: một sự sống đầy ắp những ước mơ, niềm tin, sự hứng khởi và tình yêu mãnh liệt dành cho những gì mà một người thật sự đam mê, thật sự quý trọng trong cuộc đời. “Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi. Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ.” (Giáo sư Randy Pasuch). Và thế là, bài giảng về việc “Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ” đã được truyền tải một cách đầy dung dị nhưng cũng vô cùng xúc động, vượt xa hơn cả giá trị của một bài giảng thông thường, trở thành thứ di ngôn đầy ý nghĩa trước lúc ra đi của người giáo viên vĩ đại. Ngày hôm ấy, Randy trong trang phục là chiếc áo thun đeo huy hiệu Imagineer của Walt Disney, mang một vẻ trẻ trung và tràn đầy sức sống đã thuyết giảng về những chiêm nghiệm của chính mình, khơi nguồn cảm hứng không chỉ cho những thính giả có mặt ngày hôm đó, mà còn cho hàng triệu sinh viên, hàng triệu những người trẻ trên thế giới. Cũng sau bài giảng ấy, Giáo sư Randy Pausch cho ra mắt cuốn tự truyện “Bài giảng cuối cùng”, nơi tập hợp những câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng những triết lý sống thâm thúy và quý giá mà ông muốn để lại trước khi vĩnh viễn ra đi, gửi gắm một thông điệp được ông lấy cảm hứng từ Walt Disney: “Nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó”. Và cuộc đời của Randy Pausch cũng chính là minh chứng sống cho những gì mà ông đã đúc kết và truyền tải. Sau khi đoạn video về “Bài giảng cuối cùng” của Randy Pausch được đăng tải, trên Youtube, các trang web, blog và các kênh truyền thông tràn ngập những chia sẻ và nhắn gửi từ hàng triệu người trên thế giới đến ông. Trong đó, có cả thư của cựu tổng thống Bush: “Tôi vô cùng xúc động trước cuộc chiến dũng cảm của anh với căn bệnh ung thư. Câu chuyện phi thường của anh đã nâng đỡ cho hàng triệu con tim nước Mỹ”.

Bài viết: http://news.zing.vn/Bai-giang-cuoi-cung--Khi-su-song-khoi-sinh-tu-cai-chet-post370109.html

Nguồn Zing News

Phóng to Bìa của cuốn sách. Tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) có một chương trình mang tên “Bài giảng cuối cùng” diễn ra hàng năm. Trong đó, mỗi giáo sư được mời thuyết trình sẽ không giảng dạy những bài học thông thường, mà sẽ nói về những thất bại, thành công và những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời họ. Bài giảng ấy, đối với giáo sư Randy Pausch, là “Bài giảng cuối cùng” thật sự, được thực hiện chỉ ngay trước khi ông qua đời vài tháng. Giáo sư Randy Pausch vốn là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính, Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại Đại học Carnegie Mellon. Ông từng cộng tác với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Adobe, Google, Electronic Arts (EA), Walt Disney Imagineering và cũng là người khởi xướng đề án Alice… Sống hạnh phúc cùng vợ và ba đứa con, một ngày nọ, cuộc sống của giáo sư đột ngột rẽ sang một hướng khác khi ông phát hiện mình có 10 khối u trong gan và mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Trải qua nhiều đợt hóa trị và những nỗ lực chống lại căn bệnh quái ác, đứng trên bờ vực của cái chết, giáo sư Randy Pausch quyết định đăng ký thực hiện “Bài giảng cuối cùng” của mình. Bài giảng đã được diễn ra vào ngày 18 tháng 9 năm 2007 trước hơn 400 khán giả tại Đại học Carnegie Mellon, nhanh chóng được lan truyền trên Youtube và thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập. Điều đặc biệt là, thay vì nói về cái chết, Giáo sư Randy Pausch đã quyết định nói về sự sống: một sự sống đầy ắp những ước mơ, niềm tin, sự hứng khởi và tình yêu mãnh liệt dành cho những gì mà một người thật sự đam mê, thật sự quý trọng trong cuộc đời. “Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ - từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc - nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi. Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ.” (Giáo sư Randy Pasuch). Và thế là, bài giảng về việc “Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ” đã được truyền tải một cách đầy dung dị nhưng cũng vô cùng xúc động, vượt xa hơn cả giá trị của một bài giảng thông thường, trở thành thứ di ngôn đầy ý nghĩa trước lúc ra đi của người giáo viên vĩ đại. Ngày hôm ấy, Randy trong trang phục là chiếc áo thun đeo huy hiệu Imagineer của Walt Disney, mang một vẻ trẻ trung và tràn đầy sức sống đã thuyết giảng về những chiêm nghiệm của chính mình, khơi nguồn cảm hứng không chỉ cho những thính giả có mặt ngày hôm đó, mà còn cho hàng triệu sinh viên, hàng triệu những người trẻ trên thế giới. Cũng sau bài giảng ấy, Giáo sư Randy Pausch cho ra mắt cuốn tự truyện “Bài giảng cuối cùng”, nơi tập hợp những câu chuyện ngắn nhưng chứa đựng những triết lý sống thâm thúy và quý giá mà ông muốn để lại trước khi vĩnh viễn ra đi, gửi gắm một thông điệp được ông lấy cảm hứng từ Walt Disney: “Nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó”. Và cuộc đời của Randy Pausch cũng chính là minh chứng sống cho những gì mà ông đã đúc kết và truyền tải. Sau khi đoạn video về “Bài giảng cuối cùng” của Randy Pausch được đăng tải, trên Youtube, các trang web, blog và các kênh truyền thông tràn ngập những chia sẻ và nhắn gửi từ hàng triệu người trên thế giới đến ông. Trong đó, có cả thư của cựu tổng thống Bush: “Tôi vô cùng xúc động trước cuộc chiến dũng cảm của anh với căn bệnh ung thư. Câu chuyện phi thường của anh đã nâng đỡ cho hàng triệu con tim nước Mỹ”.

Bài viết: http://news.zing.vn/Bai-giang-cuoi-cung--Khi-su-song-khoi-sinh-tu-cai-chet-post370109.html

Nguồn Zing News

Bài giảng cuối cùng

Randy Pausch Giáo sư, Đại học Carnegie Mellon cùng Jeffrey Zaslow

Người dịch: Vũ Duy Mẫn

Dịch từ nguyên bản: The Last Lecture – Randy Pausch and Jeffrey Zaslow

HYPERION – NEW YORK – 2008

2008 Randy Pausch

Với lời cám ơn tới cha mẹ tôi, những người đã tạo điều kiện để tôi mơ ước,
và với hy vọng cho những ước mơ mà các con tôi sẽ có.

Ngày 18 tháng 9 năm 2007, Randy Pausch, giáo sư tin học Đại học Carnegie Mellon, đã thuyết trình bài giảng nhan đề “Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ” trước cử tọa hơn 400 người. Với ảnh chụp cắt lớp chiếu lên tường, Randy cho cử tọa biết căn bệnh ung thư đang tàn phá và sẽ cướp đi mạng sống của ông trong vài tháng tới. Trên bục giảng ngày hôm đó, Randy trông rất trẻ trung, đầy sức sống, đẹp trai, phấn khởi và tươi vui. Trông ông như một nhà vô địch. Nhưng đó chỉ là một khỏanh khắc ngắn ngủi, như chính ông sau này thú nhận.

Bài giảng của Randy đã trở thành một hiện tượng, giống như cuốn sách ông viết dựa trên cùng ý tưởng, ngợi ca những ước mơ mà tất cả chúng ta đều tranh đấu để biến thành hiện thực. Thật đáng buồn là cuối cùng Randy đã thua trong cuộc đấu với căn bệnh ung thư vào ngày 25 tháng 7 năm 2008. Nhưng di sản của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta và nhiều thế hệ mai sau.

*
**

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”

- Randy Pausch

*
**

Đã có nhiều giáo sư thực hiện các thuyết trình mang tựa đề “Bài giảng Cuối cùng” trước khi chia tay với giảng đường và thường nói về những thất bại cũng như những gì ý nghĩa nhất đối với họ. Và trong khi họ thuyết trình, cử tọa cũng day dứt với cùng câu hỏi: Có thể truyền đạt những thông điệp gì nếu đây là cơ hội cuối cùng của ta? Nếu ngày mai phải ra đi, thì ta muốn cái gì sẽ là di sản của ta để lại?

Khi Randy Pausch, giáo sư tin học tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông đã hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng của mình, bởi ông vừa bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông – “Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ” – không phải là về cái chết, mà lại là về việc vượt qua các trở ngại, về việc giúp cho những ước mơ của những người khác, về việc tận dụng mọi khỏanh khắc thời gian (bởi “thời gian là tất cả những gì bạn có … và một ngày nào đó bạn sẽ thấy bạn có ít hơn là bạn tưởng”). Đó là đúc kết những gì mà Randy tâm đắc. Đó là về cuộc sống.

Trong cuốn sách này, Randy Pausch đã kết hợp được sự hài hước, sự cuốn hút, và trí thông minh để làm cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng và tạo một hình ảnh khó phai mờ. Đây là cuốn sách sẽ đuợc chia sẻ bởi nhiều thế hệ tương lai.

*
**

Randy Pausch là giáo sư về Tin học, Tương tác Người Máy, và Thiết kế của Đại học Carnegie Mellon. Từ 1988 tới 1997, ông dạy tại Đại học Virginia. Ông là giáo sư và nhà nghiên cứu được nhiều giải thưởng, đã cộng tác với Adobe, Google, Electronic Arts (EA), và Walt Disney Imagineering, và khởi xướng đề án Alice. Ông sống tại Virginia với vợ và ba con.

Jeffrey Zaslow, một nhà báo của Wall Street Journal, đã dự Bài giảng Cuối cùng, và viết câu chuyện của Randy để giúp lôi cuốn được sự quan tâm rộng lớn của người đọc. Ông sống tại ngoại ô Detroit với vợ, Sherry, và các con gái Jordan, Alex, và Eden.

Mục lục

  • Lời giới thiệu
  • I.Bài giảng cuối cùng
  • II.Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ
  • III.Những phiêu lưu … và những bài học
  • IV.Tạo điều kiện cho những ước mơ của người khác
  • V.Về sống cuộc sống như thế nào
  • VI.Những lưu ý cuối cùng
  • Lời cám ơn

Lời giới thiệu

Tôi có một vấn đề kỹ thuật.

Trong khi đa phần cơ thể là khỏe mạnh, tôi có mười khối u ở gan và chỉ còn một vài tháng để sống.

Tôi kết hôn với người đàn bà lý tưởng của tôi, và là cha của ba đứa con nhỏ. Đáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc cho tôi.

Vậy, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại này như thế nào đây?

Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình. Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để việc họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.

Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra tôi có thể dạy chúng trong hai mươi năm tới đây. Các con tôi còn quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng với cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng nên hành xử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy con cái tự sống cuộc đời của chúng. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi tới việc thực hiện “bài giảng cuối cùng” tại Đại học Carnegie Mellon[1].

Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết tôi đã làm những gì ngày hôm đó. Dưới mẹo đọc một bài gỉảng hàn lâm, tôi đã thử đưa tôi vào một chíếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt trở về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ cho các con tôi. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.

Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để những điều tôi nói không trở thành buồn chán.

Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi đã bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe quanh khu tôi ở để tập luyện. Trong năm mươi ba lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để giúp chuyển những câu chuyện của tôi – có thể gọi là năm mươi ba “bài giảng” – thành cuốn sách dưới đây.

Không có gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm cái tốt nhất như có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là những cố gắng của tôi để thực hiện chính điều đó.


[1]Carnegie Mellonlà một đại học tổng hợp ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, với hơn 10 ngàn sinh viên, 70 ngàn cựu sinh và 4 ngàn giảng viên và nhân viên. Với những chương trình nổi tiếng thế giới về nghệ thuật và công nghệ, những hợp tác liên ngành và vai trò tiên phong sáng tạo trong giáo dục, Carnegie Mellon luôn được xếp là một trường hạng đầu. (Tất cả các chú thích đều của người dịch.)

1. Con sư tử bị thương vẫn muốn gầm

Rất nhiều giáo sư đã có những buổi nói chuyện nhan đề “Bài giảng Cuối cùng”. Và có thể bạn đã dự một buổi như vậy.

Việc đó đã thành thường lệ ở các đại học. Các giáo sư được yêu cầu nói về những thất bại và về những gì có ý nghĩa nhất đối với họ. Và trong khi họ thuyết trình, cử tọa cũng day dứt với cùng câu hỏi: Có thể truyền đạt những thông điệp gì nếu đây là cơ hội cuối cùng của ta? Nếu ngày mai phải ra đi, thì ta muốn cái gì sẽ là di sản của ta để lại?

Từ nhiều năm nay, Carnegie Mellon có chương trình “Bài giảng Cuối cùng.” Vào thời điểm ban tổ chức yêu cầu tôi tham gia, họ đã đổi tên chương trình thành “Những Hành trình,” chọn một số giáo sư thuyết trình các suy nghĩ về những hành trình cá nhân và nghề nghiệp của họ. Đó chẳng phải là một tiêu đề thật thú vị, nhưng tôi đã nhận lời và được xếp lịch thuyết trình tháng Chín.

Thời điểm này, tôi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy (pancreatic), nhưng vẫn lạc quan. Biết đâu, tôi thuộc những người may mắn sẽ sống sót.

Trong khi đang chữa trị, ban tổ chức chương trình gửi mấy e-mail hỏi tôi “Ông sẽ thuyết trình về cái gì?”. “Xin hãy cho một tóm tắt.” Có những quy định không thể bỏ qua được, kể cả khi ta đang bận rộn với những việc khác, chẳng hạn như đang cố gắng để thoát chết. Giữa tháng Tám, tôi được báo là cần phải in một áp phích về bài giảng của tôi, do vậy tôi phải quyết định về chủ đề.

Và cũng đúng tuần lễ đó, tôi nhận được tin phương thức điều trị gần đây nhất của tôi không đạt hiệu quả. Tôi chỉ còn vài tháng để sống.

Tôi biết tôi có thể hủy bài giảng. Mọi người sẽ cảm thông. Bỗng nhiên, tôi thấy còn biết bao việc khác cần phải hoàn thành. Tôi phải đối diện với nỗi đau của mình và với nỗi buồn của những người yêu thương tôi. Tôi phải dành tâm sức để thu xếp ổn thỏa các công việc gia đình. Mặc dù thế, tôi vẫn không thể dứt bỏ được ý tưởng thực hiện bài giảng. Tôi bị kích thích bởi ý nghĩ mình sẽ làm một bài giảng mà nó thực sự là bài giảng cuối cùng. Tôi sẽ nói những gì? Những điều đó sẽ được đón nhận ra sao? Liệu tôi có thể thực hiện nó một cách trọn vẹn không?

“Họ sẽ cho anh rút lui,” tôi nói với Jai, vợ tôi, “nhưng thật tình là anh muốn thực hiện nó.”

Jai (phát âm là “Jay”) luôn là cổ động viên của tôi. Khi tôi yêu thích điều gì, thì cô cũng yêu thích điều đó. Tuy nhiên cô đã hoài nghi toàn bộ ý tưởng về bài giảng cuối cùng này. Chúng tôi vừa chuyển từ Pittsburgh[1] về vùng Đông Nam Virginia[2] để sau khi tôi mất, Jai và các con được ở gần gia đình bên cô. Jai thấy tôi nên dành khỏan thời gian rất quý báu của mình cho các con, hoặc để thu xếp chỗ ở mới, thay vì phung phí cho việc soạn bài giảng và bay tới Pittsburgh để thuyết trình.

“Cứ cho là em ích kỷ,” Jai bảo tôi. “Nhưng em muốn có anh. Bất cứ khoản thời gian nào anh dành cho việc chuẩn bị bài giảng đều là khoản thời gian đánh mất, vì những lúc đó anh sẽ tách khỏi các con và em.”

blank

Logan, Chloe, Jai, tôi và Dylan.

Tôi hiểu suy nghĩ của Jai. Kể từ lúc bị bệnh, tôi đã hứa với mình là phải chiều ý Jai và làm theo những mong muốn của cô. Tôi thấy trách nhiệm của mình là làm tất cả những gì có thể được để giảm bớt những gánh nặng mà bệnh tật của tôi đã mang đến cho cuộc đời cô. Đó là lý do tôi đã dành thật nhiều thời giờ để sắp xếp cho tương lai thiếu vắng tôi của gia đình. Vậy mà tôi vẫn không thoát được khỏi sự thôi thúc thuyết trình bài giảng cuối cùng.

Trong sự nghiệp khoa học của mình, tôi đã có một số buổi thuyết trình khá thú vị. Nhưng được coi là người thuyết trình giỏi nhất của khoa Tin học, thì cũng giống như được coi là người cao nhất trong Bảy Chú Lùn. Lúc đó, tôi có cảm giác mình còn có nhiều khả năng hơn, nếu quyết tâm, tôi có thể đề xuất cho mọi người một điều gì đó thật sự đặc biệt. “Sự thông thái” là một từ nặng ký, nhưng có thể đó chính là nó.

Jai vẫn không hài lòng. Cuối cùng chúng tôi đưa chuyện này ra bàn với Michele Reiss, bác sĩ tâm lý mà chúng tôi đã bắt đầu gặp gỡ từ mấy tháng trước. Bà chuyên giúp các gia đình khi họ có một thành viên mắc bệnh hiểm nghèo.

“Tôi biết Randy,” Jai nói với bác sĩ Reiss. “Anh ấy say công việc. Tôi biết anh ấy sẽ ra sao khi bắt đầu việc soạn bài giảng. Nó sẽ choán hết mọi thứ.” Bài giảng, cô tranh luận, sẽ là một sự phân tâm không cần thiết đối với biết bao việc chúng tôi phải làm lúc này.

Một điều nữa làm Jai thất vọng: để thuyết trình đúng kế hoạch, tôi phải bay tới Pittsburgh ngày hôm trước, đúng vào sinh nhật lần thứ bốn mươi mốt của Jai. “Đó là sinh nhật cuối cùng của em mà chúng mình cùng kỷ niệm với nhau,” cô nói với tôi. “Anh thực sự sẽ bỏ đi đúng vào sinh nhật của em ư?”

Chắc chắn, phải rời bỏ Jai vào ngày đó là thật đau khổ. Tuy thế, tôi vẫn không thoát được ý nghĩ về bài giảng. Tôi coi đó là thời khắc cuối cùng trong sự nghiệp của mình, là một cách để nói lời từ biệt với bạn bè và đồng nghiệp. Tôi tưởng tượng việc thuyết trình bài giảng cuối cùng cũng giống như việc một cầu thủ bóng chày[3] (baseball) kết thúc sự nghiệp bằng bàn đưa quả bóng về đích. Tôi rất thích cảnh cuối trong phim The Natural[4], khi cầu thủ cao niên Roy Hobbs[5], người thấm máu, đánh đường bóng tuyệt đẹp để ghi bàn.

Bác sĩ Reiss lắng nghe Jai và tôi. Bà nói, ở Jai, bà thấy một người phụ nữ mạnh mẽ, đáng yêu, muốn dành nhiều năm tháng để xây đắp một cuộc sống trọn vẹn với chồng và để nuôi con khôn lớn. Còn ở tôi, bà thấy một người đàn ông chưa hoàn toàn sẵn sàng rút lui về cuộc sống ở nhà, và chắc chắn là chưa sẵn sàng để leo lên giường bệnh. “Bài giảng này là lần cuối cùng để nhiều người mà tôi quí mến có thể nhìn thấy tôi bằng da thịt,” tôi nói dứt khoát với bà. “Tôi có một cơ hội để suy nghĩ về những gì là thật sự có ý nghĩa đối với tôi, để chốt kết những gì mọi người sẽ nhớ về tôi, và để làm bất cứ điều gì tốt trước khi tôi đi xa.”

Đã hơn một lần, bác sĩ Reiss thấy Jai và tôi ngồi trên ghế phòng khám của bà, nắm chặt tay nhau, cả hai cùng trào nước mắt. Bà nói bà thấy chúng tôi thật tôn trọng nhau, và bà rất xúc động bởi sự cố gắng của chúng tôi để sống trọn vẹn những ngày cuối cùng. Nhưng bà cũng nói không phải trách nhiệm của bà để cân nhắc xem tôi có nên thực hiện bài giảng hay không. “Anh phải tự quyết định lấy việc này,” bà nói, và động viên chúng tôi hãy thực sự lắng nghe nhau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho cả hai người.

Do tính trầm lặng của Jai, tôi biết mình cần trung thực xem lại những động cơ của mình. Tại sao buổi thuyết trình này lại quan trọng đối với tôi như vậy? Có phải đó là một cách để nhắc nhở tôi và mọi người rằng tôi vẫn còn sống? Để chứng tỏ tôi vẫn còn dũng khí để làm việc? Có phải đó là sụ thôi thúc gây chú ý để khoe khoang một lần cuối? Câu trả lời là đúng đối với tất cả. “Một con sư tử bị thương muốn biết nó có còn gầm nổi không,” tôi nói với Jai. “Đó là phẩm giá và lòng tự trọng, không hẳn giống như tính kiêu căng.”

Ngoài ra cũng còn một việc nữa. Tôi phải bắt đầu coi bài giảng là một phương tiện cho tôi bước vào tương lai mà tôi sẽ không bao giờ được thấy.

Tôi nhắc Jai về tuổi của các con: năm, hai và một. “Xem này,” tôi nói. “Với năm tuổi, anh chắc Dylan lớn lên sẽ có vài ký ức về anh. Nhưng, nó sẽ thật sự nhớ được bao nhiêu? Em và anh, mình còn nhớ những gì lúc mình năm tuổi? Liệu Dylan có nhớ anh đã chơi với nó như thế nào, hay nó và anh đã cười đùa với nhau về những gì? Chắc là sẽ rất mơ hồ.”

“Còn với Logan và Chloe thì sao? Chắc chúng sẽ chẳng có ký ức nào cả. Hoàn toàn không. Nhất là Chloe. Và anh có thể nói với em rằng: khi các con lớn thêm, chúng sẽ trải qua giai đoạn có nhu cầu bức thiết để hỏi em: “Ai là cha của con? Cha con là người như thế nào?” Bài giảng này có thể giúp cho chúng một câu trả lời.” Tôi nói với Jai tôi sẽ đảm bảo để Carnegie Mellon ghi hình buổi thuyết trình. “Anh sẽ có một đĩa hình cho em. Khi các con lớn hơn, em có thể cho các con xem. Nó sẽ giúp chúng hiểu anh là ai và anh yêu quý những gì.”

Jai nghe tôi, rồi đặt câu hỏi rất hiển nhiên. “Nếu anh có những điều cần nói với các con, hoặc những lời khuyên nhủ chúng, sao không dùng máy quay để ghi băng ngay ở nhà?”

Có thể cô đã thuyết phục được tôi. Hoặc có thể không. Như con sư tử sống trong rừng, nơi ở thiên nhiên của tôi vẫn là trong khuôn viên đại học, trước mặt các sinh viên. “Một điều anh đã học được,” tôi nói với Jai, “là sẽ chẳng thiệt hại gì khi những điều cha mẹ nói với con cái được thêm người ngoài phê chuẩn. Nếu cử tọa của anh tán thưởng và vỗ tay đúng lúc, thì sẽ góp thêm sức nặng cho những gì anh muốn nói với các con.”

Jai cười với tôi, người đàn ông đang chết dần của cô, và cuối cùng đã chấp thuận. Cô biết tôi ao ước tìm cách để lại một di sản cho các con. OK. Có lẽ bài giảng này sẽ là một phương cách để làm điều đó.

Và như vậy, với đèn xanh của Jai, tôi đã có một thách thức trước mặt. Làm thế nào để biến bài giảng hàn lâm thành thứ tiếng dội, vang vọng đến các con tôi trong một thập kỷ hay lâu hơn nữa?

Tôi không muốn bài giảng tập trung vào căn bệnh của mình. Trường thiên bệnh tình của tôi đã là như vậy, và tôi đã trải nghiêm nó. Tôi không muốn đưa ra những tranh luận, như, tôi đã đương đầu với bệnh tật ra sao, hoặc nó đã cho tôi những viễn cảnh mới nào. Nhiều người có thể trông đợi bài thuyết trình là về cái chết. Nhưng nó phải là về sự sống.

“Cái gì làm tôi thành độc đáo?”

Đó là câu hỏi tôi thấy bắt buộc cần đề cập. Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp tôi hình dung mình cần nói những gì. Ngồi cùng Jai chờ kết quả xét nghiệm trong phòng đợi ở Johns Hopkins[6], tôi nói những suy nghĩ của mình với cô.

“Ung thư không làm anh thành độc đáo,” tôi nói. Không phải tranh cãi gì về điều này. Mỗi năm, hơn 37 ngàn người Mỹ bị mắc bệnh ung thư tụy.

Tôi ngẫm nghĩ để tự xác định mình: là một thầy giáo, một nhà tin học, một người chồng, một người cha, một người con, một người bạn, một người em, một người tư vấn (mentor) cho sinh viên. Tất cả các vai đó tôi trân trọng. Nhưng, có vai nào đã làm tôi thành người đặc biệt?

Vì luôn có ý thức nghiêm túc về chính mình, tôi biết bài giảng này cần nhiều thứ hơn là một sự phách lối táo bạo. Tôi tự hỏi: “Tôi thật sự có gì để truyền đạt?”

Rồi ngay tại phòng đợi, tôi đột nhiên biết rất chính xác đó là cái gì. Nó đến với tôi như một tia chớp: Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ… và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ – từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc – nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi. Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ.

Có mang theo máy tính tới phòng đợi, và được khích động bởi sự hiển linh, tôi gõ nhanh một e-mail cho ban tổ chức. Tôi nói cuối cùng tôi đã có tiêu đề bài giảng cho họ. “Tôi xin lỗi về sự chậm trễ,” tôi viết. “Hãy gọi bài giảng là: ‘Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ.’”


2. Cuộc đời của tôi trong chiếc máy tính

Có thể sắp xếp lại chính xác các ước mơ tuổi thơ của mình như thế nào? Làm sao để mọi người có thể liên kết được với những ước mơ tuổi thơ của họ? Là một nhà khoa học, trước đây tôi đã không mấy để ý tới những câu hỏi như vậy.

Bốn ngày liền, tôi ngồi bên máy tính trong ngôi nhà mới ở Virginia, quét ảnh để chuẩn bị bài thuyết trình bằng PowerPoint[7]. Tôi quen tư duy trực quan, nên bài thuyết trình sẽ không cần văn bản. Tôi thu thập 300 ảnh của gia đình, sinh viên và đồng nghiệp, cùng những hình đặc sắc có thể minh họa cho những mơ ước tuổi thơ. Tôi ghi vài lời lên mỗi hình để khi đứng trên bục giảng, chúng sẽ nhắc tôi cần nói những gì.

Trong khi chuẩn bị bài, cứ chín mươi phút tôi lại đứng dậy chơi với các con. Jai thấy sự cố gắng của tôi, nhưng vẫn nghĩ tôi đã dành quá nhiều thời gian cho bài giảng, nhất là lại vào lúc chúng tôi vừa chuyển tới ngôi nhà mới. Cô muốn tôi phải sắp xếp những thùng đồ còn chất ngổn ngang quanh nhà.

Lúc đầu Jai không định dự buổi thuyết trình. Cô thấy cần ở lại Virginia với các con và giải quyết một đống thứ phát sinh do việc chuyển nhà. Còn tôi thì vẫn kiên trì nhắc “Anh muốn em có mặt.” Sự thực là tôi hết sức cần cô ở đó. Cuối cùng cô đồng ý sẽ bay tới Pittsburgh vào sáng ngày tôi thuyết trình.

Tôi phải tới Pittsburgh trước một ngày, do vậy, lúc 1 giờ 30 chiều 17 tháng Chín, ngày Jai tròn bốn mươi mốt tuổi, tôi hôn tạm biệt vợ và các con rồi lái xe ra sân bay. Chúng tôi đã kỷ niệm sinh nhật Jai ngày hôm trước với bữa liên hoan nhỏ ở nhà anh của cô. Dù vậy, việc lên đường của tôi vẫn là một nhắc nhở không vui với Jai rằng cô sẽ không có tôi cho sinh nhật này và tất cả các sinh nhật kế tiếp.

Tới Pittsburgh, tôi được Steve Seabolt đón tại sân bay. Anh là bạn tôi, vừa từ San Francisco[8] bay đến. Chúng tôi thân thiết nhau từ mấy năm nay, khi tôi làm việc trong thời gian nghỉ sabbatical[9] tại Electronic Art, một hãng làm các trò chơi video, nơi anh là một giám đốc. Chúng tôi đã trở thành thân thiết như anh em.

Steve và tôi ôm chào nhau, thuê một chiếc xe, vừa lái vừa kể những chuyện vui. Steve nói anh vừa đến nha sĩ còn tôi thì khoác lác rằng sẽ không bao giờ cần tới bác sĩ răng nữa.

Chúng tôi dừng lại ở một quán ăn nhỏ. Tôi đặt máy tính lên bàn, lướt nhanh qua các hình của bài thuyết trình, nay đã được cắt xuống còn 280. “Vẫn còn dài quá,” Steve nói. “Mọi người sẽ chết mất khi cậu kết thúc bài giảng.”

Người phục vụ, một cô gái tóc vàng độ tuổi ba mươi đang mang thai, tới bàn đúng lúc bức ảnh chụp các con tôi ở trên màn hình. “Các cháu bé thật xinh,” cô nói, và hỏi tên các con tôi. Tôi bảo cô: “Đây là Dylan, Logan, Chloe, …” Cô nói con gái cô cũng tên Chloe, và cả hai chúng tôi cùng cười vì sự trùng lặp đó. Steve cùng tôi tiếp tục xem các hình trên PowerPoint.

Khi cô gái mang thức ăn tới, tôi chúc mừng cô sắp có con. “Chắc chắn là cô rất vui mừng,” tôi nói.

“Không hẳn như vậy,” cô đáp. “Đó chỉ là một sự ngẫu nhiên.”

Khi cô bước đi, tôi ngạc nhiên về sự thẳng thắn của cô. Lời nói ngẫu hứng của cô nhắc nhở tôi về những nhân tố ngẫu nhiên tham gia vào cả sự sinh ra với cuộc sống … và sự ra đi vào cõi chết. Đây là người đàn bà, có một đứa con qua một sự ngẫu nhiên, mà chắc chắn cô sẽ yêu thương nó. Còn với tôi, qua sự ngẫu nhiên của căn bệnh ung thư, tôi sẽ phải bỏ lại ba đứa con lớn lên thiếu vắng tình thương yêu của cha.

Một tiếng sau, một mình trong phòng khách sạn, với những ý nghĩ về các con vẫn mung lung trong đầu, tôi tiếp tục cắt bớt và sắp xếp lại các hình cho bài giảng. Kết nối internet vô tuyến trong phòng không được tốt đã gây khó khăn cho việc tìm kiếm tư liệu trên mạng. Thêm nữa, tôi bắt đầu thấy hiệu ứng của đợt hóa trị liệu từ mấy ngày trước. Tôi bị chuột rút, buồn nôn và đau bụng.

Làm việc tới nửa đêm, tôi thiếp đi, rồi hốt hoảng tỉnh dậy lúc 5 giờ sáng. Một phần trong tôi đã hoài nghi liệu bài nói chuyện có được xuôn xẻ. Tôi nghĩ: “Đó là hậu quả của tham vọng muốn nói về cả cuộc đời của mình chỉ trong một tiếng đồng hồ!”

Tôi vẫn loay hoay, cân nhắc, sắp xếp lại các hình. Tới 11 giờ, tôi thấy mọi thứ sáng sủa, mạch lạc hơn. Tất cả rồi sẽ ổn. Tôi đi tắm và mặc đồ. Cuối buổi sáng, Jai từ sân bay tới, rồi cùng ăn trưa với Steve và tôi. Chúng tôi có một cuộc trao đổi nghiêm túc, Steve hứa sẽ giúp quan tâm tới Jai và các con tôi.

1 giờ 30 chiều, một phòng máy tính, nơi tôi đã làm việc rất nhiều thời gian ở đó, được dành để vinh danh tôi; tôi chứng kiến lễ kéo rèm trương tên tôi trên cửa. 2 giờ 15, ngồi trong phòng làm việc, tôi lại cảm thấy thật kinh khủng – hoàn toàn mệt mỏi và kiệt quệ, tưởng lúc lên bục giảng, chắc sẽ phải đóng bộ tã dành cho người lớn mà tôi đã cẩn thận mang theo.

Steve bảo tôi cần nghỉ một chút trên ghế đi văng và tôi đã nằm xuống, nhưng vẫn đặt máy tính trên bụng để xem lại bài thuyết trình. Tôi cắt thêm sáu mươi hình nữa.

Lúc 3 giờ 30, một vài người đã bắt đầu xếp hàng đợi vào nghe tôi nói. 4 giờ, đứng dậy khỏi ghế, tôi thu mấy thứ đồ, rảo bước qua khuôn viên đại học để tới giảng đường. Còn gần một giờ nữa, tôi sẽ phải lên bục giảng.


3. Con Voi ở trong Phòng

Jai đã đợi ở sảnh, giảng đường chật tới mức bất ngờ – 400 người. Khi tôi bước lên bục để chuẩn bị các thứ, Jai thấy tôi khá bối rối. Tôi không hề tìm bắt ánh mắt của một ai. Cô biết tôi không dám hướng về đám đông, vì như vậy tôi có thể bắt gặp một người bạn, hoặc một sinh viên cũ, và tôi sẽ quá xúc động bởi những giao tiếp ánh mắt đó.

Có tiếng xì xào nơi thính giả. Với những ai tò mò tới để xem một người bị ung thư tụy trông ra sao, chắc sẽ có câu hỏi: đó có phải là tóc thật của tôi không? (Vâng, tôi vẫn còn nguyên tóc qua hóa trị liệu.) Liệu họ có thể cảm nhận là tôi đã rất gần kề cái chết khi nghe tôi nói? (Câu trả lời của tôi: “Hãy đợi xem!”)

Chỉ còn vài phút nữa là bắt đầu, tôi vẫn duyệt lại bài, xóa đi vài hình, sắp xếp lại vài hình khác. Tôi vẫn tiếp tục rà soát cho tới khi có người nào đó nhắc: “Chúng ta đã sẵn sàng.”

Tôi không mặc com lê, không mang cà vạt, không lên bục giảng với áo vét bằng vải len có míếng lót bằng da ở khửu tay như các giáo sư vẫn thường mặc. Thay vào đó, tôi chọn bộ đồ hợp nhất với giấc mơ tuổi thơ tìm thấy trong tủ.

Đảm bảo, thoạt nhìn, tôi giống anh chàng ghi thực đơn ở một quầy ăn nhanh. Nhưng thực ra tấm hình trên chiếc áo ngắn tay tôi mặc là một biểu tượng danh dự, bởi các imagineer[10] của hãng Walt Disney[11] – đều mang nó. Năm 1995, tôi dành sáu tháng nghỉ sabbatical để làm việc như một Disney imagineer. Đó là một điểm sáng của cuộc đời tôi, sự hoàn tất của một ước mơ tuổi thơ. Đó là lý do tại sao tôi lại đeo biển tên “Randy” hình bầu dục được cấp lúc làm việc ở Disney. Tôi muốn tôn vinh kinh nghiệm sống này, và tôn vinh chính Walt Disney, người đã nói câu nổi tiếng, “Nếu bạn dám mơ ước điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó.”

Tôi cám ơn thính giả đã tới dự, mở đầu bằng vài câu đùa, rồi nói: “Tôi xin nói để nếu có ai đó ở đây chưa rõ ngọn nguồn, rằng, khi có một con voi ở trong phòng, thì cần giới thiệu nó, cha tôi thường bảo tôi như vậy. Nếu nhìn các ảnh chụp cắt lớp (CT scans[12]), các bạn sẽ thấy có khoảng mười khối u ở gan của tôi, các bác sĩ nói tôi chỉ còn ba tới sáu tháng khỏe mạnh. Đó là một tháng trước đây. Vậy các bạn có thể làm phép tính.”

Tôi chiếu một hình lớn ảnh chụp cắt lớp gan lên tường. Hình mang tựa đề “Con voi ở trong phòng” và tôi vẽ thêm các mũi tên đỏ trỏ vào từng khối u.

Tôi cho hình dừng lại để cử tọa có thể đếm các khối u. “Đúng vậy,” tôi nói. “Đó là sự thật. Chúng ta không thay đổi được, chỉ có thể quyết định phải ứng xử ra sao. Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”

Lúc đó, tôi thực sự cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, như Randy của ngày xưa, không ngại ngần trước đám đông thính giả. Tôi biết tôi trông vẫn khá sung sức, và một số người còn khó nhận biết là tôi đã kề gần cái chết. Vậy nên tôi đề cập tới điều này. “Nếu tôi không tỏ ra ốm yếu hoặc buồn rầu như lẽ ra phải thế, thì tôi xin lỗi đã làm các bạn thất vọng,” tôi nói, và sau trận cười của cử tọa, tôi tiếp: “Xin cam đoan, tôi không phủ nhận. Không phải là tôi không biết điều gì đang xảy ra.”

“Gia đình tôi – ba con tôi, vợ tôi – chúng tôi vừa trốn chạy. Chúng tôi mua một ngôi nhà rất đáng yêu ở Virginia, và chúng tôi làm điều này, bởi nơi đó sẽ là chỗ ở tốt hơn cho gia đình trong tương lai.” Tôi chiếu hình ngôi nhà ngoại ô chúng tôi vừa mua. Trên bức hình ghi hàng chữ: “Tôi không phủ nhận.”

Jai và tôi quyết định nhổ rễ, rời bỏ ngôi nhà và bạn bè mà chúng tôi yêu quý. Chúng tôi gói ghém mọi thứ, ném mình vào cơn bão tố của việc di chuyển, thay vì chôn chân ở Pittsburgh, chờ tôi chết. Chúng tôi chuyển nhà vì biết rằng khi tôi mất đi, Jai và các con sẽ cần sống gần gia đình lớn của cô để có thể nhận được sự giúp đỡ và thương yêu của họ.

Tôi cũng muốn cử tọa thấy tôi vẫn khỏe mạnh và lạc quan. Cơ thể tôi bắt đầu hồi phục sau đợt hóa trị liệu và phóng xạ kéo dài. Tôi đang trong giai đoạn điều trị duy trì. “Lúc này sức khỏe tôi rất tốt,” tôi nói, “Tôi nghĩ đúng như vậy, sự vĩ đại nhất của ảo giác mà các bạn có thể thấy là tôi thật sự khỏe mạnh. Đúng ra, tôi còn khỏe hơn hầu hết các bạn ở đây.”

Tôi bước qua một bên, tới giữa bục giảng. Vài tiếng trước đó, tôi không dám chắc có đủ sức để làm nổi việc sắp làm, nhưng giờ đây, tôi thấy hoàn toàn tin tưởng. Tôi cúi xuống sàn, và bắt đầu làm các động tác chống tay.

Trong tiếng cười vui và vỗ tay ngạc nhiên của cử tọa, tôi gần như đọc được vẻ lo lắng của mọi người. Đây không phải là một người đang chết. Đây đúng là tôi. Tôi đã có thể bắt đầu.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[1] Pittsburghlà thành phố lớn thứ hai của bang Pennsylvania với dân số 313 ngàn người và diện tích 55,5 dặm vuông. Khu chính của thành phố là vùng tam giác nơi hai con sông Allegheny và Monongahela gặp nhau để tạo thành sông Ohio. Thành phố có 151 ngôi nhà chọc trời, 446 chíếc cầu, hai tuyến đường sắt, và một pháo đài từ thời cổ. Pittsburgh nổi tiếng với tên gọi “Thành phố Cầu” và “Thành phố Thép” do có nhiều cầu và là nơi có công nghiệp luyện thép phát triển.

[2] Bang Virginiacủa Hoa Kỳ trên bờ Atlantic, giáp ranh các bang North Carolina và Tennessee về phía nam, Kentucky về phía tây, West Virginia về phía tây bắc, và Maryland và District of Columbia về phía đông bắc. Bang được đặt theo tên Nữ hoàng Elizabeth I của Anh, người chưa bao giờ kết hôn, được gọi là ‘Nữ hoàng Đồng trinh’. Bang Virginia còn được gọi là “Old Dominion” và “Mẹ Tổng thống”, bởi là nơi sinh của tám tổng thống Hoa Kỳ.

[3] Bóng chàylà môn thể thao rất phổ biến ở Mỹ, chơi giữa hai đội, mỗi đội có chín người. Mục tiêu là ghi điểm các lần chạy (runs) bằng cách đánh một quả bóng với một cái chày và chạm một loạt bốn mốc gọi là các ô (bases) đặt ở các góc trên một sân chữ nhật chín mươi bộ (foot) vuông. Các cầu thủ của đội đánh (batting team) thay nhau đánh bóng trong khi đội chặn (fielding team) cản đối phương. Cầu thủ của đội đánh có thể dừng ở bất kỳ ô nào để ghi điểm với cú đánh của đồng đội. Hai đội thay phiên nhau, mỗi khi đội chặn loại được ba cầu thủ của đội đánh. Mỗi lượt đánh chày của một đội là một hiệp (inning); chín hiệp là một trận. Đội ghi nhiều lần chạy nhất ở cuối trận sẽ thắng.

[4] The Naturallà phim (1984) dựng theo cuốn tiểu thuyết về bóng chày có cùng tên (1952) của tác giả Bernard Malamud. Bộ phim được Barry Levinson dàn dựng với Robert Redford trong vai chính. Phim, cũng như tiểu thuyết, nói về những trải nghiệm của Roy Hobbs – một cầu thủ bóng chày “bẩm sinh” rất tài ba – kéo dài hàng thập kỷ với những thành công và thất bại.

[5] Roy Hobbs- Người hùng của The Natural. Roy rất giỏi và có nhiều tài năng thể thao, nhưng anh không thành công do có phối trộn tai hại của cái tôi, ham muốn ích kỷ, và sự ngây thơ. Khi còn là một cậu bé đang trên đường thăng tiến lên đội ngoại hạng, Roy bị Harriet Bird bắn gần tử thương. Hơn mười năm sau, Hobbs trở lại với bóng chày, tuy tuổi đã cao, nhưng tinh thần và trái tim thì vẫn trẻ trung nguyên vẹn.

[6] Johns Hopkins(1795-1873) là một thương gia giàu có, làm nhiều việc thiện nguyện và chống chế độ nô lệ của Baltimore ở thế kỷ 19. Ông được biết đến nhiều qua việc xây dựng thiện nguyện các cơ sở mang tên ông gồm Đại học Tổng hợp Johns Hopkins, Bệnh viện Johns Hopkins và Đại học Y Johns Hopkins.

[7] PowerPointlà phần mềm làm báo cáo thuyết trình của Microsoft. Là một phần của hệ thống Microsoft Office, chạy trên các hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS. PowerPoint được sử dụng rất rộng rãi và là công cụ phổ biến nhất để làm thuyết trình.

[8] San Franciscolà thành phố đông dân thứ tư ở bang California và thứ 14 ở Hoa Kỳ, với dân số ước tính năm 2007 là 765 ngàn người. Thành phố nằm trên mỏm của bán đảo San Francisco Peninsula, với Thái bình dương ở phái tây, vịnh San Francisco ở phía đông, và cầu Golden Gate ở phía bắc.

[9] Sabbaticallà một kỳ nghỉ tách khỏi công việc. Nguyên lý sabbatical có nguồn gốc ở nhiều đoạn trong kinh thánh với điều răn phải ngừng làm việc đồng áng vào mỗi năm thứ bảy. Theo nghĩa chặt chẽ, một sabbatical kéo dài một năm. Hiện nay, người ta thường lấy sabbatical, tách khỏi công việc, để hoàn tất một mục tiêu, như viết một cuốn sách, hoặc đi nghiên cứu ở một nơi khác. Trong giới hàn lâm, sabbatical thường có sau sáu năm làm việc liên tục, và thường kéo dài nửa năm với toàn bộ lương, hoặc một năm với nửa lương.

[10] Imagineer(chính thức là Walt Disney Imagineer), là nhân viên của Walt Disney Imagineering, hoặc bất kỳ nhân viên nào của The Walt Disney Company được mang chức danh này. Hầu hết các Imagineers làm việc tại trụ sở chính ở Glendale, California, để sáng tạo các ý tưởng và trò chơi cho các công viên Disney. Trong lúc thực hiện các đề án lớn, Imagineers thường làm việc tại chỗ từ sáu tháng tới một năm. Imagineers có thể bao gồm các nghệ sĩ, nhà văn, kiến trúc sư, nhà trang trí ngoại cảnh, kỹ sư, nhà xây dựng mô hình, nhà quản lý xây dựng, kỹ thuật viên và nhà thiết kế.

[11] Walter Elias Disney(sinh 5/12/1901 – mất 15/12/1966) người dành nhiều giải Oscar với tư cách là nhà sản xuất, giám đốc, người viết kịch bản, diễn viên lồng tiếng, người làm hoạt hình, doanh nhân và người làm thiện nguyện. Disney nổi tiếng về ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực giải trí trong thế kỷ hai mươi. Ông đã (cùng với em là “Roy O. Disney”) sáng lập Walt Disney Productions, một trong những hãng sản xuất phim nổi tiếng nhất thế giới. Hãng Walt Disney có doanh thu hàng năm khoảng 35 tỷ đô la Mỹ. Disney đặc biệt nổi tiếng là người sáng tạo trong họat hình và thiết kế các công viên giải trí. Ông và công sự đã phát minh nhiều hình tượng hư cấu nổi tiếng thế giới, bao gồm cả chú Mèo “Mickey Mouse”. Ông được đề cử năm mươi chín lần và được nhận hai mươi sáu giải Oscar, bao gồm cả kỷ lục bốn giải trong một năm, và giữ kỷ lục cá nhân được giải nhiều nhất và được đề cử nhiều nhất. Ông cũng đoạt bảy giải “Emmy Awards”. Tên của ông được đặt cho công viên “Disneyland Park (Anaheim)” và “Walt Disney World Resort” ở Hoa Kỳ, Nhật, Pháp và Trung Hoa.

[12] Computed tomography (CT)là một phương pháp ảnh y học. Kỹ thuật xử ký hình học số được dùng để tạo một ảnh ba chiều về hình bên trong của một vật thể từ một lượng lớn các ảnh X-quang hai chiều chụp quanh một trục quay. Chữ “tomography” có gốc Hy lạp tomos (lát cắt) và graphein (ghi).

blank

4. Xổ số Cha Mẹ

Tôi đã trúng xổ số cha mẹ.

Tôi được sinh ra cùng với một vé số trúng thưởng, đó là lý do chính để tôi có thể đạt được những ước mơ tuổi thơ của mình.

Mẹ tôi là một giáo viên dạy tiếng Anh khá khắt khe và cổ điển. Bà nghiêm khắc với học sinh, chấp nhận việc các phụ huynh ca thán bà đã đòi hỏi quá nhiều ở con cái họ. Làm con, tôi biết về những yêu cầu cao của mẹ tôi, và thấy đó là vận may của tôi.

Cha tôi là nhân viên y tế, ông tham gia Thế Chiến II và đã dự trận đánh Bulge[1]. Ông lập một nhóm phi vụ lợi (non-profit group) giúp trẻ em nhập cư học tiếng Anh. Để kiếm sống, ông có một doanh nghiệp nhỏ bán bảo hiểm ô tô trong nội thành Baltimore. Khách hàng của ông phần lớn là những người nghèo có hồ sơ tín dụng kém, hoặc ít tiền. Ông luôn cố tìm cách kiếm ra bảo hiểm để họ được phép lái xe.

Với cả triệu lý do, cha tôi là vị anh hùng của tôi.

Tôi lớn lên khá thoải mái trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Columbia[2], bang Maryland. Tiền chưa bao giờ là một vấn đề trong nhà, chủ yếu do cha mẹ tôi không có nhu cầu chi tiêu nhiều. Họ sống rất thanh đạm. Chúng tôi ít đi ăn tiệm, tới rạp xem phim một hoặc hai lần mỗi năm. “Các con nên xem ti vi,” cha mẹ tôi thường nói. “Nó không tốn tiền. Hoặc tốt hơn, các con nên đến thư viện mượn sách mà đọc.”

Khi tôi hai tuổi và chị tôi bốn tuổi, mẹ đưa chúng tôi đến rạp xiếc. Lúc lên chín, tôi lại muốn đi xem. “Con không cần phải đi nữa,” mẹ tôi nói. “Con đã xem xiếc rồi còn gì.”

Theo chuẩn mực bây giờ, điều đó có vẻ như một sự áp bức, nhưng thực ra với cách sống như vậy, chúng tôi đã có một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi thấy mình thành đạt trong cuộc sống như ngày nay, chính bởi tôi có một người mẹ và một người cha đã làm rất nhiều việc đúng đắn.

Chúng tôi không mua sắm nhiều. Nhưng chúng tôi lại nghĩ về mọi thứ. Cha tôi là người ham hiểu biết thời sự, lịch sử và mọi điều liên quan tới cuộc sống. Lớn lên, tôi nhận thấy có hai loại gia đình:

1) Loại gia đình cần đến từ điển trong bữa ăn tối.

2) Loại gia đình khác.

Chúng tôi thuộc loại thứ nhất. Hầu như mỗi tối, chúng tôi đều phải tham khảo cuốn từ điển để trên giá sách cách bàn ăn chừng sáu bước. “Nếu mình có câu hỏi,” cha mẹ tôi nói, “thì cần phải tìm câu trả lời.”

Thói quen bản năng trong gia đình tôi là không ngồi yên như những kẻ lười nhác rồi ngạc nhiên. Chúng tôi biết một cách khác tốt hơn: mở bách khoa toàn thư, mở từ điển, mở đầu óc của mình.

Cha tôi cũng là người kể chuyện rất tài, ông luôn nói mỗi câu chuyện cần được kể với một lý do. Ông thích những câu chuyện đã trở thành châm ngôn về đạo đức sống. Ông là bậc thầy về loại chuyện như vậy, và tôi đã tiếp thu được những kỹ xảo đó của ông. Bởi vậy chị tôi, Tammy, khi xem trực tuyến bài giảng cuối cùng của tôi, chị đã thấy miệng tôi chuyển động và nghe một giọng nói, nhưng không phải là của tôi. Đó là của cha. Chị biết tôi đã sáng tạo lại khá nhiều điều chọn lọc trong sự thông thái của cha. Tôi không phủ nhận điều đó. Thực ra, lúc đó tôi có cảm giác như đã đội lốt cha tôi trên bục giảng.

Tôi trích dẫn cha tôi hầu như mỗi ngày. Một phần bởi nếu bạn nói về sự khôn ngoan của chính bạn thì người khác thường khó tiêu hóa; còn nếu bạn nói về sự thông thái của một nhân vật thứ ba, thì lại tỏ ra là mình ít kiêu ngạo và dễ được chấp nhận hơn. Tất nhiên, khi có một người như cha tôi ở phía sau hậu thuẫn, bạn sẽ trích dẫn ông mỗi khi có dịp.

Cha tôi đã dạy tôi cách thương lượng trong cuộc sống. Ông nói những điều đại loại: “Không bao giờ nên làm một quyết định, cho tới khi mình bắt buộc phải làm.” Ông cũng nhắc nhở, ngay cả khi ở trên thế mạnh, trong công việc hay trong các mối quan hệ, ta vẫn phải cư xử một cách công bằng. “Bởi khi ngồi ở ghế lái xe,” ông nói, “không có nghĩa là con phải cán chết người khác.”

Sau này, tôi thấy mình đã trích dẫn cha tôi ngay cả những điều mà ông không nói. Theo cách nghĩ của tôi, những lời uyên bác đó vẫn có thể là của cha tôi, dù ông chưa nói ra. Với tôi, ông là người biết mọi thứ.

Mẹ tôi cũng là người hiểu biết nhiều. Suốt cuộc đời, bà luôn thấy có bổn phận dẫn dắt tôi. Và tôi biết ơn về điều đó. Cho đến nay, nếu ai đó hỏi rằng hồi nhỏ tôi thế nào, bà mô tả tôi “tỉnh táo, nhưng không quá sớm phát triển.” Ngày nay chúng ta sống trong thời đại mà các bậc cha mẹ luôn khen con mình là thiên tài. Còn mẹ tôi, coi “tỉnh táo” đã đủ như một lời khen.

Khi làm luận án tiến sĩ, tôi lấy môn “lý thuyết đầy đủ,”[3] mà giờ đây tôi có thể coi đó là cái tồi tệ thứ nhì trong đời, đứng sau hóa trị liệu. Khi ca thán với mẹ tôi về việc các bài kiểm tra khó và khủng khiếp ra sao, bà ghé đầu, xoa tay tôi và nói, “Mẹ biết con cảm thấy thế nào rồi. Và hãy nhớ là khi bằng tuổi con, cha còn phải đánh nhau với quân Đức.”

Sau khi tôi nhận bằng tiến sĩ, mẹ tôi đã thêm thắt vào khi giới thiệu: “Đây là con trai tôi. Cậu ấy là đốc tờ, nhưng không phải loại đốc tờ giúp người.”

Cha mẹ tôi biết cần làm gì để giúp đỡ mọi người. Ông bà luôn tìm kiếm những dự án lớn rồi dấn thân tham gia. Cha mẹ tôi đã cùng thuê ký thác một ký túc xá năm mươi phòng ở vùng nông thôn Thái Lan để giúp các em gái địa phương có điều kiện tiếp tục trường lớp, thay vì phải bỏ học làm gái điếm.

Mẹ tôi bao giờ cũng rất nhiệt thành với các việc từ thiện. Còn cha tôi luôn vui vẻ đóng góp tiền bạc, hài lòng với một chỗ ở bình dị thay vì có nhà ở ngoại ô, nơi ở mà chúng tôi ai cũng muốn. Theo nghĩa đó, cha tôi là “tín đồ Cơ đốc” chuẩn mực nhất mà tôi đã từng gặp. Ông cũng là một quán quân về bình đẳng xã hội. Khác với mẹ, cha tôi không nhiệt thành lắm với tôn giáo có tổ chức. (Chúng tôi là Presbyterians[4].) Ông tập trung quan tâm tới những tư tưởng lớn và coi sự bình đẳng là cao cả nhất trong tất cả các mục đích. Ông hy vọng rất nhiều ở xã hội, và những hy vọng của ông thường bị tiêu tan, xong ông vẫn tỏ ra lạc quan.

Ở tuổi tám mươi ba, cha tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Biết là không còn sống được lâu, ông đã đăng ký hiến xác cho các nghiên cứu y học, và đóng góp tiền để chương trình từ thiện của ông ở Thái Lan có thể tiếp tục được tối thiểu sáu năm nữa.

Nhiều người dự nghe bài giảng cuối cùng của tôi đã bị thu hút bởi một bức ảnh tôi chiếu trên tường: Đó là bức ảnh chụp tôi trong bộ đồ ngủ, nằm nghiêng dựa lên khuỷu tay. Rõ ràng tôi là một cậu bé ưa những ước mơ lớn.

blank

Thanh gỗ chắn ngang người tôi là mặt trước của chiếc giường tầng. Cha tôi, một người khá khéo tay, đã tự đóng chiếc giường đó. Nụ cười trên khuôn mặt, thanh chắn gỗ, cái nhìn trong đôi mắt của cậu bé: bức ảnh đó nhắc rằng tôi đã trúng xổ số cha mẹ.

Các con tôi có một người mẹ hết mực yêu thương chúng, sẽ dẫn dắt chúng một cách xuất sắc trên đường đời, xong chúng sẽ không có một người cha. Tôi phải chấp nhận sự thật đó, nhưng vô cùng đau đớn.

Tôi biết rằng cha tôi sẽ đồng ý với các quyết định trong những tháng cuối cùng này của tôi. Ông chắc sẽ khuyên nhủ tôi cố thu xếp ổn thỏa mọi thứ cho Jai, dành nhiều thời gian nhất như có thể cho các con – những điều mà tôi đang làm. Tôi biết ông chắc cũng sẽ hiểu ý nghĩa của việc chúng tôi dọn tới Virginia.

Tôi cũng nghĩ rằng cha tôi chắc sẽ nhắc nhở tôi rằng con cái – hơn mọi thứ khác – cần biết là cha mẹ yêu thương chúng. Cha mẹ chúng không cần phải còn sống để chứng tỏ điều đó.


5. Thang máy ở nhà trệt

Sự tưởng tượng của tôi nhiều khi người khác khó có thể hình dung được. Cuối cấp phổ thông, tôi có một thôi thúc phải thể hiện những ý tưởng nung nấu trong đầu lên các bức tường ở phòng ngủ của mình.

“Con muốn vẽ các thứ lên tường ở phòng con,” tôi xin phép cha mẹ.

“Những thứ gì?” cha mẹ tôi hỏi.

“Những gì có ý nghĩa đối với con,” tôi nói. “Những gì con nghĩ là rất hay, rất độc đáo. Rồi ba mẹ sẽ thấy.”

Giải thích như vậy là đủ với cha tôi. Đó chính là điều thật tuyệt vời ở ông. Ông động viên sự sáng tạo của tôi bằng một nụ cười khích lệ. Ông ưa thích quan sát niềm say mê của tôi đơm hoa kết trái. Ông hiểu tôi và hiểu sự cần thiết được thể hiện mình theo những cách dị thường của tôi. Do vậy cha tôi nghĩ cuộc phiêu lưu vẽ lên tường của tôi là một ý tưởng thú vị.

Mẹ tôi thì chẳng mấy thích thú, nhưng cũng dễ dãi chấp thuận khi thấy tôi quá hào hứng. Bà cũng biết cha tôi thường thắng khi tranh cãi về những việc như thế này, do vậy bà thấy nên thỏa hiệp một cách hòa bình thì hơn.

Hai ngày liền, với sự giúp đỡ của chị tôi, Tammy, và bạn tôi, Jack Sheriff, tôi đã vẽ lên tường phòng ngủ của tôi. Cha tôi ngồi đọc báo trong phòng, đợi xem tác phẩm. Mẹ tôi thì đi lại dọc hành lang, vô cùng sốt ruột. Bà theo dõi, tìm cách ngó nghiêng, nhưng chúng tôi đã cố thủ ở trong phòng. Giống như người ta nói trong phim, đây là “một việc bí mật.”

Chúng tôi đã vẽ những gì?

Tôi vẫn muốn vẽ một công thức bậc hai lên tường. Trong một phương trình bậc hai, số mũ lớn nhất của ẩn số là bình phương. Là một cậu bé mê học, tôi nghĩ đó là thứ xứng đáng để kỷ niệm. Ngay bên cạnh cửa, tôi vẽ:

blank
blank

Jack và tôi vẽ một cửa thang máy màu bạc thật to. Phía bên trái cửa, chúng tôi vẽ các nút bấm “Lên” và “Xuống”, và phía trên cửa thang máy, vẽ một bảng với các số tầng từ một tới sáu. Số “ba” được vẽ chiếu sáng. Chúng tôi sống trong một ngôi nhà trệt – chỉ có một tầng – nên tôi đã thực hiện việc tưởng tượng ra sáu tầng. Nhìn lại, không hiểu sao tôi không vẽ tám hay chín tầng? Nếu tôi là người mơ ước lớn, sao thang máy của tôi lại dừng ở tầng ba? Không hiểu nổi. Có thể đó là một dấu hiệu của sự cân bằng giữa mơ ước và thực tiễn trong cuộc đời tôi.

Do khả năng mỹ thuật có hạn, tôi nghĩ tốt nhất là mình vẽ mọi thứ theo kiểu hình học cơ bản. Tôi vẽ một tàu hỏa tiễn đơn giản với cánh vây. Tôi vẽ chiếc gương Bạch Tuyết với dòng chữ: “Xin nhớ, nếu tôi nói với bạn rằng bạn là người đẹp nhất, thì tức là tôi nói dối!”

Trên trần, Jack và tôi viết dòng chữ “Tôi đang bị mắc kẹt trên gác xép!” Chúng tôi viết các chữ ngược chiều, để tạo cảm giác như chúng tôi đang bị cầm tù trên đó và đang cào cấu, gào lời kêu cứu.

Vì tôi thích chơi cờ vua, Tammy đã vẽ những quân cờ (chị là người duy nhất trong chúng tôi có năng khiếu vẽ). Trong khi chị vẽ những quân cờ, tôi vẽ một chiếc tàu ngầm đang bí mật lặn trong nước, bên dưới chiếc giường tầng. Tôi vẽ một chiếc kính ngắm trồi khỏi thành giường, đang quan sát các tàu của địch.

Tôi luôn thích thú với câu chuyện về hộp Pandora, nên Tammy và tôi vẽ lại câu chuyên theo cách nghĩ của chúng tôi. Pandora, trong thần thoại Hy Lạp, được trao cho một cái hộp chứa tất cả những tội lỗi của thế gian ở bên trong. Cô đã không tuân thủ lệnh cấm mở hộp. Khi cô mở hộp ra, tội lỗi đã lan truyền đi khắp nơi. Tôi luôn hướng tới kết cục lạc quan của câu chuyện: phần để lại dưới đáy hộp là “hy vọng.” Do vậy bên trong hộp Pandera, tôi viết chữ “Hy vọng.” Jack nhìn thấy và đã không nén nổi, viết thêm chữ “Bob” phía trên chữ “Hy vọng (Hope).” Khi bạn bè tới thăm phòng tôi, họ luôn phải suy nghĩ tí chút để hình dung tại sao lại có chữ “Bob” ở đó. Rồi ai cũng tròn mắt.

Đó là những năm cuối 1970, phong trào nhảy disco đang lan tràn. Tôi viết hàng chữ “Disco tởm” trên cửa phòng. Mẹ tôi thấy hơi thô tục, nên một ngày, khi tôi không để ý, bà lấy sơn xóa chữ “tởm.” Đó là thứ duy nhất bà sửa.

Bạn bè tôi tới chơi luôn rất ấn tượng về công việc tôi làm. “Tớ không tin nổi là bố mẹ cậu cho cậu vẽ như vậy,” bạn tôi thường nói.

Thật ra, lúc đó mẹ tôi chẳng mấy thích thú, nhưng bà đã không hề sơn lại căn phòng, kể cả hàng chục năm sau khi tôi đã đi khỏi nhà. Rồi, với thời gian, phòng tôi đã trở thành tiêu điểm để bà giới thiệu mỗi khi có khách tới thăm. Mẹ tôi đã bắt đầu cảm nhận: mọi người đều thấy đó là một điều thật hay, thật độc đáo. Và họ cũng nghĩ mẹ tôi thật hay, thật độc đáo vì đã cho phép tôi làm một việc như vậy.

Với những ai ở đây là cha mẹ, nếu con bạn muốn vẽ ở phòng ngủ của chúng, thì hãy cho tôi một đặc ân, để chúng làm điều đó. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Đừng lo lắng là ngôi nhà của bạn sẽ bị mất giá.

Tôi không biết sẽ còn bao nhiêu lần về thăm lại ngôi nhà tuổi thơ của tôi nữa. Nhưng mỗi lần về đó là một phần thưởng đối với tôi. Tôi vẫn ngủ trên chiếc giường tầng do cha tôi đóng. Nhìn những bức tường kỳ thú, tôi nghĩ về việc cha mẹ đã cho tôi vẽ, và đi vào giấc ngủ với cảm giác thật may mắn và toại nguyện.


6. Đạt trạng thái không trọng lượng

Điều quan trọng là có những mơ ước cụ thể.

Khi tôi còn ở trường phổ thông, nhiều học sinh thích được trở thành nhà du hành vũ trụ. Với tôi, từ nhỏ tôi đã biết là NASA[5] sẽ không nhận tôi. Tôi nghe nói là các nhà du hành vũ trụ không thể mang kính cận. Điều đó không sao. Tôi chẳng muốn thành nhà du hành vũ trụ lắm, chỉ muốn được ở trạng thái nổi bồng bềnh.

NASA có một chiếc máy bay để giúp các nhà du hành vũ trụ thích nghi với trạng thái không trọng lượng. Mọi nguời gọi nó là “Sao chổi nôn,” mặc dù NASA đã đặt tên cho nó là “Kỳ quan Vô trọng lượng,” như một cố gắng làm lạc hướng sự chú ý đến hậu quả khó chịu của thiết bị.

Dù máy bay đuợc gọi với tên gì, thì đó vẫn là một thiết bị máy móc rất kỳ thú. Nó chuyển động theo hình cung pa ra bôn, và tại đỉnh của mỗi cung, bạn có khoảng hai mươi lăm giây trải nghiệm cảm giác tương đương với không trọng lượng. Khi máy bay lao xuống, bạn có cảm giác như đang rơi tự do, nhưng lại bị kéo lại, bay vòng quanh.

Uớc mơ của tôi trở thành khả thi, khi NASA có chương trình cho sinh viên đại học đăng ký các đề tài nghiên cứu thí nghiệm trên chiếc máy bay này. Năm 2001, nhóm sinh viên trường Carnegie Mellon của tôi đã đăng ký đề án sử dụng hiện thực ảo (virtual reality[6]).

Không trọng lượng là một hiện tượng đặc biệt, khó nhận thức được một cách thấu đáo, khi cả đời bạn sống trên trái đất. Ở trạng thái không trọng lượng, tai trong, bộ phận điều khiển sự thăng bằng, sẽ không hoàn toàn đồng bộ với những gì mà mắt bạn nhìn thấy. Và kết quả là bạn buồn nôn. Liệu hiện thực ảo có thể giúp khắc phục được điều này? Đó là câu hỏi trong đề án của chúng tôi, và đề án đã được chọn. Chúng tôi được mời tới trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston để đi thử máy bay.

Có lẽ tôi là người phấn khích hơn bất kỳ sinh viên nào của tôi. Nhưng ngay sau đó, tôi nhận được tin không vui: NASA tuyên bố rất rõ ràng là, trong mọi trường hợp, giáo viên không được bay cùng sinh viên.

Tôi vô cùng buồn chán, nhưng không vì thế mà chịu bó tay. Tôi sẽ phải tìm một con đường để đi quanh bức tường gạch này. Và tôi đã tìm thấy một cách: vì luôn coi trọng việc quảng bá, NASA sẽ cho phép một nhà báo địa phương nơi sinh viên học tới tham gia bay cùng.

Tôi gọi điện cho một viên chức NASA để hỏi số máy fax. “Anh sẽ fax cái gì cho chúng tôi?” ông ta hỏi. Tôi giải thích: đơn từ chức cố vấn sinh viên và đơn xin làm nhà báo.

“Tôi sẽ tháp tùng các sinh viên của tôi trong vai trò mới là một thành viên của giới truyền thông,” tôi nói.

Và ông ta đáp, “Việc đó khá lộ liễu, anh có thấy thế không?”

Chắc chắn rồi,” tôi nói, nhưng tôi cũng hứa với ông ta rằng tôi sẽ đưa các thông tin về thí nghiệm của chúng tôi lên mục thời sự của các trang Web, và sẽ gửi phim về các hoạt động hiện thực ảo của chúng tôi tới các nhà báo chính thống khác. Tôi biết là tôi có thể làm tốt được điều này, và đó là thương lượng thắng – thắng cho cả đôi bên. Ông ta đã đưa số máy fax cho tôi.

Ở đây có thêm một bài học: Hãy mang cái gì đó tới bàn thương lượng, bởi nó sẽ làm cho bạn được đón tiếp nhiệt thành hơn.

Kinh nghiệm của tôi với trạng thái không trọng lượng là vô cùng kỳ diệu (và tôi không bị nôn). Tôi có bị ngã và bị va đập chút ít, bởi khi kết thúc giai đoạn hai mươi lăm giây, lúc sức nặng trở lại trong máy bay, bạn sẽ thật sự trở nên nặng gấp đôi trọng lượng của bạn. Bạn có thể rớt xuống khá mạnh. Bởi vậy chúng tôi luôn luôn được nhắc nhở: “Đặt chân xuống!” Chắc chắn là bạn không muốn ngã dập cổ rồi.

Vậy là tôi đã lên được chiếc máy bay để trải nghiệm trạng thái không trọng lượng, gần bốn mươi năm sau khi ước mơ được trôi nổi bồng bềnh trở thành một trong những mục tiêu sống của tôi. Nó cũng chứng tỏ rằng, nếu tìm được một kẽ hở, bạn rất có thể tìm được một cách để trôi qua.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[1] Battle of the Bulge. Trận Ardennes(16/12/1944 – 25/01/1945) là cuộc phản công chính của Đức cuối Thế Chiến II qua vùng núi Ardennes thuộc Bỉ, Pháp và Luxembourg trên Mặt trận miền Tây. Cuộc phản công có tên Đức là Unternehmen Wacht am Rhein(Lá chắn sông Rhine). Quân đội Mỹ đặt tên cuộc phản công là Trận đánh Ardennes, nhưng được công chúng biết nhiều dưới tên Trận Bulge. “Bulge” là viết tắt tiếng Đức, chỉ đường tấn công của quân Đồng minh.

[2] Columbia.Một vùng ngoại ô của thành phố Baltimore và Thủ đô Washington, DC, hiện có hơn 97 ngàn dân.

[3] Theory Qualifier. Lý thuyết đầy đủ bao gồm ba lĩnh vực chính: 1) cấu trúc dữ liệu và thuật toán, 2) lý thuyết độ phức tạp, và 3) ô tô mát và ngôn ngữ hình thức.

[4] Presbyterian. Giáo hội Trưởng lão là giáo hội (đặc biệt là giáo hội quốc gia của Scotland) được cai quản bởi các trưởng lão, chủ trương bình đẳng về cấp bậc.

[5] The National Aeronautics and Space Administration(NASA) là cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về chương trình không gian quốc gia. NASA được thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1958 theo điều luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia. Bên cạnh chương trình không gian, NASA cũng chịu trách nhiệm về nghiên cứu dài hạn trong lĩnh vực hàng không dân sự và quân sự.

[6] Virtual reality(VR) là công nghệ cho phép người sử dụng tương tác với một môi trường, – có thật hoặc giả tưởng – được mô phỏng bởi máy tính. Phần lớn các môi trường hiện thực ảo dựa chủ yếu vào các kinh nghiệm trực giác, được hiện trên màn hình máy tính hoặc trên các kính hiển thị đặc biệt, đôi khi bao gồm cả âm thanh. Một số hệ thống phát triển còn bao gồm thông tin xúc giác, thường được biết tới như nhũng phản hồi trong các ứng dụng y tế hoặc các trò chơi. Người sử dụng có thể giao tiếp với môi trường ảo thông qua thiết bị đầu vào như bàn phím và chuột, hoặc thiết bị nhiều mốt như găng tay điện. Môi trường mô phỏng có thể giống môi trường thật, thí dụ, mô phỏng cho phi công hoặc cho huấn luyện chiến đấu, hoặc có thể rất xa thực tiễn như trong các trò chơi. Hiện còn rất khó để tạo những kinh nghiệm hiện thực ảo chất lượng cao, chủ yếu do các giới hạn kỹ thuật về tốc độ xử lý, độ phân giải ảnh và giải băng truyền. Trong tương lai, những giới hạn này sẽ được khắc phục khi có kỹ thuật xử lý, ảnh số, và truyền số liệu tốt hơn và rẻ hơn.

blank

7. Không vào được Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia

Tôi yêu thích môn bóng bầu dục [7]. Nhất là việc chặn cản bóng. Tôi bắt đầu chơi từ năm chín tuổi, và môn bóng bầu dục đã rèn luyện tôi, đã giúp hình thành con người tôi như hiện nay. Mặc dù không vào được Liên đoàn Quốc gia, nhưng đôi khi tôi nghĩ, tôi đã đạt được nhiều thứ hơn qua việc theo đuổi ước mơ này mà không hoàn tất được nó, so với việc theo đuổi và hoàn tất được nhiều ước mơ khác.

Sự gắn bó với môn bóng khởi nguồn khi cha tôi lôi kéo, thậm chí bắt ép và hò hét để tôi tham gia một đội bóng. Lúc đầu tôi hoàn toàn không muốn làm việc đó. Tôi yếu đuối, nhút nhát, và là đứa nhỏ nhất trong đám trẻ. Nỗi lo lắng đã trở thành sự sợ hãi khi tôi gặp huấn luyện viên, Jim Graham. Ông to lớn, cao hơn mét chín, vĩ đại như một bức tường. Ông từng chơi ở vị trí hậu vệ lót của đội Penn State[8] và là người vô cùng bảo thủ. Xin nhấn mạnh rằng, ông thật sự bảo thủ, thí dụ ông coi việc ném bóng về hướng vạch cuối của đối phươnglà một lối chơi mánh khóe.

Ngày tập đầu tiên, chúng tôi đều hãi tới chết. Thêm nữa, ông không mang bóng theo. Một cậu bé rốt cuộc đã thay mặt chúng tôi hỏi. “Xin lỗi ông. Sao không có bóng?”

Và ông đã trả lời, “Chúng ta đâu cần bóng.”

Tất cả chúng tôi đều im lặng, suy nghĩ về điều đó.

“Có bao nhiêu cầu thủ trên sân bóng?” ông hỏi chúng tôi.

“Mười một người mỗi đội,” chúng tôi trả lời. “Như vậy tổng cộng là hai mươi hai.”

“Và bao nhiêu người chạm bóng tại một thời điểm?”

“Một người trong số đó.”

“Đúng!” ông nói. “Vậy chúng ta sẽ tập những gì hai mươi mốt người kia cần làm.”

Nền tảng. Đó là phần thưởng lớn nhất mà huấn luyện viên Graham đã ban phát cho chúng tôi. Nền tảng, nền tảng, nền tảng. Là một giáo sư đại học, tôi thấy đây là một bài học mà rất nhiều sinh viên đã lờ đi, và chính họ luôn luôn là những người phải chịu thiệt hại. Bạn phải trau dồi nền tảng trước nhất, bởi nếu không, bạn sẽ không làm nổi bất kỳ một thứ cao siêu nào khác.

* * *

Huấn luyện viên Graham rất khắt khe với tôi. Tôi còn nhớ về một bài tập. “Em làm sai hoàn toàn rồi, Pausch. Quay trở lại! Làm lại!” Và tôi cố làm động tác mà ông muốn. Nhưng vẫn không đủ. “Pausch! Sau giờ tập, em sẽ phải bị phạt làm chống tay.”

Khi giải tán, một trợ lý huấn luyện viên bước tới tôi. “Huấn luyện viên Graham hành em khá dữ có đúng không?” ông hỏi.

Tôi gần như không còn nổi sức để thốt lên tiếng “vâng.”

“Đó là một điều tốt,” ông trợ lý nói. “Khi em làm sai mà không còn ai nói với em một điều nào nữa, thì có nghĩa là họ đã bỏ em.”

Bài học này đã lưu lại trong tôi suốt cuộc đời. Khi bạn thấy bạn làm điều gì đó xấu xa mà không ai thèm nói với bạn nữa, thì đó chắc chắn là chỗ không tốt cho bạn. Có thể bạn không muốn nghe, nhưng những lời phê bình thường cho bạn biết mọi người vẫn còn yêu mến bạn, quan tâm tới bạn, và muốn giúp bạn tiến bộ.

Ngày nay, chúng ta nói rất nhiều về việc tạo cho trẻ em lòng tự trọng. Nhưng, đó không phải là thứ có thể ban phát, mà là thứ phải tự rèn luyện và phát triển. Huấn luyện viên Graham không chiều chuộng chúng tôi. Lòng tự trọng? Ông biết chỉ có một cách để dạy trẻ tự phát triển phẩm chất này: Hãy đưa cho các em một việc mà các em không làm nổi ngay, các em sẽ phải phấn đấu cật lực cho tới khi làm được việc đó, và liên tục lặp lại quy trình này.

Khi huấn luyện viên Graham bắt đầu chú ý đến tôi, tôi là một đứa trẻ nhút nhát, không có kỹ năng gì, thể chất yếu đuối, và không cân bằng. Nhưng ông đã làm cho tôi nhận thức đuợc rằng, nếu tôi cố gắng rèn luyện, thì những điều tôi chưa làm được ngày hôm nay, tôi sẽ làm được vào ngày mai. Bây giờ, ngay cả khi vào tuổi bốn mươi bảy, tôi vẫn tự hào có thể làm được động tác đứng ba điểm không kém gì một cầu thủ tiền vệ bóng bầu dục hạng quốc gia.

Có thể bây giờ, một người như huấn luyện viên Graham sẽ bị gạt bỏ khỏi liên đoàn thể thao thanh thiếu niên, vì ông qúa nghiêm khắc và các bậc cha mẹ sẽ phản đối.

Tôi nhớ có một trận, đội chúng tôi chơi quá dở. Lúc nghỉ giữa giờ, vì vội vã để uống, chúng tôi đã cùng lao tới và gần như xô đổ thùng nước. Huấn luyện viên Graham tức giận: “Từ lúc trận đấu bắt đầu, sao bây giờ mới thấy mọi người chuyển động!” Chúng tôi đều mới mười một tuổi, chỉ biết đứng sững đó, sợ ông sẽ túm từng đứa, bẻ vụn bằng đôi bàn tay hộ pháp của ông. “Nước?” ông hét. “Mọi người muốn uống nước?” Ông nhấc bổng thùng và đổ tất cả nước xuống đất.

Chúng tôi đứng nhìn ông bỏ đi, rồi nghe ông thì thầm với một trợ lý: “Có thể đưa nước cho tuyến phòng ngự đầu. Mấy cậu đó chơi được.”

Cần phải nói rõ một điều ở đây là huấn luyện viên Graham không bao giờ gây nguy hiểm cho bất kỳ một ai. Một lý do khiến ông rất nghiêm khắc trong rèn luyện thể lực cho bọn trẻ chúng tôi, vì ông biết điều đó sẽ giúp giảm gây chấn thương. Hôm thi đấu đó là một ngày mát trời, chúng tôi lại đều đã được uống nước trong hiệp đầu. Việc tất cả cùng đổ xô tới thùng nước, chỉ chứng tỏ chúng tôi là một bầy nhóc hơn là do chúng tôi cần giải khát.

Kể cả là như vậy, nếu việc tương tự xảy ra vào thời buổi ngày nay, chắc các bậc phụ huynh đứng bên sân đã rút điện thoại di động để gọi ủy viên liên đoàn bóng, hoặc thậm chí gọi các luật sư của họ.

Thật đáng buồn là bây giờ nhiều đứa trẻ được quá nuông chiều. Nghĩ lại về sự kiện lúc nghỉ giữa giờ ngày hôm đó, tôi cảm thấy nhục nhã. Tất cả chúng tôi đã làm cho huấn luyện viên Graham thất vọng, và ông đã thể hiện cho chúng tôi biết điều đó theo một cách để chúng tôi không bao giờ quên được. Ông đã đúng. Chúng tôi đã tỏ ra dành nhiều năng lượng cho thùng nước giải khát hơn là cho trận đấu bóng. Và việc bị ông xỉ nhục đã có ý nghĩa đối với chúng tôi. Khi trở lại sân trong hiệp hai, chúng tôi đã thi đấu hết sức cố gắng.

Tuy không còn gặp huấn luyện viên Graham từ khi mười mấy tuổi, nhưng hình ảnh của ông luôn hiện lên trong trí nhớ của tôi, nhắc nhở tôi phải làm việc cố gắng hơn mỗi khi tôi định đầu hàng, nhắc nhở tôi phải phấn đấu để hoàn thiện mình hơn. Ông đã cho tôi một bài học quý giá cho suốt cả cuộc đời.

* * *

Khi gửi con cái đi chơi thể thao – bóng bầu dục, bóng đá, bơi, v.v. – phần đông chúng ta không chỉ vì muốn chúng học được những thứ phức tạp của môn thể thao đó.

Cái chúng ta thực sự muốn chúng học được còn quan trọng hơn nhiều: đó là tinh thần đồng đội, tính kiên trì, tinh thần thể thao, giá trị của sự nỗ lực, và khả năng ứng xử đối với các nghịch cảnh. Cái gián tiếp học được như vậy, chúng ta gọi là “giả đầu (head fake).”

Có hai loại giả đầu. Loại thứ nhất là đơn giản dễ thấy. Trên sân bóng, một cầu thủ nghiêng đầu về một hướng, làm cho bạn tưởng anh ta sẽ chạy về hướng ấy, nhưng sau đó lại chạy về hướng ngược lại. Điều đó giống như một nhà ảo thuật dùng kỹ thuật đánh lạc hướng. Huấn luyện viên Graham thường nhắc chúng tôi phải quan sát thắt lưng của đối phương. “Bụng anh ta chuyển tới hướng nào, thì anh ta cũng sẽ chuyển tới hướng đó,” ông nói.

Loại giả đầu thứ hai quan trọng hơn nhiều – đó là dạy bạn điều mà bạn không hình dung là mình đang học, cho tới khi bạn dần học được điều đó. Nếu bạn là một chuyên gia về giả đầu, mục tiêu dấu kín của bạn sẽ là để cho mọi người học điều bạn muốn họ học.

Loại học giả đầu như vậy là vô cùng thiết yếu, và huấn luyện viên Graham là một bậc thầy trong lĩnh vực này.


8. Bạn sẽ tìm thấy tôi ở vần “V”

Tôi sống trong thời đại máy tính và rất yêu thích nó. Được tiếp xúc và gần gũi với đồ họa, với màn hình máy tính và với siêu xa lộ thông tin, tôi hoàn toàn có thể hình dung một thế giới không cần giấy.

Nhưng tôi đã lớn lên trong một khung cảnh rất khác.

Năm 1960, khi tôi sinh ra, giấy là nơi để lưu trữ kiến thức. Suốt những năm 1960 và 1970, cả gia đình tôi luôn hâm mộ tâp Bách khoa Toàn thư Thế giới (World Book Encyclopedia[9]) – các bức ảnh, bản đồ, cờ của các nước khác nhau, cùng các thông tin vô cùng bổ ích về dân số, diện tích và những nét chính về từng quốc gia đã hấp dẫn tôi.

Tôi không đọc từng chữ trong từng tập của Bách khoa Toàn thư, nhưng cũng đã thử việc đó. Tôi khâm phục cách thức các đề mục được thu thập lại cùng nhau. Ai là người viết đề mục về lợn đất? Làm thế nào để các biên tập viên của World Book gọi điện tới và nói, “Ông biết về lợn đất nhiều hơn tất cả mọi người khác. Ông có thể viết một đề mục cho chúng tôi được không?” Rồi trong vần “Z”, ai đã cho rằng mình đủ là một chuyên gia về tộc Zulu[10] để viết đề mục đó? Ông hoặc bà ta có phải là một người Zulu?

Cha mẹ tôi sống thanh đạm. Không như nhiều người Mỹ khác, ông bà không bao giờ mua bất cứ một thứ gì chỉ để gây ấn tượng với người khác. Nhưng ông bà đã rất hài lòng khi mua tập Bách khoa Toàn thư Thế giới, và đã chi một khỏan tiền khá lớn, tính vào thời điểm đó. Bằng việc làm như vậy, ông bà đã cho tôi và chị tôi món quà tri thức vô giá. Ông bà cũng đặt mua các tập phát hành bổ xung. Mỗi năm, một tập về các phát minh mới và các sự kiện thời sự lại đến – đánh số 1970, 1971, 1972, 1973 – và tôi nôn nóng đợi đọc chúng. Những tập mới bao giờ cũng có các nhãn ghi bổ xung cho các đề mục trong các tâp gốc theo vần alphabet. Nhiệm vụ của tôi là gắn các nhãn này vào các trang thích hợp, và tôi luôn làm công việc này một cách rất nghiêm túc. Tôi đã giúp sắp xếp mọi thứ theo trình tự lịch sử và khoa học, làm thuận tiện cho bất cứ ai sẽ mở những cuốn sách này trong tương lai.

Do quá hâm mộ Bách khoa Toàn thư Thế giới, một ước mơ tuổi thơ của tôi là sẽ trở thành người viết bài cho nó. Nhưng đâu phải bạn có thể gọi điện tới trụ sở của World Book ở Chicago và tự đề nghị. Ngược lại World Book phải biết và tìm tới bạn mới được.

Vài năm trước đây, tin hay không tin, cú điện thoại mà tôi mong đợi cuối cùng cũng đã đến.

Theo một cách nào đó, sự nghiệp của tôi tới lúc ấy đã biến tôi đúng thành loại chuyên gia mà World Book thấy thích hợp để đề nghị viết bài. Họ không nghĩ rằng tôi là chuyên gia số một trên thế giới về hiện thực ảo. Nhân vật này sẽ rất bận rộn để họ có thể tiếp cận. Còn tôi, tôi ở mức giữa – có uy tín đủ mức … nhưng không quá nổi tiếng để có thể từ chối họ.

“Ông có muốn viết đề mục mới của chúng tôi về hiện thực ảo?” họ hỏi.

Tôi không thể nói với họ là tôi đã đợi cú điện thoại này cả cuộc đời tôi. Tất cả những gì tôi có thể nói là: “Vâng, tất nhiên!” Và tôi đã viết đề mục đó. Tôi có kèm theo một bức ảnh chụp sinh viên Caitlin Kelleher của tôi đang đội một thiết bị mũ hiện thực ảo.

Không có biên tập viên nào hỏi xem tôi đã viết những gì. Tôi giả thiết đó là cách làm việc của World Book. Họ chọn một chuyên gia, và tin tưởng vị chuyên gia sẽ không lạm dụng đặc quyền được trao.

Tôi không mua ấn bản mới nhất của Bách khoa Toàn thư Thế giới. Thực ra, sau khi đã được chọn để trở thành tác giả trong World Book, bây giờ tôi tin rằng Wikipedia[11] là nguồn hoàn toàn đủ để bạn tra cứu thông tin, bởi tôi đã biết thế nào là kiểm tra chất lượng của bách khoa toàn thư thật. Vậy mà thỉnh thoảng khi ở trong thư viện cùng các con, tôi vẫn không tránh khỏi việc tìm vần “V” (“Virtual Reality”) trong World Book để chỉ cho chúng xem đề mục mà cha của chúng đã viết.


9. Những kỹ năng để lãnh đạo

Như bao đứa trẻ Mỹ sinh năm 1960, mọt sách và sớm tinh khôn, tôi đã dành một phần tuổi thơ để mơ ước được trở thành Thuyền trưởng James T. Kirk[12], người chỉ huy của Starship Enterprise[13]. Tôi không xem tôi là Thuyền trưởng Pausch, nhưng tưởng tượng ra một thế giới mà trong đó tôi dần sẽ trở thành Thuyền trưởng Kirk.

Với những đứa trẻ giàu tham vọng và có chút ít thích thú khoa học, không có thần tượng nào lại lớn hơn James T. Kirk của Star Trek[14]. Thật ra, tôi tin một cách nghiêm túc rằng, tôi đã trở thành một người thầy, một đồng nghiệp – có thể cả một người chồng – tốt hơn, bởi đã xem cách Kirk chỉ huy Enterprise.

Hãy nghĩ xem. Nếu bạn đã coi loạt phim truyền hình này, bạn sẽ thấy Kirk không phải là người thông minh nhất trên tầu. Ông Spock, sĩ quan, là người có trí tuệ và luôn logic. Tiến sĩ McCoy có tất cả các kiến thức y học của nhân loại của những năm 2260. Scotty là kỹ sư trưởng, người có hiểu biết kỹ thuật để điều khiển con tầu, ngay cả khi bị người ngoài hành tin tấn công.

Vậy những kỹ năng của Kirk là gì? Tại sao ông lại lên tầu và được chỉ huy nó?

Câu trả lời: Đó là những kỹ năng được gọi là “sự lãnh đạo.”

Tôi đã học được rất nhiều thứ qua việc nhìn cách thức Kirk làm việc. Ông là đặc trưng của một nhà quản lý năng động, biết cách đại diện và phân quyền, có niềm say mê sáng tạo, và trông rất đẹp trong những bộ đồ ông mặc. Ông không bao giờ tự nhận là mình có nhiều khả năng hơn các thuộc cấp. Ông luôn thừa nhận họ là những người thông thạo những gì họ đang làm trong lĩnh vực của họ. Nhưng ông là người xác lập tầm nhìn, quyết định tiếng nói, và là người chịu trách nhiệm về tinh thần. Thêm nữa, Kirk có duyên tán tỉnh phụ nữ trên mọi hành tinh ông tới. Bạn cứ tưởng tượng tôi, một cậu bé mười tuổi, mang kính cận, say mê ngồi xem truyền hình ở nhà. Mỗi khi Kirk xuất hiện trên màn hình, tôi thấy ông như một vị thần Hy Lạp.

Và ông có những đồ chơi thật kỳ diệu! Khi còn là một đứa trẻ, tôi vô cùng thú vị thấy ông ở trên một hành tinh nào đó và có một chiếc máy – thiết bị liên lạc Star Trek – để nói chuyện với những người đang ở trên tầu. Bây giờ tôi cũng có một thiết bị như vậy ở trong túi. Ai biết được, chính Kirk là người đã cho chúng ta làm quen với điện thoại di động.

Vài năm trước đây, tôi nhận được một cú điện thoại (trên thiết bị liên lạc của tôi) của một tác giả từ Pittsburgh tên là Chip Walter. Ông cùng với William Shatner (diễn viên đóng vai Kirk) viết một cuốn sách về việc những thành tựu khoa học, ban đầu được tưởng tượng trong Star Trek, đã báo trước cho những tiến bộ công nghệ ngày nay như thế nào. Thuyền trưởng Kirk có mong muốn được tới thăm phòng thí nghiệm về hiện thực ảo của tôi ở Carnegie Mellon.

Ước mơ tuổi thơ của tôi là trở thành Kirk. Nhưng tôi vẫn coi ước mơ này đã trở thành hiện thực khi Shatner xuất hiện. Thật kỳ diệu được gặp thần tượng thời niên thiếu của bạn, nhưng còn kỳ diệu hơn, khi thần tượng đến với bạn để xem những công việc kỳ diệu mà bạn đang thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình.

Các sinh viên cùng tôi làm việc ngày đêm để xây dựng một thế giới hiện thực ảo giống như chiếc cầu của Enterprise. Khi Shatner tới, chúng tôi đặt chiếc “mũ – màn hình” to tướng lên đầu ông. Chiếc mũ có một màn hình ở bên trong, và khi quay đầu, ông có thể tự chứng kiến, quanh 360 độ, những hình ảnh về con tầu cũ của ông. “Trời ơi, lại còn có cả những cánh cửa thang máy,” ông nói. Và chúng tôi còn có một bất ngờ nữa cho ông: còi báo động phát tín hiệu đèn đỏ. Ngay lập tức, ông hét, “Chúng ta đang bị tấn công!”

Shatner lưu lại ba tiếng, và đặt vô số câu hỏi. Một đồng nghiệp sau này có nói với tôi: “Ông ta hỏi liên tục và hình như vẫn chưa thật thỏa mãn.”

Còn tôi thì vô cùng có ấn tượng. Kirk, ý tôi nói là Shatner, là một thí dụ điển hình về một người biết rất rõ cái gì mình không biết, sẵn sàng thú nhận điều đó, và không muốn đi, cho tới khi hiểu ra vấn đề. Với tôi, đó là một cách hành xử thật anh hùng. Tôi mong, mọi sinh viên cao học đều có thái độ như vậy.

Trong quá trình chữa trị ung thư, khi được thông báo là chỉ có 4 phần trăm bệnh nhân ung thư tụy có thể sống được năm năm, một dòng từ bộ phim Star Trek Sự Giận dữ của Khan đã ngay lập tức xuất hiện trong đầu tôi. Trong phim, các học viên của đội tầu gặp một kịch bản được mô phỏng để tập, theo đó, bất kể các học viên làm gì, toàn đội tầu sẽ bị giết. Trong phim có giải thích, khi Kirk còn là học viên, ông đã lập trình lại sự mô phỏng, bởi “ông không tin vào kịch bản không-ai-thắng.”

blank

Tới nay, vài đồng nghiệp có đôi coi thường sự cuồng nhiệt của tôi về Star Trek. Nhưng phải nói, ngay từ lúc đầu, nó đã rất hữu ích đối với tôi.

Sau khi Shatner biết tin về bệnh tình của tôi, ông đã gửi cho tôi một tấm ảnh chụp ông trong vai Kirk. Trên tấm ảnh ông ghi: “Tôi không tin vào kịch bản không-ai-thắng.”

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[7] Footballlà môn bóng bầu dục rất phổ biến ở Mỹ. Môn thể thao được chơi như sau:

  • Hai đội chơi, mỗi đội có 11 người;
  • Một sân chơi bóng;
  • Ghi bàn họăc điểm bằng cách chuyền bóng về cuối sân của đối phương, hoặc là vào gôn, hoặc xuống dưới một vạch định sẵn;
  • Gôn hoặc vạch được bảo vệ bởi đội của đối phương;
  • Các cầu thủ chuyển bóng bằng cách đá, mang hoặc chuyền tay; và
  • Bàn thắng hoặc điểm được ghi khi các cầu thủ đưa bóng vào giữa hai cột gôn của đói phương.

[8] The Pennsylvania State University(thường gọi là Penn State) là trường đại học công ở bang Pennsylvania. Trường có 24 cơ sở, bao gồm cả một khuôn viên thế giới ảo. Truờng có tổng cộng khỏang 84 ngàn sinh viên, lớn thứ mười trong các đại học công ở Hoa Kỳ. Penn State có chương trình đào tạo trên 160 chuyên ngành và quản lý khỏan kinh phí 1,6 tỷ Đô la Mỹ.

[9] The World Book Encyclopedialà bách khoa tòan thư bán chạy nhất thế giới. Tập sách chứa kiến thức về tất cả các lĩnh vực chính, đặc biệt tập trung vào các chủ đề khoa kọc, kỹ thuật và y học. The World Book Encyclopediacó trụ sở ở Chicago, bang Illinois. Ấn bản lần đầu (1917) gồm tám tập. Những ấn bản mới được phát hành hàng năm, trừ các năm 1920, 1924, và 1932, với các sửa đổi chính vào năm 1930 (13 tập), 1947 (18 ngàn minh họa), 1960 (20 tập), và 1988.

[10] The Zululà sắc tộc lớn nhất của Nam Phi với khỏang 10-11 triệu người, sống chủ yếu ở tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Một bộ phận nhỏ hơn sống ở Zimbabwe, Zambia, và Mozambique. Ngôn ngữ của họ, isiZulu, là dòng Bantu. Vương quốc Zulu đóng vai trò lớn trong lịch sử Nam Phi trong các thế kỷ 19 và 20. Dưới chế độ apartheid, người Zulu bị xếp là công dân loại ba và chịu sự đàn áp của tệ phân biệt chủng tộc. Ngày nay, họ được bình đẳng với mọi công dân khác.

[11] Wikipedialà một đề án bách khoa toàn thư đa ngữ trên mạng mà người dùng không mất phí. Tên Wikipedia là ghép của các từ wiki (một dạng trang Web hợp tác) và encyclopedia (bách khoa toàn thư). Các bài viết của Wikipedia cung cấp các liên kết (links) để dẫn người dùng tới các trang cần thiết với các kiến thức bổ xung. Wikipedia được viết một cách hợp tác bởi những người tình nguyện trên khắp thế giới. Từ lúc thiết lập năm 2001, Wikipedia đã phát triển rất nhanh thành một trong những trang Web tra cứu lớn nhất, thu hút hơn 684 triệu lượt người xem hàng năm (thời điểm 2008). Đã có hơn 75 ngàn người đóng góp cho hơn 10 triệu bài viết bằng hơn 250 thứ tiếng.

[12] James Tiberius Kirklà nhân vật giả tưởng và là nhân vật chính trong các phim tập Star Trek. Diễn viên William Shatner đóng vai này trong suốt bốn mươi năm.

[13] The Enterpriseor USS Enterprise(còn thường được gọi là Enterprise) là tên của nhiều con tầu ngôi sao (starships) giả tưởng, trung tâm điểm của các phim truyền hình và phim truyện Star Trek.

[14] Star Treklà phim giải trí truyền hình khoa học viễn tưởng Mỹ rất nổi tiếng của tác giả Gene Roddenberry. Star Trek gồm sáu tập phim truyền hình khởi đầu từ 1966, cùng mười phim truyện, hàng chục trò chơi máy tính và video, hàng trăm cuốn truyện, cũng như một thềm công viên ở khu giải trí Las Vegas. Riêng loạt phim truyền hình đầu tiên cũng đã đủ tạo thành một hiện tượng độc đáo, là khởi nguồn cho nhiều trào lưu văn hóa quần chúng.

10. Thắng lớn

Một trong những ước mơ tuổi thơ của tôi là trở thành chàng trai bắt mắt và ngông nhất trong công viên giải trí hay trong lễ hội carnival[15].

Thật dễ phát hiện ra chàng trai ngông nhất: anh ta là người dạo chơi với con thú nhồi to lớn nhất. Khi còn là một cậu bé, tôi đã thấy từ xa, những chàng trai mà đầu và người bị che khuất bởi những con thú nhồi cực lớn. Chẳng kể anh ta là một Adonis[16] hay một con mọt sách, nếu anh ta có con thú nhồi to nhất, thì anh ta là chàng trai ngông nhất tại lễ hội.

Cha tôi cũng cùng chung niềm tin như vậy. Khi đi chơi trong công viên giải trí, ông sẽ cảm thấy hơi trơ trẽn khi thiếu một chú gấu hoặc một chú khỉ, mà ông vừa trúng thưởng, ngồi cùng, lúc ông leo lên đu bánh xe quay. Sẵn tinh thần thi đua trong gia đình, trò chơi Midway[17] thường trở thành một cuộc đấu xem ai trong chúng tôi sẽ lấy được con thú lớn nhất trong Vương quốc Thú Nhồi?

Đã bao giờ bạn đi dạo quanh một lễ hội carnival với một con thú nhồi to tướng chưa? Bạn có quan sát xem mọi người chiêm ngưỡng bạn và ghen tị với bạn như thế nào không? Đã bao giờ bạn dùng một con thú nhồi để tán tỉnh một người đàn bà chưa? Tôi đã làm như vậy … và tôi đã cưới người đàn bà ấy!

Những con thú nhồi vĩ đại đã rất sớm có ý nghĩa với tôi. Có lần, khi tôi ba tuổi còn chị tôi năm tuổi. Chúng tôi ở trong một cửa hàng đồ chơi, và cha tôi nói ông sẽ mua bất kể một thứ đồ chơi nào cho chúng tôi, nếu chúng tôi thích nó và đồng ý sẽ chơi chung. Chúng tôi nhìn quanh, rồi cuối cùng nhìn lên và thấy trên giá rất cao, một con thỏ nhồi bông rất lớn.

“Chúng con lấy con thỏ!” chị tôi nói.

Có lẽ đó là thứ đồ chơi đắt tiền nhất trong cửa hàng. Nhưng cha tôi là người giữ lời. Do vậy ông đã mua nó cho chúng tôi. Ông thấy đó là một đầu tư xứng đáng, bởi trong nhà, ai cũng vui khi có thêm một con thú nhồi lớn.

Khi tôi trưởng thành và ngày càng có nhiều thêm những con thú nhồi lớn, cha tôi nghĩ có lẽ tôi đã trả tiền mọi người để mua lại những con thú đó. Ông giả thiết rằng tôi đã chờ những người thắng giải, rồi dúi tờ năm mươi đồng cho anh chàng nào đó không đánh giá nổi việc một con thú nhồi vĩ đại có thể làm thay đổi nhận thức về thế giới của anh ta ra sao. Nhưng, tôi chưa bao giờ trả tiền cho những con thú nhồi.

Và tôi chưa bao giờ lừa đảo.

OK. Tôi thú nhận là tôi có dướn người khi chơi. Đó là cách duy nhất để thắng lúc ném vòng lấy giải. Tôi có dướn người để ném vòng, nhưng tôi không lừa đảo.

Tôi đã thắng giải nhiều lần với sự chứng kiến của những người trong gia đình. Và tôi biết điều đó càng làm tăng thêm sự hoài nghi. Với tôi, cách tốt nhất để thắng những con thú nhồi là không bị áp lực của khán giả gia đình. Tôi cũng không muốn bất cứ ai biết tôi phải cần bao nhiếu thời gian để đoạt giải. Tính ngoan cường thì rất trong sạch, nhưng không hẳn là lúc nào cũng nên để mọi người mục kích bạn đã phải vất vả như thế nào cho một công việc.

blank

Đã bao giờ bạn đi dạo quanh một lễ hội carnival với một con thú nhồi to tướng chưa?

Tôi xin tiết lộ là có hai bí mật để thắng những con thú nhồi vĩ đại: những cánh tay dài và một khỏan tiền nhỏ để dành. Tôi đã may mắn để có cả hai thứ đó.

Tôi đã nói về những con thú nhồi của tôi tại bài giảng cuối cùng, và chiếu các hình của chúng. Tôi có thể đoán, cử tọa rất sành công nghệ và hoài nghi đang nghĩ: Trong thời đại ảnh kỹ thuật số này, có thể những con gấu nhồi chẳng hề có thật trong những bức hình với tôi. Hoặc có thể tôi đã gạ gẫm những người thắng cuộc cho phép tôi được chụp ảnh cùng các giải thưởng của họ.

Làm sao có thể thuyết phục được cử tọa rằng tôi đã thật sự thắng giải những thứ này. Đúng, tôi sẽ phải cho họ xem những con thú nhồi thật. Và tôi đã để mấy sinh viên từ sau cánh gà bước ra, mỗi người mang theo một con thú nhồi lớn mà tôi đã thắng trong những năm qua.

Tôi không còn cần những giải thưởng này nữa. Mặc dù biết vợ tôi yêu thích con gấu nhồi tôi đặt ở phòng làm việc của cô khi chúng tôi mới quen nhau, nhưng bây giờ, với ba con, vợ tôi không còn muốn có cả một đội quân thú nhồi làm bừa bãi ngôi nhà mới. (Chúng đã bắt đầu xổ những sợi bọt lông, rồi Chloe sẽ nuốt phải.)

Tôi biết, nếu tôi giữ những con thú nhồi lại, một ngày nào đó, Jai sẽ phải gọi Goodwill[18] và nói, “Hãy tới để lấy chúng đi!” … hoặc tệ hơn, cảm thấy không nên làm điều đó! Bởi vậy tôi đã quyết định tặng chúng cho bạn bè.

Khi những con thú nhồi đã được xếp hàng trên bục, tôi tuyên bố: “Bất kỳ ai muốn nhận một món đồ của tôi, thì khi kết thúc bài giảng, xin mời lên nhận một con thú nhồi; ai đến trước, nhận trước.”

Những con thú nhồi vĩ đại đã nhanh chóng tìm được nơi ở mới. Vài ngày sau, tôi được biết, một trong những con thú nhồi đã được một sinh viên trường Carnegie Mellon nhận về. Cô sinh viên đó, giống tôi, cũng mắc bệnh ung thư. Sau bài giảng, cô bước lên bục và chọn một con voi lớn. Cô đã lấy con voi ở trong phòng.


11. Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất

Năm 1969, khi tôi lên tám, gia đình tôi làm một chuyến du lịch xuyên quốc gia để thăm Disneyland. Đó là một chuyến đi rất dài. Khi tới nơi, tôi đã vô cùng kinh ngạc. Đây là khung cảnh kỳ diệu nhất, thích thú nhất mà tôi từng gặp.

Lúc đứng xếp hàng cùng những đứa trẻ khác để đợi đến lượt chơi, tất cả những gì tôi nghĩ là “Tôi mong chờ tới lúc chính mình có thể làm được những thứ thú vị như thế này!”

Hai mươi năm sau, khi nhận bằng Tiến sĩ về Khoa học Máy tính của Carnegie Mellon, tôi nghĩ mình đủ khả năng để làm bất cứ việc gì, nên đã gửi đơn xin việc tới Walt Disney Imagineering. Và họ gửi tôi mấy lá thư vào loại tồi tệ nhất mà tôi đã từng nhận. Họ bảo đã nhận được đơn xin việc của tôi, nhưng không có “bất cứ một vị trí nào phù hợp với khả năng của anh.”

Không có gì cả? Đó là một công ty nổi tiếng về việc thuê hàng đội quân để quét đường. Disney không có gì cho tôi? Không có cả một cái chổi?

Rõ ràng đó là một thất bại. Nhưng tôi đã luôn giữ câu thần chú của tôi trong tâm trí. Các bức tường gạch được dựng lên với một lý do. Chúng không ở đó để loại bỏ ta mà là để cho ta một cơ hội chứng tỏ ta muốn một điều gì đó ghê gớm tới mức độ nào.

Quay lại năm 1995, khi trở thành giáo sư tại Đại học Virginia, tôi đã tham gia phát triển một hệ thống có tên “Hiện Thực Ảo Năm Đô La Một Ngày.” Đó là thời gian mà các chuyên gia hiện thực ảo nói họ phải cần nửa triệu đô la để có thể làm bất cứ thứ gì. Các đồng nghiệp và tôi đã phát triển một phiên bản nhỏ của ga ra Hewlett-Packard, chung sức xây dựng một hệ thống hiện thực ảo giá rẻ. Đồng nghiệp trong giới tin học đều cho rằng đó là một hệ thống khá lý thú.

Không lâu sau, tôi biết tin Disney Imagineering đang làm một đề án hiện thực ảo. Một đề án tối mật, đó là trò chơi Aladdin cho phép nguời chơi cưỡi một tấm thảm thần. Tôi gọi điện tới Disney và giải thích rằng tôi là một chuyên gia nghiên cứu về hiện thực ảo, muốn tìm hiểu thông tin về đề án. Tôi rất kiên trì, và được chuyển hết người này sang người khác, cho tới khi được nối với một người mang tên Jon Snoddy. Ông là một Imagineer tuyệt vời, người điều hành nhóm đề tài. Tôi cảm thấy như đã gọi tới Nhà Trắng và được nối với Tổng Thống.

Sau khi chuyện trò một lúc, tôi nói với Jon là tôi có việc tới California. “Chúng ta có thể gặp nhau được không?” (Sự thực là, nếu ông nói được, thì lý do duy nhất đưa tôi đến Calìfornia là để gặp ông. Tôi sẽ có thể tới tận sao Hải Vương để gặp ông!) Ông ấy bảo OK. Nếu đằng nào tôi cũng đến, thì chúng tôi có thể cùng ăn trưa.

Trước khi tới gặp ông, tôi đã dành tới tám mươi giờ để chuẩn bị. Tôi đã nói chuyện với tất cả các chuyên gia về hiện thực ảo mà tôi quen biết để trao đổi các suy nghĩ và câu hỏi về đề án Disney. Kết quả là, khi cuối cùng gặp Jon, ông đã rất thán phục sự hiểu biết của tôi. (Thật dễ tỏ ra là thông minh khi bạn thán phục người thông minh.) Kết thúc bữa ăn trưa, tôi hỏi thăm dò.

“Sắp tới, tôi có một sabbatical,” tôi nói.

“Đó là cái gì?” ông hỏi. Tôi thấy ngay tín hiệu đầu tiên của sự khác biệt văn hóa giữa hai khối hàn lâm và giải trí mà tôi sẽ phải đối đầu.

Sau khi nghe tôi giải thích về ý nghĩa sabbatical, ông nghĩ đấy là một ý đồ hay nếu tôi dành thời gian nghỉ này để làm việc với nhóm của ông. Chúng tôi thỏa thuận: tôi sẽ tới sáu tháng, làm việc với đề án, và viết đăng một công trình về nó. Cũng khá mạo hiểm, vì chưa hề có tiền lệ là Imagineering mời một người trong giới hàn lâm như tôi tới làm việc bên trong một đề án mật.

Vấn đề còn lại là tôi cần được mấy xếp của tôi cho phép làm sabbatical theo kiểu khá kỳ lạ như vậy.

Mỗi câu chuyện Disney đều cần một kẻ côn đồ, và với câu chuyện của tôi, kẻ đó là một Trưởng khoa ở Đại học Virginia. “Trưởng khoa Giun” (Jai đặt tên ông như vậy để tôn vinh phim Animal House) đã lo lắng rằng Disney sẽ vắt kiệt “trí tuệ” khỏi đầu tôi, thứ mà theo luật lại là sở hữu của trường. Ông ta phản đối việc tôi muốn làm. Tôi hỏi: “Ông có nghĩ đó là một việc tốt không?” Và ông nói: “Tôi không biết liệu đó có phải là một việc tốt hay không.” Ông đã chứng tỏ, đôi khi, những bức tường gạch khó vượt qua nhất lại là làm bằng thịt.

Bởi chẳng đi được tới đâu với ông, tôi đã mang trường hợp của tôi tới chủ nhiệm khoa phụ trách nghiên cứu. Tôi hỏi ông: “Ông có nghĩ đó là một điều tốt nếu tôi làm việc này?” Và ông trả lời: “Tôi chưa có đủ thông tin để phát biểu. Nhưng tôi biết rằng một trong những giáo viên giỏi nhất khoa đang ở văn phòng của tôi và anh ta thật sự phấn khích. Vậy hãy nói thêm cho tôi nghe.”

Đây là một bài học cho các nhà quản lý. Cả hai trưởng khoa đều nói cùng một điều: họ không biết liệu làm sabbatical như vậy có phải là một điều tốt hay không. Nhưng hãy nghĩ về sự khác biệt trong cách nói của họ!

blank

Chị tôi và tôi trong khu vui chơi Alice, Disneyland.

Cuối cùng, tôi đã được phép thực hiện kỳ sabbatical đó. Một giấc mơ của tôi đã trở thành hiện thực. Và tôi phải thú nhận, tôi là người khùng ra sao: ngay khi đến California, tôi nhảy lên chiếc xe mui trần của tôi và lái thẳng tới trụ sở của Imagineering. Đó là một buổi tối mùa hè nóng nực, và tôi vặn máy stereo để nghe thật to bản nhạc The Lion King của Disney. Khi tôi lái xe qua dãy nhà, những giọt nước mắt đã bắt đầu chảy tràn xuống mặt. Tôi đây rồi – phiên bản trưởng thành của cậu bé tám tuổi tròn xoe mắt ở Disneyland! Cuối cùng tôi đã đến. Tôi đã là một Imagineer.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[15] Carnivallà mùa hội tháng Hai và tháng Ba trước lễ Phục Sinh, thường gồm các lễ hội quần chúng hoặc diễu hành có kết hợp các thứ như diễn xiếc và các trò vui trên đường phố. Mọi người thường hóa trang hay đeo mặt nạ trong các lễ hội này.

[16] Adonismột vị thần trong thần thoại Hy Lạp, biểu tượng cho tuổi trẻ.

[17] Midway Games là những trò chơi của hãng sản xuất trò chơi video Mỹ mang tên Midway. Những trò chơi nổi tiếng nhất có Mortal Kombat, Ms. Pac-Man, Spy Hunter, Tron và NBA Jam.

[18] Goodwill Industries Internationallà một trong những tổ chức phi vụ lợi lớn nhất thế giới, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện và dạy nghề cho những người có thiệt thòi như bị phụ thuộc vào an sinh xã hội, vô gia cư, không được đi học hoặc thiếu kinh nghiêm làm việc, cũng như những người tàn tật hoặc bị tâm thần. Goodwill có mạng lưới gồm 184 tổ chức độc lập ở Mỹ, Canada và 14 nước khác.

12. Công viên mở cửa tới 8 giờ tối

Cuộc phiêu lưu y học của tôi bắt đầu từ mùa hè năm 2006, khi tôi thấy đau nhẹ ở vùng bụng trên. Sau đó, có triệu chứng vàng da, và bác sĩ nghi tôi bị bệnh viêm gan. Nhưng rồi mọi sự lại chứng tỏ đó chỉ là một nghi ngờ rất lạc quan. Ảnh chụp cắt lớp cho thấy tôi bị ung thư tụy, và chỉ cần mười giây tra cứu trên Google, tôi đã biết đây là một tin tồi tệ tới mức độ nào. Ung thư tụy có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư; một nửa số người mắc bệnh sẽ chết trong vòng sáu tháng, và 96 phần trăm sẽ chết trong vòng năm năm.

Tôi tiếp cận việc chữa trị giống như đã tiếp cận nhiều thứ khác, với tư cách một nhà khoa học. Tôi đã đặt rất nhiều câu hỏi để được hiểu biết nhiều hơn, và thấy như mình đang đưa ra các giả thuyết và luận giải cùng với bác sĩ. Tôi ghi âm các buổi trao đổi với bác sĩ để có thể nghe lại những giải thích của họ một cách kỹ càng hơn ở nhà. Tôi tìm những công trình ít người biết đến trong các tạp chí và mang theo tới các buổi hẹn. Các bác sĩ thường thông cảm, và đa phần đều nghĩ tôi là một bệnh nhân thú vị bởi đã quan tâm tới mọi thứ. (Thậm chí, họ còn không trách cứ khi tôi mang theo người biện hộ. Bạn và đồng nghiệp của tôi Jessica Hodgins đã cùng tới nhiều buổi hẹn để hỗ trợ tinh thần cho tôi và, với kỹ năng nghiên cứu tuyệt vời của cô, giúp tra cứu và xem xét các thông tin y học.)

Tôi nói với các bác sĩ là tôi sẵn sàng chấp nhận mọi biện pháp giải phẫu cũng như uống bất cứ thứ gì trong tủ thuốc của họ, bởi tôi có một mục tiêu: Tôi muốn sống lâu nhất như có thể cho Jai và các con. Trong buổi hẹn đầu tiên của tôi với bác sĩ phẫu thuật Herb Zeh ở Pittsburgh, tôi nói: “Xin nói rõ. Mục tiêu của tôi là sống và ở trong sổ bệnh nhân của ông mười năm.”

Tôi là một trong số rất ít bệnh nhân được làm “giải phẫu Whipple,” gọi theo tên của bác sĩ đã phát minh ra quy trình phức tạp này vào những năm 1930. Cho tới những năm 1970, 25 phần trăm số bệnh nhân đã tử vong khi qua giải phẫu này. Đến năm 2000, nguy cơ tử vong giảm xuống còn có 5 phần trăm, nếu được thực hiện bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Mặc dù vậy, tôi vẫn biết là mình đang phải bước vào một thời kỳ thật tàn bạo, nhất là sau giải phẫu còn có đợt hóa trị liệu và phóng xạ vô cùng độc hại.

Trong lần phẫu thuật, bác sĩ Zeh đã cắt bỏ không chỉ các khối u, mà cả túi mật, một phần ba tụy, một phần ba dạ dày và cả thước ruột non của tôi. Khi phục hồi sau giải phẫu, tôi đã chữa trị hai tháng tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston, dùng những liều hóa trị liệu rất mạnh cộng với phóng xạ liều cao hàng ngày ở vùng bụng. Từ 182 pounds[1], tôi đã giảm xuống chỉ còn cân nặng 138 pounds, và cuối cùng, rất khó khăn để có thể bước đi nổi. Tôi trở về nhà ở Pittsburgh, ảnh chụp cắt lớp cho thấy không còn ung thư. Tôi dần lấy lại được sức lực.

Đến tháng Tám, tôi trở lại khám định kỳ hàng quý ở MD Anderson. Jai và tôi bay tới Houston, để các con ở nhà với một người giữ trẻ. Chúng tôi đã thu xếp chuyến đi như một kỳ nghỉ lãng mạn. Chúng tôi tới một công viên nước rất lớn, và tôi đã chơi trò trượt ván tốc độ rất thú vị.

Ngày 15 tháng Tám năm 2007, một ngày thứ Tư, Jai và tôi tới MD Anderson để xem kết quả các ảnh chụp cắt lớp mới nhất với bác sĩ ung thư Robert Wolff. Trong phòng khám, một y tá hỏi tôi vài câu thông thường. “Randy, trọng lượng của ông có thay đổi gì không? Ông vẫn dùng các thuốc như cũ chứ?” Với giọng líu lo, vui vẻ cô y tá nói, “OK, bác sĩ sẽ tới khám cho ông ngay,” khi bước ra khỏi phòng và khép cửa lại.

Phòng khám có máy tính, và tôi thấy cô y tá vẫn để bệnh án của tôi trên màn hình. Tất nhiên là tôi biết cách xoay sở với máy tính, nhưng lúc này thì chẳng cần làm điều gì đặc biệt cả, bởi toàn bộ sơ đồ của tôi đang hiện lên trước mặt.

“Mình có nên xem một chút?” tôi nói với Jai. Tôi chẳng thấy băn khoăn gì về những điều sắp làm, vì thực ra, đó là bệnh án của chính tôi.

Tôi xem quanh, và thấy kết quả xét nghiệm máu. Có 30 chỉ số về máu, nhưng tôi biết chỉ số cần nhìn: CA 19-9, đánh dấu khối u. Khi tìm thấy, chỉ số là quá cao, 208. Một giá trị bình thường phải là dưới 37. Tôi coi lại chỉ số đúng một giây.

“Vậy là hết,” tôi nói với Jai. “Số phận của anh đã được định đọat.”

“Anh nói vậy là thế nào?” Jai hỏi.

Tôi nói với cô về chỉ số CA 19-9. Jai đã tự tìm hiểu về chữa trị ung thư để đủ biết ý nghĩa của con số 208: một bản án tử hình. “Chẳng khôi hài gì cả,” cô nói. “Anh đừng đùa giỡn nữa.”

Lấy các ảnh chụp cắt lớp lên, tôi bắt đầu đếm. “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, …”

Tôi có thể nghe thấy sự hoảng sợ trong giọng của Jai, “Đừng nói với em là anh đang đếm các khối u.” Tôi chẳng biết làm gì, chỉ tiếp tục đếm to. “Bảy, tám, chín, mười, …” tôi thấy tất cả. Ung thư đã di căn sang gan của tôi.

Jai bước tới bên máy tính, thấy mọi thứ thật rõ ràng bằng chính mắt của cô, rồi ngã vào cánh tay tôi. Chúng tôi cùng khóc. Và lúc đó tôi phát hiện chẳng có hộp khăn giấy nào ở trong phòng. Tôi vừa biết là tôi sắp chết, và trong khi không thể ngừng suy luận logic, tôi nghĩ: “Một phòng khám như thế này, vào một thời điểm như thế này, có nên có một hộp khăn giấy? Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết trong phục vụ.”

Có tiếng gõ cửa. Bác sĩ Wolff bước vào với một cặp giấy trong tay. Nhìn từ Jai sang tôi đến các ảnh chụp cắt lớp trên máy tính, ông biết việc gì vừa xảy ra. Tôi quyết định nói trước. “Chúng tôi đã biết,” tôi nói.

Lúc này, Jai bị sốc, khóc nức nở. Tôi cũng vô cùng buồn, nhưng lại rất ấn tượng với cách thức bác sĩ Wolff đối đầu với trách nhiệm của ông. Ông ngồi xuống cạnh Jai để an ủi cô. Một cách trầm tĩnh, ông giải thích với Jai rằng ông sẽ không tiếp tục cố gắng để cứu mạng sống của tôi nữa. “Những gì chúng tôi muốn làm,” ông nói, “là kéo dài thời gian còn lại của Randy để ông có thể có chất lượng sống cao nhất. Bởi vì, trong tình trạng hiện thời, y học không thể giúp gì để duy trì cuộc sống của ông theo đúng chu kỳ sống bình thường được nữa.”

“Đợi đã,” Jai nói. “Có phải bác sĩ nói với tôi là đã hết cách? Chỉ có vậy, từ chỗ ‘chúng ta sẽ chiến đấu với căn bệnh’ tới ‘cuộc chiến đấu đã kết thúc’? Liệu có thể ghép gan được không?”

Không, bác sĩ nói, không làm được nữa khi di căn đã xuất hiện. Ông nói về hóa trị liệu giảm nhẹ – điều trị không nhằm chữa bệnh, mà chỉ để giảm triệu chứng, có thể kéo dài thêm vài tháng – và về việc tìm cách để tôi được thoải mái và gắn bó với cuộc sống trong những ngày cuối cùng.

Toàn bộ cuộc trao đổi khủng khiếp này là siêu thực đối với tôi. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng và hụt hẫng cho tôi và đặc biệt là cho Jai – cô vẫn không ngừng khóc. Với tôi, một mặt, vẫn là Randy, tư duy khoa học, đang thu thập các dữ kiện và hỏi bác sĩ về các lựa chọn. Mặt khác, tôi bị nhúng vào khung cảnh hiện tại lúc đó, và bị thu hút bởi cách bác sĩ Wolff truyền đạt tin dữ cho Jai. Tôi tự nghĩ: “Hãy xem ông làm điều đó như thế nào. Chắc chắn là trước đây ông đã từng làm việc này nhiều lần rồi, và ông làm nó rất tốt. Ông đã tập dượt rất cẩn thận, và mọi thứ vẫn rất chân thành và tự nhiên.”

Tôi nhớ cách ông ngả lưng dựa vào ghế, rồi khép mắt lại trước khi trả lời một câu hỏi, gần như là điều đó giúp ông suy nghĩ được kỹ lưỡng hơn. Tôi ngắm điệu bộ của ông, cách ông ngồi bên Jai. Thấy như tách mình khỏi mọi thứ, tôi nghĩ: “Ông không quàng tay lên vai cô. Tôi hiểu vì sao. Như vậy sẽ tỏ ra quá tự tin. Nhưng ông nghiêng người, bàn tay ông đặt lên đầu gối của cô. Ôi, ông làm việc này thật giỏi.”

Tôi mong mỗi sinh viên y định theo ngành ung thư có thể được nhìn thấy những gì tôi đang thấy. Tôi quan sát bác sĩ Wolff sử dụng ngôn từ để nói những câu với ý nghĩa thật tích cực. Khi chúng tôi hỏi, “Còn bao nhiêu lâu nữa thì tôi chết?” ông đã trả lời, “Ông có thể có ba tới sáu tháng với sức khỏe tốt.” Điều này nhắc tôi nhớ tới thời gian ở Disney. Nếu hỏi nhân viên Disney: “Mấy giờ công viên đóng cửa?” Họ sẽ trả lời: “Công viên mở cửa tới 8 giờ tối.”

Theo một cách nào đó, tôi có cảm giác được giải thoát. Trong quá nhiều tháng trời căng thẳng, Jai và tôi đã chờ đợi xem liệu các khối u có, và bao giờ thì, xuất hiện trở lại. Lúc này mọi sự đã rõ ràng với một đống các khối u. Sự chờ đợi đã kết thúc. Bây giờ chúng tôi có thể chuyển sang đối phó với những thứ kế tiếp.

Kết thúc buổi hẹn, bác sĩ ôm hôn Jai và bắt tay tôi. Jai và tôi cùng bước ra, đi vào hiện thực mới của chúng tôi.

Rời khỏi phòng bác sĩ, tôi nghĩ về những gì tôi đã nói với Jai trong công viên nước, sau khi chơi trò trượt ván. “Ngay cả khi các kết quả chụp cắt lớp ngày mai là tồi tệ,“ tôi nói với Jai, “anh vẫn muốn em biết rằng anh cảm thấy rất sung sướng vì được sống, được ở đây ngày hôm nay, với em. Bất kể là tin gì đến ngày mai, anh sẽ không chết khi nghe nó. Anh sẽ không chết ngày hôm sau, hoặc ngày sau đó nữa. Vậy nên hôm nay, ngay bây giờ, chúng ta đang có một ngày tuyệt đẹp. Và anh muốn em biết rằng anh đang tận hưởng nó.”

Tôi nghĩ về điều đó, nghĩ về nụ cười của Jai.

Tôi đã biết. Đó là cách mà tôi cần phải sống phần còn lại của cuộc đời tôi.

13. Người đàn ông trong xe mui trần

Một buổi sáng, thời gian lâu sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi nhận được một e-mail của Robbee Kosak, phó chủ tịch Carnegie Mellon về tiến bộ khoa học. Bà kể cho tôi một câu chuyện.

Bà nói khi lái xe từ trường về nhà tối hôm trước, bà thấy một người đàn ông trên một chiếc xe mui trần. Đó là một buổi tối nóng, rất đẹp trời, người đàn ông hạ mui xe và hạ thấp tất cả các cửa sổ xe. Cánh tay của ông vắt qua cửa bên lái, các ngón tay gõ nhịp theo tiếng nhạc từ radio. Đầu ông cũng lắc nhịp theo, trong khi gió thổi tốc qua mái tóc của ông.

Robbee đổi làn xe và lái xát gần hơn chút ít. Từ phía bên, bà có thể nhìn thấy người đàn ông nở nụ cười, loại nụ cười lơ đãng mà ai đó chỉ có thể có khi anh ta một mình, sung sướng thỏa mãn trong những suy nghĩ riêng của anh ta. Robbee đã tự nghĩ: “Ôi, đây là hình ảnh thu nhỏ của một con người biết thưởng thức ngày hôm nay và thời khắc này.”

Chiếc xe mui trần cuối cùng đã rẽ ở góc đường, và đó là lúc Robbee nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của người đàn ông. “Ôi trời,” bà tự nói với chính mình: “Đó là Randy Pausch!”

Bà hết sức kinh ngạc khi thấy hình ảnh như vậy của tôi. Bà biết chẩn đoán bệnh ung thư của tôi là khá dữ. Và, như bà viết trong e-mail, bà rất xúc động vì thấy tôi đã tỏ ra mãn nguyện như thế nào. Trong khỏanh khắc riêng tư đó, hiển nhiên tôi đã rất phấn chấn. Robbee viết: “Anh không thể tưởng tượng được rằng sự thoáng hiện đó của anh đã làm nên một ngày mỹ mãn đối với tôi, nó đã nhắc nhở tôi, cuộc sống thực chất là những gì.”

Tôi đã đọc lại e-mail của Robbee nhiều lần, và coi đó như một vòng lúp phản hồi giả hiệu.

Không hẳn là dễ dàng để lạc quan trong suốt quá trình chữa trị ung thư. Khi bạn có một căn bệnh thảm khốc, thì thật khó để biết được bạn sẽ thực sự trải qua những xúc động như thế nào. Tôi ngạc nhiên không rõ có phải phần nào tôi đã đóng kịch khi có mặt những người khác. Có thể tôi đã ép mình phải tỏ ra mạnh mẽ và bất khuất. Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy bắt buộc phải tạo một hình ảnh dũng cảm. Có phải tôi cũng làm điều như vậy?

Nhưng Robbee đã gặp tôi trong một khoảnh khắc mà tôi không có chuẩn bị. Tôi muốn nghĩ rằng bà đã thấy tôi đúng là tôi. Chắc chắn bà đã thấy tôi đúng như tôi của buổi tối ngày hôm đó.

E-mail của bà chỉ là một mẩu tin, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Bà đã cho tôi một cửa sổ để tôi tự soi chính mình. Tôi vẫn hoàn toàn tích cực. Tôi vẫn biết cuộc sống là rất đẹp. Tôi vẫn OK.

14. Ông cậu Dutch[2]

Bất kỳ ai đã từng biết tôi đều sẽ nói rằng tôi luôn có ý thức rất rõ ràng về chính mình và về những khả năng của mình. Tôi thường nói những gì tôi nghĩ và những gì tôi tin. Tôi không có nhiều kiên trì cho sự kém cỏi, thiếu năng lực.

Có những tính cách hầu như đã giúp tôi rất tốt. Nhưng đôi khi, dù có tin hay không, tôi đã tỏ ra ngạo mạn và kém lịch thiệp. Đấy là những lúc mà những người có thể giúp bạn lấy lại sự thăng bằng, trở thành vô cùng cốt yếu.

Chị tôi, Tammy, đã như bị đặt nhầm chỗ với cậu em biết-tuốt. Tôi luôn là người nói chị phải làm gì, giống như thứ tự sinh của chúng tôi là một sự nhầm lẫn và tôi đã hết sức cố gắng để sửa lại điều đó.

Một lần, khi tôi bảy tuổi và Tammy chín tuổi, chúng tôi cùng đợi xe buýt của trường, và như thường lệ, tôi nói luôn mồm. Chị thấy đã quá đủ, nên lấy hộp thức ăn trưa của tôi và ném vào vũng nước bùn, ngay lúc xe búyt tới. Chị tôi bị gọi tới phòng hiệu trưởng, còn tôi thì phải tới người trực để bà giúp rửa hộp thức ăn, vứt miếng bánh mỳ thấm bùn đi và đưa cho tôi tiền ăn trưa.

Thầy hiệu trưởng bảo Tammy là ông đã gọi điện cho mẹ chúng tôi. “Tôi sẽ để bà xử lý việc này,” ông nói. Khi tan học về nhà, mẹ nói, “Mẹ sẽ để bố giải quyết việc này.” Chị tôi lo lắng chờ đợi số phận của chị.

Khi tan việc trở về nhà, bố lắng nghe câu chuyện và bật cười. Ông đã không trừng phạt Tammy, mà lại chúc mừng chị! Tôi là đứa trẻ cần phải bị vứt hộp thức ăn trưa vào vũng bùn. Tammy được yên lòng, còn tôi thì được đặt vào đúng vị trí của tôi … nhưng bài học này cũng chưa hoàn toàn có kết quả.

Thời gian tôi được nhận vào trường Brown[3], tôi có một số năng khiếu và mọi người biết là tôi biết điều đó. Bạn tốt của tôi, Scott Sherman, người tôi gặp trong năm thứ nhất, bây giờ nhớ lại về tôi là một người “hoàn toàn thiếu lịch thiệp, và rất nhanh làm xúc phạm người mới gặp.”

Thông thường, tôi không biết mình đã ứng xử ra sao, một phần bởi mọi việc tỏ ra là tốt đẹp, và thành tích học tập của tôi luôn suất sắc. Andy van Dam, giáo sư tin học huyền thoại của trường, đã mời tôi làm trợ giảng cho ông. Ông là người có đòi hỏi cao, nổi tiếng với cái tên “Andy van Đòi Hỏi”, và lại quý mến tôi. Tôi say mê về rất nhiều thứ – một cá tính tốt. Nhưng cũng giống nhiều người, tôi có những điểm mạnh mà chính chúng cũng lại là những thói xấu. Theo cách nhìn của Andy, tôi đã mang trong mình chất liệu tự hướng lỗi, tôi quá xấc xược và là một kẻ đối nghịch bướng bỉnh, kém linh hoạt, luôn thích phát biểu chính kiến.

Một lần, Andy rủ tôi đi dạo. Ông quàng tay lên vai tôi và nói, “Randy, thật là một sự hổ thẹn, khi mọi người nhìn nhận cậu là ngạo mạn, bởi điều đó sẽ hạn chế những gì cậu có thể đạt được trong cuộc đời.”

Cách dùng từ của ông thật là tuyệt vời. Thực ra ông đã nói: “Randy, cậu là một kẻ xuẩn ngốc.” Nhưng ông đã nói nó theo một cách để tôi dễ tiếp thu phê bình của ông, lắng nghe người hùng của tôi nói cái điều mà tôi cần phải nghe. Có một thành ngữ cổ, “một ông cậu Dutch,” ám chỉ một người cho bạn những lời phản hồi trung thực. Thời buổi ngày nay, rất ít người bận tâm làm việc này, do vậy thành ngữ trở thành lạc hậu, thậm chí tối nghĩa. (Và phần thích thú nhất lại bởi Andy chính người Dutch.)

Từ khi bài giảng cuối cùng của tôi bắt đầu lan truyền trên Internet, nhiều bạn bè đã trao đổi với tôi, gọi tôi là “Thánh Randy.” Đó là cách để họ nhắc nhở tôi rằng đã có một thời tôi được mô tả với nhiều màu sắc hơn, theo những cách rất khác.

Nhưng tôi thích nghĩ rằng những khiếm khuyết của tôi là thuộc phạm trù xã hội, chứ không thuộc phạm trù đạo đức. Và tôi đã đủ may mắn để có những người như Andy, đủ quan tâm đến tôi để nói với tôi những điều cứng rắn và đắng ngắt mà tôi cần được nghe.

15. Đổ nước lên ghế xe

Một thời gian dài, tôi mang biệt hiệu “ông cậu chưa vợ.” Những năm hai mươi và ba mươi tuổi, tôi không có con, và hai con của chị tôi, Chris và Laura, đã trở thành những người tôi hết mực thương yêu. Tôi thích thú trong vai Cậu Randy, hàng tháng hiển diện trong cuộc đời của chúng, và giúp chúng nhìn thế giới của chúng từ những góc nhìn mới lạ.

Tôi không chiều chuộng và làm hư chúng. Tôi chỉ thử tìm cách truyền đạt quan điểm của tôi về cuộc sống. Và điều này thỉnh thoảng đã làm chị tôi phát điên.

Một lần, khoảng mười mấy năm về trước, khi Chris lên bảy và Laura lên chín, tôi đón chúng với chiếc xe Volkswagen Cabrio mui trần mới tinh vừa mua. “Phải cẩn thận trong xe mới của cậu Randy nhé,” chị tôi nhắc các cháu. “Chùi chân trước khi vào xe. Đừng nghịch các thứ. Đừng làm bẩn xe.”

Tôi lắng nghe chị, và nghĩ, theo cách nghĩ của một ông cậu chưa vợ: “Đây đúng là kiểu răn bảo để làm cho trẻ thất bại. Tất nhiên chúng có thể làm xe tôi bị bẩn. Trẻ nhỏ làm sao có thể tránh được.” Vậy nên tôi làm cho mọi việc trở thành dễ dàng hơn. Trong khi chị tôi nhắc nhở các quy tắc, tôi chậm rãi mở một can nước ngọt, dốc ngược, và đổ xuống chiếc ghế đệm bọc vải ở phía sau của chiếc xe mui trần. Thông điệp của tôi: Con người là quan trọng hơn đồ vật. Một chiếc xe, kể cả quý giá như chiếc xe mui trần mới của tôi, cũng chỉ là một đồ vật.

Khi đổ can nước ngọt, tôi quan sát thấy Chris và Laura, miệng há, mắt trợn tròn. Quả là Cậu Randy điên khùng, hoàn toàn chối bỏ những nguyên tắc của người lớn.

Cuối cùng tôi thật mừng vì đã tưới can nước ngọt đó. Bởi đến cuối tuần, Chris bé nhỏ bị cảm cúm và đã nôn tung tóe ra khắp ghế sau của xe. Cậu bé đã không cảm thấy tội lỗi. Nó được yên lòng, bởi đã chứng kiến tôi rửa tội chiếc xe, và biết việc nó làm cũng OK.

Mỗi khi có bọn nhỏ ở cùng, chúng tôi nêu lên hai quy tắc:

1) Không ỷ eo.

2) Không nói với mẹ những việc chúng tôi cùng làm với nhau.

Việc không nói với mẹ, đã làm mọi thứ trở thành chuyện mạo hiểm. Kể cả thứ trần tục cũng trở nên thần diệu.

Hầu hết các cuối tuần, Chris và Laura đều chơi ở căn hộ của tôi và tôi đưa chúng tới Chuck E. Cheese[4], rồi chúng tôi cùng nhau đi dạo hoặc đi xem một viện bảo tàng. Những cuối tuần đặc biệt, chúng tôi đến ở một khách sạn có bể bơi.

Ba chúng tôi thích cùng nhau làm bánh trứng. Cha tôi luôn hỏi: “Tại sao bánh trứng lại cần phải hình tròn?” Tôi cũng hỏi cùng câu hỏi. Và do vậy chúng tôi luôn làm những chiếc bánh trứng có hình những con thú kỳ quặc. Tôi thích sự lõng bõng của bột tráng, và như vậy mỗi chiếc bánh trứng hình con thú làm ra là một phép thử. Chris và Laura sẽ nói, “Nó chẳng giống hình con thú mà chúng cháu muốn.” Nhưng điều đó đã cho phép chúng tôi nhìn nhận bánh trứng như chính chúng, rồi tưởng tượng ra hình một con thú.

Tôi đã chứng kiến Laura và Chris lớn lên và trở thành những thanh niên tuyệt vời. Laura bây giờ đã hai mươi mốt còn Chris đã mười chín tuổi. Giờ đây, hơn lúc nào hết, tôi thầm biết ơn các cháu đã cho tôi cơ hội trở thành một phần tuổi thơ của chúng, cũng bởi tôi biết rằng, tôi sẽ không còn có thể làm cha của những đứa trẻ lớn hơn sáu tuổi. Quãng thời gian với Chris và Laura do vậy mà trở thành vô cùng quý giá. Các cháu đã cho tôi món quà, được hiển diện trong cuộc đời của chúng, suốt từ tuổi thơ ấu, tuổi học trò cho tới tuổi thành niên.

Gần đây tôi đã yêu cầu cả Chris và Laura giành cho tôi một đặc ân. Sau khi tôi chết, tôi muốn, vào cuối tuần, các cháu đưa các con tôi đi chơi chỗ này chỗ kia, làm những việc thích thú mà chúng có thể nghĩ ra. Không cần phải làm đúng những gì chúng tôi đã làm cùng nhau và có thể để các con tôi chủ động đề đạt. Dylan rất thích khủng long. Chris và Laura có thể đưa nó tới bảo tàng khoa học tự nhiên. Logan thích thể thao, các cháu có thể đưa nó đi xem Steelers[5]. Còn Chloe thích khiêu vũ. Các cháu có thể nghĩ ra một cái gì đó.

Tôi cũng muốn các cháu tôi nói với các con tôi đôi điều. Thứ nhất, chúng có thể nói đơn giản: “Bố muốn anh chị giành thời gian với các em, giống như trước kia bố đã giành thời gian với anh chị.” Tôi hy vọng, các cháu cũng sẽ kể với các con tôi việc tôi đã cố gắng chiến đấu với bệnh tật để sống như thế nào. Tôi đã đăng ký dùng những trị liệu nặng nhất bởi tôi mong muốn được sống lâu cho các con tôi. Đó là thông điệp tôi muốn Laura và Chris sẽ truyền đạt lại.

Còn thêm một điều nữa. Nếu các con tôi làm bẩn xe của Chris và Laura, tôi mong các cháu sẽ nghĩ tới tôi và mỉm cười.

16. Lãng mạn bức tường gạch

Bức tường gạch ghê gớm nhất tôi từng gặp trong đời chỉ cao có năm phút[6], sáu insơ[7], và rất xinh đẹp. Nó đã khiến tôi rơi lệ, khiến tôi phải xem lại toàn bộ cuộc đời của mình và khiến tôi phải gọi điện cho cha tôi, trong tình huống gần như tuyệt vọng, để xin ý kiến chỉ dẫn.

Bức tường gạch đó là Jai.

Như tôi đã nói trong bài giảng, tôi luôn khá vững vàng để vượt qua những bức tường gạch trong nghề nghiệp của mình. Tôi đã không nói với cử tọa về cuộc tình với vợ tôi bởi tôi biết mình sẽ quá xúc động. Nhưng, những gì tôi đã nói trên bục giảng là hoàn toàn có thể áp dụng được cho những ngày đầu tiên với Jai:

“… Những bức tường gạch ở đó để chặn những người chưa muốn những điều gì đó một cách hết sức.”

Tôi là một chàng trai ba mươi bảy tuổi độc thân lúc gặp Jai. Tôi đã từng giành nhiều thời gian cho những cuộc hẹn hò đầy thú vị với vài cô gái, và rồi chấm dứt khi họ muốn đi vào mối quan hệ nghiêm túc hơn. Nhiều năm liền, tôi không cảm thấy có sự thúc bách phải xây dựng gia đình. Kể cả khi đã trở thành giáo sư, đã có nhiều khả năng tốt hơn, tôi vẫn thuê một căn hộ áp mái có cầu thang thoát hiểm ngoài trời với giá 450 đô la một tháng. Đó là một nơi mà ngay cả sinh viên cao học của tôi cũng không ở vì không xứng với họ. Nhưng với tôi thì nó vẫn là hoàn hảo.

Một người bạn đã có lần hỏi tôi: “Cậu nghĩ có loại phụ nữ nào lại thích thú khi cậu mang cô ấy về một chỗ như thế này?”

Tôi đã trả lời: “Loại đúng đắn.”

Nhưng đó chỉ là nói dỡn. Tôi là người ham vui, quá say mê công việc, trong phòng ăn chỉ có những chiếc ghế xếp bằng sắt. Chẳng có người đàn bà nào, kể cả loại đúng đắn, lại muốn ổn định cuộc sống của họ ở một nơi chốn như vậy. (Và khi cuối cùng Jai đến với tôi, cô cũng chẳng muốn.) Đúng là tôi có một việc làm tốt và có một tương lai sáng sủa. Nhưng không có người phụ nữ nào lại nghĩ tôi là một ông chồng hoàn hảo.

Tôi gặp Jai mùa thu năm 1998, khi tôi được mời tới thỉnh giảng về công nghệ hiện thực ảo tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill. Jai, lúc đó ba mươi mốt tuổi, là sinh viên cao học về văn học so sánh. Cô đang làm thêm ở khoa Tin học của Đại học Bắc Carolina. Nhiệm vụ của cô là đón khách của khoa, từ những người được giải Nobel tới các nữ hướng đạo sinh. Ngày hôm đó, công việc của cô là đón tôi.

Mùa hè năm trước, Jai đã thấy tôi báo cáo trong hội nghị về đồ họa máy tính tại Orlando. Sau này cô nói với tôi là lúc đó cô đã muốn tới gặp tôi để tự giới thiệu, nhưng rồi lại không làm điều đó. Khi biết tin mình sẽ là người đón tiếp tôi khi tôi tới Đại học Bắc Carolina, cô đã vào trang Web của tôi để tìm hiểu thêm. Cô đã xem tất cả các mục về công việc nghiên cứu, rồi thấy các liên kết tới những thông tin cá nhân – rằng tôi có các sở thích như làm nhà bằng bột bánh mỳ gừng và may. Cô xem tuổi của tôi, không thấy nói gì về vợ hoặc bạn gái, mà toàn thấy ảnh về các cháu của tôi.

Cô hình dung tôi hiển nhiên là một tên đồng tính khá thú vị, và đã đủ tò mò để gọi điện thoại cho một số bạn bè của cô trong giới tin học.

“Cậu có biết gì về Randy Pausch không?” cô hỏi. “Anh ấy có phải là người đồng tính không?”

Cô được trả lời rằng tôi không phải như vậy. Thậm chí, cô còn được nghe tôi có tiếng là tay chơi và không chịu ổn định (thật hay, khi một nhà tin học có thể được coi là một “tay chơi”).

Phần Jai, cô đã cưới chàng người yêu cùng học đại học, rồi sau một thời gian ngắn hai người ly dị, không có con. Cô rất ngại lại có những mối quan hệ gắn bó nghiêm túc.

Từ thời khắc gặp Jai ngày đến Bắc Carolina, tôi thấy mình nhìn ngắm cô chằm chằm. Tất nhiên, cô rất xinh, có mái tóc dài tuyệt đẹp, và nụ cười nói lên rất nhiều về cả sự nồng hậu lẫn sự tinh quái của cô. Tôi được đưa tới phòng thí nghiệm để xem các sinh viên giới thiệu về các đề án hiện thực ảo, và tôi đã thật khó khăn để tập trung vào bất cứ cái gì, bởi Jai đang đứng bên.

Ngay sau đó, tôi đã tán tỉnh cô khá mạnh bạo. Bởi đó là môi trường làm việc, và tôi thì đã nhìn vào mắt cô nhiều hơn là trong khuôn khổ cho phép. Sau này Jai nói với tôi: “Em không biết có phải anh làm như vậy với tất cả mọi người, hay là chỉ với em.” Hãy tin rằng, tôi làm điều đó chỉ với cô.

Ngày hôm đó, có lúc Jai ngồi với tôi để hỏi về việc đưa các dự án phần mềm tới Đại học Bắc Carolina. Khi đó tôi đã hoàn toàn thích cô. Buổi tối, tôi phải dự bữa ăn cùng các giảng viên, nhưng tôi đã hỏi xem sau đó Jai có muốn gặp tôi để cùng đi uống. Cô đồng ý.

Tôi đã không thể tập trung được trong suốt bữa ăn tối, chỉ mong tất cả các giáo sư hãy nuốt nhanh nhanh, rồi thuyết phục mọi ngưới đừng ai đặt món tráng miệng. Tôi ra khỏi tiệm ăn lúc 8 giờ 30 và gọi điện cho Jai.

Chúng tôi tới một quán bar, mặc dù tôi không phải là người ham rượu, và tôi nhanh chóng cảm nhận thấy tôi thật sự muốn được gắn bó với người đàn bà này. Đáng nhẽ tôi sẽ lấy chuyến bay sáng hôm sau để về nhà, nhưng tôi nói là tôi sẽ đổi ý nếu cô sẽ đi chơi cùng tôi. Cô đồng ý, và chúng tôi đã có cùng nhau một thời gian thật tuyệt vời.

Sau khi trở về Pittsburgh, tôi mời cô tới thăm bằng vé thưởng mà tôi có do bay nhiều. Rõ ràng là cô có tình cảm với tôi, nhưng cô sợ – cả về tiếng tăm của tôi lẫn nguy cơ cô sẽ phải lòng yêu tôi.

“Em sẽ không đến,” cô viết trong một e-mail. “Em đã nghĩ kỹ về điều này, và không muốn có một cuộc tình cự ly xa. Em xin lỗi.”

Tất nhiên là tôi buồn, và đây là một bức tường gạch mà tôi nghĩ là tôi có thể chinh phục được. Tôi gửi cho cô một tá hoa hồng và một tấm bưu thiếp mang dòng chữ: “Mặc dù điều đó làm anh rất buồn, nhưng anh tôn trọng quyết định của em và chúc em không gì khác ngoài sự tốt đẹp nhất. Randy.”

Thật được việc. Cô đã đáp chuyến bay.

Phải thú nhận: tôi hoặc quá lãng mạn hoặc mưu mẹo chút ít. Nhưng đúng là tôi muốn có Jai trong cuộc đời của tôi. Tôi đã đem lòng yêu cô, ngay cả khi cô vẫn còn đang phải dò dẫm đường.

Chúng tôi gặp nhau hầu như mỗi cuối tuần. Mặc dù Jai chẳng mấy rộn ràng với tính thiếu ý tứ và thẳng thừng cũng như thái độ biết tuốt của tôi, cô nói tôi là người quả quyết và thẳng thắn nhất mà cô từng gặp. Và cô đã khuyến khích những điều tốt lành ở trong tôi. Tôi thấy mình quan tâm chăm sóc cho sự bình an và hạnh phúc của cô hơn bất cứ thứ gì khác.

Cuối cùng tôi yêu cầu cô chuyển tới Pittsburgh. Tôi muốn tặng cô một chiếc nhẫn đính hôn, nhưng biết cô vẫn còn lo ngại và điều đó có thể làm cô thay đổi. Do vậy tôi không thúc giục cô, và cô đồng ý với bước một: chuyển tới Pittsburgh và thuê một căn hộ riêng cho cô.

Tháng Tư, tôi thu xếp để giảng chuyên đề một tuần liền ở Đại học Bắc Carolina. Như vậy tôi có thể giúp cô đóng gói để chúng tôi lái xe đưa đồ của cô lên Pittsburgh.

Sau khi tôi tới Chapel Hill, Jai nói là chúng tôi cần phải nói chuyện với nhau. Cô tỏ ra nghiêm trang hơn bất cứ lúc nào.

“Em không thể đi Pittsburgh. Em xin lỗi,” cô nói.

Tôi ngạc nhiên, không rõ cái gì đã xảy ra ở trong đầu cô. Tôi hỏi cô về một lời giải thích.

Câu trả lời của cô: “Điều đó sẽ không bao giờ làm được.” Tôi phải biết là tại sao.

“Em chỉ …” cô nói. “Em chỉ không yêu anh theo cách mà anh muốn em yêu anh.” Và lặp lại để nhấn mạnh: “Em không yêu anh.”

Tôi kinh ngạc và đau khổ. Nó như một cú đấm vào lòng dạ. Có thể nào cô lại thực nghĩ như vậy?

Đó là một tình huống lúng túng ngượng ngịu. Cô không rõ cảm xúc của cô thế nào. Tôi cũng không rõ cảm xúc của tôi ra sao. Tôi cần phải về khách sạn. “Em có thể đưa anh đi hay là anh nên gọi một chiếc taxi?”

Cô lái xe đưa tôi về, và khi đến nơi, tôi kéo chiếc túi xách từ thùng xe của cô, cố ngăn những giọt nước mắt. Nếu có thể được vừa ngạo mạn, lạc quan và hoàn toàn khốn khổ, tất cả cùng một lúc, tôi nghĩ tôi đã có thể nói: “Hãy xem, anh sẽ tìm cách để được hạnh phúc, và anh thật sự muốn được hạnh phúc cùng với em, nhưng nếu không thể hạnh phúc với em, thì anh sẽ tìm cách để hạnh phúc mà không có em.”

Ở khách sạn, tôi đã dành hầu hết thời gian trong ngày để nói chuyện điện thoại với cha mẹ tôi, nói với ông bà về bức tường gạch mà tôi vừa húc đầu phải. Lời khuyên của ông bà là thật lạ thường.

“Con xem,” cha tôi nói. “Cha không cho là cô ấy nghĩ như vậy. Nó không nhất quán với cách ứng xử của cô ấy từ trước tới nay. Con đã yêu cầu cô ấy nhổ rễ và bỏ chạy với con. Cô ấy có thể vô cùng phân vân và sợ hãi. Nếu cô ấy không yêu con, thì mọi việc coi như đã qua. Còn nếu cô ấy có yêu con, thì tình yêu sẽ thắng.”

Tôi hỏi cha mẹ rằng tôi cần phải làm gì.

“Cần tỏ ra cảm thông và sẵn sàng trợ giúp,” mẹ tôi nói. “Nếu yêu, con hãy trợ giúp cô ấy.”

Và tôi đã làm như vậy. Tôi giảng chuyên đề cả tuần đó, thường lui tới chơi ở một phòng ngay cùng sảnh với phòng của Jai. Tôi ghé qua phòng cô mấy lần, để xem cô có bình an không. “Anh chỉ muốn xem em ra sao, “ tôi nói. “Nếu có điều gì anh có thể giúp, thì cứ nói cho anh biết.”

Vài ngày sau đó, Jai gọi cho tôi. “Randy, em ngồi đây mà nhớ anh, chỉ mong có anh ở bên. Nó có một ý nghĩa gì đó, có đúng vậy không?”

Cô đi tới một nhận thức rõ ràng: sau hết, cô đã yêu.

Một lần nữa, cha mẹ tôi lại đúng. Tình yêu đã chiến thắng. Khi tuần lễ kết thúc, Jai đã chuyển tới Pittsburgh.

Những bức tường gạch ở đó với một lý do. Chúng cho ta một cơ hội để chứng tỏ ta mong muốn một điều gì đó ghê gớm tới mức nào.

17. Không phải tất cả các chuyện thần tiên đều kết thúc êm thấm

Jai và tôi làm lễ cưới dưới một cây sồi 100 tuổi trong vườn của một lâu đài Victorian[8]nổi tiếng ở Pittsburgh. Đó là một lễ cưới nhỏ, nhưng tôi lại thích những tuyên bố lãng mạn lớn lao, do vậy mà Jai và tôi đã đồng ý để bắt đầu cuộc hôn nhân của chúng tôi một cách đặc biệt.

Chúng tôi không rời lễ cưới trên một chiếc xe với những chiếc hộp lon treo lủng lẳng đằng sau bục chắn. Chúng tôi không lên một chiếc xe có ngựa kéo. Thay vào đó, chúng tôi lên một khinh khí cầu cực lớn có nhiều màu sắc. Nó nhấc bổng chúng tôi lên các đám mây, trong khi bạn bè và những người thân vẫy tay, chúc chúng tôi thượng lộ bình an. Một khỏanh khắc thật hoành tráng!

Khi chúng tôi bước lên khinh khí cầu, Jai tươi cười rạng rỡ. “Thật giống như một chuyện thần tiên trong một cuốn phim Disney,” cô nói.

Thế rồi khinh khí cầu va phải mấy cành cây lúc bay lên. Không có vẻ quá hệ trọng, nhưng nó cũng gây một chút luống cuống. “Không có vấn đề gì,” người lái khinh khí cầu nói. “Thông thường thì chúng ta vẫn OK khi vướng phải mấy cành cây.”

Thông thường?

Chúng tôi xuất phát chậm một chút so với chương trình, và người lái khinh khi cầu nói như vậy có thể khó khăn hơn, bởi trời sẽ tối. Và gió lại thay đổi. “Tôi không điều khiển nổi hướng bay. Chúng ta chắc phải trông chờ vào gió,” ông nói. “Nhưng mọi việc sẽ OK.”

Khinh khí cầu bay qua vùng đô thị Pittsburgh, bay qua bay lại trên ba con sông nổi tiếng của thành phố. Đó không phải là nơi mà khinh khí cầu muốn đến, và tôi có thể thấy là người lái khá lo lắng. “Không có chỗ nào để hạ cánh,” ông nói, gần như với chính mình. Rồi ông nói với chúng tôi: “Chúng ta phải tìm chỗ.”

Cặp tân hôn không còn thích thú nhìn ngắm phong cảnh. Tất cả chúng tôi đều tìm kiếm một khoảng đất trống rộng lẩn quất trong khung cảnh đô thị. Cuối cùng chúng tôi trôi tới một vùng ngoại ô, và khinh khí cầu nhắm một bãi rộng ở phía xa. Ông quyết định hạ cánh xuống đó. “Sẽ làm được,” ông nói trong khi bắt đầu giảm nhanh độ cao.

Tôi nhìn xuống bãi. Nó tương đối rộng, nhưng tôi thấy có một đường tàu ở góc bãi. Mắt tôi dõi theo đường tàu và thấy một đoàn tàu đang lao tới. Lúc đó, tôi không còn là một chú rể nữa. Tôi đã trở thành một kỹ sư. Tôi nói với người lái khinh khí cầu: “Thưa ông, tôi nghĩ là tôi trông thấy một biến số ở đó.”

“Một biến số? Đó có phải là thứ mà dân máy tính các anh dùng để gọi một sự cố?” ông hỏi.

“Vâng, đúng. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta va phải đoàn tàu?”

Ông đã trả lời một cách chân thành. Chúng tôi ngồi trong giỏ của khinh khí cầu, và khả năng để chiếc giỏ va phải đoàn tàu là nhỏ.

Tuy nhiên, chắc chắn có nguy cơ là bản thân chiếc khinh khí cầu khổng lồ sẽ rơi vào đường tàu khi chạm đất. Nếu đoàn tàu chạy nhanh va vào khinh khi cầu đang hạ, thì chúng tôi quả là ở nhầm chỗ, bên trong một chiếc giỏ bị kéo lê. Trong trường hợp đó, bị thương thân thể không chỉ là có thể mà còn là khá chắc chắn.

“Khi cái này chạm đất, hãy chạy nhanh nhất như có thể,” người lái khinh khí cầu nói. Đó chẳng phải những lời mà các cô dâu muốn nghe trong ngày cưới. Tóm lại, Jai đã không còn thấy mình như một nàng công chúa Disney. Và tôi đã thấy mình như một nhân vật trong phim thảm họa, nghĩ xem mình phải cứu cô dâu mới của mình ra sao khi thiên tai đang ập đến.

Tôi nhìn vào mắt người lái khinh khí cầu. Tôi hay dựa vào người có kinh nghiệm. Tôi không có nó, nên muốn biết ông ta ra sao. Trên khuôn mặt của ông, nhiều hơn là lo âu, tôi thấy sự hoảng sợ, và cũng thấy cả sự hãi hùng. Tôi nhìn Jai. Cho tới lúc này, tôi vui mừng với cuộc hôn nhân của chúng tôi.

Trong lúc khinh khí cầu tiếp tục hạ, tôi thử tính xem chúng tôi có thể nhảy ra khỏi chiếc giỏ nhanh như thế nào để có thể chạy thoát. Tôi hình dung người lái khinh khí cầu có thể tự lo cho ông, còn nếu không, tôi cũng sẽ kéo Jai trước nhất. Tôi yêu cô. Còn ông, tôi mới chỉ vừa gặp.

Người lái khinh khí cầu vẫn cho tiếp không khí ra. Ông kéo tất cả các cần gạt, chỉ để muốn hạ xuống thật nhanh. Lúc đó, tốt hơn là ông cho va vào một ngôi nhà gần đó thay vì va vào đoàn tầu đang chạy nhanh.

blank

Ảnh chụp trước khi chúng tôi lên khinh khí cầu.

Chiếc giỏ va rất mạnh khi chạm bãi đất, nẩy lên mấy lần, rồi dừng lại, gần như nằm ngang. Trong nháy mắt, vỏ khinh khi cầu hết không khí cũng rơi xuống đất. Thật may mắn, nó không chạm phải đoàn tàu đang chạy. Nhiều người trên đường cao tốc gần đó đã thấy việc hạ cánh của chúng tôi, họ dừng xe, và chạy tới để giúp. Thật là một cảnh ngộ ly kỳ: Jai trong bộ váy cưới, tôi trong bộ com lê, chiếc khinh khí cầu xẹp lép, và người lái khinh khí cầu vừa hoàn hồn.

Mọi người khá huyên náo. Jack bạn tôi đã lái xe đuổi theo và dõi sát chiếc khinh khí cầu từ mặt đất. Khi chạy tới nơi, cậu ấy vui mừng vì thấy chúng tôi bình an sau trải nghiệm thật hãi hùng.

Chúng tôi nghỉ một chút để bớt căng thẳng, nhớ rằng ngay cả những lúc thần tiên cũng vẫn có nguy hiểm, trong khi chiếc khinh khí cầu xì hơi được chất lên chiếc xe tải của người lái khinh khí cầu. Rồi, khi Jack định chở chúng tôi về nhà, người lái khinh khí cầu tất tả chạy tới. “Khoan, hãy đợi đã!” ông nói. “Anh chị đặt gói du lịch cưới! Nó còn kèm một chai sâm banh!” Ông đưa cho chúng tôi một chai sâm banh rẻ tiền lấy từ xe tải của ông. “Xin chúc mừng!” ông nói.

Chúng tôi mỉm cười và cám ơn ông. Toàn thấy bóng tối trong ngày đầu tiên của hôn nhân, nhưng tới lúc này chúng tôi đã vượt qua.

18. Lucy, tôi đã về

Một ngày ấm áp lúc chúng tôi mới cưới, tôi tản bộ tới Carnegie Mellon, còn Jai ở nhà. Tôi nhớ, bởi ngày đó đã trở thành nổi tiếng trong nhà chúng tôi là “Ngày Jai Đạt Thành Tích Một Người Lái, Hai Xe Đâm Nhau.”

Chiếc minivan của chúng tôi ở trong ga ra và chiếc Volkswagen mui trần của tôi thì ở trên đường sảnh. Jai lái chiếc minivan ra mà không thấy chiếc xe kia đậu trên đường. Kết quả: tiếng nghiến tức thời, boom, bam!

Những gì xảy ra tiếp theo chỉ chứng tỏ là tại thời điểm đó, tất cả chúng ta đều đang sống trong một kiểu chuyện I Love Lucy[9]. Suốt ngày hôm đó, Jai bận tâm xem sẽ phải giải thích như thế nào về mọi việc khi chồng về nhà.

Cô nghĩ tốt nhất là tạo khung cảnh thật hoàn hảo để tiết lộ cái tin không vui đó. Cô đã đưa cả hai xe vào ga ra, rồi đóng cửa ga ra lại. Cô ngọt ngào hơn bình thường khi tôi về tới nhà, hỏi tôi đủ thứ về ngày làm việc. Cô bật nhạc nhẹ. Cô nấu món ăn ưa thích của tôi. Cô mặc một chiếc áo khoác mỏng. Cô làm mọi thứ tốt nhất để thành người vợ hoàn hảo, đáng yêu.

Cuối bữa ăn tối tuyệt diệu, cô nói: “Randy, em có một việc để nói với anh. Em đã đâm một xe vào chiếc xe kia.”

Tôi hỏi cô việc đã xảy ra như thế nào. Tôi bảo cô mô tả những chỗ hỏng. Cô bảo chiếc xe mui trần bị hỏng nặng nhất, nhưng cả hai vẫn chạy tốt. “Anh có muốn ra ga ra và xem chúng?” cô hỏi.

“Không,” tôi nói. “Hãy kết thúc bữa ăn tối đã.”

Cô ngạc nhiên. Tôi không bực tức. Tôi cũng chẳng mấy bận tâm. Ngay sau đó cô đã hiểu, phản ứng rất chừng mực của tôi bắt nguồn từ cách tôi đã được dạy dỗ.

Sau bữa tối, chúng tôi ra xem xe. Tôi chỉ nhún vai, và tôi có thể thấy, với Jai, một ngày với đầy lo âu đã tan biến. “Sáng mai,” cô hứa, “em sẽ hỏi xem ước tính chữa hết bao nhiêu.”

Tôi nói với cô là không cần thiết. Những chỗ hỏng vẫn OK. Cha mẹ tôi đã dạy, xe ô tô là để đưa mình từ điểm A tới đỉểm B. Chúng là những vật dụng, không phải là sự biểu lộ của địa vị xã hội. Và vì vậy, tôi nói với Jai là mình không cần phải làm những sửa chữa thẩm mỹ. Chúng tôi vẫn có thể dùng xe với các vết sứt và các chỗ bẹp.

Jai hơi sửng sốt. “Thực là chúng mình cứ lái khắp nơi những chiếc xe vừa bẹp, vừa sứt?” cô hỏi.

“Đúng. Em không thể chỉ chấp nhận có mỗi một phần của anh, Jai,” tôi nói với cô. “Em biết đánh giá cái phần của anh là đã không bực bội bởi hai chiếc xe của chúng mình bị hư. Nhưng lại không muốn chấp nhận phần còn lại, là anh tin rằng em không cần sửa những thứ khi chúng vẫn còn làm được cái việc chúng phải làm. Hai chiếc xe vẫn dùng được, nên mình vẫn cứ lái chúng.”

OK, có thể điều đó hơi diễu cợt. Nhưng nếu thùng rác hoặc xe cút kít của bạn bị một vết sứt, chắc bạn sẽ không mua một cái mới. Có thể bởi vì chúng ta không dùng thùng rác hoặc xe cút kít để truyền đạt địa vị xã hội của chúng ta hoặc để phân biệt chúng ta với những người khác. Với Jai và tôi, những chiếc xe sứt sẹo đã trở thành một tuyên ngôn trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Không phải mọi thứ đều cần sửa chữa.

19. Một câu chuyện năm mới

Bất kể mọi chuyện đã tồi tệ tới mức độ như thế nào, bạn vẫn có thể làm cho chúng tồi tệ hơn nữa. Mặt khác, trong khả năng của mình, bạn lại thường có thể làm cho chúng tốt hơn lên. Tôi đã học được bài học đó trong đêm Giao Thừa năm 2001.

Jai mang thai Dylan bảy tháng, và chúng tôi đang sắp sửa đón năm mới 2001 với một buổi tối yên tĩnh ở nhà, xem một đĩa video.

Khi bộ phim vừa bắt đầu, Jai nói, “Em nghĩ là nước ối vừa vỡ.” Nhưng đó không phải là nước ối mà là máu. Trong chốc lát, máu ra quá nhiều, tới mức tôi thấy không còn đủ thời gian để gọi xe cấp cứu. Bệnh viện phụ khoa Magee của Pittsburgh cách nhà chúng tôi khoảng bốn phút lái xe nếu bất chấp đèn đỏ, và tôi đã lái như vậy.

Khi tới phòng cấp cứu, các bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện lập tức khám bệnh, tiêm truyền và cho khai các giấy tờ bảo hiểm. Họ nhanh chóng xác định, nhau bị bong khỏi thành dạ con, gọi là “placenta abrupta.” Với nhau trong tình trạng hiểm nghèo như vậy, sự hỗ trợ cho thai nhi đã bị mất. Không cần phải nói, bạn cũng biết mức độ nghiêm trọng như thế nào. Sức khỏe của Jai và tính mạng của thai nhi là rất rủi ro.

Mấy tuần liền, thai không thật yên ổn. Jai không thấy thai đạp. Cô cũng không tăng đủ trọng lượng. Do biết một điều quan trọng là mình phải hung hăng thì mới mong nhận được sự chăm sóc y tế đúng mức, nên tôi kiên quyết đòi phải làm thêm siêu âm cho Jai. Qua đó các bác sĩ thấy nhau hoạt động không hiệu quả và thai nhi không lớn được. Họ tiêm steroid cho Jai để kích thích cho phổi thai nhi phát triển.

Đã thật quá lo lắng. Và tại phòng cấp cứu, mọi việc lại còn trở nên nghiêm trọng hơn.

“Vợ anh gần bị sốc,” một y tá nói. Jai quá hoảng sợ. Tôi nhìn thấy điều đó trên gương mặt của cô. Tôi cũng sợ hãi, nhưng cố gắng bình tĩnh để có thể đánh giá được tình hình.

Tôi quan sát xung quanh. Lúc đó là 9 giờ tối của ngày Giao Thừa. Chắc các bác sĩ và y tá giỏi của bệnh viện đã về nghỉ hết. Tôi phải giả thiết đây là kíp B. Liệu họ có đủ tay nghề để cứu vợ con tôi?

Nhưng ngay lập tức, các bác sĩ và y tá đã gây ấn tượng cho tôi. Nếu họ là kíp B, thì họ thật là giỏi. Họ đã giải quyết mọi việc với sự kết hợp tuyệt vời giữa gấp rút và bình tĩnh. Họ không tỏ ra hoang mang sợ hãi. Họ tiến hành mọi thứ một cách hiệu quả như chúng cần phải được thực hiện, từng khoảnh khắc một. Và họ nói mọi điều rất chính xác.

Khi Jai được đưa vội vào phòng để mổ đẻ cấp cứu, cô nói với bác sĩ: “Đó là điều dở, có đúng không?”

Tôi khâm phục trả lời của bà bác sĩ. Đó là câu trả lời hoàn hảo cho chúng tôi vào lúc đó: ”Nếu chúng tôi thật sự hoảng sợ, chúng tôi đã không yêu cầu anh chị ký tất cả các tờ khai bảo hiểm, có đúng vậy không?” bà nói với Jai. “Bởi nếu vậy, chúng tôi đã không thể để phí thời gian.” Bác sĩ đã có lý. Tôi ngạc nhiên không hiểu đã bao nhiêu lần bà dùng “thủ tục giấy tờ bệnh viện” để làm giảm bớt nỗi lo lắng cho bệnh nhân.

Trong mọi trường hợp, lời nói của bà đã có ích. Sau đó bác sĩ gây mê đưa tôi ra một chỗ riêng.

“Tối nay anh có một việc,” ông nói, “và anh là người duy nhất có thể làm được việc đó. Vợ anh đang gần bị sốc. Nếu cô ấy bị sốc, chúng tôi vẫn có thể chữa được cho cô, nhưng sẽ rất khó khăn. Do vậy anh phải giúp làm cho cô ấy bình tĩnh lại. Anh phải giúp giữ cho cô ấy tỉnh táo.”

Thường ai cũng nghĩ là những người chồng thực sự đóng một vai trò trong các ca sinh nở. “Hãy thở đi. Lạy Chúa. Tiếp tục thở đi. Lạy Chúa.” Nhưng cha tôi vẫn cho việc phụ dự sinh nở là thật nhộn, bởi lúc sinh đứa con đầu, là lúc ông đang đi ra bên ngoài để ăn cheeseburger[10]. Còn bây giờ thì tôi được giao một nhiệm vụ thật cụ thể. Bác sĩ gây mê nói khá bình thản, nhưng tôi đọc được sự căng thẳng trong lời yêu cầu của ông. “Tôi không biết anh sẽ phải nói gì với cô ấy,” ông nói với tôi. “Nhưng tôi tin anh sẽ làm được. Phải giữ cho cô ấy bình tĩnh, khi cô ấy quá sợ hãi.”

Họ bắt đầu mổ và tôi cầm tay Jai, nắm chặt như tôi có thể nắm. Tôi nhìn thấy mọi việc, còn Jai thì không. Tôi quyết định bình tĩnh nói cho Jai biết những gì đang xảy ra. Nói cho cô biết sự thật.

Môi cô đã chuyển sang màu xanh. Cô run khắp người. Tôi xoa đầu, rồi xiết tay Jai trong hai bàn tay của tôi, cố gắng mô tả ca mổ một cách thật trực tiếp và làm yên lòng cô. Phần cô, Jai đã cố gắng một cách ghê gớm để lắng nghe, bình tĩnh và tỉnh.

“Anh thấy một em bé,” tôi nói. “Một em bé đang ra.”

Qua nước mắt, cô không thể hỏi được câu hỏi khó khăn nhất. Nhưng tôi đã trả lời. “Em bé đang cử động.”

Và rồi đứa bé, đứa con đầu lòng của chúng tôi, Dylan, cất tiếng khóc thét. Tiếng thét như chưa hề nghe thấy bao giờ. Các cô y tá mỉm cười. “Thật là tuyệt,” ai đó nói. Những đứa trẻ đẻ non, nếu lúc sinh thiếu khí lực, ẻo lả, thì sau này sẽ gây nhiều phiền muộn. Còn những đứa lúc sinh đã cáu bẳn và gây nhiều ầm ĩ, thì sau này sẽ biết tranh đấu. Chúng sẽ phát triển rất mau.

Dylan nặng hai pound[11], mười lăm ounce[12]. Đầu to cỡ bằng quả bóng bầu dục. Điều tốt lành là cậu có thể tự thở được rất khá.

Jai đã vượt qua những cơn xúc động và đau dớn. Trong nụ cười của cô, tôi thấy cặp môi xanh đã dần đổi trở lại màu sắc bình thường. Tôi thật hãnh diện về Jai. Sự quả cảm của cô đã làm tôi vô cùng khâm phục. Có phải tôi đã giúp giữ được cô khỏi bị sốc? Tôi không biết. Nhưng tôi đã cố gắng để nói và làm mọi thứ có thể được để giữ Jai với chúng tôi. Tôi đã cố gắng để không hoảng sợ. Và chắc những điều đó đã có tác dụng.

Dylan được chuyển tới khu chăm sóc đặc biệt. Tôi dần nhận thấy cha mẹ của những đứa trẻ mới sinh đều cần những chỉ bảo rất cụ thể của các bác sĩ và y tá. Ở Magee, họ đã làm một công việc thật tuyệt vời, đồng thời truyền đạt hai điều trái khá nguợc nhau. Họ nói với các cha mẹ rằng: 1) Con của bạn rất đặc biệt và chúng tôi biết yêu cầu y tế của nó là duy nhất, và 2) Đừng lo lắng, chúng tôi đã chăm sóc cả triệu trẻ sơ sinh giống như con các bạn.

Dylan chưa hề phải dùng máy thở, nhưng mỗi ngày, chúng tôi vẫn căng thẳng lo sợ nó có thể tồi tệ đi. Thật là còn quá sớm để có thể hoàn toàn ăn mừng cho gia đình mới ba-nhân-khẩu của chúng tôi. Khi Jai và tôi hàng ngày lái xe tới bệnh viện, trong đầu chúng tôi luôn luôn có câu hỏi mà không ai dám nói ra: “Liệu con có còn sống khi chúng mình tới nơi không?”

Một hôm, chúng tôi tới bệnh viện, và cái nôi của Dylan đã biến mất. Jai gần như ngã quỵ vì xúc động. Còn tim tôi thì đập loạn. Tôi túm áo cô y tá đứng gần nhất, và hầu như không đặt nổi một câu hỏi hoàn chỉnh. Tôi hổn hển nỗi lo sợ một cách đứt đoạn.

“Đứa trẻ. Tên Pausch. Ở đâu?”

Lúc đó, tôi thấy mình kiệt quệ một cách khó có thể giải thích nổi. Tôi lo sợ tôi sẽ phải bước vào một chỗ tối mà từ trước tới nay tôi chưa hề được mời đến bao giờ.

Nhưng cô y tá lại cười. “Ôi, con của anh chị rất khỏe, cho nên chúng tôi đã chuyển cháu lên tầng trên để nằm nôi mở,” cô nói. Dylan trước đây đã phải nằm “nôi kín”, đó là một từ nhẹ nhàng để mô tả cái lồng nuôi trẻ đẻ non.

Thở phào nhẹ nhõm, chúng tôi leo thang lên tầng trên, và đây Dylan, đang khóc hét theo kiểu của nó để bước vào tuổi thơ.

Sự ra đời của Dylan là một nhắc nhở cho tôi về các vai mà chúng ta phải đảm nhận trong cuộc đời của chúng ta. Jai và tôi đã có thể làm cho mọi việc trở nên tồi tệ và đổ vỡ. Cô có thể bị quá kích động và bị sốc. Còn tôi cũng có thể bị đánh gục tới mức không thể giúp ích gì được cho Jai trong phòng mổ.

Qua toàn bộ thử thách này, tôi nghĩ không bao giờ nên nói câu trách cứ “Thật không công bằng.” Mà cứ nên tiến bước. Chúng tôi biết có những điều có thể làm để giúp cho kết quả của sự việc đi theo hướng tích cực hơn… và chúng tôi đã làm như thế. Không cần phải diễn giải nhiều bằng lời, nhưng thái độ của chúng tôi là, “Hãy lên ngựa và phi.”

20. Năm mươi năm, chưa bao giờ được nhắc tới

Sau khi cha tôi mất vào năm 2006, chúng tôi đã xem lại những kỷ vật của ông. Ông luôn sống rất tích cực, và những kỷ vật đã nói lên những phiêu lưu của ông. Tôi tìm thấy những bức ảnh chụp ông là một thanh niên trẻ trung đang chơi đàn ác coóc, một người trung niên trong trang phục của Santa[13](ông thích đóng vai Santa), và một ông già đang giữ một con thú nhồi bông to lớn hơn chính ông. Trong một bức ảnh khác, chụp ngày sinh lần thứ tám mươi, ông đang chơi trò trượt xe quay với mấy thanh niên tuổi chừng đôi mươi, và trên khuôn mặt ông là một nụ cười thật rạng rỡ.

Trong số những kỷ vật của cha, tôi thấy những thứ bí hiểm làm tôi phải bật cười. Cha tôi có một bức ảnh chụp chính ông – có vẻ như bức ảnh được chụp những năm đầu 1960 – mặc áo vét, thắt cà vạt, trong một cửa hàng tạp hóa. Một tay ông giơ cao một chiếc túi giấy màu nâu. Tôi không hề biết trong đó có thứ gì, nhưng biết tính cha, nên tôi đoán chắc chắn đó phải là một thứ gì thật lý thú.

Sau giờ làm việc, thỉnh thoảng ông vẫn mang về nhà một thứ đồ chơi nhỏ hay một cây nến, và ông tặng cho chúng tôi với sự diễn đạt hoa mỹ, tạo chút ít kịch tính. Cách ông tặng thường là thú vị hơn chính món quà ông tặng chúng tôi. Đó là điều mà tôi phải nghĩ ngay tới khi nhìn tấm ảnh cha tôi với chiếc túi giấy màu nâu.

Cha tôi cũng lưu giữ hàng đống giấy tờ. Đó là những thư từ liên quan tới doanh nghiệp bảo hiểm và những giấy tờ về các dự án thiện nguyện của ông. Rồi, lẫn trong đống giấy tờ, chúng tôi tìm thấy một giấy khen về “thành tích anh hùng” của Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 75 tặng.

blank

Cha tôi trong bộ quân phục

Ngày 11 tháng 4 năm 1945, đại đội bộ binh của cha tôi bị quân Đức tấn công, lúc đầu trận đánh, pháo hạng nặng của địch đã sát hại tám chiến sĩ. Theo giấy khen: “Hoàn toàn không quan tâm tới tính mạng bản thân, binh nhì Pausch đã xông ra khỏi nơi trú ẩn để cứu các chiến sĩ bị thương trong khi đạn pháo vẫn nổ rất gần. Binh nhì Pausch đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc y tế nên tất cả những người bị thương đã được sơ tán thành công.”

Để thừa nhận chiến công, cha tôi, lúc đó hai mươi hai tuổi, đã được tặng huân chương anh hùng Ngôi Sao Đồng.

Trong năm mươi năm cha mẹ tôi sống với nhau, trong hàng ngàn cuộc chuyện trò của cha với tôi, sự việc này chưa bao giờ được ông nhắc tới. Và giờ đây, vài tuần sau khi cha mất, chúng tôi mới được biết về nó. Lại thêm một bài học của cha tôi về ý nghĩa của sự hy sinh và về sức mạnh của lòng nhân đạo.

21. Jai

Tôi hỏi Jai xem cô đã học được điều gì từ khi tôi lâm bệnh. Cô bảo cô có thể viết một cuốn sách có tên Hãy quên Bài giảng Cuối cùng; Đây là Câu chuyện Thật.

Vợ tôi là một người phụ nữ mạnh mẽ. Tôi ngưỡng mộ tính bộc trực, chân thật, luôn muốn nói thẳng mọi điều của cô. Ngay cả lúc này, với chỉ vài tháng còn lại, chúng tôi vẫn cố gắng giao tiếp với nhau như là mọi chuyên vẫn thật bình thường và cuộc hôn nhân của chúng tôi vẫn sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ nữa. Chúng tôi tranh luận, chúng tôi thất vọng, cũng tức giận, rồi cũng làm lành với nhau.

Jai nói, cô vẫn còn phải hình dung xem cần đối xử với tôi ra sao, nhưng cô đã đạt được khá nhiều tiến bộ.

“Anh luôn là một nhà khoa học, Randy,” cô nói. “Anh muốn khoa học? Vậy em sẽ đưa khoa học cho anh.” Trước đây, cô thường nói với tôi là cô có “cảm giác” về một điều gì đó. Còn bây giờ, thay vào đó, cô mang dữ liệu đến cho tôi.

Thí dụ, chúng tôi dự định đi thăm gia đình bên nội trong dịp Giáng sinh vừa qua, nhưng mọi người lại đều bị cúm. Jai không muốn tôi và các con bị lây bệnh. Tôi thì nghĩ là chúng tôi vẫn nên đi. Rốt cuộc, tôi đâu có còn nhiều cơ hội để gặp gỡ gia đình bên tôi.

“Chúng mình sẽ giữ gìn, không tiếp xúc quá gần với mọi người,” tôi nói. “Chúng mình sẽ không bị làm sao cả.”

Jai biết là cô cần dữ liệu. Cô gọi điện cho một người bạn là y tá và hai bác sĩ ở đầu phố để hỏi ý kiến. Họ nói tốt nhất là không nên mang mấy đứa nhỏ đi. “Em đã nhận được các ý kiến khách quan của những y sĩ, Randy,” cô nói. “Đây là ý kiến của họ.” Khi được cung cấp dữ liệu, tôi đành phải nhượng bộ. Tôi đã làm một chuyến đi ngắn để thăm gia đình bên tôi và Jai ở nhà cùng với các con. (Tôi đã không bị lây bệnh cúm.)

Tôi biết là bạn sẽ nghĩ gì. Đôi khi thật khó sống cùng với những nhà khoa học kiểu như tôi.

Jai đối xử với tôi bằng cách thẳng thắn. Khi tôi đi ra khỏi khuôn khổ, cô sẽ nói cho tôi biết. Hoặc cô nhắc nhở tôi: “Có điều gì đó làm em khó chịu. Em chưa biết rõ đó là cái gì. Khi biết được, em sẽ nói với anh.”

Đồng thời, với bệnh tình của tôi, Jai nói cô đã học được cách để bỏ qua một số thứ lặt vặt. Đó cũng là đề nghị của người tư vấn của chúng tôi. Bác sĩ Reiss có biệt tài giúp những cặp vợ chồng cân bằng cuộc sống gia đình khi có một người bị mắc bệnh hiểm nghèo. Những cuộc hôn nhân như của chúng tôi rất cần phải tìm cách để đạt được “một trạng thái bình thường mới.”

Tôi khá bừa bãi. Quần áo của tôi, sạch cũng như bẩn, vương vãi khắp phòng ngủ, và chậu rửa trong buồng tắm của tôi thì luôn bị tắc. Những thứ đó làm Jai vô cùng khó chịu. Trước khi tôi bị bệnh, cô thường kêu ca. Còn bây giờ bác sĩ Reiss khuyên cô không nên để những thứ nhỏ nhặt ngáng trở chúng tôi.

Tất nhiên là tôi phải ngăn nắp hơn. Tôi nợ Jai nhiều lời xin lỗi. Còn Jai thì đã thôi không còn nhắc nhở tôi về những điều nhỏ nhặt làm cô khó chịu nữa. Liệu chúng tôi có muốn sống mấy tháng cuối cùng với nhau để cãi vã về việc tôi không treo quần ka ki lên đúng chỗ? Tất nhiên là không. Do vậy, Jai đá quần áo của tôi vào một góc để đi tiếp.

Một người bạn của chúng tôi khuyên Jai nên có một cuốn sổ ghi chép hàng ngày, và Jai nói điều đó đã giúp ích rất tốt. Cô viết vào đó những điều làm cô bực bội về tôi. “Randy không cho đĩa ăn vào máy rửa bát,” một buổi tối cô viết. “Anh ấy để đĩa ăn lại trên bàn, rồi ra máy tính của anh ấy.” Cô biết là tôi bận tâm, cần lên Internet để tìm kiếm các liệu pháp y học. Mặc dù vậy, chiếc đĩa ăn để lại trên bàn lại làm cô bực bội. Tôi không thể trách cứ cô. Cô viết về điều đó, cảm thấy dễ chịu hơn, và chúng tôi không phải lại bắt đầu cãi vã với nhau.

Jai cố gắng tập trung quan tâm tới cuộc sống từng ngày một, thay vì để ý tới những điều không hay. “Thật chẳng hữu ích gì nếu chúng ta cứ sống ngày hôm nay mà lo lắng khiếp sợ cho ngày hôm sau,” cô nói.

Giao thừa năm nay với gia đình chúng tôi thật xúc động, vừa ngọt ngào vừa cay đắng. Ngày ấy là sinh nhật lần thứ sáu của Dylan, nên chúng tôi tổ chức ăn mừng. Chúng tôi cũng thầm biết ơn là tôi vẫn còn vượt qua được sang năm mới. Nhưng chúng tôi đã không dám trao đổi về con voi ở trong phòng: Giao thừa tương lai không có tôi.

Hôm đó tôi đưa Dylan đi xem bộ phim viễn tưởng Mr. Magorium’s Wonder Emporium, về một nhà chế tạo đồ chơi. Tôi có đọc giới thiệu về bộ phim trên mạng, nhưng không thấy nói rằng Magorium quyết định phải chết và trao xưởng chế tạo cho một người học nghề. Vậy nên tôi đã ngồi trong rạp phim, còn Dylan ngồi trong lòng tôi, và khóc về cái chết của Magorium. (Dylan chưa hề biết gì về bệnh tình của tôi.) Nếu cuộc đời của tôi là một cuốn phim, thì cảnh này của tôi và Dylan sẽ bị giới phê bình coi là một điềm báo. Tuy nhiên, có một cảnh trong phim đã để lại ấn tượng trong tôi. Người học nghề (do Natalie Portman đóng) nói với nhà chế tạo đồ chơi (do Dustin Hoffman đóng) rằng ông không thể chết, ông phải sống. Và ông trả lời: “Tôi đã làm điều đó.”

Tối muộn hôm đó, khi năm mới gần kề, Jai có thể thấy là tôi hơi chán nản và ngã lòng. Để cổ vũ tôi, cô đã ôn lại năm qua và nhắc về những điều tuyệt vời mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã cùng nhau có những kỳ nghỉ thơ mộng, chỉ hai chúng tôi, mà đáng nhẽ sẽ không có nếu căn bệnh ung thư không nhắc nhở chúng tôi về sự eo hẹp của quỹ thời gian còn lại. Chúng tôi đã chứng kiến các con lớn khôn; ngôi nhà của chúng tôi đã tràn đầy sự ấm áp tuyệt đẹp và tình yêu thương.

Jai thề nguyện sẽ luôn ở bên tôi và các con. “Em có nhiều lý do để làm như vậy. Và em sẽ làm,” cô hứa.

Jai cũng nói với tôi là việc cô thích thú nhất mỗi ngày là quan sát tôi chơi với các con. Cô nói, gương mặt của tôi thật rạng rỡ khi Chloe chuyện trò với tôi. (Chloe đã mười tám tháng và đã có thể nói những câu bốn từ.)

Dịp Giáng sinh, tôi làm một việc bất ngờ là treo đèn lên cây thông. Thay vì bày cho Dylan và Logan treo đèn một cách cẩn thận và kỹ càng, tôi đã cho các con làm một cách thật ngẫu hứng, để tùy chúng treo đèn lên bất cứ chỗ nào trên cây cũng được. Chúng tôi đã quay video cảnh tượng nhốn nháo này, và Jai bảo “khỏanh khắc kỳ ảo” đó sẽ là một trong những kỷ niệm cùng nhau thích thú nhất của gia đình chúng tôi.

* * *

Jai đã lên các trang Web dành cho bệnh nhân ung thư và gia đình của họ. Cô tìm thấy nhiều thông tin bổ ích ở đó, nhưng không theo đuổi được lâu. “Quá nhiều bài viết bắt đầu đại loại: ‘Cuộc chiến đấu của Bob đã kết thúc.’ ‘Jim đã phải bỏ cuộc.’ Em không nghĩ là có ý nghĩa lắm khi cứ phải đọc những mẩu tin như vậy,” cô nói.

Tuy nhiên, có một bài viết đã làm cô thức tỉnh để hành động. Đó là bài viết của một người đàn bà có chồng bị ung thư tụy. Họ dự định có một kỳ đi nghỉ chung cả gia đình, nhưng rồi trì hõan. Và ông chồng đã chết trước khi họ có thể thực hiện được kỳ nghỉ đó. “Hãy đi những kỳ nghỉ mà bạn đã mong muốn đi,” bà khuyên những người chăm sóc bệnh nhân. “Hãy sống cho khỏanh khắc hiện tại.” Jai nguyện sẽ làm như vậy.

Jai quen biết với một số người ở xung quanh cũng đang chăm sóc người thân mắc bệnh nan nguy, và cô thấy rất bổ ích khi chuyện trò với họ. Nếu cô cần ca thán điều gì đó về tôi, hay để vượt qua áp lực nặng nề đang đè nén, thì những cuộc chuyện trò như vậy là một giải thoát tốt.

Đồng thời, Jai cố gắng tập trung cho những khoảng thời gian hạnh phúc của chúng tôi. Khi đang yêu cô, tôi gửi hoa cho cô mỗi tuần. Tôi mang những con thú nhồi bông tới phòng làm việc của cô. Cô thích thú với những điều như vậy. Sau này, cô bảo, cô nhớ về những kỷ niệm của một Randy thơ mộng, chúng làm cô mỉm cười và giúp cô vượt qua được những thời điểm khủng hoảng.

Jai cũng đã thực hiện được nhiều ước mơ tuổi thơ của cô. Cô muốn có một con ngựa. (Việc đó chưa hề xảy ra, nhưng cô đã được cưỡi ngựa rất nhiều.) Cô muốn đến nước Pháp. (Điều này đã xảy ra; cô đã sống tại Pháp suốt một mùa hè ở trường đại học.) Và trên hết, khi còn là một thiếu nữ, Jai đã mơ ước một ngày nào đó cô sẽ có những đứa con của cô.

Tôi mong tôi có nhiều thời gian hơn nữa để giúp Jai thực hiện thêm được nhiều ước mơ khác của cô. Nhưng các con quả là một ước mơ được hoàn tất, và là một niềm an ủi vô cùng to lớn cho cả hai chúng tôi.

Khi Jai và tôi nói với nhau về những bài học mà cô thu nhận được từ hành trình chung của chúng tôi, cô nói về việc chúng tôi đã tìm thấy được sức mạnh để đứng cùng nhau, vai kề vai. Cô nói cô rất thỏa mãn vì chúng tôi có thể chuyện trò cởi mở và tin cậy lẫn nhau. Và rồi cô nói với tôi về việc áo quần của tôi vứt bừa bãi khắp phòng ra sao và nó làm cô bực bội như thế nào, nhưng cô đã bỏ qua. Tôi biết: Trước khi Jai bắt đầu viết vào sổ ghi chép của cô, tôi nợ cô việc phải dẹp sự bừa bãi cẩu thả của mình. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn. Đó là một trong những quyết tâm của tôi trong Năm Mới.

22. Sự thật có thể giải thoát bạn

Mới đây, tôi bị cảnh sát dừng xe ngay gần nhà của chúng tôi ở Virginia do lái quá nhanh. Tôi không chú ý, nên đi nhanh hơn mấy dặm một giờ so với tốc độ cho phép.

“Tôi có thể xem bằng lái xe và giấy đăng ký của ông?” người cảnh sát hỏi tôi. Tôi đưa hai thứ đó cho ông, và ông thấy địa chỉ Pittsburgh trên bằng lái xe bang Pennsylvania của tôi .

“Ông làm gì ở đây?” người cảnh sát hỏi. “Ông thuộc quân đội à?”

“Không, không phải,” tôi trả lời. Tôi giải thích là tôi vừa mới chuyển tới Virginia, và tôi chưa có thời gian để đăng ký lại.

“Vậy sao ông lại chuyển về đây?”

Ông ta đã đặt một câu hỏi trực tiếp. Không cần suy nghĩ nhiều, tôi đưa ra một câu trả lời trực tiếp. “Ồ, thưa ông cảnh sát,” tôi nói, “bởi ông đã hỏi, nên tôi xin trả lời, tôi bị ung thư giai đoạn kết. Tôi chỉ còn vài tháng để sống, nên chúng tôi đã chuyển về đây để gần với gia đình bên vợ tôi.”

Người cảnh sát ngẩng đầu líếc nhìn tôi. “Vậy là ông bị ung thư,” ông nói tỉnh queo. Ông đang cố gắng hình dung về tôi. Có thật là tôi sắp chết? Hay là tôi nói dối? Ông nhìn tôi khá lâu. “Ông biết không, với một người chỉ còn vài tháng để sống, thì ông thật sự trông rất khỏe mạnh.”

Hiển nhiên là ông ta đang nghĩ: “Hoặc tay này bịp mình, hoặc là y nói sự thật. Nhưng mình không có cách gì để biết nổi.” Thật chẳng dễ dàng cho ông, bởi ông đang cố gắng làm một việc gần như không có thể. Ông ta đang thử thẩm tra sự chính trực của tôi mà không muốn bảo tôi là tay nói dối. Và do vậy ông đã thúc ép tôi phải chứng minh rằng tôi trung thực. Tôi có thể làm điều đó như thế nào?

“Vâng. Tôi biết là tôi trông khá khỏe mạnh. Điều đó khá mỉa mai. Bên ngoài trông tôi không đến nỗi nào, nhưng các khối u thì ở bên trong.” Rồi, chẳng hiểu cái gì xui khiến, tôi vén áo lên, để hở ra những vết sẹo mổ.

Người cảnh sát nhìn những vết sẹo của tôi. Ông nhìn vào mắt tôi. Tôi có thể thấy trên nét mặt của ông: Ông biết là ông đang nói chuyện với một người đang chết. Và dù tôi có là người trâng tráo nhất mà ông đã từng dừng xe, thì ông cũng chẳng muốn gây thêm phiền hà cho tôi nữa. Ông đưa lại giấy tờ cho tôi. “Xin ông làm ơn,” ông ta nói. “Từ nay hãy đi chậm chậm lại.”

Vậy là cái sự thật khủng khiếp kia đã giúp giải thoát tôi. Khi ông ta rảo bước về xe cảnh sát của ông, tôi đã nhận thấy điều như vậy. Tôi chưa hề là một trong những cô gái tóc vàng xinh đẹp có thể nhướng cặp lông mi để thoát các giấy phạt. Nhưng hôm đó, tôi đã lái xe về nhà, với tốc độ rất phải chăng, và tôi đã mỉm cười như một nữ hoàng sắc đẹp.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[1] Pound (viết tắt: lb, lbm) là đơn vị đo trọng lượng sử dụng ở Mỹ, bằng 0,45359237 kilogram.

[2] Dutchlà tộc người đông nhất của Hòa Lan.

[3] Brown University(Providence, bang Rhode Island) là một đại học tư rất được quý trọng. Trường được thành lập năm 1764 với tên College of Rhode Island, là đại học lâu đời thứ ba ở vùng Đông Bắc Mỹ và lâu đời thứ tám ở tòan nước Mỹ. Năm 1971, trường toàn nữ Pembroke College được sát nhập thêm. Trường là thành viên của Ivy League, nhóm tám trường đại học tư nổi tiếng ở miền Đông Bắc Mỹ gồm Brown University, Columbia University, Cornell University, Dartmouth College, Harvard University, Princeton University, University of Pennsylvania và Yale University.

[4] Chuck E. Cheese’slà một tổ hợp các trung tâm giải trí gia đình. Mỗi trung tâm đều có một tiệm pizza, phòng chơi games, và một số trò chơi khác cho trẻ em.

[5] Steelerslà đội bóng bầu dục chuyên nghiệp ở Pittsburgh.

[6] phút là đơn vị đo chiều dài, bằng 0,3048 m

[7] insơ là đơn vị đo chiều dài, bằng 2,54 cm

[8] Victorian là kiểu kiến trúc được sử dụng chủ yếu trong thời Hòang Hậu Victoria (1837 – 1901).

[9] I Love Lucylà một phim hài Mỹ, với các diễn viên Lucille Ball, Desi Arnaz, Vivian Vance và William Frawley.
Lucy tương đối ngây thơ và nhiều tham vọng, với những tưởng tượng quá khích và rất hay tự làm mình vướng vào chuyện rắc rối. Các tập phim đen trắng bắt đầu chiếu từ 1951 tới1957 trên kênh CBS. Sau đó phim còn tiếp tục ba năm với 13 tập, chiếu từ 1957 tới 1960. I Love Lucylà loạt phim được xem nhiều nhất ở Mỹ, và là loạt phim đầu tiên đã kết thúc khi đang được xếp hạng cao nhất.

[10] Cheeseburger là lọai bánh kẹp thịt bò băm nướng (hamburger) có thêm phô ma chảy. Bánh thường có thêm các gia vị như xà lách, cà chua, hành và dưa chuột muối.

[11] Pound: Pao (khoảng 450 gam)

[12] Ounce: Aoxơ (đơn vị đo lường bằng 28, 35 g)

[13] Santa Claus, còn được gọi là Thánh Nicholas, hay Ông già Nô en, trong các nền văn hóa phương tây, là người mang quà tặng đến vào đêm Nô en, 24 tháng 12.



23. Tôi đang đi tuần trăng mật, nhưng nếu bạn cần tôi …

Một hôm, Jai bảo tôi đi mua mấy thứ đồ tạp phẩm. Sau khi đã tìm được tất cả các thứ trong danh sách, tôi nghĩ sẽ ra khỏi cửa hàng được nhanh hơn nếu dùng cửa tự quét giá hàng. Tôi quẹt thẻ tín dụng vào máy, rồi theo chỉ dẫn, tự quét giá các đồ mua. Máy bíp bíp và nói tôi trả số tiền 16,55 đô la, nhưng lại không in ra hóa đơn. Vậy nên tôi quẹt lại thẻ tín dụng và quét lại giá các đồ mua.

Ngay sau đó, máy in ra hai hóa đơn. Máy đã tính tiền tôi hai lần.

Lúc đó, tôi phải làm một quyết định. Tôi có thể tìm gặp người quản lý, ông ta sẽ nghe lời giải thích của tôi, điền một tờ khai, rồi mang thẻ tín dụng của tôi tới máy của ông để bỏ đi một lần tính tiền 16,55 đô la. Tất cả những việc rắc rối đó sẽ kéo dài mười, thậm chí mười lăm phút. Và việc đó đối với tôi chẳng thú vị chút xíu nào.

Với quỹ thời gian ngắn ngủi của tôi, liệu tôi có nên dành những phút quý giá như vậy để lấy lại chút ít tiền? Rất không nên. Liệu tôi có khả năng để trả thừa 16,55 đô la? Tôi có thể. Vậy nên tôi ra khỏi cửa hàng, vui sướng hơn vì có mười lăm phút thay vì mười sáu đô la.

Suốt đời tôi, tôi luôn ý thức rằng thời gian là hữu hạn. Tôi thú nhận là tôi hơi quá lô gíc về một đống thứ, nhưng tôi tin chắc rằng một trong những việc làm hợp lý của tôi là tôi đã cố gắng quản lý quỹ thời gian sao cho thật tốt. Tôi đã nói về quản lý thời gian cho sinh viên của tôi. Tôi đã giảng những bài giảng về đề tài này. Và bởi tôi làm điều đó rất tốt, tôi thật sự cảm thấy tôi đã có thể thực hiện được khá nhiều việc trong cuộc đời tương đối ngắn ngủi của tôi.

Đây là những điều tôi biết:

Thời gian cần phải được quản lý một cách rõ ràng, giống như tiền bạc. Sinh viên của tôi thường ngạc nhiên về cái mà họ gọi là “chủ nghĩa Pausch.” Khi nhắc nhở sinh viên không nên dành thời gian cho những chi tiết không cần thiết, tôi nói với họ: “dù bạn có đánh bóng gầm lan can đến đâu đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có thêm được ý nghĩa gì.”

Bạn luôn có thể thay đổi kế hoạch, nhưng chỉ khi bạn có một kế hoạch.Tôi là người rất ủng hộ cho danh sách việc-cần-làm. Nó giúp ta chia cuộc đời thành những bước nhỏ. Tôi đã từng ghi “lấy hợp đồng vĩnh viễn[1]” vào danh sách việc-cần-làm của tôi. Đó là điều ấu trĩ. Danh sách việc-cần-làm chỉ có ý nghĩa khi chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ. Giống như khi tôi cổ vũ Logan dọn dẹp phòng của nó bằng cách bảo nó nhặt xếp từng thứ một mỗi lần.

Hãy tự hỏi: Bạn có sử dụng thời gian của bạn vào những việc có ý nghĩa không? Bạn có thể có nhiều mục đích, mục tiêu và quan tâm. Chúng có đáng để bạn theo đuổi không? Tôi đã giữ từ khá lâu một bài cắt ra từ một tờ báo địa phương ở Roanoke, Virginia. Bài viết về một phụ nữ mang thai đã đệ đơn kiện một công ty xây dựng. Bà lo lắng là tiếng ồn của búa khoan sẽ làm tổn thương đứa trẻ chưa sinh của bà. Nhưng hãy xem: Trong bức ảnh, người phụ nữ này cầm một điếu thuốc lá. Nếu bà quan tâm tới đứa con chưa sinh của bà, thì tốt hơn là bà nên dành thời gian đi kiện chống những chiếc búa khoan, để cai hút thuốc lá.

Thiết lập một hệ thống lưu trữ tốt.Khi tôi nói với Jai là tôi muốn có một chỗ trong nhà để lưu trữ các thứ giấy tờ theo thứ tự vần chữ cái, cô bảo tôi quá rắc rối. Tôi nói với cô: “Sắp xếp mọi thứ một cách trật tự là tốt hơn nhiều so với việc chạy tìm khắp nhà rồi kêu, ‘em biết nó màu xanh và em biết là em cầm nó khi đang ăn cái gì đó.’”

Hãy nghĩ lại về điện thoại. Tôi sống trong nền văn hóa mà mình phải dành khá nhiều thời gian để đợi phôn và nghe câu “Cuộc gọi của bạn là rất quan trọng đối với chúng tôi.” Điều này cũng giống như một chàng trai tát vào mặt một cô gái ngay cuộc hẹn hò đầu tiên và nói, “Anh thật sự yêu em.” Vâng, đó là cách dịch vụ khách hàng đương thời hoạt động. Và tôi không chấp nhận nó. Tôi luôn đảm bảo không bao giờ phải đợi với phôn áp bên tai. Tôi luôn dùng loa phôn, như vậy tay tôi vẫn hoàn toàn tự do để làm những việc khác.

Tôi cũng sưu tầm những kỹ thuật để cắt ngắn các cuộc gọi không cần thiết. Nếu tôi ngồi trong khi nói điện thoại, tôi không bao giờ gác chân lên. Thực ra, khi nói điện thoại, bạn đứng thì tốt hơn, bạn sẽ có xu hướng nói nhanh gọn hơn. Tôi cũng thích để trong tầm mắt trên bàn thứ gì đó mà tôi muốn làm, như vậy tôi sẽ bị thúc giục để kết thúc nhanh cuộc nói chuyện.

Sau nhiều năm, tôi thu lượm được một số mẹo khác về điện thoại. Bạn muốn dứt điểm nhanh gọn với những cú gọi quảng cáo? Hãy cắt máy trong khi bạn đang nói và họ đang nghe. Họ sẽ nghĩ là đường dây nối của bạn bị trục trặc, và chuyển sang cú gọi cho người tiếp theo. Bạn muốn làm một cuộc gọi ngắn cho một người nào đó? Hãy gọi họ lúc 11 giờ 55 sáng, ngay trước giờ ăn trưa. Họ sẽ nói nhanh. Bạn có thể tưởng là bạn thú vị, nhưng thật ra bạn không thú vị hơn bữa ăn trưa của họ.

Ủy thác. Là một giáo sư, tôi sớm học được điều là tôi có thể tin tưởng vào những sinh viên mười chín tuổi, thông minh, với những chiếc chìa khóa để bước vào vương quốc của tôi, và trong hầu hết mọi trường hợp, họ rất có trách nhiệm và gây ấn tượng tốt. Không bao giờ là sớm khi ủy thác. Con gái tôi, Chloe, mới chỉ muời tám tháng tuổi, nhưng hai trong số những bức ảnh tôi thích nhất chụp nó ngồi trong tay tôi. Trong bức ảnh đầu, tôi cầm chai sữa cho nó bú. Trong bức thứ hai, tôi đã ủy thác công việc cho nó. Chloe trông rất thỏa mãn. Tôi cũng vậy.

blank

Phải nghỉ ngơi.Không phải là nghỉ ngơi thật sự, nếu bạn vẫn tiếp tục đọc email họăc gọi điện thoại để nghe lời nhắn. Khi Jai và tôi đi nghỉ tuần trăng mật, chúng tôi muốn được yên tĩnh một mình. Nhưng sếp lại thấy tôi cần thông báo cách để mọi người có thể liên lạc được với tôi. Tôi để lại tin nhắn như sau:

“Xin chào, đây là Randy. Tôi đợi tới lúc ba mươi chín tuổi mới cưới vợ, vậy nên vợ tôi và tôi đi nghỉ một tháng. Tôi hy vọng bạn không có vấn đề gì với việc này. Nhưng sếp của tôi thì có. Do vậy tôi phải nhắn lại cách để bạn có thể liên lạc được với tôi.” Kế đó, tôi nói tên của bố mẹ Jai và thành phố nơi họ sống. “Nếu bạn gọi tổng đài, bạn sẽ có số điện thoại của họ. Và sau đó, nếu bạn có thể thuyết phục được bố mẹ vợ của tôi rằng sự khẩn cấp của bạn là xứng đáng để ngắt đoạn tuần trăng mật của cô con gái duy nhất của họ, thì bạn sẽ nhận được số điện thoại của tôi.”

Chúng tôi không nhận được cú phôn nào cả.

Một số thủ thuật quản lý thời gian của tôi là nghiêm túc một cách sống còn, vài thủ thuật khác thì khó đánh giá hơn. Nhưng tôi tin rằng tất cả chúng đều xứng đáng để được xem xét.

Thời gian là tất cả những gì bạn có. Và một ngày nào đó, bạn sẽ thấy, bạn có ít hơn là bạn nghĩ.

24. Một kẻ xuẩn ngốc thức tỉnh

Một câu nói dập khuôn được chấp nhận trong giáo dục là: mục tiêu số một của các giảng viên là giúp cho sinh viên học cách học như thế nào.

Tất nhiên, tôi luôn nhìn nhận giá trị của điều đó. Nhưng trong thâm tâm tôi, một mục tiêu số một tốt hơn là: giúp cho sinh viên học cách tự đánh giá họ như thế nào.

Họ có nhận biết được những năng lực thật của họ không? Họ có ý thức được về những khiếm khuyết của họ không? Họ có thực tế về cách những người khác nhìn nhận họ không?

Cuối cùng, các nhà giáo sẽ phục vụ sinh viên tốt nhất bằng cách giúp họ trở thành tự phản chiếu hơn. Cách duy nhất để mỗi người có thể tiến bộ – như Huấn luyện viên Graham đã dạy tôi – là phát triển được khả năng thật sự để tự đánh giá mình. Nếu không làm được xác đáng điều đó, làm sao có thể nói chúng ta đang tốt lên hay xấu đi?

Một số người theo trường phái cổ điển phàn nàn rằng họ cảm thấy tất cả những gì giáo dục đại học ngày nay quan tâm là: phục vụ khách hàng. Sinh viên và cha mẹ của họ nghĩ rằng họ trả nhiều tiền cho một sản phẩm, và do vậy họ muốn sản phẩm đó phải có giá trị theo cách đo đếm được. Điều đó giống như họ bước vào một cửa hàng bách hóa, và thay vì mua năm chiếc quần bò hiệu, họ mua một khóa học năm môn.

Tôi không hoàn toàn phủ định mô hình phục vụ khách hàng, nhưng nghĩ điều quan trọng là phải dùng ẩn dụ thương mại này một cách đúng đắn. Đây không phải là bán lẻ. Thay vào đó, tôi so sánh học phí đại học như tiền thù lao cho người hướng dẫn tập cá nhân ở một câu lạc bộ thể thao. Các giáo sư chúng tôi đóng vai trò người hướng dẫn, cho sinh viên tiếp cận tới các thiết bị (sách, phòng thí nghiệm, kinh nghiệm của chúng tôi) và sau đó, công việc của chúng tôi là đòi hỏi. Chúng tôi phải đảm bảo để sinh viên tự luyện tập. Chúng tôi cần khen ngợi họ khi họ xứng đáng và phải thẳng thắn nhắc họ khi họ cần làm việc cố gắng hơn.

Quan trọng nhất là chúng tôi phải cho họ biết cần tự đánh giá thế nào về tiến bộ của họ. Điều tuyệt vời về luyện tập trong phòng thể thao là nếu bạn cố gắng, bạn sẽ có kết quả rất rõ ràng. Điều này cũng đúng đối với giáo dục đại học. Công việc của một giáo sư là dạy cho sinh viên cách xem xét tâm thức họ phát triển như thế nào, giống như cách họ có thể thấy cơ bắp của họ phát triển ra sao bằng cách nhìn vào một tấm gương.

Nhằm đạt được điều đó, tôi đã cố gắng đưa ra cách thức để mọi người có thể lắng nghe phản hồi. Tôi đã liên tục giúp sinh viên phát triển vòng phản hồi của chính họ. Việc này không hẳn dễ dàng. Để mọi người vui vẻ đón nhận phản hồi là việc khó nhất mà tôi phải làm, với tư cách của một nhà giáo. (Nó cũng không dễ trong cuộc sống cá nhân của tôi.) Tôi rất buồn vì có quá nhiều cha mẹ và các nhà giáo đã đầu hàng việc này. Khi họ nói về xây dựng lòng tự trọng, họ thường dùng lời tâng bốc rỗng tuếch thay vì phát triển tính cách một cách trung thực. Tôi đã nghe rất nhiều người nói về vòng xoáy ốc tụt lùi trong hệ thống giáo dục của chúng ta, và tôi nghĩ một nguyên nhân mấu chốt là do có qúa nhiều sải bước và có quá ít phản hồi thực sự.

Khi tôi dạy lớp “Xây dựng các thế giới ảo” ở Carnegie Mellon, chúng tôi đã tiến hành làm phản hồi ngang, hai tuần một lần. Đó là một lớp học hoàn toàn hợp tác, sinh viên làm việc trong các nhóm bốn người, trên các đề án hiện thực ảo máy tính. Họ phụ thuộc lẫn nhau và điểm của họ phản ánh điều đó.

Chúng tôi lấy tất cả các phản hồi ngang và đưa vào một trang tính. Tới cuối học kỳ, sau khi mỗi sinh viên đã làm năm đề án, mỗi đề án được làm với ba thành viên khác, mỗi người có mười lăm số liệu. Đó là một cách thực dụng, có ý nghĩa thống kê để họ tự nhìn vào chính họ.

Tôi lập những biểu đồ cột nhiều màu, trong đó, mỗi sinh viên có thể thấy xếp hạng của mình về các chỉ số đo đơn gỉản như:

1) Những người cùng nhóm có nghĩ là anh ta làm việc tích cực không? Chính xác thì những người cùng nhóm nghĩ anh ta đã dành bao nhiêu giờ để làm việc cho đề án?

2) Đóng góp của anh ta có tính sáng tạo như thế nào?

3) Những người cùng nhóm thấy dễ hay khó làm việc với anh ta? Anh ta có tinh thần đồng đội không?

Như tôi vẫn luôn chỉ rõ, đặc biệt là với điểm 3), những gì những người cùng nhóm nghĩ, thực chất là một đánh giá chính xác là làm việc với bạn dễ dàng như thế nào.

blank

Những biểu đồ cột nhiều mầu rất đặc thù. Tất cả sinh viên đều biết họ đứng ở đâu trong tuơng quan với bốn mươi chín sinh viên khác.

Các biểu đồ cột cùng các mẫu phản hồi khác, đặc biệt có bao gồm các đề nghị giúp làm tiến bộ, như: “Hãy để mọi người kết thúc câu của họ, khi họ đang nói.”

Hy vọng của tôi là, sẽ có nhiều sinh viên nhìn những thông tin này và nói, “Ôi trời, mình phải ghi nhận điều này.” Đó là những phản hồi khó có thể bỏ qua, nhưng một số ít người vẫn không hề quan tâm tới chúng.

Có một khóa giảng, tôi để sinh viên đánh giá từng người một theo cùng phương pháp, nhưng chỉ cho sinh viên biết họ thuộc nhóm một phần tư nào. Tôi nhớ cuộc nói chuyên với một sinh viên bị những người khác cho là đặc biệt khó chịu. Cậu ta thông minh, nhưng quá chủ quan ngộ nhận về mình, nên không mảy may biết cậu ta được nhìn nhận ra sao. Cậu ta xem số liệu, thấy mình bị xếp ở nhóm một phần tư thấp nhất và không hề băn khoăn.

Cậu ta hình dung, nếu bị xếp vào nhóm 25 phần trăm thấp nhất, thì cậu ta phải ở mức quãng 24 hay 25 phần trăm (chứ không phải thuộc 5 phần trăm đáy). Do đó trong ý nghĩ, cậu ta thấy mình gần thuộc nhóm 25 phần trăm cao hơn. Như vậy cậu ta xem mình “không xa mấy với nhóm 50 phần trăm,” có nghĩa là, bạn bè thấy cậu ta cũng không sao cả.

“Tôi rất mừng vì chúng ta có cuộc trao đổi này,” tôi nói với cậu ta, “bởi tôi nghĩ điều quan trọng là tôi cho anh biết một số thông tin cụ thể. Anh không những chỉ thuộc nhóm 25 phần trăm thấp nhất. Với năm mươi sinh viên trong lớp, bạn bè xếp anh hạng cuối cùng. Anh là người thứ năm mươi. Anh có vấn đề nghiêm trọng. Mọi người nói anh không hề biết lắng nghe và rất khó làm việc, trao đổi với anh. Điều đó không hề tốt.”

Cậu sinh viên bị sốc. Cậu ta có tất cả, mọi thứ đều tỏ ra rất hợp lý, và bây giờ thì tôi lại ngồi đây để đưa cho cậu ta những số liệu khá phũ phàng.

Và rồi tôi đã kể với cậu ta về chính tôi.

“Trước đây tôi cũng đã từng rất giống anh,” tôi nói. “Tôi đã từng bị phủ nhận. Nhưng tôi may mắn có một giáo sư, ông đã chứng tỏ sự quan tâm tới tôi bằng cách nói thẳng sự thật cho tôi biết. Và đây là điều đặc biệt của tôi: tôi đã lắng nghe.”

Cặp mắt của cậu sinh viên mở rộng. “Tôi thú nhận điều đó,” tôi nói. “Tôi là một kẻ xuẩn ngốc được thức tỉnh. Và việc đó đã cho tôi thẩm quyền đạo đức để nói với anh rằng, anh cũng có thể trở thành một kẻ xuẩn ngốc thức tỉnh.”

Trong thời gian còn lại của học kỳ, cậu sinh viên này đã luôn tự kiểm soát mình. Cậu ta đã tiến bộ. Tôi đã cho cậu ta một đặc ân, cũng giống như Andy van Dam đã cho tôi mấy năm trước đây.

25. Rèn luyện một Jedi[2]

Thật vui sướng khi bạn hoàn tất được những ước mơ tuổi thơ của mình, nhưng khi có tuổi hơn, bạn sẽ thấy việc tạo điều kiện cho những ước mơ của người khác còn làm mình vui sướng hơn.

Khi tôi dạy ở Đại học Virginia năm 1993, Tommy Burnett, một sinh viên hai mươi hai tuổi – người từ một nghệ sĩ đã trở thành một tài năng về đồ họa máy tính – muốn được làm việc trong nhóm nghiên cứu của tôi. Sau khi nói chuyện về cuộc sống và các mục tiêu, cậu ta bất ngờ nói: “Ôi, và tôi đã luôn có chính ước mơ tuổi thơ này.”

Bất kể ai dùng các từ “tuổi thơ” và “ước mơ” trong cùng một câu, đều gây cho tôi sự chú ý.

“Và ước mơ tuổi thơ của anh là gì, Tommy?” tôi hỏi.

“Tôi muốn làm việc cho bộ phim Star Wars kế tiếp,” cậu ta nói.

Xin nhớ, đó là năm 1993. Bộ phim Star Wars cuối cùng được làm năm 1983, và chưa hề có những kế hoạch cụ thể nào để làm thêm phim này. Tôi giải thích điều đó. “Đó là một ước mơ khá viển vông, và sẽ rất khó để đạt được,” tôi bảo với cậu ta. “Nói chính xác là, họ đã kết thúc việc làm các bộ phim Star Wars.”

“Không,” cậu ta nói, “họ sẽ làm thêm nữa, và khi họ thực hiện, tôi sẽ tham gia làm phim. Đó là kế hoạch của tôi.”

Tommy mới sáu tuổi khi bộ phim Star Wars đầu tiên ra đời vào năm 1977. “Những đứa trẻ khác muốn trở thành Han Solo[3],” cậu ta nói với tôi. “Nhưng tôi thì không. Tôi muốn trở thành người làm nên những hiệu ứng đặc biệt – những con tầu vũ trụ, những hành tinh, những người máy.”

Cậu ta nói với tôi, khi còn là một đứa trẻ, cậu ta đã đọc tất cả các bài viết về kỹ thuật Star Wars có thể kiếm được. Cậu ta có tất cả các cuốn sách giải thích các mô hình được xây dựng ra sao, và các hiệu ứng đặc biệt được tạo ra như thế nào.

Khi nghe Tommy nói, tôi đã hồi tưởng lại tuổi thơ của tôi khi tới thăm Disneyland, và tôi đã có thôi thúc ra sao để lớn lên và sáng tạo được những trò chơi kiểu như vậy. Tôi đã hình dung là ước mơ to lớn của Tommy sẽ không thể trở thành hiện thực được, nhưng nó lại giúp ích cho cậu ta theo một cách nào đó. Tôi có thể làm việc với một người có mơ ước như vậy. Tôi biết từ ham muốn vào đội bóng bầu dục hạng quốc gia của tôi, Tommy có những ham muốn mà kể cả khi không đạt được, chúng vẫn giúp cậu ta rất tốt, do vậy tôi để cậu ta tham gia vào nhóm nghiên cứu của tôi.

Tommy sẽ nói với bạn rằng tôi là loại sếp rất khó tính. Cậu ta nhớ, tôi yêu cầu ở cậu ta nhiều và có những đòi hỏi rất cao, nhưng cậu ta cũng biết là tôi rất quan tâm tới những mong muốn và sở thích của cậu ta. Cậu ta so sánh tôi với một huấn luyện viên bóng bầu dục. (Tôi nghĩ là tôi đã theo gương Huấn luyện viên Graham.) Tommy cũng nói là cậu ta không những chỉ học được từ tôi về lập trình hiện thực ảo, mà còn về cách mà các đồng nghiệp cần phải làm việc gắn bó với nhau kiểu như trong một gia đình. Cậu ta nhớ tôi đã nói với cậu ta: “Tôi biết anh thông minh. Nhưng ai ở đây cũng thông minh. Thông minh là chưa đủ. Loại người tôi muốn có trong nhóm nghiên cứu của tôi là những người sẽ giúp được những người khác cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi cùng nhau làm việc ở đây.”

Tommy đã chứng tỏ là người có tinh thần đồng đội như vậy. Sau khi tôi có hợp đồng vĩnh viễn (tenue), tôi đã đưa Tommy và các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu của tôi tới Disney World như một cách để nói lời cám ơn.

Khi tôi chuyển tới Carnegie Mellon, các thành viên trong nhóm nghiên cứu của tôi từ Đại học Virginia đã cùng theo tôi – tất cả, trừ Tommy. Cậu ta không chuyển được cùng. Vì sao? Bởi cậu ta được tuyển vào làm ở công ty Industrial Light & Magic[4]của nhà sản xuất kiêm chủ nhiệm George Lucas[5]. Cũng cần nói thêm là họ đã tuyển Tommy, không phải vì ước mơ mà vì khả năng và trình độ của cậu ta. Trong thời gian làm việc với nhóm nghiên cứu của tôi, Tommy đã trở thành một người thảo chương xuất sắc trên ngôn ngữ Python[6], và thật may mắn, đó cũng là thứ ngôn ngữ được lựa chọn ở Industrial Light & Magic. May mắn rõ ràng là sự gặp gỡ của chuẩn bị và thời cơ.

Không khó để đoán biết kết cục câu chuyện sẽ đi về đâu. Ba bộ phim Star Wars mới đã ra đời – trong năm 1999, 2002, và 2005 – và Tommy đã làm việc cho cả ba bộ phim đó.

Với Star Wars Episode II: Attack of the Clones (Cuộc tấn công của những người vô tính), Tommy là giám đốc kỹ thuật chính. Trong phim có một đoạn tuyệt vời mười lăm phút đánh nhau trên hành tinh đá đỏ giữa những người nhân giống vô tính với những người máy, và Tommy là người xây dựng toàn bộ cảnh này. Cậu ta cùng cả nhóm đã dùng các ảnh của vùng sa mạc Utah[7]để tạo phong cảnh ảo cho trận đánh. Tommy đã làm những công việc kỳ diệu, cho phép cậu ta sống mỗi ngày trên một hành tinh.

Vài năm sau, Tommy đã rất tử tế, mời tôi cùng các sinh viên của tôi tới thăm Industrial Light & Magic. Người đồng nghiệp của tôi, Don Marinelli, đã khởi đầu một truyền thống khá ấn tượng, hàng năm tổ chức một chuyến đi đưa các sinh viên qua bờ tây, để họ tham quan vùng công nghiệp giải trí và các công ty công nghệ cao, nơi có thể thu hút họ vào làm việc trong thế giới đồ họa máy tính. Lúc đó, người như Tommy rõ ràng là một vị chúa đối với lớp sinh viên trẻ. Cậu ta đã làm sống động những ước mơ của họ.

Tommy ngồi cùng với ba cựu sinh viên khác của tôi, để trao đổi với các sinh viên. Nhóm sinh viên này chưa biết rõ sẽ theo học với tôi như thế nào. Tôi vẫn vậy, theo kiểu của riêng tôi – một ông thầy với những yêu cầu, đòi hỏi cao và theo những cách hơi khác lạ – và sinh viên thì chưa đến độ đánh giá đúng những giá trị đó. Sau một học kỳ, một vài sinh viên rõ ràng vẫn còn coi chừng và đề phòng nếp làm việc do thói quen mà có của tôi.

Cuối cùng, cuộc trao đổi chuyển sang đề tài làm thế nào để bắt đầu thâm nhập vào doanh nghiệp điện ảnh, và một sinh viên muốn biết về vai trò của may mắn. Tommy tình nguyện trả lời câu hỏi này. “Cần rất nhiều may mắn,” anh nói. “Nhưng tất cả các bạn đã đều may mắn. Được làm việc với Randy và học ông, đó chính là một loại may mắn. Tôi đã không ở đây, nếu không có Randy.”

Tôi đã từng trôi bồng bềnh trong trạng thái không trọng lượng. Nhưng, ngày hôm đó, tôi còn trôi bồng bềnh cao hơn thế. Tôi rất trân trọng việc Tommy bày tỏ tôi là người đã giúp tạo điều kiện cho những ước mơ của anh trở thành hiện thực. Điều thật sự đặc biệt là anh đền đáp đặc ân đó bằng cách tạo điều kiện cho những ước mơ của các sinh viên của tôi (và như vậy cũng chính là giúp tôi trong tiến trình này). Đấy là thời khắc đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ của tôi với lớp học. Tommy đã chuyển giao bước ngoặt này.

26. Họ đã làm tôi bàng hoàng

Những người quen biết thường nói tôi là một quái vật rất hiệu quả. Hiển nhiên, họ đã làm tôi tự hào. Tôi thường làm hai, hay ba việc có ích một lúc. Do vậy, khi thâm niên dạy học tăng lên, tôi bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi: Nếu tôi có thể giúp sinh viên, từng người một, để họ vươn tới đạt được những ước mơ tuổi thơ của họ, thì liệu có cách nào để giúp nhiều sinh viên theo một quy mô lớn hơn không?

Tôi đã tìm thấy cái quy mô lớn hơn đó khi đến Carnegie Mellon vào năm 1997 trong tư cách Phó Giáo sư tin học. Chuyên ngành của tôi là “tương tác người – máy tính,” và tôi đã lập môn giảng có tên “Xây dựng các Thế giới Ảo,” gọi tắt là BVW (Building Virtual Worlds).

Ý tưởng nền tảng thực ra không xa mấy so với ý tưởng của Mickey Rooner[8]/Judy Garland[9]“Hãy dựng lên một vở diễn,” chỉ có điều nó được cập nhật cho thời đại có đồ họa máy tính, hoạt hình ba chiều và cái ta gọi là “các thế giới hiện thực ảo tương tác.”

Tôi mở lớp cho năm mươi sinh viên từ tất cả các khoa khác nhau trong trường. Chúng tôi có sinh viên các ngành biểu diễn, văn học và điêu khắc lẫn với sinh viên các ngành kỹ thuật, toán, và tin học. Đó là những sinh viên mà bình thường ra thì chẳng có nguyên cớ gì để gặp nhau, bởi các chuyên ngành ở Carnegie Mellon là rất độc lập. Nhưng chúng tôi đã làm cho những thanh niên này trở thành cộng tác viên của nhau, bắt buộc họ phải cùng nhau thực hiện những việc mà họ không thể làm một mình được.

Mỗi nhóm có bốn người được chọn một cách ngẫu nhiên, và họ làm việc cùng nhau cho các đề án kéo dài hai tuần. Tôi chỉ nói với họ: “Hãy xây dựng một thế giới ảo.” Và họ sẽ lập trình một cái gì đó, sáng tác ra một cái gì đó, trình bày cho những người khác xem, và sau đó tôi tráo các nhóm, họ nhận ba cộng tác viên mới và lại bắt đầu từ đầu.

Tôi chỉ có hai nguyên tắc cho các thế giới hiện thực ảo của họ: Không có bắn giết bạo lực và không có khiêu dâm. Tôi đưa ra quy định như vậy chủ yếu vì những thứ này đã được thực hiện trong các trò chơi máy tính tới cả tỷ lần, và tôi muốn trông đợi những ý tưởng nguyên tác hơn.

Bạn phải hết sức ngạc nhiên khi thấy các cậu bé mười chín tuổi hoàn toàn cạn kiệt ý tưởng, khi lấy tình dục và bạo lực ra khỏi danh sách các chủ đề. Và rồi, khi tôi yêu cầu họ hãy suy nghĩ vượt ra khỏi những thứ thông thường, hầu hết họ đã đáp ứng được với đòi hỏi. Thực tế, năm đầu tổ chức lớp học, khi các sinh viên trình diễn những đề án đầu tiên, họ đã làm tôi bàng hoàng. Những kết quả của họ đúng là đã vượt khỏi sức tưởng tượng của tôi. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi họ phải lập trình trên những chiếc máy tính rất yếu theo các chuẩn mực về hiện thực ảo của Hollywood, và họ đã cho ra những hạt ngọc lạ thường.

Lúc đó, tôi đã là giáo sư tới cả chục năm, và khi bắt đầu chương trình BVW, tôi chưa biết chính xác có thể trông đợi được những gì. Tôi giao đề án cho hai tuần đầu tiên, và những kết quả đã làm tôi chóang ngợp. Tôi không biết nên làm gì tiếp theo. Tôi như mất phương hướng nên đã gọi điện cho người tư vấn của tôi, Andy van Dam.

“Andy, tôi giao đề án hai tuần cho sinh viên và họ đã mang đến cho tôi những kết quả mà nếu đó là đề án cho cả một học kỳ, thì tôi vẫn sẽ cho họ toàn điểm A. Bây giờ tôi phải làm gì đây?”

Andy suy nghĩ một phút rồi nói: “OK. Đây là thứ anh làm. Hãy trở lại lớp ngày mai, nhìn vào mắt họ và nói: ‘Các bạn, các kết quả khá tốt, nhưng tôi biết, các bạn có thể làm tốt hơn.’”

Câu trả lời của ông thật sự làm tôi u mê. Nhưng tôi đã theo lời tư vấn của ông và đạt kết quả thật mỹ mãn. Ông đã nói cho tôi là hiển nhiên tôi chưa biết mức ngưỡng sẽ phải cao tới đâu, và tôi chỉ cần làm một việc chơi khăm là đặt nó ở bất kỳ vị trí nào.

Và sinh viên lại tiếp tục hoàn thiện, bổ xung, truyền cảm hứng cho tôi với những sáng tạo của họ. Nhiều đề án phải nói là tài giỏi, thể hiện từ các cuộc phiêu lưu đi thuyền trên nước bạc, các chuyến đi thơ mộng xuyên Venice[10]tới các ninja[11]trượt pa tanh. Một số sinh viên của tôi đã sáng tạo ra những thế giới hoàn toàn không tưởng với những vật cảnh ba chiều rất đáng yêu mà họ từng mơ ước từ khi còn là những đứa trẻ thơ.

Ngày trình diễn kết quả, tôi đến lớp, thấy trong phòng có năm mươi sinh viên và năm mươi người khác nữa mà tôi chưa quen biết, đó là những người cùng phòng, bạn hoặc cha mẹ của họ. Trước đây, tôi chưa từng có cha mẹ của sinh viên tới lớp học bao giờ. Và rồi họ còn kéo theo nhiều người khác đến thêm nữa. Vì có quá nhiều người tham dự, chúng tôi phải chuyển sang một giảng đường lớn hơn. Hơn bốn trăm người đứng xem, vui mừng cổ vũ cho các trình diễn hiện thực ảo ưa thích của họ. Chủ tịch Carnegie Mellon, Jared Cohon, nói với tôi là buổi trình diễn giống như một cuộc diễu hành, chỉ có điều, nội dung ở đây là khoa học.

Vào ngày trình diễn, tôi luôn biết những đề án nào là tốt nhất. Tôi có thể căn cứ vào ngôn ngữ cử chỉ. Nếu các sinh viên của một nhóm nào đó đứng sát gần nhau, tôi biết họ gắn bó với nhau, và thế giới ảo họ phát triển sẽ là sản phẩm rất đáng để xem.

Cái tôi ưa thích trên hết là tinh thần đồng đội đã đóng vai trò trung tâm cho thành công của đề án. Những sinh viên này có thể đi xa được đến đâu? Tôi không rõ. Họ có thể hoàn tất được những ước mơ của họ hay không? Câu trả lời chắc chắn duy nhất tôi có cho câu hỏi đó là: “Trong lớp học này, bạn không thể làm việc một mình.”

***

Liệu có cách gì để nâng những việc chúng tôi đang làm lên một mức cao hơn không?

Giáo sư kịch nghệ Don Marinelli và tôi, với sự ủng hộ của nhà trường, đã làm nên điều kỳ diệu đó. Chúng tôi đã sáng lập cái gọi là “Trung tâm Công nghệ Giải trí” (The Entertainment Technology Center viết tắt là ETC, trang web www.etc.cmu.edu), nhưng chúng tôi muốn nghĩ tới nó như một “nhà máy hoàn tất ước mơ”: một chương trình cao học, trong đó, các nghệ sĩ và các nhà công nghệ đến với nhau để cùng làm việc cho các trò chơi công viên, các trò chơi máy tính, các hoạt hình, và bất kể thứ gì mà họ có thể nghĩ ra được.

Những trường đại học ôn hòa sẽ không bao giờ tiếp cận những ý tưởng như vậy, nhưng Carnegie Mellon lại công khai cho chúng tôi chứng chỉ để phá bỏ khuôn mẫu chật hẹp cũ.

Hai chúng tôi đã cá nhân hóa sự trộn hợp giữa nghệ thuật với công nghệ; kết hợp não phải với não trái, dân kịch nghệ với dân máy tính. Do Don và tôi khá khác biệt, ban đầu, chúng tôi đã là bức tường gạch của nhau. Nhưng chúng tôi luôn tìm được cách để cho công việc tiến triển. Kết quả, sinh viên thường nhận được các thứ tốt nhất từ những cách tiếp cận phân kỳ của hai chúng tôi (và chắc chắn, họ có được tấm gương để biết phải làm việc như thế nào với người có khác biệt với họ). Sự trộn hợp giữa tự do và chung sức đồng đội đã làm cho công việc trở nên tuyệt đối hấp dẫn. Các công ty đã nhanh chóng biết đến chúng tôi, và đưa ra những đề nghị bằng văn bản với ba năm cam kết sẽ thu nhận sinh viên của chúng tôi, điều đó có nghĩa là họ đã cam kết thu nhận cả những sinh viên mà chúng tôi chưa hề tuyển vào học.

Don đã làm 70 phần trăm việc của ETC và xứng đáng được hưởng 70 thành quả. Ông cũng mở một trường vệ tinh ở Úc, và có kế hoạch mở thêm các trường vệ tinh khác ở Hàn quốc và Singapore. Hàng trăm sinh viên, mà tôi sẽ không bao giờ quen biết, trên khắp thế giới, sẽ có điều kiện để hoàn tất các mơ ước tuổi thơ dữ dội của họ. Điều đó làm cho tôi cảm thấy vô cùng vui sướng.

27. Đất hứa

Việc giúp cho các ước mơ của những người khác có thể được thực hiện theo những quy mô khác nhau. Bạn có thể giúp cho từng người một, theo cách tôi đã làm với Tommy, người mơ ước Star Wars. Bạn có thể giúp cho năm mươi hay một trăm người một lúc, theo cách chúng tôi đã làm trong lớp học Xây dựng các Thế giới Ảo hay tại ETC (Trung tâm Công nghệ Giải trí). Và, nếu bạn có những khát vọng lớn và một chút táo bạo, bạn có thể thử làm việc đó ở một quy mô lớn, cố gắng để giúp cho các mơ ước của hàng triệu người.

Tôi nghĩ đó là trường hợp Alice, phần mềm công cụ dạy học của đại học Cernegie Mellon, mà tôi đã may mắn là người giúp phát triển. Alice cho phép các sinh viên nhập môn máy tính – và bất kỳ ai, trẻ hay già – dễ dàng sáng tạo các hoạt hình để kể một câu chuyện, chơi một trò chơi tương tác hay làm một video. Nó sử dụng đồ họa ba chiều và kỹ thuật drag-and-drop[12](kéo-và-thả) để giúp người sử dụng có một trải nghiệm lập trình hấp dẫn và thuận tiện. Carnegie Mellon cung cấp Alice miễn phí như một dịch vụ công, và đã có hơn một triệu người tải phần mềm này về sử dụng. Trong những năm tới, số người sử dụng chắc chắn sẽ còn tăng lên nữa.

Với tôi, Alice có quy mô vô hạn. Thật dễ hình dung, sẽ có cả chục triệu đứa trẻ sử dụng nó để theo đuổi những ước mơ của chúng.

Từ lúc khởi nguồn Alice đầu những năm 1990, tôi rất yêu thích ý tưởng dạy lập trình bằng cách dùng phương pháp giả đầu. Bạn có nhớ về giả đầu không? Đó là khi bạn dạy người khác một thứ gì đó bằng cách để họ nghĩ họ đang học một thứ khác. Các sinh viên nghĩ họ đang dùng Alice để làm phim hoặc sáng tạo các trò chơi video. Sự giả đầu ở đây là, thực chất họ đang học để trở thành những người lập trình máy tính.

Ước mơ của Walt Disney về Thế giới Disney là nó sẽ không bao giờ kết thúc. Ông muốn nó sẽ luôn phát triển và thay đổi mãi mãi. Theo cùng cách đó, tôi hồi hộp vui sướng hình dung các phiên bản tương lai của Alice do các đồng nghiệp của tôi phát triển, sẽ còn tốt hơn phiên bản chúng tôi đã làm trong quá khứ. Trong những phiên bản sắp tới, người dùng sẽ nghĩ họ đang viết các kịch bản phim, nhưng thực chất họ đang học ngôn ngữ lập trình Java. Và, cám ơn bạn tôi, Steve Seabolt ở Electronic Arts, chúng tôi đã được chấp thuận để được sử dụng cho Alice các nhân vật trong trò chơi video máy tính “The Sims[13]” bán chạy nhất trong lịch sử. Thật là một điều kỳ diệu.

Tôi biết là đề án này ở trong những bàn tay tuyệt vời. Dennis Cosgrove, kỹ sư thiết kế trưởng của đề án Alice, là một cựu sinh viên của tôi ở đại học Virginia. Một cựu sinh viên nữa, nay đã trở thành đồng nghiệp là Caitlin Kelleher. Cô đã xem “Alice” ở các giai đọạn đầu và nói với tôi, “Tôi biết nó làm cho việc lập trình trở nên dễ dàng, nhưng tại sao nó lại thú vị?” Tôi đã trả lời: “Ôi, tôi là một người đàn ông đam mê và tôi thích làm những chú lính nhỏ di chuyển theo lệnh của tôi, và thấy điều đó rất thú vị.”

Rồi Caitlin tự hỏi làm thế nào để Alice cũng trở thành thú vị như vậy đối với các cô gái, và hình dung việc kể chuyện chính là bí mật để lôi cuốn họ. Để thực hiện luận án tiến sĩ, cô đã xây dựng một hệ thống đặt tên là “Alice kể chuyện.”

Bây giờ, là một giáo sư tin học của Đại học Washington[14]tại St. Louis, Caitlin (ô, tôi ám chỉ Tiến sĩ Kelleher) đang phát triển các hệ thống mới để cách mạng hóa việc các cô gái trẻ tiếp cận những trải nghiệm lập trình đầu tiên. Cô đã chứng minh rằng nếu nó được diễn tả như một hoạt động kể chuyện, thì các cô gái sẽ hoàn tòan mong muốn học cách thức để viết phần mềm. Thực chất, họ yêu thích nó. Cũng xin nhắc là cách thức đó cũng không kém hấp dẫn đối với các chàng trai. Ai cũng yêu thích việc kể chuyện. Đó là một trong những điều đúng phổ dụng đối với lòai người chúng ta. Do vậy, trong suy nghĩ của tôi, Caitlin thắng Giải Vô địch mọi Thời đại về Giả Đầu.

Trong bài giảng cuối cùng, tôi nói là bây giờ tôi đã hiểu tốt hơn câu chuyện của Moses[15], việc ông đã thấy Đất Hứa nhưng chưa bao giờ đặt được chân lên miền đất này. Tôi cảm nhận thấy cùng cách như vậy về tất cả những thành quả phía trước của Alice.

Tôi muốn bài giảng của tôi như một lời kêu gọi tới các đồng nghiệp và sinh viên của tôi, hãy tiếp tục đi, không có tôi, và biết rằng tôi tin tưởng là họ sẽ làm được những điều vĩ đại. (Bạn có thể tìm hiểu tiến độ của đề án tại www.alice.org.)

Qua Alice, hàng triệu trẻ em đang trải nghiệm sự thích thú lạ thường trong khi học một thứ khá phức tạp. Các em sẽ phát triển các kỹ năng để giúp đạt được các ước mơ của mình. Nếu tôi phải chết, thì tôi cũng được an ủi bởi có Alice như một di sản nghề nghiệp.

Do vậy, cũng OK nếu tôi chưa đặt được chân lên miền Đất Hứa. Đó vẫn là một chiêm nghiệm tuyệt vời.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[1] Tenure là phương thức hợp đồng làm việc vĩnh viễn cho giới hàn lâm, ám chỉ quyền không bị kết thúc công việc nếu không có lý do thật chính đáng.

[2] Jedilà thành viên của tầng lớp tu sĩ giả tưởng trong thiên hà Star Wars.

[3] Han Sololà nhân vật trong thế giớI Star Wars, là ngườI đơn độc, nhưng biết rõ tầm quan trọng của việc phải làm thành viên của một nhóm để phục vụ cho sự nghiệp chung.

[4] Industrial Light & Magic(ILM) là một công ty làm về hiệu ứng thị giác trong điện ảnh, được George Lucas sáng lập năm 1975.

[5] George Walton Lucas, Jr.(sinh năm 1944) là nhà sản xuất, chủ nhiệm và viết kịch bản phim người Mỹ, chủ tịch hãng Lucasfilm. Ông được biết tới nhiều nhất trong vai trò người sáng tạo phim Star Warsvà nhân vật Indiana Jones.

[6] Pythonlà một ngôn ngữ lập trình máy tính bậc cao, được đưa ra sử dụng từ năm 1991.

[7] Bang Utah của Mỹ, có thiên nhiên rất phong phú, từ những sa mạc với các đụn cát, những rừng thông trong các thung lũng, tới những núi đá.

[8] Mickey Rooney(sinh năm 1920) là một diễn viên Mỹ. Ông được nhiều giải thưởng, bao gồm cả Oscar, Golden Globe và Emmy Award. Ông được ghi trong sách kỷ lục là diễn viên có sự nghiệp sân khấu và màn ảnh lâu nhất.

[9] Judy Garland(1922 – 1969) là diễn viên và ca sĩ Mỹ. Bà đã được các giải cao quý Oscar cho diễn viên trẻ, Golden Globe, Grammy Awards và Tony Award.

[10]Venice là một thành phố ở phía bắc nước Ý, thủ phủ của vùng Veneto, nổi tiếng là “Thành phố Thanh bình”, “Thành phố Nước”, “Thành phố Cầu” và “Thành phố Ánh sáng. Venice được coi là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới.

[11] Trong lịch sử của Nhật, một ninjalà một chiến sĩ được huấn luyện đặc biệt về thuật chiến tranh, bao gồm cả ám sát, do thám và võ thuật.

[12] Trong giao diện đồ họa máy tính, drag-and-droplà thao tác nháy giữ chuột vào một đối tượng, kéo tới một vị trí khác và thả nó ở đó để tạo một dạng liên kết giữa các đối tượng.

[13] The Simslà trò chơi máy tính mô phỏng chiến lược sống do Electronic Arts sản xuất. Nhà thiết kế trò chơi Will Wright đã sáng tạo ra trò chơi này cũng như trò chơi SimCity. Đây là một mô phỏng các họat động thường ngày của một họặc nhiều nhân vật ảo (“Sims”) trong một gia đình ngọai ô gần thành phố SimCity.

[14] Đại học Washington ở St. Louismột trường đạI học tư ở thành phố St. Louis, bang Missouri. Trường được thành lập năm 1853, đặt tên theo George Washington.

[15] Moses (1393 – 1273 trước công nguyên) là một lãnh tụ tôn giáo người Do Thái. Ông được cho là tác giả của kinh Torah, cũng là một nhà tiên tri quan trọng trong Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác.

blankPhần này có thể đặt tên “Về Sống Cuộc Sống Của Bạn Như Thế Nào,” nhưng thực sự nó là về tôi đã cố gắng sống cuộc sống của tôi như thế nào. Tôi đoán đó là cách để nói: Đây là những gì đúng với tôi. –R. P.

28. Mơ uớc lớn

Con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào mùa hè năm 1969, khi tôi được tám tuổi. Với sự kiện đó, tôi đã biết hầu như mọi thứ đều là có thể. Tất cả chúng ta, trên toàn trái đất, đã được phép để mơ những ước mơ lớn.

Tôi đang đi cắm trại mùa hè đó, và sau khi mô đun mặt trăng hạ cánh, tất cả chúng tôi được đưa đến nhà chính của trại, ở đó có một chiếc tivi. Các phi công vũ trụ đã phải chuẩn bị khá lâu trước khi leo xuống thang và bước đi trên bề mặt của mặt trăng. Tôi hiểu. Họ có rất nhiều thiết bị, rất nhiều chi tiết cần phải được chú ý. Tôi kiên nhẫn chờ.

Nhưng những người trông coi trại lại luôn nhìn đồng hồ của họ. Đã quá mười một giờ đêm. Cuối cùng, trong khi những quyết định thông minh được thực hiện trên mặt trăng, thì một quyết định ngu xuẩn đã được thực hiện ở đây trên Trái đất. Vì quá khuya, tất cả trẻ con chúng tôi phải trở về lều để đi ngủ.

Tôi hoàn toàn giận dỗi với các giám đốc trại. Ý nghĩ trong đầu tôi lúc đó là: “Loài người đã rời khỏi hành tinh của chúng ta và lần đầu tiên đặt chân lên một thế giới mới, còn các ông thì lại nghĩ tới chuyện đi ngủ?”

Khi tôi trở về nhà vài tuần sau, tôi được biết là bố tôi đã chụp một bức ảnh từ tivi của chúng tôi lúc Neil Armstrong[1]đặt chân lên mặt trăng. Ông đã giữ lại thời khắc đó cho tôi, biết rằng nó sẽ giúp khêu gợi cho tôi những ước mơ lớn. Chúng tôi vẫn giữ bức ảnh này trong một cuốn sách tranh.

blank

Cảnh hạ cánh xuống mặt trăng do bố tôi chụp từ tivi của chúng tôi

Tôi hiểu những lý lẽ về hàng tỷ đô la chi cho việc đưa người lên mặt trăng có thể được sử dụng để chống đói nghèo trên Trái đất. Nhưng, hãy xem, tôi là một nhà khoa học, tôi nhìn nhận cảm hứng là công cụ đích thực để làm nên những điều tốt đẹp.

Khi bạn dùng tiền để chống đói nghèo, có thể nó có giá trị lớn, nhưng khá thông thường, bạn đang làm việc trong các giới hạn chật hẹp. Khi bạn đưa người lên mặt trăng, bạn gây cảm hứng cho tất cả mọi người hướng tới cái tối đa của tiềm năng con người, đó là cách để cuối cùng chúng ta sẽ tìm được lời giải cho những vấn đề lớn nhất.

Hãy tự cho phép bạn mơ ước. Hãy khích lệ những ước mơ của cả con cái các bạn. Điều đó có nghĩa là, thỉnh thoảng, cũng phải để chúng thức khuya hơn giờ đi ngủ của chúng.

29. Sự chân thành tốt hơn là sự hợp thời

Tôi luôn coi trọng một người chân thành hơn là một người hợp thời, bởi hợp thời là ngắn hạn, còn chân thành là dài hạn.

Sự chân thành hay bị đánh giá quá thấp, bởi nó đến từ tận đáy lòng, đôi khi khó nhận ra, trong khi hợp thời lại dễ thấy bởi nó là sự cố gắng gây ấn tượng với vẻ bề ngoài.

Người “hợp thời” ưa thích những sự nhại lại. Nhưng làm gì có cái gì có thể cứ nhại lại được một cách vô tận? Tôi tôn trọng người chân thành, bởi họ thường làm được những thứ có thể trường tồn hàng thế hệ.

Khi tôi nghĩ về một người chân thành, tôi nghĩ đến một nam hướng đạo viên (boy scout) làm việc rất nghiêm túc để trở thành một Eagle Scout[2]. Khi phỏng vấn tuyển người làm việc, và gặp ứng viên là Eagle Scout, tôi gần như luôn luôn cố gắng để thu nhận anh ta. Tôi biết là có một sự chân thành ở anh ta, thứ vượt trội hơn hẳn so với những viện chứng hời hợt của những kẻ hợp thời.

Hãy nghĩ mà xem. Trở thành một Eagle Scout gần như là thứ duy nhất bạn có thể đưa vào lý lịch của bạn ở tuổi năm mươi một thứ mà bạn đã làm ở tuổi mười bốn – và nó vẫn gây ấn tượng. (Mặc những nỗ lực của tôi về sự chân thành, tôi vẫn không đạt được danh hiệu Eagle Scout.)

blank

Quần áo của tôi không mấy thay đổi

Nhân thể, nhắc tới thời trang, đó là thứ mà thương mại lừa bịp là sự hợp thời. Tôi không mảy may quan tâm tới thời trang, do vậy tôi rất ít mua quần áo mới. Thực tế là thời trang mất tính thời trang và rồi lại quay trở lại thành thời trang chỉ tùy thuộc vào một số ít người ở đâu đó nghĩ họ có thể bán được chúng. Với tôi, đó là một sự điên rồ.

Cha mẹ tôi đã dạy tôi: Con mua quần áo mới khi quần áo cũ của con hỏng. Những ai đã thấy đồ tôi mặc tới buổi giảng bài cuối cùng thì hiểu tôi đã sống với lời dạy này!

Quần áo của tôi còn xa mới là hợp thời. Đó là một kiểu chân thành. Nó theo đi cùng tôi, hoàn toàn không có vấn đề gì.

30. Dương cờ trắng

Mẹ tôi luôn gọi tôi là “Randolph.”

Bà lớn lên ở một trang trại sữa nhỏ thuộc bang Virginia trong thời gian của cuộc suy thoái (Depression[3]), luôn lo lắng liệu có đủ thức ăn cho bữa sau. Bà đặt tên “Randolph” bởi đó là cái tên mà một số người ưu tú xứ Virginia có. Và đó là lý do mà tôi từ chối và ghét cay ghét đắng nó. Ai muốn có một cái tên như vậy?

Mẹ tôi thì vẫn thích nó. Khi ở tuổi thiếu niên, tôi đã đối chất với bà. “Có đúng là mẹ tin quyền gọi tên con của mẹ là cao hơn quyền con được có bản tính riêng của con?”

“Đúng, Randolph, mẹ có quyền như vậy,” bà trả lời.

Ít nhất là chúng tôi đã biết vị trí của mỗi người.

Khi đi học đại học, tôi đã thấy quá đủ. Bà gửi thư cho tôi và đề “Randolph Pausch.” Tôi không mở thư, viết nguệch ngọac “không có người như vậy ở địa chỉ này” lên phong bì, và gửi trả lại.

Để thỏa hiệp, mẹ tôi bắt đầu đề thư gửi tới “R. Pausch.” Tôi mở những bức thư này. Nhưng khi nói chuyện trên điện thoại, bà trở lại dùng tên cũ. “Randolph, con có nhận được thư của bố mẹ không?”

Bây giờ, sau tất cả những năm tháng ấy, tôi đã đầu hàng. Tôi biết ơn mẹ tôi về rất nhiều thứ, nên nếu bà có làm phiền lòng tôi về mấy chữ cái không cần thiết “olph” mỗi khi bà ở quanh tôi, thì tôi cũng vui mừng bỏ qua. Cuộc sống thật quá ngắn ngủi.

blank

Mẹ và tôi trên bãi biển.

Theo một cách nào đo, với sự trôi đi của thời gian, và những mốc hẹn mà cuộc sống áp đặt, đầu hàng đôi khi là thứ đúng đắn nên làm.

31. Hãy làm một thỏa thuận

Khi học ở trường cao học, tôi nhiễm thói quen là ngả người ra lưng ghế bàn ăn. Tôi làm điều đó mỗi khi về nhà thăm cha mẹ, và mẹ liên tục quở trách tôi. “Randolph, con sẽ làm hỏng chiếc ghế!” bà nói.

Tôi muốn ngả ngưởi trong ghế. Nó làm tôi thoải mái. Và chiếc ghế tỏ ra hoàn toàn yên ổn trên chỉ hai chân của nó. Do vậy, bữa ăn này đến bữa ăn khác, tôi ngả người và bà quở trách.

Một hôm, mẹ tôi nói, “Hãy ngừng ngả người trong chiếc ghế này. Mẹ sẽ không nói với con thêm một lần nữa!”

Điều mẹ tôi tuyên bố, giống như một thứ mà tôi có thể ký vào đấy. Cho nên tôi đã đề nghị thiết lập một hợp đồng – một loại thỏa thuận giữa cha mẹ và con cái bằng giấy trắng mực đen. Nếu tôi làm gẫy ghế, tôi sẽ trả tiền để thay thế, không những chỉ chiếc ghế, mà toàn bộ bộ bàn ghế ăn. (Thay thế một chiếc ghế của một bộ đồ hai mươi năm tuổi là điều không thể làm được.) Nhưng, cho tới lúc tôi thật sự làm gẫy ghế, thì mẹ tôi sẽ không lên lớp cho tôi nữa.

Chắc chắn là mẹ tôi có lý; tôi đã hành hạ những chiếc chân ghế. Nhưng cả hai chúng tôi đều thống nhất, thỏa thuận như vậy là cách để tránh những tranh cãi. Tôi chấp nhận trách nhiệm của mình trong trường hợp có hư hỏng. Còn mẹ tôi thì ở trong tư thế để có thể nói “Đáng nhẽ con phải luôn nghe lời mẹ” nếu một chiếc chân ghế bị gẫy.

Chiếc ghế không bao giờ bị gẫy. Và mỗi khi về nhà, tôi vẫn ngồi dựa ngả người trong ghế, và thỏa thuận của chúng tôi vẫn có hiệu lực. Thực tế là, toàn bộ tình huống có phần được thay đổi. Tôi không nói là mẹ tôi hẳn đã khuyến khích tôi dựa ngả vào ghế. Nhưng tôi nghĩ, mẹ tôi đã hướng mắt của bà tới một bộ bàn ghế ăn mới.

32. Không than vãn, hãy làm việc tích cực hơn

Trong cuộc sống, có quá nhiều người hay than vãn về các vấn đề của họ. Tôi luôn tin rằng nếu bạn lấy một phần mười năng lượng cho việc than vãn để dùng vào việc giải quyết vấn đề, thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy công việc trôi chảy.

Tôi biết những người thật tuyệt vời, không bao giờ than vãn. Một trong những người đó là Sandy Blatt, chủ nhà trọ lúc tôi học cao học. Khi ông còn là một thanh niên, một chiếc xe tải đã lùi phải ông khi ông đang xếp dỡ các thùng vào hầm chứa của tòa nhà. “Cú ngã có xa không?” tôi hỏi. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Đủ xa.” Cả phần đời còn lại, ông không có cả hai tay lẫn hai chân.

Vào thời gian xảy ra tai nạn, Sandy là một vận động viên tuyệt vời, ông đang đính hôn và chuẩn bị cưới vợ. Ông không muốn trở thành gánh nặng cho vị hôn thê, nên đã nói với bà, “Em không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu, nếu em muốn rút lui. Em có thể ra đi trong bình yên.” Và bà đã làm như vậy.

Tôi gặp Sandy khi ông giữa tuổi ba mươi, và ngay lập tức, ông đã chinh phục tôi bằng thái độ của ông. Ông không bao giờ than vãn về cảnh ngộ của mình. Ông làm việc rất nghiêm túc và được cấp giấy phép để hành nghề tư vấn về hôn nhân. Ông đã kết hôn và nhận con nuôi. Và khi nói về tình trạng sức khỏe của mình, ông nói rất thực tế. Có lần ông giải thích với tôi, sự thay đổi nhiệt độ là rất tồi tệ đối với người không có tứ chi bởi họ không biết rùng mình. “Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy?” ông chỉ nói có vậy.

Người không than vãn ưa thích nhất của tôi là Jackie Robinson, cầu thủ người Mỹ da đen đầu tiên chơi bóng bầu dục ở ngọai hạng. Ông đã phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc mà ngày nay nhiều thanh niên không hề muốn nghĩ tới. Ông biết ông phải chơi tốt hơn những cầu thủ da trắng, và ông biết ông phải làm việc tích cực hơn nhiều. Và đó là những thứ ông đã làm. Ông không bao giờ than vãn, ngay cả khi cổ động viên nhổ nước bọt vào ông.

Tôi có một bức ảnh của Jackie Robinson treo trong phòng làm việc, và tôi khá buồn vì nhiều sinh viên của tôi không biết, hoặc biết rất ít về ông. Nhiều người còn không hề để ý tới bức ảnh đó. Lớp trẻ lớn lên với tivi màu nên chẳng hề dành thời gian để quan sát những bức ảnh đen trắng.

Đó là điều rất không hay. Thật không có tấm gương nào tốt hơn những con người như Jackie Robinson và Sandy Blatt. Thông điệp trong những câu chuyện của họ là: Than vãn chẳng làm được gì với tư cách một chiến lược. Tất cả chúng ta đều chỉ có hữu hạn thời gian và năng lượng. Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp ta đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên.

33. Chữa căn bệnh, chứ không chữa triệu chứng

Nhiều năm trước đây, tôi kết bạn với một cô gái rất đáng yêu. Cô ta nợ số tiền lên đến vài nghìn đô la. Cô ta khá căng thẳng bức xúc về việc này. Mỗi tháng, số tiền nợ lại tăng thêm lên.

Để đối phó với sự căng thẳng, các tối thứ Ba hàng tuần cô tới lớp luyện thiền và yoga. Đó là buổi tối tự do của cô, và cô nói việc đó tỏ ra hữu ích cho cô. Cô thở vào, tưởng tượng rằng cô đang tìm được những cách thức để đối phó với số tiền nợ của cô. Cô thở ra, tự nói với mình rằng rồi một ngày nào đó, các vấn đề tiền bạc của cô sẽ biến đi.

Sự việc cứ tiếp tục như thế, thứ Ba tiếp nối thứ Ba.

Cuối cùng, một hôm tôi đã ngồi xem lại vấn đề tài chính cùng cô. Tôi thấy, nếu cô dành bốn hoặc năm tháng làm một công việc bán thời gian vào các buổi tối thứ Ba, thì cô có thể trả hết toàn bộ số tiền cô đã vay nợ.

Tôi nói với cô, tôi không hề phản đối yoga hay thiền. Nhưng tôi nghĩ tốt nhất là nên cố gắng để trước hết chữa căn nguyên của bệnh. Các triệu chứng của cô là sự căng thẳng và lo sợ. Căn bệnh của cô là số tiền cô mắc nợ.

“Tại sao em không nhận một công việc để làm vào các tối thứ Ba và bỏ yoga trong một thời gian?” tôi đề nghị.

Lời của tôi như là một thứ phát giác đối với cô. Và cô đã làm theo lời khuyên của tôi. Cô trở thành người phục vụ bàn các tối thứ Ba và nhanh chóng trả hết số tiền nợ. Sau đó, cô trở lại lớp yoga và thật sự thở được dễ dàng hơn.

34. Đừng ám ảnh về những gì người khác nghĩ

Tôi thấy một phần khá quan trọng trong một ngày của nhiều người được dành để lo lắng về những gì mọi người nghĩ về họ. Nếu không ai phải lo lắng về những gì ở trong đầu những người khác, thì tất cả chúng ta đã có thể 33 phần trăm hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công việc của chúng ta.

Tại sao tôi lại có con số 33 phần trăm? Tôi là một nhà khoa học. Tôi thích nhũng con số chính xác, ngay cả khi tôi không luôn chứng minh được chúng. Vậy, hãy cứ chấp nhận 33 phần trăm.

Tôi thường nói với những người làm việc trong nhóm nghiên cứu của tôi: “Các bạn không cần phải lo lắng về những gì tôi nghĩ, dù tốt hay xấu. Tôi sẽ nói cho các bạn biết những gì ở trong đầu của tôi.”

Điều đó có nghĩa là, khi tôi không hài lòng về một thứ gì đó, tôi sẽ nói ra, thường là thẳng thắn và không phải lúc nào cũng tế nhị. Nhưng có mặt tích cực là tôi có khả năng đảm bảo với mọi người: “Nếu tôi không nói, thì các bạn không có điều gì phải lo lắng cả.”

Sinh viên và đồng nghiệp dần dần trân trọng điều đó, và họ không phải phí cả đống thởi gian bị ám ảnh về việc “Randy đang nghĩ cái gì?” Bởi hầu như tất cả những gì tôi nghĩ là: Tôi có mọi người trong nhóm làm việc và sống 33 phần trăm hiệu quả hơn những người khác. Đó là thứ ở trong đầu tôi.

35. Bắt đầu bằng cách ngồi lại cùng với nhau

Khi tôi phải làm việc cùng với người khác, tôi cố gắng hình dung chúng tôi ngồi cùng nhau với một xấp các quân bài. Sự thôi thúc của tôi là đặt tất cả các quân bài lên bàn, lật ngửa, và nói với cả nhóm: “OK, chúng ta cùng nhau có thể làm gì với những quân bài này?”

Khả năng làm việc được tốt trong nhóm là một kỹ sảo quan trọng và cần thiết trong cả công việc lẫn cuộc sống gia đình. Để dạy kỹ sảo này, tôi luôn ghép sinh viên thành các nhóm để làm việc cho các đề án.

Với năm tháng, việc cải tiến động lực nhóm trở thành một nỗi ám ảnh đối với tôi. Vào ngày đầu tiên của mỗi học kỳ, tôi tách lớp của tôi thành hàng chục nhóm bốn người. Rồi trong ngày thứ hai, tôi phát cho sinh viên một trang với tiêu đề “Những lời khuyên để làm việc được thành công trong nhóm.” Chúng tôi cùng trao đổi, từng điểm một. Một số sinh viên thấy những lời khuyên của tôi là không xứng với họ. Họ nhướng mắt, nghĩ họ đã biết cách hợp tác tốt với nhau. Họ đã được học những thứ đó ở nhà trẻ, và không cần những lời khuyên sơ đẳng của tôi.

Nhưng hầu hết những sinh viên có ý thức đều đón nhận chúng. Họ cảm nhận thấy tôi đang cố gắng dạy họ những gì rất cơ bản. Có chút ít gì đó giống như Huấn luyện viên Graham tới buổi tập mà không mang theo bóng. Đây là một số những lời khuyên của tôi:

Làm quen với mọi người một cách đúng mực: Tất cả đều bắt đầu với việc giới thiệu. Hãy trao đổi các thông tin để liên lạc với nhau. Hãy đảm bảo là bạn phát âm đúng tên của từng người một.

Hãy tìm những điểm chung của các bạn: Bạn luôn có thể tìm được những điểm chung với người khác, và từ đó, sẽ dễ dàng hơn để nói về những điểm khác biệt. Thể thao là thứ xuyên xuốt các chủng tộc và tầng lớp. Và nếu không có gì khác nữa, thì chúng ta vẫn có chung một thứ là thời tiết.

Cố gắng tạo các điều kiện tối ưu cho việc làm quen nhau:Hãy đảm bảo là không ai bị đói, lạnh hoặc mệt mỏi. Gặp gỡ làm quen nhau qua bữa ăn nếu có thể được, thức ăn làm thuận lợi cho một cuộc gặp mặt. Đó là lý do tại sao mọi người lại đi “ăn trưa” cùng nhau ở Hollywood.

Để mọi người đều nói:Không ngắt câu của người khác. Nói to hơn, nhanh hơn không làm cho ý tưởng của bạn tốt hơn chút nào cả.

Hãy kiềm chế cái tôi:Khi thảo luận các ý tưởng, hãy gán nhãn và viết chúng xuống. Nhãn phải là mô tả về ý tưởng, không phải về người có ý tưởng: “câu chuyện về chiếc cầu” chứ không phải “câu chuyện của Jane.”

Biểu dương lẫn nhau:Hãy tìm vài lời tốt đẹp để nói, ngay cả khi có một chút nói ngoa. Những ý tưởng tồi tệ nhất vẫn có thể có những nét hay nếu bạn thật cố gắng xem xét.

Hãy phát biểu các lựa chọn như những câu hỏi:Thay vì nói “Tôi nghĩ là chúng ta cần phải làm A, chứ không phải B,” hãy cố gắng để nói “Sẽ như thế nào nếu chúng ta làm A, thay vì B?” Như vậy sẽ cho phép mọi người đưa ra ý kiến thay vì phải bảo vệ một lựa chọn.

Khi kết thúc bài giảng ngắn, tôi nói với sinh viên là tôi có một cách khá tốt để điểm danh. “Sẽ dễ dàng hơn cho tôi nếu tôi điểm danh các bạn theo nhóm,” tôi nói. “Nhóm Một, các bạn hãy giơ tay lên… Nhóm Hai? …”

Khi tôi gọi mỗi nhóm, các cánh tay giơ lên. “Có ai để ý điều gì không?” tôi hỏi. Không ai có câu trả lời. Do vậy tôi gọi lại tên các nhóm. “Nhóm Một? …Nhóm Hai? … Nhóm Ba? …” Các cánh tay từ khắp các góc trong phòng lại giơ lên.

Đôi khi bạn phải tạo một chút kịch tính để truyền đạt cho sinh viên, đặc biệt về những vấn đề mà họ nghĩ là họ đã biết. Đây là những gì tôi đã làm:

Tôi tiếp tục điểm danh cho tới lúc cuối cùng tôi phải cao giọng. “Vì cớ quái quỉ gì mà các anh các chị vẫn ngồi cùng với bạn của mình? Tôi hỏi. “Tại sao các anh các chị không ngồi cùng những người trong nhóm của mình?”

Một số người biết sự bực mình của tôi là để gây tác động, nhưng ai cũng thấy sự nghiêm trọng. “Tôi sẽ ra khỏi lớp,” tôi nói, “và sẽ trở lại sau sáu mươi giây. Khi quay trở lại, tôi trông đợi các bạn sẽ ngồi cùng với nhóm của mình! Tất cả đã hiểu chưa?” Tôi bước ra khỏi lớp và nghe sự xôn xao ở trong phòng, khi sinh viên thu nhặt túi sách và tráo lại chỗ để ngồi thành nhóm.

Khi quay trở lại, tôi đã giải thích, những lời khuyên của tôi về làm việc theo nhóm không phải để xúc phạm trí tuệ hay sự trưởng thành của mọi người. Tôi chỉ muốn cho họ thấy là họ đã bỏ quên một thứ rất đơn giản –thực tế là họ cần phải ngồi với người cùng nhóm – và như vậy, chắc chắn họ có thể thu lượm được nhiều điều bổ ích từ việc ôn lại những thứ rất cơ bản.

Tại buổi lên lớp tiếp theo, và suốt phần còn lại của học kỳ, sinh viên của tôi luôn luôn ngồi cùng nhóm của họ.

36

Hãy tìm điều tốt nhất ở mỗi người

Đó là một lời khuyên rất tốt mà tôi đã nhận được từ Jon Snoddy, vị anh hùng của tôi ở Disney Imagineering. Tôi vô cùng được thuyết phục bởi cách ông diễn đạt điều đó. “Nếu bạn đợi đủ lâu,” ông nói, “mọi người sẽ gây bất ngờ và ấn tượng cho bạn.”

Như ông nhìn sự việc: Nếu bạn thất vọng với mọi người, nếu họ làm bạn tức giận, đó có thể chỉ bởi vì bạn chưa cho họ đủ thời gian.

Jon cảnh báo với tôi rằng đôi khi cần rất kiên nhẫn – kể cả hàng năm. “Nhưng cuối cùng,” ông nói, “mọi người sẽ cho bạn thấy mặt tốt của họ. Hầu như mỗi người đều có một mặt tốt. Chỉ cần chờ đợi. Cái tốt sẽ bộc lộ.”

37. Hãy xem những gì họ làm, đừng nghe những gì họ nói

Con gái tôi mới mười tám tháng tuổi, nên tôi không thể nói với nó ngay lúc này, nhưng khi nó đủ lớn, tôi muốn Chloe biết đôi điều mà một đồng nghiệp nữ đã có lần nói với tôi, đó là một lời khuyên tốt cho những thiếu nữ ở bất cứ đâu. Thực sự, nếu đem lên bàn cân, thì đó là lời khuyên tốt nhất mà tôi đã từng được nghe.

Đồng nghiệp đó nói với tôi: “Phải mất nhiều thời gian, nhưng cuối cùng tôi đã vỡ nhẽ ra một điều. Với những người đàn ông quan tâm tới bạn một cách lãng mạn, thì thật giản đơn. Hãy bỏ qua mọi thứ họ nói và chỉ chú ý tới những gì họ làm.”

Đúng. Vậy nên đây là thứ dành cho Chloe.

Và khi tôi nghĩ về điều này, một ngày nào đó, lời khuyên đó cũng sẽ rất hữu ích cho cả Dylan và Logan nữa.

38. Nếu ngay từ đầu bạn không đạt được kết quả (thành công) …

… Hãy thử, thử dùng một câu sáo ngữ.

Tôi thích những câu sáo ngữ. Càng nhiều càng tốt. Theo tôi, nguyên nhân để các câu sáo ngữ được nhắc đi nhắc lại, là bởi vì chúng thường đúng.

Các nhà giáo không cần phải ngại ngần với những câu sáo ngữ. Bạn có biết tại sao không? Bởi người trẻ tuổi không biết tới những câu nói đó! Họ là một cử tọa mới, và họ được truyền cảm hứng với những câu sáo ngữ. Tôi đã thấy điều đó nhiều lần trong lớp học của tôi.

Hãy khiêu vũ với người đưa bạn đến.Đó là một sáo ngữ mà cha mẹ tôi luôn nói với tôi, và nó có thể được áp dụng ra bên ngoài đêm vũ hội cuối năm học (prom[4]). Đó cần phải là một nghệ thuật chuẩn mực trong giới doanh nghiệp, trong giới hàn lâm, và trong gia đình. Nó là một lời nhắc nhở về sự trung thành và sự biết ơn.

May mắn là thứ nảy sinh khi sự chuẩn bị gặp gỡ với cơ hội.Câu nói này là của Seneca, triết gia La mã sinh năm thứ 5 trước công nguyên. Câu nói vẫn còn đáng giá để được nhắc lại thêm ít nhất là hai ngàn năm nữa.

Dù bạn nghĩ là bạn có thể hoặc không thể, bạn vẫn đúng.Đó là câu trong danh mục các sáo ngữ của tôi dành cho những sinh viên mới.

Ngoài những thứ đó ra, thì cuộc chơi đã ra sao?Tôi sẽ nói như vậy với sinh viên, như một lời nhắc nhở: không nên tập trung vào những vấn đề nhỏ, trong khi lại bỏ qua những vấn đề chính.

Tôi cũng rất thích những trào lưu văn hóa đại chúng. Tôi không thấy có vấn đề gì khi các con tôi xem Superman[5], không phải vì anh ta khỏe mạnh và biết bay, mà bởi anh ta chiến đấu cho “lẽ phải, công bằng và con đường Mỹ.” Tôi rất thích câu này.

Tôi thích bộ phim Rocky[6], thích cả nhạc cảnh trong phim đó. Cái tôi thích nhất là Rocky đã không quan tâm tới việc anh thắng hay thua trong trận đấu ở cuối phim. Anh chỉ không muốn bị đánh gục. Đó là mục tiêu của anh. Trong những thời gian trị liệu đau đớn nhất, Rocky đã là một tấm gương cho tôi, bởi anh đã nhắc nhở tôi: cái quan trọng không phải là bạn đánh mạnh như thế nào, mà là bạn bị đánh ác liệt ra sao … và hãy cứ tiếp tục tiến lên.

Tất nhiên, trong tất cả các câu sáo ngữ trên thế gian này, tôi thích nhất các sáo ngữ về bóng bầu dục. Các đồng nghiệp thường thấy tôi đi trong hành lang của Carnegie Mellon tung quả bóng bầu dục lên xuống trước mặt tôi. Làm như vậy thật sự giúp tôi suy nghĩ được tốt hơn. Có thể, các sáo ngữ cũng như các ẩn dụ bóng bầu dục cũng có cùng hiệu ứng như vậy đối với tôi. Nhưng một vài sinh viên của tôi, cả nữ lẫn nam, lại có vẻ khó thích nghi. Họ thảo luận về thuật toán máy tính còn tôi lại nói về bóng bầu dục. “Xin lỗi,” tôi nói với họ. “Nhưng việc các bạn học thêm vài thứ cơ bản về bóng bầu dục sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc tôi phải học thêm một mớ những câu sáo ngữ đời thường khác.”

Tôi muốn các sinh viên của tôi sẽ thắng một lần cho Gipper[7]. Sinh viên của tôi đều biết: Quan trọng không phải là việc bạn thắng hay thua, mà là việc bạn chơi như thế nào.

39. Hãy là con chim cánh cụt đầu tiên

Kinh nghiệm là thứ bạn thu được khi bạn không đạt được cái mà bạn đã mong muốn.

Đó là một phát biểu tôi học được khi tôi làm sabbatical tại Electronic Arts, một công ty sản xuất trò chơi video. Câu nói đó đã lưu lại trong đầu tôi, và cuối cùng tôi đã nhắc đi nhắc lại câu nói đó với sinh viên của tôi.

Đó là câu nói rất đáng để xem xét mỗi khi chúng ta vấp phải bức tường gạch, và mỗi khi chúng ta thất vọng về một điều gì đó. Nó cũng là một lời nhắc nhở rằng thất bại không những là có thể chấp nhận được, mà thường còn là thiết yếu.

Khi tôi dạy môn “Xây dựng các thế giới ảo”, tôi đã khuyến khích sinh viên thử làm những việc khó khăn, táo bạo và đừng lo lắng về sự thất bại. Tôi muốn thưởng công cho cách suy nghĩ như vậy. Cho nên cuối mỗi học kỳ, tôi tặng một nhóm sinh viên một con thú nhồi – một con chim cánh cụt, gọi là “Phần thưởng Chim cánh cụt đầu tiên” và phần thưởng được tặng cho nhóm mạo hiểm nhất trong việc cố gắng thử một ý tưởng hoặc một công nghệ mới, và thất bại vì không thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. Về thực chất, đó là một phần thưởng cho “thất bại vẻ vang,” để tôn vinh cách suy nghĩ sáng tạo, dùng sự tưởng tượng theo một cách táo bạo.

Những sinh viên khác hiểu rằng: những người thắng “Chim cánh cụt đầu tiên” là những người thua cuộc nhưng chắc chắn họ sẽ đi tới một đích nào đó.

Tên của phần thưởng là do ý niệm, khi những con chim cánh cụt chuẩn bị nhẩy xuống nước, mà ở dưới đó có những con thú ăn thịt, thì, chắc chắn, ai đó sẽ phải là con chim cánh cụt đầu tiên nhảy xuống. Lúc đầu tôi gọi phần thưởng là “Giải thưởng Thất bại Tốt nhất,” nhưng chữ thất bại hàm chứa qúa nhiều ý nghĩa xấu, nên sinh viên không thoát được nỗi ám ảnh của chữ đó.

Nhiều năm qua, tôi cũng nêu quan điểm và nói với sinh viên của tôi rằng trong công nghiệp giải trí, có vô số những sản phẩm thất bại. Nó không giống như xây nhà ở, khi mỗi căn nhà xây xong đều có thể có ai đó ở được. Một trò chơi video có thể được sáng tạo ra, nhưng nó không bao giờ vượt qua được giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Hoặc, nó có thể được sản xuất ra, nhưng chẳng có ai muốn chơi nó cả. Đúng, những người sáng tạo trò chơi video khi thành công thì có giá trị rất cao. Nhưng những người thất bại, họ cũng có giá trị – đôi khi còn nhiều hơn cả những người thành công.

Những công ty mới sáng lập thường ưa tuyển một tổng giám đốc đã có một công ty mới sáng lập bị thất bại trong lý lịch của ông hoặc bà ta. Người đã từng thất bại thường biết cách tránh thất bại trong tương lai. Người chỉ biết tới thành công có thể không chú ý tới những chông gai cạm bẫy.

Kinh nghiệm là thứ bạn thu được khi bạn không đạt được cái mà bạn đã mong muốn. Và kinh nghiệm thường là thứ giá trị nhất mà bạn có thể chia sẻ.

40. Thu hút sự chú ý của mọi người

Nhiều sinh viên của tôi rất thông minh. Tôi biết họ sẽ ra trường, bước vào thế giới công việc và sáng tạo ra những sản phẩm phần mềm, những đề án hoạt hình và những thiết bị giải trí tuyệt vời. Tôi cũng biết họ có tiềm năng để làm thất vọng cả triệu người trong tiến trình đó.

Trong chúng ta, những người là kỹ sư, chuyên gia tin học, không phải họ luôn luôn nghĩ về cách để làm thế nào phát triển được các sản phẩm dễ sử dụng. Có nhiều người thật kém cỏi trong việc giải thích các công việc phức hợp theo cách thức đơn giản. Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách nhỏ hướng dẫn sử dụng máy ghi phát băng hình (VCR) thì bạn hiểu về sự thất vọng mà tôi muốn nói tới.

Do vậy mà tôi muốn nhấn mạnh với sinh viên về tầm quan trọng của việc nghĩ tới người sử dụng cuối cùng trong các sáng tạo của họ. Làm cách nào để tôi có thể nói rõ với họ việc đừng sáng tạo thứ công nghệ làm thất vọng người dùng là quan trọng ra sao? Tôi đã nghĩ ra một cách chắc chắn thành công.

Khi giảng lớp “giao diện người dùng” ở Đại học Virginia, vào ngày đầu tiên, tôi mang một máy VCR còn hoạt động tới lớp. Tôi đặt chiếc máy lên bàn, ngay phía trước. Tôi rút một chiếc búa ra. Tôi đập tan chiếc máy VCR.

Rồi tôi nói: “Nếu chúng ta làm một thứ khó sử dụng, mọi người sẽ thất vọng. Họ sẽ tức giận tới mức họ muốn phá hủy nó. Chúng ta không muốn sáng tạo những thứ để mọi người muốn phá hủy.”

Sinh viên nhìn tôi và tôi có thể nói là họ bị sốc, ngơ ngác và có một chút thích thú. Sự việc gây hứng thú cho họ. Họ đã nghĩ: “Không biết ông thầy này là người thế nào, nhưng chắc chắn ngày mai mình phải đến lớp để xem ông ta sẽ biểu diễn trò gì tiếp theo.”

Tôi đã thu hút được sự chú ý của họ. Đó luôn luôn là bước đầu tiên để giải quyết một vấn đề bị bỏ quên. (Khi tôi rời Đại học Virginia để tới Carnegie Mellon, bạn và đồng nghiệp của tôi, giáo sư Gabe Robins đã tặng tôi một chiếc búa với một biển khắc chữ gắn kèm. Biển chữ ghi: “Thật nhiều VCR, mà thật ít thời gian!”)

Tất cả sinh viên từ những ngày ở Đại học Virginia của tôi hiện đã ra nhập đội ngũ những người làm việc. Khi họ sáng tạo những công nghệ mới, tôi hy vọng, thỉnh thoảng tôi lại xuất hiện trở về trong ký ức của họ, tay vung chiếc búa, nhắc nhở họ về những kẻ thất vọng, đang gào thét cho sự giản đơn.

41. Sự biến mất của những lá thư cám ơn

Thể hiện sự biết ơn là một trong những thứ đơn giản nhất nhưng cũng sâu sắc nhất mà con người có thể làm cho nhau. Và mặc sự yêu thích tính hiệu quả, tôi vẫn nghĩ những lá thư cám ơn tốt nhất là được viết bằng bút và trên giấy.

Những người phỏng vấn tuyển việc và nhập học tiếp xúc với rất nhiều ứng viên. Họ đọc hàng tấn lý lịch của những sinh viên loại “A” với rất nhiều thành tích. Nhưng họ không được đọc nhiều lá thư cám ơn viết bằng tay.

Nếu bạn là một sinh viên loại B+, lá thư cám ơn viết bằng tay của bạn sẽ nâng bạn lên tối thiểu là nửa điểm trong mắt của những vị sếp tương lai hay những viên chức tuyển sinh. Đối với họ, bạn sẽ trở thành một sinh viên loại “A”. Và bởi những lá thư viết tay ngày càng trở nên hiếm, nên họ sẽ nhớ tới bạn.

Khi đưa ra lời khuyên này cho sinh viên, tôi không muốn làm họ trở thành những kẻ âm mưu tính toán, mặc dù tôi biết một số người đã tiếp nhận nó theo nghĩa này. Lời khuyên của tôi chủ yếu để giúp họ nhận biết rằng: có những sự tôn kính và chu đáo có thể thực hiện được trong cuộc sống, chúng làm cho người nhận cảm kích, và chỉ có thể mang lại những kết quả tốt đẹp.

Thí dụ, có một phụ nữ trẻ nộp đơn xin vào ETC và chúng tôi đang chuẩn bị để từ chối cô. Cô có những ước mơ lớn, cô muốn trở thành một Disney Imagineer. Điểm của cô, các kỳ thi và hồ sơ của cô tốt, nhưng không đủ tốt, vì ETC rất kén chọn người. Trước khi xếp cô vào danh sách “từ chối”, tôi quyết định lật lại hồ sơ của cô một lần nữa, từng trang một. Khi làm việc đó, tôi thấy một lá thư cám ơn viết bằng tay lẫn giữa các trang khác.

Lá thư không phải gửi cho tôi, cũng không phải cho đồng giám đốc của tôi, Don Marinelli, hay cho một giáo viên nào khác của trường. Nó là bức thư gửi cho một nhân viên đã giúp cô một số thu xếp khi tới thăm trường. Nhân viên này không có thế lực gì trong việc tuyển sinh, nên lá thư không mang ý nghĩa xu nịnh nào. Đó chỉ là mấy lời cám ơn tới một người không quen biết, và người đó đã tình cờ nhét nó vào hồ sơ xin học của cô. Mấy tuần sau, tôi nhìn thấy nó.

Bất ngờ gặp lá thư cô cám ơn một người chỉ bởi thấy đó là việc tốt nên làm, tôi đã suy nghĩ. Cô viết lá thư bằng tay. Tôi thích điều đó. “Nó nói cho tôi nhiều hơn mọi thứ khác trong hồ sơ của cô,” tôi nói với Don. Tôi đọc lại hồ sơ của cô. Tôi nghĩ về cô. Được ấn tượng bởi lá thư, tôi quyết định cô xứng đáng để có một may mắn, và Don đồng ý.

Cô đã đến với ETC, hoàn tất luận án cao học, và bây giờ là một Disney Imagineer.

Tôi đã kể với cô câu chuyện này, và bây giờ cô kể nó cho những người khác.

Mặc tất cả những gì đang xảy ra trong cuộc sống và với tình trạng bệnh tình của tôi, tôi vẫn cố gắng viết những lá thư cám ơn bằng tay. Đó là việc làm thật đẹp đẽ. Và bạn không thể biết phép thần diệu gì có thể xảy ra sau khi nó tới hộp thư của một người nào đó.

42. Trung thành là một con đường hai chiều

Khi Dennis Cosgrove là sinh viên của tôi ở Đại học Virginia những năm đầu 1990, tôi thấy anh ta rất ấn tượng. Anh làm những việc rất kỳ diệu tại phòng thí nghiệm máy tính của tôi. Anh là một trợ giảng trong lớp hệ điều hành. Anh lấy cả lớp cao học và là một sinh viên A[8].

Trong hầu hết các lớp, anh là một sinh viên A. Trong lớp tích phân, anh là một sinh viên F. Không phải anh không có năng lực. Anh chỉ quá tập trung vào các môn máy tính, làm trợ giảng, và trợ lý nghiên cứu cho phòng thí nghiệm của tôi, anh đã đơn giản không tới dự lớp tích phân.

Vấn đề trở thành nghiêm trọng, bởi không phải lần đầu, trong một học kỳ anh đạt toàn A và một điểm F.

Hai tuần trước lúc học kỳ mới bắt đầu, khi xem xét, một chủ nhiệm khoa đã chú ý tới điểm học của Dennis. Ông biết Dennis thông minh như thế nào; ông đã thấy điểm SAT[9]và điểm AP[10]của anh. Theo quan điểm của ông, điểm F là do thái độ chứ không phải do năng lực. Ông muốn đuổi học Dennis. Nhưng tôi biết Dennis không hề nhận được một lời nhắc nhở nào về việc này. Thực chất, tất cả những điểm A của anh có thể bù lại cho điểm F để anh không bị đuổi. Nhưng chủ nhiệm khoa đã áp dụng một quy tắc khó hiểu để đuổi anh. Tôi quyết định tranh đấu cho sinh viên của tôi. “Hãy xem,” tôi nói với trưởng khoa, “Dennis là một chiếc tên lửa không cánh. Anh ta là một ngôi sao trong phòng thí nghiệm của tôi. Nếu chúng ta đuổi anh bây giờ, chúng ta sẽ đánh mất tòan bộ mục đích của việc chúng ta tồn tại ở đây. Chúng ta ở đây để dạy, để nuôi dưỡng tài năng. Tôi biết Dennis sẽ đạt tới đích rất xa. Chúng ta không thể vứt bỏ anh ta.”

Trưởng khoa không hài lòng với tôi. Theo suy nghĩ của ông, tôi là một giáo sư trẻ xốc nổi.

Vậy tôi phải cương quyết hơn nữa. Tôi hành động một cách chiến lược hơn. Học kỳ mới đã bắt đầu. Nhà trường đã lấy tiền học phí của Dennis. Làm như vậy, theo cách nghĩ của tôi, nhà trường đã báo cho Dennis biết anh được chấp nhận tiếp tục làm sinh viên. Nếu chúng tôi đuổi anh trước khi học kỳ bắt đầu, anh đã có thể xin học ở một trường khác. Bây giờ thì đã quá muộn để làm việc đó.

Tôi hỏi trưởng khoa: “Việc gì sẽ xảy ra nếu anh ta thuê luật sư để cãi về chuyện này? Tôi sẽ đứng về phía anh ta để làm chứng. Ông có muốn một giáo viên của ông làm chứng chống đối lại nhà trường không?”

Ông ta sửng sốt. “Anh là giáo viên ít thâm niên,” ông nói. “Thậm chí anh chưa có hợp đồng vĩnh viễn. Tại sao anh lại chúi đầu vào đây để biến nó thành một cuộc đấu mà anh phải chịu trận?”

“Tôi sẽ nói với ông lý do,” tôi nói. “Tôi muốn bảo đảm cho Dennis bởi tôi tin tưởng ở anh ta.”

Trưởng khoa nhìn tôi thật lâu. “Tôi sẽ ghi nhớ điều này khi xem xét hợp đồng vĩnh viễn của anh,” ông nói. Nói cách khác, nếu Dennis tiếp tục sai phạm, thì óc suy xét của tôi sẽ bị nghi ngờ một cách nghiêm trọng.

“Đây là một thỏa thuận,” tôi nói với trưởng khoa. Và Dennis được ở lại trường.

Anh đã đỗ môn tích phân, làm tất cả chúng tôi tự hào, và sau khi tốt nghiệp, anh là một ngôi sao, được nhận giải thưởng về khoa học máy tính. Từ đó, anh đã trở thành một bộ phận của cuộc đời tôi và của các phòng thí nghiệm của tôi. Anh là một trong những cha đẻ đầu tiên của đề án Alice. Là một người thiết kế, anh đã làm công việc lập trình, đặt nền móng để giúp đưa hệ thống hiện thực ảo đến với những lớp người trẻ tuổi.

Tôi đã tranh đấu cho Dennis khi anh ta hai mươi mốt tuổi. Bây giờ, ở tuổi ba mươi bảy, anh đã bắt đầu tranh đấu cho tôi. Tôi đặt tin tưởng ở anh để đưa Alice vào tương lai với tư cách nhà khoa học nghiên cứu thiết kế và cài đặt di sản nghề nghiệp của tôi.

43.Lời giải tối thứ Sáu

Tôi được hợp đồng vĩnh viễn sớm hơn một năm so với thông lệ. Việc đó có vẻ gây ấn tượng đối với các đồng nghiệp trẻ khác trong trường.

“Ô, cậu được hợp đồng vĩnh viễn sớm,” họ nói với tôi. “Bí mật của cậu là gì đấy?”

Tôi nói, “Khá đơn giản. Hãy gọi điện thoại cho tôi mỗi thứ Sáu ở văn phòng của tôi vào lúc mười giờ tối và tôi sẽ nói cho anh biết.” (Tất nhiên, đó là trước khi tôi có gia đình.)

Rất nhiều người muốn đi một con đường tắt. Tôi thấy con đường tắt tốt nhất là con đường dài, cơ bản nó là mấy chữ: làm việc tích cực.

Theo cách tôi nhìn, nếu bạn làm việc nhiều giờ hơn những người khác, trong những giờ đó, bạn sẽ học được nhiều hơn về nghề của bạn. Điều đó làm bạn hiệu quả hơn, có khả năng hơn, thậm chí sung sướng hơn. Làm việc tích cực cũng giống như lãi suất tích lũy ở ngân hàng. Phần thưởng được tăng nhanh hơn.

Điều này cũng đúng trong cuộc sống bên ngoài công việc của bạn. Suốt cuộc đời trưởng thành, tôi thấy thú vị khi hỏi những cặp vợ chồng đã kết hôn lâu năm xem họ làm thế nào để sống được cùng với nhau. Tất cả họ đều nói cùng một điều: “Chúng tôi đã làm việc tích cực cho điều đó.”

44. Thể hiện lòng biết ơn

Không lâu sau khi được hợp đồng vĩnh viễn ở Đại học Virginia, tôi mời toàn bộ nhóm nghiên cứu mười lăm người của tôi xuống Disney World[11]chơi một tuần như một cách để nói lời cám ơn với họ.

Một giáo sư đồng nghiệp kéo tôi ra bên và nói: “Randy, sao cậu có thể làm điều đó?” Có thể anh ta nghĩ tôi đã đặt ra một tiền lệ mà những người sắp được nhận hợp đồng giáo sư vĩnh viễn sẽ không muốn phải làm theo.

“Tại sao tôi có thể làm điều đó?” Tôi trả lời. “Những người này đã làm việc cật lực để mang lại cho tôi một việc làm suốt đời tốt nhất trên thế giới. Tại sao tôi lại có thể khônglàm điều đó?”

Mười sáu người chúng tôi xuống Florida trên một chiếc xe van lớn. Chúng tôi đã có những ngày vui chơi, phá phách thoải mái, và tôi cũng đảm bảo để tất cả chúng tôi vẫn học đuợc đôi điều trong lúc giải trí. Dọc đường, chúng tôi đã dừng lại ở nhiều trường đại học và thăm các nhóm nghiên cứu tin học ở đó.

Chuyến đi chơi Disney là sự biết ơn được thực hiện một cách dễ dàng. Đó là một món quà đích xác, và hoàn hảo bởi nó là một trải nghiệm mà tôi có thể chia xẻ với những người tôi quý mến.

Tuy nhiên, không phải ai cũng là người dễ để cám ơn.

Một trong những người tư vấn tuyệt vời nhất của tôi là Andy van Dam, giáo sư tin học của tôi khi tôi học tại Brown. Ông đã cho tôi những lời khuyên bảo rất sáng suốt. Ông đã làm thay đổi cuộc đời của tôi. Tôi không bao giờ có thể trả ơn ông được một cách tương xứng, vậy nên tôi phải trả ơn ông trong tương lai kiếp sau.

Tôi luôn bảo với sinh viên của tôi: “Hãy đi làm cho những người khác những gì ai đó đã làm cho bạn.” Đi Disney World, nói chuyện với các sinh viên của tôi về các ước mơ và các mục tiêu của họ, tôi đã cố gắng để làm chính điều đó một cách tốt nhất như có thể.

45. Gửi đi các thanh kẹo bạc hà mỏng

Một phần trách nhiệm của tôi là làm người phê duyệt tạp chí khoa học. Có nghĩa là tôi phải yêu cầu các giáo sư khác đọc các bài báo khoa học dày đặc và phê duyệt chúng. Công việc này có thể chán ngắt, dễ làm mình buồn ngủ. Vậy nên tôi có một sáng kiến. Tôi gửi một hộp kẹo Girl Scout Thin Mints[12]kèm theo mỗi bài báo cần được phê duyệt. “Cám ơn bạn đã đồng ý làm công việc này,” tôi viết. “Hộp kẹo kèm theo đây là phần thưởng của bạn. Nhưng thật không công bằng để ăn nó trước khi bạn phê duyệt bài báo.”

Lá thư sẽ đem lại một nụ cười trên khuôn mặt của người nhận. Và tôi không còn phải gọi điện nhắc nhở mọi người nữa. Họ có gói kẹo đặt trên bàn. Họ biết công việc họ cần phải làm.

Tất nhiên, thỉnh thoảng tôi vẫn phải gửi một e-mail nhắc nhở. Nhưng khi tôi nhắc mọi người, tất cả những gì cần là một câu: “Bạn đã ăn kẹo Thin Mints chưa?”

Tôi thấy Thin Mints là công cụ liên lạc rất hiệu quả. Chúng cũng là một phần thưởng ngọt ngào cho một công việc được hoàn thành tốt.

46. Tất cả những gì bạn có là những thứ bạn mang theo

Tôi luôn thấy sự cần thiết phải chuẩn bị cho mọi tình huống có thể gặp phải. Khi rời khỏi nhà, tôi cần mang theo thứ gì? Khi giảng bài, tôi cần lường trước những câu hỏi gì? Khi chuẩn bị cho tương lai của gia đình thiếu vắng tôi, những tài liệu gì tôi cần phải có?

Mẹ tôi nhớ lần mang tôi tới cửa hàng tạp phẩm lúc tôi lên bảy. Khi tới quầy trả tiền, bà thấy quên một vài thứ trong danh sách những đồ cần mua. Bà bỏ tôi với xe đồ để chạy đi tìm những thứ bà cần.

“Mẹ sẽ quay lại ngay,” bà nói.

Bà chỉ đi có mấy phút, nhưng trong lúc đó, tôi đã xếp mọi thứ lên băng dây chuyền và tất cả đã được tính tiền xong. Tôi bị bỏ đó, đứng nhìn chằm chằm vào người thu tiền, còn bà cũng chằm chằm nhìn tôi. Người thu tiền quyết định chấm dứt sự yên lặng. “Cậu có tiền để trả tôi không?” bà nói. “Những thứ này cần phải được thanh toán đấy.”

Tôi không biết là bà chỉ đùa. Nên đứng ngây, bị hành xác và xấu hổ.

Khi mẹ tôi quay trở lại, tôi tức giận. “Mẹ để con đứng đây không có tiền. Bà này hỏi tiền con, và con không có gì để trả cả!”

Bây giờ, tôi là một người lớn, bạn sẽ không bao giờ thấy tôi với ít hơn 200 đô la trong ví. Tôi muốn được chuẩn bị trong trường hợp cần tới. Tất nhiên, tôi có thể đánh mất ví hoặc ví có thể bị lấy cắp. Nhưng với một người có đồng lương khả dĩ, 200 đô la là khoản tiền xứng đáng để được mạo hiểm. Ngược lại, không có tiền mặt trong tay lúc bạn cần, là một vấn đề hệ trọng hơn nhiều.

Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ những người tự chuẩn bị thật kỹ càng cho họ. Ở trường, tôi có một bạn học tên là Norman Meyrowitz. Một hôm anh phải làm một thuyết trình trên máy chiếu, và giữa lúc anh đang nói, thì bóng đèn của máy chiếu bị cháy. Có tiếng xì xào từ cử tọa. Chắc chúng tôi sẽ phải đợi mươi phút tới khi có người mang đến một chiếc máy chiếu khác.

“Không sao cả,” Norman nói. “Không có gì phải lo lắng.”

Chúng tôi thấy anh bước tới ba lô của anh và rút ra một cái gì đó. Anh đã mang theo một bóng đèn dự trữ cho chiếc máy chiếu. Ai có thể nghĩ tới điều như vậy?

Giáo sư của chúng tôi, Andy van Dam, lúc đó ngồi cạnh tôi. Ông ghé đầu và nói, “Tay này rồi sẽ tiến xa.” Ông nói đúng. Norman sau này đã trở thành một lãnh đạo cấp cao của Macromedia Inc., và tại đó, những đóng góp của anh đã gây ảnh hưởng tới hầu như tất cả những ai dùng internet ngày hôm nay.

Một cách khác để tự chuẩn bị là suy nghĩ theo kiểu tiêu cực.

Vâng, tôi là một kẻ lạc quan. Nhưng khi làm một quyết định, tôi thường nghĩ tới phương án xấu nhất. Tôi gọi nó là “Yếu Tố Bị Sói Ăn Thịt.” Nếu tôi làm một điều gì đó, thì cái khủng khiếp nhất có thể xảy ra là gì? Tôi có thể sẽ bị sói ăn thịt?

Cái có thể giúp bạn trở thành lạc quan, là có sẵn một kế hoạch dự phòng bất trắc khi chuyến xe xuống địa ngục bỗng mất phanh. Riêng tôi không thấy lo lắng, bởi tôi đã có một kế hoạch cho những gì sắp xảy đến.

Tôi thường nói với sinh viên: “Khi đi vào chốn hoang vu, thứ duy nhất các bạn có thể trông cậy được vào, là những gì các bạn mang theo mình.” Và thực chất, sự hoang vu là ở mọi nơi, trừ ngôi nhà và phòng làm việc của bạn. Do vậy hãy mang theo tiền. Mang theo những dụng cụ sửa chữa. Hãy tưởng tượng ra những con sói. Mang theo một bóng đèn dự trữ. Hãy tự chuẩn bị.

47.Một lời xin lỗi tồi còn dở hơn là không xin lỗi

Một lời xin lỗi không thể chỉ là đỗ hay rớt. Tôi luôn nói với sinh viên: Khi nói lời xin lỗi, nếu nó không đạt điểm A, thì chẳng có ý nghĩa gì cả.

Những lời xin lỗi miễn cưỡng hoặc thiếu chân thành thường còn tồi tệ hơn là hoàn toàn không xin lỗi, bởi khi đó người nhận sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Nếu bạn đã làm điều sai trái trong ứng xử với người khác, thì nó giống như có sự nhiễm độc trong mối quan hệ của bạn. Một lời xin lỗi tốt sẽ giống như liều thuốc kháng sinh; còn một lời xin lỗi dở sẽ giống như xát muối vào vết thương.

Làm việc trong các nhóm là điều cốt yếu đối với các lớp học của tôi, và sự va chạm giữa các sinh viên là điều không thể tránh khỏi. Một số sinh viên sẽ không phản ứng gì. Một số khác, do tự mãn mà thành coi thường các bạn cùng nhóm. Tới giữa học kỳ, những lời xin lỗi luôn luônlà cần thiết. Nếu sinh viên không làm điều đó, thì mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát. Do vậy tôi thường dành cho các lớp học của tôi một quy trình nhỏ về những lời xin lỗi.

Tôi bắt đầu bằng việc mô tả hai loại xin lỗi dở:

1) “Tôi xin lỗi vì bạn cảm thấy bị tổn thương do những việc tôi đã làm.” (Đó là một cố gắng để an ủi xúc cảm, nhưng hiển nhiên là bạn không muốn đắp chút thuốc nào lên vết thương.)

2) “Tôi xin lỗi về những gì tôi đã làm, nhưng bạn cũng phải xin lỗi tôi về những gì bạn đã làm.” (Đó không phải là đưa ra một lời xin lỗi. Đó là yêu cầu một lời xin lỗi.)

Những lời xin lỗi đúng đắn bao gồm ba phần:

1) Điều tôi làm là sai.

2) Tôi cảm thấy tồi tệ vì đã làm tổn thương bạn.

3) Tôi có thể làm tốt hơn như thế nào?

Đúng, một số người có thể lợi dụng bạn khi trả lời câu hỏi thứ ba. Nhưng hầu hết mọi người sẽ trân trọng những cố gắng cầu tiến của bạn. Họ có thể nói với bạn về những cách đơn giản và dễ dàng để làm mọi việc được tốt lên. Và thường, họ cũng sẽ tự cố gắng để góp phần làm cho mọi việc được tốt hơn.

Sinh viên sẽ nói với tôi: “Nếu tôi xin lỗi và người kia không xin lỗi lại thì sao?” Tôi trả lời họ: “Đó là điều bạn không thể kiểm soát được, vậy đừng để nó chi phối bạn.”

Nếu người kia nợ bạn một lời xin lỗi, và từ ngữ của lời xin lỗi của bạn là đúng mực và chân thành, bạn vẫn có thể không nghe thấy gì từ họ trong một thời gian. Thật ra cũng chẳng sao khi người khác không có cùng điểm xúc cảm để xin lỗi vào đúng thời điểm mà bạn thực hiện điều đấy. Vậy hãy kiên nhẫn. Nhiều lần, tôi đã thấy các sinh viên xin lỗi, và nhiều ngày sau đó, những bạn cùng nhóm của họ đến xin lỗi lại. Sự kiên nhẫn của bạn vừa được trân trọng, vừa được đền đáp.

48. Nói sự thật

Nếu tôi chỉ được có ba từ để khuyên, thì chúng sẽ là “nói sự thật.” Nếu tôi được có thêm ba từ nữa, tôi sẽ bổ xung: “trong mọi lúc.” Cha mẹ tôi đã dạy tôi “con chỉ tốt, đúng như lời nói của con,” và không có cách nào tốt hơn để nói lên điều đó.

Trung thực không những chỉ đúng về đạo đức, mà nó còn có hiệu quả. Trong một nền văn hóa mà ai cũng nói sự thực, thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian phí phạm giành cho việc kiểm chứng. Khi tôi dạy ở Đại học Virginia, tôi đã ưa thích áp dụng điều lệ về danh dự. Khi một sinh viên bị ốm và cần phải thi lại sau, tôi không cần phải ra một đề mới. Người sinh viên chỉ cần cam kết là chưa trao đổi với bất kỳ ai về bài thi, là tôi để anh ta thi đúng bài thi cũ.

Người ta nói dối vì rất nhiều nguyên nhân, thông thường vì đó là cách để đạt được điều họ mong muốn với ít công sức hơn. Nhưng cũng giống như nhiều chiến lược ngắn hạn, nó không hiệu quả về dài hạn. Sau này, bạn sẽ gặp lại mọi người, và họ nhớ là bạn đã nói dối họ. Và họ sẽ nói với rất nhiều người khác về việc ấy. Đó là điều làm tôi ngạc nhiên về việc nói dối. Hầu hết những người nói dối đều nghĩ họ sẽ thoát được lời nói dối … nhưng thực chất, họ không thoát nổi.

49. Hãy tiếp xúc với hộp bút vẽ [13]của bạn

Những người biết tôi, đôi khi than phiền rằng tôi nhìn mọi việc chỉ thành đen hoặc trắng.

Thậm chí, một đồng nghiệp của tôi còn nói với mọi người: “Hãy tới Randy, nếu bạn muốn lời khuyên đen-và-trắng. Nhưng nếu bạn muốn lời khuyên mầu xám, thì anh ta không phải là người thích hợp.”

OK. Tôi là kẻ cực đoan, nhất là khi còn trẻ. Tôi thường nói hộp bút của tôi chỉ có hai màu: đen và trắng. Tôi đoán đó là lý do tại sao tôi lại yêu thich ngành khoa học máy tính, bởi trong đó hầu hết mọi thứ hoặc là đúng hoặc là sai.

Khi nhiều tuổi hơn, mặc dù đã biết trân trọng việc một hộp bút tốt có thể phải có nhiều hơn hai màu, nhưng tôi vẫn nghĩ, nếu bạn sống cuộc sống của bạn một cách đúng đắn, thì màu đen và màu trắng sẽ được bạn dùng nhiều hơn những màu khác.

Trong mọi trường hợp, bất kể màu sắc, tôi rất yêu thích những cây bút vẽ.

Tại bài giảng cuối cùng của tôi, tôi đã mang theo hàng trăm cây bút vẽ. Tôi muốn mỗi người hãy nhận một chiếc khi họ bước vào giảng đường, nhưng trong sự bối rối, tôi đã quyên không cho người đứng ở cửa để phân phát chúng. Quá dở. Kế hoạch của tôi là như sau: khi nói về những ước mơ tuổi thơ, tôi sẽ yêu cầu mọi người nhắm mắt lại và chà xát cây bút trong những ngón tay của họ – để cảm nhận kết cấu, giấy cuốn và sáp của cây bút. Sau đó tôi sẽ yêu cầu họ đưa những cây bút lên mũi và hít một hơi thật sâu. Ngửi mùi một chiếc bút vẽ sẽ đưa ngay bạn trở về với tuổi thơ, có đúng không?

Một lần, tôi thấy một đồng nghiệp làm một thủ tục tương tự về bút vẽ với một nhóm người, và nó đã gây ngay cảm hứng đối với tôi. Thực chất, từ đó, tôi thường mang một chiếc bút trong túi áo sơ mi. Khi muốn trở về với quá khứ, tôi đưa nó lên mũi và hít một hơi sâu.

Tôi thiên vị những cây bút đen và những cây bút trắng, nhưng đó chỉ là tôi. Bút mầu nào cũng có cùng hiệu lực. Hãy hít ngửi chúng và bạn sẽ thấy.

50. Lọ đựng muối và hạt tiêu 100 ngàn đô la

Khi tôi mười hai và chị tôi mười bốn tuổi, gia đình tôi tới thăm Disney World ở Orlando. Cha mẹ thấy chúng tôi đã đủ lớn để có thể tự đi chơi quanh công viên mà không cần phải có sự giám sát. Thời đó chưa có điện thoại di động, nên bố và mẹ dặn chúng tôi phải cẩn thận, chọn một nơi để chúng tôi gặp lại nhau sau chín mươi phút, rồi để chúng tôi tự đi chơi.

Hãy nghĩ về sự vui sướng đó. Chúng tôi đang ở nơi huyền diệu nhất có thể tưởng tượng được ở trên đời và chúng tôi lại có tự do để tự khám phá. Chúng tôi rất biết ơn cha mẹ đã đưa chúng tôi tới đây, và cũng để chứng tỏ mình đã đủ khôn lớn, chúng tôi quyết định lấy tiền tiêu vặt của mình để mua tặng cha mẹ một món quà cám ơn.

Chúng tôi vào một cửa hàng và tìm thấy món quà hoàn hảo: một bộ đồ đựng muối và hạt tiêu bằng sứ có hai chú gấu vắt vẻo trên cây, mỗi chú cầm một chiếc lọ. Chúng tôi trả tiền mười đô la cho món quà, ra khỏi cửa hàng, và rảo bước dọc Main Street để tìm kiếm điểm chơi kế tiếp.

Tôi cầm món quà, và trong một khoảnh khắc khủng khiếp, nó trượt khỏi tay tôi, rơi xuống đất và vỡ. Chị tôi và tôi, cả hai đều đứng khóc.

Một người lớn tuổi lúc đó chứng kiến những gì vừa xảy ra, bà tới chỗ chúng tôi. “Hãy mang nó lại cửa hàng,” bà nói. “Cô chắc chắn là họ sẽ đưa cho các cháu một bộ mới.”

“Cháu không thể làm như vậy,” tôi nói. “Đó là lỗi của cháu. Cháu đã đánh rơi nó. Vậy thì làm sao cửa hàng lại phải đưa chúng cháu một bộ mới?”

“Cứ thử xem,” bà nói. “Cháu đâu biết được.”

Vậy là chúng tôi quay lại cửa hàng … và chúng tôi đã không nói dối. Chúng tôi giải thích những gì vừa xảy ra. Mấy người nhân viên cửa hàng lắng nghe câu chuyện, mỉm cười với chúng tôi … và bảo chúng tôi có thể có một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu mới. Họ còn nói đó là lỗi của họ vì đã không gói món quà đủ cẩn thận! Thông điệp của họ là: “Việc đóng gói của chúng tôi đáng lẽ phải đủ an toàn để bảo vệ món quà khi nó bị rơi do sự quá phấn khích của một cậu bé mười hai tuổi.”

Tôi thật bất ngờ. Không chỉ biết ơn, mà còn không tin nổi. Chị tôi và tôi rời cửa hàng, hoàn toàn choáng váng.

Khi cha mẹ chúng tôi biết chuyện, ông bà đã thật sự thêm phần ngưỡng mộ Disney World. Sự thật là, cái quyết định phục vụ khách hàng với lọ đựng muối và hạt tiêu mười đô la đã giúp Disney thu nhập thêm hơn 100 ngàn đô la.

Hãy để tôi giải thích.

Nhiều năm sau đó, khi làm tư vấn cho Disney Imagineering, thỉnh thoảng có dịp trao đổi với những người lãnh đạo cao cấp của Disney, tôi thường nhắc lại câu chuyện về lọ đựng muối và hạt tiêu.

Tôi đã giải thích về việc những nhân viên ở cửa hàng đồ lưu niệm đã làm cho chị tôi và tôi cảm nhận tốt đẹp về Disney như thế nào, và điều đó đã làm cho sự đánh giá Disney của cha mẹ chúng tôi nâng lên một tầm cao mới.

Cha mẹ tôi đã biến những chuyến đi thăm Disney thành một bộ phận mật thiết trong công việc thiện nguyện của họ. Ông bà đã dùng một chiếc xe buýt hai mươi hai chỗ để thường xuyên chở học sinh các lớp học tiếng Anh[14]từ Maryland tới thăm Disney. Hơn hai mươi năm liền, cha tôi đã mua vé cho hàng chục trẻ em tới thăm Disney World. Tôi đã tham gia hầu hết các chuyến đi đó.

Tóm lại, từ ngày ấy, gia đình chúng tôi đã chi tiêu hơn 100 ngàn đô la tại Disney World để mua vé vào cửa, thức ăn và quà lưu niệm cho chính chúng tôi và cho những người khác.

Khi kể câu chuyện này cho những người lãnh đạo Disney, tôi luôn kết thúc bằng câu hỏi: “Nếu hôm nay tôi gửi một cậu bé tới một trong những cửa hàng của ông với một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu bị vỡ, thì chính sách công ty có cho phép nhân viên của ông đủ tử tế để đưa cho cháu bé một bộ mới?”

Những nhà lãnh đạo tỏ ra lúng túng với câu hỏi này. Họ biết câu trả lời: Có lẽ là không.

Bởi vì không đâu trong hệ thống kế toán của họ có khả năng tính một bộ lọ đựng muối và hạt tiêu mười đô la có thể mang lại nguồn thu 100 ngàn đô la như thế nào. Và do vậy, dễ thấy một cậu bé hôm nay sẽ không có nhiều may mắn, sẽ bị mời ra khỏi cửa hàng với hai bàn tay không.

Thông điệp của tôi là: Có nhiều hơn một cách để đo lợi nhuận và thua lỗ. Ở mọi mức độ, các doanh nghiệp có thể và cần phải có một trái tim.

Mẹ tôi vẫn còn giữ lọ đựng muối và hạt tiêu 100 ngàn đô la này. Cái ngày những nhân viên ở Disney World đổi nó cho tôi là một ngày tuyệt vời đối với chúng tôi … và cũng là một ngày không tồi đối với Disney!

51. Không có việc gì là không xứng với bạn

Đã có ghi nhận khá rõ ràng là có sự gia tăng về đòi hỏi quyền lợi trong lớp trẻ ngày hôm nay. Tôi đã chứng kiến điều này trong các lớp học của tôi.

Nhiều sinh viên cao học năm cuối nghĩ là họ phải được nhận việc làm bởi khả năng sáng tạo xuất sắc của họ. Quá nhiều người thấy bất hạnh với ý nghĩ họ phải bắt đầu từ bậc thang dưới đáy.

Lời khuyên của tôi luôn luôn là: “Đáng nhẽ bạn phải sung sướng vì bạn được nhận một công việc ở phòng xếp thư. Và khi tới đó, cái bạn cần làm là: hãy trở thành thật giỏi trong công việc sắp xếp các lá thư.

Không ai cần nghe ai đó nói: “Tôi không giỏi việc sắp xếp thư, bởi việc này không xứng với tôi.” Không có công việc nào là không xứng với chúng ta. Và nếu bạn không có thể (hoặc không muốn) sắp xếp thư, thì đâu là bằng chứng rằng bạn có thể làm bất cứ một việc gì?

Sau khi các sinh viên ETC của chúng tôi được các công ty tuyển vào làm nội trú hoặc vào làm công việc đầu tiên, chúng tôi thường yêu cầu các công ty cho chúng tôi phản hồi xem họ làm việc như thế nào. Những người phụ trách họ hầu như không bao giờ có một lời tiêu cực về năng lực hoặc về hiểu biết kỹ thuật của họ. Nhưng khi chúng tôi nhận được một phản hồi tiêu cực, thì hầu như bao giờ cũng là về việc những nhân viên mới thấy họ quá lớn so với công việc của họ. Hoặc là họ đã trông ngóng được lên chức và ngồi phòng làm việc to hơn.

Khi tôi mười lăm tuổi, tôi có lao động ở một trang trại, xới cỏ cho các vườn dâu tây, và hầu hết những người lao động cùng tôi là những người làm công nhật. Một vài giáo viên cũng lao động ở đó để kiếm thêm chút tiền trong dịp nghỉ hè. Tôi nhận xét với bố tôi là công việc này không xứng với các giáo viên. (Tôi đoán là tôi ám chỉ rằng công việc cũng không xứng với tôi.) Cha tôi đã cho tôi một bài học nhớ đời. Ông tin rằng lao động chân tay không là không xứng với bất kỳ ai. Ông bảo ông thiên để tôi làm việc tích cực và trở thành người đào mương giỏi nhất trên thế giới, hơn là làm một kẻ thượng lưu tự-ấn-tượng (self-impressed) quẩn quanh bên một chiếc bàn.

Tôi đã trở lại trang trại dâu tây đó và tôi vẫn không thích công việc. Nhưng tôi đã được nghe những lời của cha tôi. Tôi giám sát thái độ của tôi và đã rẫy cỏ một cách tích cực hơn.

52. Biết bạn đang ở đâu

“OK, chào chàng giáo sư trẻ, anh có thể làm gì cho chúng tôi?”

Đó là câu chào tôi nhận được từ Mk Haley, một Imagineer hai mươi bảy tuổi, người được giao nhiệm vụ giúp đỡ tôi trong thời gian làm sebastical tại Disney.

Tôi đã đến một nơi mà những uy tín học thuật của tôi chẳng mảy may có một ý nghĩa gì. Như một kẻ lữ hành đến miền đất lạ, tôi phải tìm cách nhanh chóng làm quen với đồng tiền địa phương!

Nhiều năm sau, tôi đã nói với sinh viên của tôi về trải nghiệm này, bởi nó là một bài học thật cốt yếu.

Mặc dù đã đạt được ước mơ tuổi thơ là trở thành một Imagineer, tôi đã phải từ đỉnh cao uy tín trong phòng nghiên cứu hàn lâm của mình tụt xuống thành một chú vịt lạ trong một cái ao đầy sóng gió. Tôi phải hình dung cách làm thế nào để có thể thích nghi được với môi trường văn hóa sáng tạo hoặc-thành-hoặc-bại này.

Tôi đã làm việc trong đề án trò chơi hiện thực ảo Aladin[15]rồi được thử trong đề án Epcot[16]. Cùng các Imagineers khác, tôi tham gia phỏng vấn những người đến chơi, xem họ ưa thích trò chơi ra sao. Họ có bị hoa mắt, chóng mặt, hoặc buồn nôn không?

Một số đồng nghiệp mới than phiền là tôi đã áp dụng những khuôn mẫu hàn lâm không phù hợp với đời thực. Họ nói tôi quá tập trung nghiền ngẫm số liệu, quá nhấn mạnh cách tiếp cận sự việc theo khoa học thay vì theo xúc cảm. Đó là sự đối lập giữa định hướng hàn lâm (tôi) với định hướng giải trí (họ). Cuối cùng, sau khi tìm ra phương thức để giảm được hai mươi giây cho mỗi lượt khách bằng thay đổi cách xếp khách lên xe chơi, tôi mới giành được sự chú ý của những Imagineers đã từng nghi ngờ tôi.

Lý do tôi kể câu chuyện này là để nhấn mạnh, bạn cần phải nhạy cảm như thế nào khi chuyển từ văn hóa này sang văn hóa khác – trong trường hợp sinh viên của tôi là từ nhà trường sang công việc làm đầu tiên của họ.

Rốt cuộc, đến cuối kỳ sabastical, các Imagineers đã mời tôi nhận việc làm ở đó. Sau nhiều trăn trở, tôi đã từ chối. Công việc dạy học đã kêu gọi tôi quá mạnh mẽ. Vì tôi biết cách giao lưu trong cả môi trường hàn lâm lẫn công nghiệp giải trí, Disney đã tìm ra một cách để giữ tôi. Tôi đã trở thành cố vấn, mỗi tuần làm một ngày cho Imagineering, công việc mà tôi đã rất hân hạnh làm trong mười năm trời.

Nếu bạn có thể tìm cách bước giữa hai nền văn hóa, đôi khi bạn có thể có được thứ tốt nhất của cả hai thế giới.

53. Không bao giờ bỏ cuộc

Khi ở năm cuối của trường phổ thông, tôi nộp đơn xin vào Đại học Brown và đã không được nhận. Tôi ở trong danh sách đợi. Tôi đã gọi điện cho văn phòng nhập học cho tới khi cuối cùng họ quyết định nhận tôi. Họ thấy tôi quá muốn được vào trường.

Tính bền bỉ, kiên trì đã giúp tôi vượt được bức tường gạch.

Tới lúc tốt nghiệp ở Brown, tôi không hề nghĩ sẽ đi học tiếp cao học. Mọi người trong gia đình tôi đi học, rồi nhận việc làm. Họ không bao giờ tiếp tục theo đuổi con đường giáo dục cao hơn.

Nhưng Andy van Dam, “ông cậu Dutch” và thày tư vấn của tôi ở Brown, đã khuyên tôi “Hãy lấy bằng tiến sĩ. Hãy trở thành giáo sư.”

“Sao tôi lại cần làm việc đó?” tôi hỏi ông.

Và ông nói: “Bởi vì cậu là một người bán hàng rất giỏi, và nếu cậu đi làm cho một công ty, họ sẽ sử dụng cậu làm người bán hàng. Nếu cậu trở thành người bán hàng, cậu cũng có thể bán thứ hàng rất đáng giá, như giáo dục chẳng hạn.”

Tôi mãi mãi biết ơn lời khuyên này.

Andy bảo tôi nộp đơn xin vào đại học Carnegie Mellon, nơi ông đã gửi những sinh viên xuất sắc nhất của ông. “Cậu sẽ được nhận vào đó, không có vấn đề gì cả,” ông nói. Ông đã viết cho tôi một bức thư giới thiệu.

Các giáo sư ở Carnegie Mellon đọc thư giới thiệu nhiệt tình của ông. Họ xem điểm học khá tốt và điểm thi vào cao học không mấy hoàn chỉnh của tôi. Họ xem xét lại hồ sơ xin học của tôi.

Và họ đã từ chối tôi.

Tôi được nhận vào một số chương trình học tiến sĩ ở các trường khác, nhưng Carnegie Mellon thì không muốn nhận tôi. Tôi tới văn phòng của Andy và đặt lá thư từ chối lên bàn. “Tôi muốn ông biết Carnegie Mellon đã đánh giá những giới thiệu của ông cao như thế nào,” tôi nói.

Vài giây sau khi thấy bức thư trên bàn, ông nhấc điện thoại. “Tôi sẽ giải quyết việc này. Tôi sẽ đưa cậu vào,” ông nói.

Nhưng tôi ngăn ông. “Tôi không muốn giải quyết việc theo cách đó,” tôi nói với ông.

Rồi chúng tôi làm một thỏa thuận. Tôi sẽ xem xét các trường đã nhận tôi. Nếu không thấy thỏa mãn với bất cứ trường nào, thì tôi sẽ trở lại ông và chúng tôi sẽ thảo luận.

Các trường khác cuối cùng chẳng mấy thích hợp, và tôi đã nhanh chóng quay lại Andy. Tôi nói với ông là tôi quyết định bỏ trường cao học và nhận một việc làm.

“Không, không, không,” ông nói. “Cậu phải làm bằng tiến sĩ, và cậu phải vào Carnegie Mellon.”

Ông nhấc máy điện thoại và gọi cho Nico Habermann, trưởng khoa khoa học máy tính của Carnegie Mellon, cũng là một người Dutch. Họ nói với nhau về tôi một thoáng bằng tiếng Dutch, sau đó Andy dập máy và nói với tôi: “Đến văn phòng của ông ta lúc 8 giờ sáng ngày mai.”

Nico thuộc trường phái cổ điển, phong cách hàn lâm Âu châu. Rõ ràng, cuộc gặp mặt với tôi chỉ xảy ra như một đặc ân đối với bạn Andy của ông. Ông hỏi tại sao ông cần xét lại đơn xin học của tôi, sau khi khoa đã có kết luận. Một cách thận trọng, tôi nói: “Sau khi được khoa ông xem xét, tôi có được nhận học bổng toàn phần của Phòng Nghiên cứu Hải quân (Office of Naval Research)[17].” Nico nghiêm trang trả lời, “Có nguồn tiền không thuộc vào tiêu chuẩn nhập học của trường; chúng tôi tài trợ sinh viên từ các nguồn kinh phí nghiên cứu.” Và rồi ông nhìn kỹ tôi. Chính xác hơn, ông nhìn xuyên quatôi.

Có vài khoảnh khắc then chốt trong cuộc đời của mỗi người. Và người ta may mắn nếu có thể nhận thức được khi khoảnh khắc đó xảy ra. Tôi biết lúc đó tôi đang ở trong một khoảnh khắc như vậy. Với tất cả sự hãnh diện vể tuổi trẻ, và đôi chút ngạo mạn, tôi nói “Xin lỗi, tôi không nói tới hệ quả về tiền bạc, mà muốn nói rằng họ chỉ thưởng có mười lăm học bổng như vậy trong toàn quốc. Tôi nghĩ đó là một vinh dự rất thích đáng, và tôi xin lỗi nếu nói ra như vậy là điều quá tự phụ về phần tôi.”

Đó là câu trả lời duy nhất tôi có, nhưng đó là sự thật. Rất từ từ, khuôn mặt đông cứng của Nico ấm lên và chúng tôi chuyện trò thêm ít phút nữa.

Sau khi gặp gỡ thêm với một số giảng viên khác, cuối cùng tôi đã được Carnegie Mellon nhận vào học, và tôi đã có được bằng tiến sĩ. Đó là một bức tường gạch mà tôi đã vượt qua nhờ có sự giúp đỡ to lớn từ một người thày tư vấn và những sự bày tỏ chân thành.

Cho tới khi bước lên bục trình bày bài giảng cuối cùng, tôi chưa bao giờ kể với sinh viên và đồng nghiệp ở Carnegie Mellon rằng tôi đã bị từ chối khi xin vào học ở đây. Tôi đã ngại ngần điều gì? Rằng tất cả mọi người sẽ nghĩ là tôi không đủ thông minh để cùng chung thuyền với họ? Rằng họ sẽ ít tôn trọng tôi hơn?

Thật thú vị, những bí mật bạn quyết định tiết lộ vào cuối cuộc đời của bạn.

Đáng nhẽ tôi phải kể câu chuyện này từ nhiều năm nay, bởi đạo lý là: Nếu bạn thật mong muốn một điều gì, thì đừng bao giờ bỏ cuộc (và khi được chấp nhận thì hãy quảng cáo về nó.)

Những bức tường gạch ở đó là có một nguyên nhân. Và khi bạn đã vượt qua được chúng – ngay cả khi thực chất ai đó đã phải quẳng bạn qua – thì vẫn rất có ích cho mọi người nếu bạn nói với họ, bạn đã làm việc đó như thế nào.

54.Hãy là người cộng đồng (communitarian)

Chúng ta đã nhấn mạnh rất nhiều trên đất nước này về các quyềncon người. Đó là điều cần phải thế, xong, sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi nói tới các quyền lợi mà không nói tới các trách nhiệm.

Các quyền lợi phải đến từ đâu đó, và chúng tới từ cộng đồng. Ngược lại, tất cả chúng ta có một trách nhiệm đối với cộng đồng. Một số người gọi nó là phong trào “cộng đồng”, nhưng tôi gọi nó là lẽ (phải thông) thường.

Ý tưởng này đã bị đánh mất trong nhiều chúng ta, và trong hai mươi năm làm giáo sư, tôi ngày càng thấy nhiều hơn sinh viên không hề biết tới nó. Khái niệm các quyền lợi tới cùng với các trách nhiệm, theo nghĩa đen, là một điều xa lạ với họ.

Đầu mỗi học kỳ, tôi yêu cầu sinh viên ký một thỏa thuận, phác thảo những trách nhiệm và quyền lợi của họ. Họ cần phải đồng ý làm việc một cách xây dựng trong các nhóm, dự các cuộc họp, giúp đỡ bạn bằng cách cho những phản hồi trung thực. Ngược lại, họ có quyền dự lớp và kết quả của họ được nhận xét và được trưng bày.

Một số sinh viên do dự với thỏa thuận của tôi. Tôi nghĩ đó là bởi vì chúng ta, những người lớn, chưa luôn là những tấm gương tốt làm người cộng đồng. Thí dụ: Tất cả chúng ta đều tin là chúng ta có quyền được một phiên xử hội thẩm[18]. Nhưng nhiều người lại rất vui mừng vì thoát được nghĩa vụ hội thẩm[19].

Vậy nên tôi muốn sinh viên biết, mỗi người phải đóng góp cho lợi ích chung. Ai không làm như vậy thì có thể được mô tả bằng một chữ: ích kỷ.

Cha tôi đã dạy chúng tôi bằng thí dụ của chính ông, nhưng ông cũng tìm những cách thức mới để dạy điều đó cho những người khác. Khi là ủy viên hội đồng bóng chày Little League[20], ông đã làm một điều rất thông minh.

Ông có khó khăn để tìm các trọng tài tình nguyện. Đó là một công việc bạc bẽo, một phần bởi mỗi khi bạn bắt một lỗi, thì mấy đứa trẻ hoặc cha mẹ chúng lại cho là bạn bắt sai. Rồi cũng có lý do sợ hãi: Bạn phải đứng đó trong khi những đứa trẻ, có rất ít hoặc không có kiềm chế, có thể vụt chày và ném bóng dữ tợn vào bạn.

Cha tôi đã có một sáng kiến. Thay vì tìm người lớn làm tình nguyện, ông chọn những cầu thủ từ các đội nhiều tuổi hơn để làm trọng tài cho các trận của các đội ít tuổi hơn. Ông lấy việc làm trọng tài là một vinh dự cho người được chọn.

Nhiều hệ quả đã xảy ra với sáng kiến này.

Những đứa trẻ được làm trọng tài hiểu công việc này khó nhọc ra sao và rồi sẽ không tranh cãi với trọng tài nữa. Chúng cũng cảm thấy thỏa mãn vì đã giúp cho những đứa trẻ của các đội nhỏ tuổi hơn. Trong lúc đó, những đứa trẻ ít tuổi hơn nhìn thấy những tấm gương ở những đứa trẻ nhiều tuổi hơn khi chúng làm việc tình nguyện.

Cha tôi đã tạo nên một tập hợp mới của những người cộng đồng. Ông biết: Khi chúng ta kết nối với những người khác, chúng ta sẽ trở thành những con người tốt hơn.

55.Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi

Trong chuyến đi cuối cùng của cha tôi tới Disney World, ông và tôi cùng đợi để đi tàu xe lửa một ray với Dylan, lúc đó lên bốn tuổi. Dylan mong ước được ngồi ở mũi xe cùng với người lái tàu. Cha tôi, người yêu thích các công viên giải trí, cũng nghĩ đó là một mong ước thú vị.

“Nhưng rất chán là họ không để người thường được ngồi ở chỗ đó,” ông nói.

“Hừm,” tôi nói. “Ba ạ, con đã từng làm một Imagineer, nên con biết một mẹo để có thể được ngồi ở phía trước đó. Ba có muốn thấy không?”

Ông bảo chắc chắn rồi.

Vậy là tôi bước lên cười với người trông tàu và nói: “Xin lỗi, ba người chúng tôi có thể ngồi ở toa xe trên được không?”

“Thưa ông, tất nhiên ạ,” anh ta nói. Anh mở cổng và chúng tôi ngồi vào chỗ cạnh người lái tàu. Đó là lần duy nhất trong đời tôi thấy cha tôi thật sự sửng sốt. “Con nói là có một mẹo mà,” tôi nói với ông khi đoàn tàu chuyển bánh chạy vào Vương quốc Thần diệu (Magic Kingdom). “Nhưng con cũng không nói đó là một mẹo khó.”

Đôi khi, tất cả những gì bạn cần làm là hỏi.

Tôi luôn khá thông thạo trong việc yêu cầu những điều cần thiết. Tôi tự hào về việc đã can đảm liên hệ với Fred Brooks Jr., một trong những nhà khoa học máy tính nổi tiếng nhất trên thế giới. Sau khi bắt đầu sự nghiệp ở IBM vào những năm Năm mươi, ông thành lập khoa khoa học máy tính ở Đại học North Carolina. Ông nổi tiếng trong ngành công nghiệp máy tính, khi, bên cạnh những điều vĩ đại khác, đã nói “Thêm nhân công cho một đề án phần mềm bị chậm trễ chỉ làm cho nó chậm trễ thêm.” (Điều này bây giờ đã được biết đến như là “Luật Brooks.”)

blank

Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi.

Tôi ở cuối những năm của tuổi hai mươi và chưa hề gặp ông, do vậy tôi viết e-mail cho ông, hỏi: “Nếu tôi lái xe từ Virginia xuống North Carolina, liệu ông có thể dành ba mươi phút của ông để trao đổi với tôi được không?”

Ông đã dành cho tôi chín mươi phút và trở thành người tư vấn suốt đời cho tôi. Nhiều năm sau này, ông mời tôi tới thỉnh giảng ở Đại học North Carolina. Đó là chuyến đi dẫn tới thời khoảng phồn thực nhất trong cuộc đời của tôi – khi tôi gặp Jai.

Đôi khi, tất cả những gì bạn cần làm là hỏi, và nó có thể dẫn tới việc làm cho tất cả các ước mơ của bạn trở thành hiện thực.

Lúc này, khi con đường phía trước của tôi chỉ còn rất ngắn, tôi lại càng thành thạo hơn với việc “hỏi.” Như chúng ta đều biết, thông thường phải mất mấy ngày mới có được kết quả xét nghiệm y tế. Mất thời gian để chờ đợi nhận kết quả là điều tôi không muốn vào lúc này. Vậy nên tôi luôn hỏi: “Nhanh nhất thì bao giờ tôi có thể nhận được kết quả?”

“Oh,” họ thường trả lời. “Chúng tôi có thể có chúng cho ông trong vòng một giờ đồng hồ.”

“Vậy thì OK,” tôi nói … “Tôi rất mừng vì tôi đã hỏi!”

Hỏi những câu hỏi như vậy. Hãy cứ hỏi họ. Thường nhiều hơn là trông đợi, câu trả lời bạn nhận được sẽ là “Vâng, chắc chắn rồi.”

56. Hãy làm một quyết định: con Hổ hay con Lừa

Khi nói với chủ tịch Carnegie Mellon, Jared Cohon, là tôi sẽ thuyết trình một bài giảng cuối cùng, ông bảo, “Nói với mọi người về việc hãy sống cho vui tươi, bởi đó là thứ họ sẽ nhớ về anh.”

Và tôi nói, “Tôi có thể làm điều đó, nhưng nó cũng giống như một con cá nói về sự quan trọng của nước.”

Tôi ám chỉ, tôi không biết làm sao lại không sống cho vui tươi. Tôi đang chết mà tôi vẫn đang sống vui tươi. Và tôi sẽ tiếp tục sống vui tươi từng ngày tôi còn sống. Bởi không có cách nào khác để sống.

Tôi đã nhận thức rõ về điều này từ rất sớm. Theo cách tôi hiểu, có một quyết định mà tất cả chúng ta phải làm, và việc này được thể hiện hoàn hảo trong nhân vật Winnie-the-Pooh[21]của A.A. Milne. Mỗi chúng ta phải quyết định: Tôi là chú Hổ vui tươi hay tôi là chú Lừa buồn bã? Hãy chọn một phe. Khá dễ thấy là tôi ở đâu trong cuộc bàn cãi Hổ/Lừa.

Trong ngày lễ Halloween[22]cuối cùng của tôi, tôi đã rất vui. Jai và tôi mặc đồ hóa trang đóng các siêu nhân trong phim The Incredibles (những kẻ lạ thường), và ba con của chúng tôi cũng mặc đồ hóa trang như vậy. Tôi đã đưa một bức ảnh chụp chúng tôi lên trang web cho mọi người biết chúng tôi là một gia đình “lạ thường” như thế nào. Bọn trẻ trông khá hay, còn tôi thì trông lực lưỡng với cơ bắp hình mẫu giả. Tôi chú thích là hóa trị liệu đã không quá ảnh hưởng tới sức mạnh siêu nhân của tôi, và đã nhận được vô vàn e-mail đùa vui của bạn đọc.

Mới đây tôi đi một kỳ nghỉ ngắn cùng với ba người bạn thân nhất: bạn học từ thời học phổ thông Jack Sheriff, bạn đại học cùng phòng Scott Sherman, và bạn từ Electronic Arts Steve Seabolt. Tất cả chúng tôi đều biết hàm ý của chuyến đi. Đây là những người bạn từ những thời kỳ khác nhau trong cuộc đời tôi, và họ tụ họp cùng nhau để cho tôi một cuối tuần chia tay.

Ba người bạn của tôi không biết nhau lắm, nhưng sự gắn bó được hình thành khá nhanh chóng. Tất cả chúng tôi đều là những người đàn ông trưởng thành, nhưng trong suốt kỳ nghỉ chúng tôi đã sống như những cậu bé mới mười ba tuổi. Và chúng tôi đều là những con Hổ.

Chúng tôi đã thành công trong việc tránh mọi xúc cảm kiểu đối thoại “Ôi, tôi thương cậu” liên quan tới căn bệnh ung thư của tôi. Thay vào đó, chúng tôi chỉ có vui đùa. Chúng tôi cùng nhớ lại những kỷ niệm, chúng tôi cưỡi ngựa quanh vùng và đùa vui về nhau. (Thực ra chủ yếu là họ trêu chọc tôi về tiếng tăm “Thánh Randy của Pittsburg” mà tôi đã có kể từ bài giảng cuối cùng của tôi. Họ biết tôi, và không hề nghĩ như vậy.)

blank

Hóa trị liệu đã không quá ảnh hưởng tới sức mạnh siêu nhân của tôi.

Tôi đã không để cho con Hổ mất đi trong tôi. Tôi không thể để mình trở thành con Lừa. Một người hỏi tôi muốn ghi gì trên bia mộ của tôi. Tôi đã trả lời: “Randy Pausch: Ông Đã Sống Ba Mươi Năm Sau Khi Mắc Bệnh Hiểm Nghèo.”

Tôi hứa với bạn. Tôi có thể đóng gói hàng đống trò vui đùa vào trong ba mươi năm đó. Nhưng nếu không thể được, thì tôi cũng sẽ chỉ đóng gói vào khung thời gian ít ỏi còn lại của tôi toàn những thứ vui tươi.

57. Một cách để hiểu lạc quan

Sau khi biết bị ung thư, một trong những bác sĩ đã cho tôi mấy lời khuyên. “Điều quan trọng,” ông nói, “là cần ứng xử như anh sẽ còn sống thêm được một thời gian nữa.”

Tôi đã đi trước ông rất xa.

“Thưa bác sĩ, tôi vừa mua một chiếc xe mui trần và làm phẫu thuật triệt sản. Ông còn muốn gì hơn từ tôi nữa?”

Tôi không phủ nhận thực trạng của mình, và ý thức rõ ràng về những gì không thể tránh khỏi. Tôi đang sống giống như tôi đang chết. Nhưng đồng thời, tôi cũng đang sống rất nhiều như tôi vẫn còn sống mãi.

Một số phòng khám ung thư hẹn gặp lại bệnh nhân sáu tháng sau. Với bệnh nhân, đó là tín hiệu lạc quan bởi nghĩ các bác sĩ cho rằng họ còn sống lâu. Có những người ốm bệnh giai đoạn cuối, họ nhìn vào giấy hẹn của bác sĩ và tự nói với họ, “Mình sẽ sống tới ngày đó. Và tới lúc đó, mình sẽ nhận được tin vui.”

Herbert Zeh, bác sĩ giải phẫu của tôi ở Pittsburg, nói ông lo lắng về những bệnh nhân lạc quan không thực tế hoặc không được thông tin tốt. Đồng thời, ông thất vọng khi bệnh nhân được bạn bè và người quen nói là họ phải lạc quan, nếu không, các điều trị sẽ không tiến triển. Ông đau đớn khi thấy bệnh nhân trải qua một ngày gian nan mệt mỏi và lại nghĩ rằng, đó là bởi họ chưa lạc quan đủ.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, lạc quan là một trạng thái tinh thần, nó có thể giúp bạn làm những việc cụ thể để cải thiện tình trạng của bạn. Thí dụ, nếu bạn lạc quan, bạn có thể dễ dàng chịu đựng sự tàn khốc của hóa trị liệu hơn, hoặc tiếp tục tìm kiếm những trị liệu y tế mới nhất.

Bác sĩ Zeh gọi tôi là chàng quảng cáo cho “sự cân bằng lành mạnh giữa lạc quan và hiện thực.” Ông thấy tôi đối mặt với căn bệnh ung thư như đối mặt với bất kỳ một trải nghiệm sống nào khác.

Tôi ưa thích gấp đôi việc giải phẫu triệt sản của mình, nó vừa là biện pháp kiểm soát sinh đẻ thích hợp, vừa thể hiện thái độ lạc quan về tương lai của tôi. Tôi thích lái chiếc xe mui trần mới. Tôi thích nghĩ tôi có thể tìm được cách để trở thành một-trong-số-một-triệu người đánh bại được căn bệnh ung thư giai đoạn cuối này. Bởi vì, kể cả nếu tôi không thể làm được như vậy, thì đó vẫn là một tâm thức tốt hơn, giúp tôi vượt qua được từng ngày.

58. Đóng góp của những người khác

Kể từ khi bài giảng cuối cùng của tôi được truyền bá trên Internet, tôi đã nhận được trao đổi của rất nhiều người mà tôi từng quen biết – từ những người hàng xóm thủa niên thiếu tới những người quen rất xa xưa. Tôi rất biết ơn những lời nhiệt thành và những suy nghĩ của họ.

Tôi thật vui sướng khi được đọc những cảm nhận từ các cựu sinh viên và đồng nghiệp. Một đồng nghiệp nhắc lại lời tôi đã khuyên khi anh còn chưa được nhận hợp đồng vĩnh viễn. Anh nói tôi đã nhắc nhở anh phải chú ý tới tất cả những ý kiến của các chủ nhiệm khoa. (Anh nhớ tôi bảo anh: “Nếu ông chủ nhiệm bất chợt đề nghị cậu có thể cân nhắc để làm một việc gì đó, thì cậu phải hình dung đó là một sự thúc ép.”) Một cựu sinh viên gửi e-mail kể việc tôi đã động viên anh tạo trang web mới về phát triển cá nhân mang tên “Hãy kết thúc sự non nớt, và sống một cuộc sống phong phú,” để giúp những người đang sống thấp hơn nhiều so với tiềm năng của họ. Nội dung này giống với triết lý của tôi, dù không phải chính xác là từ ngữ của tôi.

Và hương vị cuộc sống cũng thật phong phú, một cô bạn có cảm tình thời học sinh viết thư chúc tôi lành bệnh, nhắc khéo rằng hồi đó tôi đã lơ đãng và là cậu học trò quá mọt sách đối với cô, rồi bảo cuối cùng cô cũng cưới một chàng đốc tờ thật.

Hàng ngàn người không quen biết đã viết thư cho tôi, làm tôi vô cùng phấn chấn với những lời chúc của họ. Nhiều người đã chia sẻ những trải nghiệm và cho những lời khuyên về cách họ và những người thân của họ đã đương đầu với cái chết như thế nào.

Một quả phụ, có chồng bốn mươi tám tuổi vừa chết vì ung thư tụy, nói “diễn văn cuối cùng” của ông là dành cho một cử tọa nhỏ: vợ, các con, cha mẹ và anh chị em của ông. Ông cám ơn về sự giúp đỡ và tình yêu thương của họ, ông nhắc lại những nơi chốn ông đã từng sống và tới thăm cùng họ, và nhắc lại những gì là quan trọng nhất đối với ông trong cuộc đời. Bà quả phụ nói, việc tư vấn đã giúp đỡ bà và gia đình bà rất nhiều sau khi chồng bà mất: “Biết những gì mình đã trải qua, tôi thấy vợ và các con ông sẽ cần được tư vấn, được khóc và được tĩnh tâm để tưởng nhớ.”

Một phụ nữ khác, có chồng chết vì ung thư não khi các con họ mới được ba và tám tuổi, đã nhờ tôi chuyển lời nhắn nhủ tới Jai. “Chị sẽ vượt qua được mọi trở ngại,” bà viết. “Các con của chị sẽ là suối nguồn vô tận để chị được an ủi, yêu thương, và là lý do cao cả nhất để chị thức dậy mỗi buổi sáng và mỉm cười.”

Rồi bà viết tiếp: “Chị hãy nhận sự giúp đỡ khi Randy còn sống, để có thể tận hưởng thời gian cùng anh. Hãy nhận sự giúp đỡ khi anh không còn nữa, để chị có đủ sức cho những gì quan trọng. Hãy liên kết với nhũng người có cùng mất mát như chị. Họ sẽ là nguồn an ủi đối với chị và các con.” Bà đề nghị Jai cam đoan với các con là khi lớn lên, chúng sẽ được có một cuộc sống bình thường. Chúng vẫn sẽ có các lễ tốt nghiệp, các lễ cưới, và con cái của riêng chúng. “Khi bị mất cha sớm, trẻ nhỏ thường nghĩ, chúng cũng sẽ không còn được hưởng những sự kiện của một chu kỳ cuộc sống bình thường.”

Tôi nhận được thư của một người đàn ông tuổi ngoài bốn mươi bị mắc bệnh tim nặng. Ông viết để nói về Krishnamuri, một thủ lĩnh tinh thần ở Ấn độ, đã mất năm 1986. Krishnamuri có lần được hỏi cái gì là thứ thích hợp nhất để nói với một người bạn sắp từ giã cõi trần. Ông đã trả lời: “Hãy nói với bạn anh rằng một phần của anh cũng sẽ chết và đi theo với bạn anh. Bất kể bạn anh đi đâu, anh cũng sẽ đi theo. Bạn anh không bao giờ đơn độc.” Trong email viết cho tôi, người đàn ông này viết: “Tôi biết, anh không đơn độc.”

Tôi cũng vô cùng xúc động bởi những cảm nhận và những lời chúc từ một vài nhân vật nổi tiếng mà họ viết cho tôi sau khi biết về bài giảng cuối cùng của tôi. Chẳng hạn, Diane Sawyer, người dẫn chương trình thời sự truyền hình, đã phỏng vấn tôi, và khi kết thúc, máy quay tắt, đã chuyện trò và giúp tôi một lời khuyên quý giá. Tôi biết là tôi sẽ để lại cho các con những bức thư và những đoạn video. Nhưng Diane bảo, cái cốt yếu là phải nói với các con theo cách thức rất riêng, đặc trưng cho liên kết giữa tôi với chúng. Và tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này. Tôi quyết định sẽ nói với mỗi con những điều như: “Ba yêu cách con lật đầu ra phía sau khi con cười.” Tôi sẽ cho chúng những thứ rất đặc trưng để chúng có thể thấu hiểu.

Và bác sĩ Reiss, người tư vấn của Jai và tôi, đã giúp tôi tìm cách sao cho không bị nản chí với việc chụp quét ung thư thường kỳ, để có thể hoàn toàn chú tâm cho gia đình, với một trái tim cởi mở và một thái độ thật tích cực. Tôi thường vẫn nghi ngờ hiệu quả của công việc tư vấn. Nhưng nay, với lưng dựa vào tường, tôi đã thấy nó vô cùng hữu ích. Tôi muốn có thể đi khắp các bệnh viện ung thư để nhắc điều này với những bệnh nhân chỉ muốn tự mình chống trọi với mọi thứ.

* * *

Rất rất nhiều người đã viết cho tôi về những điều liên quan tới niềm tin. Tôi vô cùng trân trọng những cảm nhận và những lời cầu nguyện của họ.

Tôi được nuôi dạy bởi cha mẹ là những người cho rằng niềm tin là thứ rất cá nhân. Trong bài giảng, tôi đã không đề cập tới tôn giáo của mình, bởi tôi muốn nói về những nguyên lý phổ quát, có thể áp dụng cho mọi đức tin – để chia sẻ những gì tôi thu nhận được qua các mối quan hệ với con người.

Một số mối quan hệ đó, tất nhiên tôi đã có được ở nhà thờ. M. R. Kelsey, một phụ nữ ở nhà thờ của chúng tôi, đã đến và ngồi với tôi trong bệnh viện mỗi ngày trong mười một ngày liền sau khi tôi mổ. Và từ khi tôi bị bệnh, cha cố của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Chúng tôi cùng bơi ở một bể bơi ở Pittsburgh, và ngày mà tôi được thông báo là căn bệnh của tôi đã ở giai đoạn cuối, chúng tôi cùng có mặt ở bể bơi. Ông ngồi ở thành bể, còn tôi trèo lên cầu nhảy. Tôi nháy mắt với ông, rồi nhảy xuống nước.

Khi lên bên thành bể bơi, ông nói với tôi: “Anh trông thật khỏe mạnh, Randy.” Tôi nói với ông: “Đó chỉ là nghịch nhận. Tôi cảm thấy khỏe mạnh, và trông không đến nỗi nào, nhưng hôm qua chúng tôi vừa được biết là căn bệnh ung thư của tôi đã quay trở lại, và các bác sĩ nói tôi chỉ còn ba tới sáu tháng.”

Từ hôm đó, ông và tôi đã trao đổi với nhau về cách thức để tôi có thể chuẩn bị được tốt nhất cho sự ra đi.

“Anh có bảo hiểm nhân thọ phải không?” Ông hỏi.

“Vâng, có,” tôi trả lời.

“Nhưng anh cũng cần có bảo hiểm xúc cảm,” ông nói. Và rồi ông giải thích rằng chi phí cho bảo hiểm xúc cảm là thời gian chứ không phải tiền bạc.

Ông đề nghị tôi dành thời gian để quay video cùng với các con, để chúng có hình ảnh kỷ niệm xem chúng tôi đã chơi với nhau, cười đùa với nhau như thế nào. Nhiều năm nữa, chúng sẽ vẫn còn thấy được sự ngọt ngào của những âu yếm, những giao tiếp với người cha. Ông cũng cho tôi biết những suy nghĩ của ông về những điều cụ thể tôi có thể cùng làm với Jai nhằm để lại cho cô dấu ấn về tình yêu thương của tôi.

“Nếu anh trả chi phí cho bảo hiểm xúc cảm ngay lúc này, khi mà anh còn cảm thấy khỏe mạnh, thì sẽ không mấy nặng nhọc cho những tháng ngày sắp tới,” ông nói. “Anh sẽ được bình an hơn.”

Bạn bè của tôi. Những người thân yêu của tôi. Cha cố của tôi. Những người hoàn toàn xa lạ. Từng ngày tôi đều nhận được những sự giúp đỡ từ những con người này, họ chúc tôi may mắn và động viên tinh thần cho tôi. Tôi đã thật sự chứng kiến các thí dụ về những gì là tốt đẹp nhất của tình con người, và tôi vô cùng biết ơn những điều đó. Tôi đã không hề cảm thấy mình đơn độc trong hành trình mà tôi đang trải qua.

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn


[1] Neil Armstrong(sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi công vũ trụ Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins. Khi đặt chân xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: “Đây là bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại“.

[2] Eagle Scout(Hướng đạo viên Đại bàng) là danh hiệu cao nhất có thể đạt được trong chương trình Nam Hướng Đạo Mỹ (Boy Scouts of America.) Từ khi ban hành vào năm 1911, hơn 1,7 triệu thiếu niên đã đạt được danh hiệu cao quý này.

[3] Thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới.

[4] Ở Mỹ và Canada, prom, là một dạ hộI khiêu vũ được tổ chức cuốI năm học. Nam học sinh thường mặc com lê đen, thắt cà vạt đen. Nữ học sinh mặc váy dạ hội vớI đóa hoa cài trên ngực do bạn nam tặng. Thông thường, prom bắt đầu bằng việc tớI thăm nhà bạn bè để chụp ảnh chung. Một nhóm bạn thường thuê một chíếc limousine (taxi dài) để đến vũ hội. Ở đó họ ăn tốI, khiêu vũ, bình chọn Vua và Hoàng hậu vũ hộI và trò chuyện.

[5] Siêu nhân. là một nhân vật anh hùng tưởng tượng. Ban đầu, siêu nhân do nhà văn Mỹ Jerry Siegel và nghệ sĩ gốc Canada Joe Shuster viết lên và được nhà xuất bản Mỹ DC Comics phát hành. Ý tưởng đầu tiên, đó là một thanh niên được sinh ra từ một hành tinh bên ngoài Trái đất. Siêu nhân được gởi đến trái đất bởi cha của anh (một nhà khoa học) bằng một tên lửa trước khi hành tinh của họ bị hủy diệt. Đến trái đất, đứa trẻ được làm con của một cặp vợ chồng nông dân ở Kansas, họ đặt tên đứa trẻ là Clark Kent. Khi trưởng thành, Clark đến Metropolis, làm việc tại một toà soạn nổi tiếng. Những cuộc phiêu lưu của siêu nhân đã có chỗ đứng trong thể loại sách hài hước của Mỹ.

[6] Rockylà một bộ phim (1976) do Sylvester Stallone viết và đóng, nói về câu chuyện giấc mơ Mỹ của Rocky Balboa, một người không được học hành nhưng có tấm lòng tốt. Bộ phim làm hết có 1,1 triệu đô la, quay trong có 28 ngày, nhưng lạI kiếm được 117,2 triệu đô la và ba giảI Oscars. Sau đó, năm bộ kết tiếp đã ra đời: Rocky II, III, IV, V, và Rocky Balboa.

[7] George “The Gipper” Gipp(1895 –1920) là cầu thủ bóng bầu dục, chơi cho đội trường Đại học Notre Dame. Ông là một trong những cầu thủ bóng bầu dục xuất sắc và đa dạng nhất. Gipp mất ở tuổi 25 do viêm phổi. Trên giường bệnh, ông đã nói một câu mà sau này trở thành một sáo ngữ bất hủ “Hãy thắng một trận cho Gipper”. Ông nói với Knute Rockne – người Mỹ gốc Na uy, được coi là vận động viên và huấn luyện viên xuất sắc nhất trong lịch sử bóng bầu dục của Mỹ – “Tôi phải đi đây, Rock. Không sao cả. Tôi không sợ hãi. Thỉnh thoảng, Rock, khi đội của chúng ta vấp váp, khi có điều sai sót xẩy ra và những lầm lỗi tàn phá các chàng trai, thì hãy giục họ ra sân với tất cả những gì họ có để thắng một trận cho Gipper. Tôi không biết lúc đó tôi sẽ ở đâu, Rock. Nhưng tôi sẽ biết về điều đó, và tôi sẽ rất sung sướng.” Rockne đã dùng câu chuyện của Gipp, cùng lời nói của ông trên giường bệnh, để cổ vũ đội bóng của ông giành chiến thắng trong trận đấu quyết liệt với đội quân đội vào năm 1928 trên sân Yankee. Sáo ngữ “Thắng một trận cho Gipper” sau này cũng được dùng như một khẩu hiệu chính trị.

[8] Điểm ở Mỹ thường cho bằng một chữ cái: A (cao nhất, xuất sắc), B (trên trung bình), C (trung bình), D (thường là điểm thấp nhất để đỗ), and F (rớt). Thêm nữa, hầu hết các trường đều tính điểm trung bình (grade point average – GPA) bằng cách gán điểm số cho mỗi chữ cái rồi dùng một công thức để tính ra điểm thể hiện lực học của sinh viên. Các trường Mỹ thường xếp A tương đương điểm of 4.0. Thang điểm thường như sau: A (90-100%, GPA 3.5-4.0), B (80-89%, GPA 2.5-3.49), C (70-79%, GPA 1.5-2.49), D (60-69%, GPA 1.0-1.49), F (0-59%, GPA 0.0). Điểm + và − cũng được dùng. Trong thang 100 điểm, chữ cái chính là điểm quanh đơn vị 5, + là điểm gần đơn vị 9, và – là điểm gần đơn vị 0; như vậy, 80 tớI 83 là B-, 84 tớI 86 là B, và 87 tớI 89 là B+. Trong thang điểm thập phân 4.0, chữ cái là điểm số nguyên, + là điểm X.333, làm tròn thành X.30, trên điểm nguyên, và − là điểm X.666, làm tròn thành X.70, dướI điểm nguyên; như vậy, B = 3.0, B+ = 3.3, and B− = 2.7. Điểm A là đặc biệt. Ở hầu hết trường, điểm 4.0 là cao nhất, A+ vẫn là 4.00. Tuy nhiên một số trường gán điểm 4.33 cho A+.

[9] SATlà một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ. Hiện tại, kỳ thi SAT kéo dài trong vòng 3 giờ 45 phút. Kỳ thi SAT mang tính suy luận, với thang điểm từ 600 đến 2400. Kỳ thi gồm 3 phần chính: Toán, Đọc và Viết.

[10] AP (Advanced Placement) là chương trình các lớp bậc đại học được dạy ở các trường phổ thông tại Mỹ và Canada.

[11] Disney Worldlà khu giảI trí lơn nhất và được nhiều ngườI đến thăm nhất trên thế giớI, bao gồm bốn công viên giảI trí, hai công viên nước và hai mươi ba khách sạn, cùng rất nhiều cửa hàng, nhà ăn, … Disney Wold tọa ở tây nam Orlando, bang Florida, mở cửa lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1971.

[12] Là những gói kẹo thanh sô cô la mỏng có vị bạc hà do Hội Nữ Hướng đạo Mỹ bán (bắt đầu từ năm 1917) để gây quỹ cho các nhóm hướng đạo địa phương.

[13] Crayon: bút thường được làm bằng sáp màu để trẻ em vẽ hoặc tô màu.

[14] ESL(English as a second language) lớp học tiếng Anh dành cho những người nói tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Những lớp học này rất phổ biến trong các trường học ở Hoa Kỳ, nơi có nhiều người từ các nền văn hóa khác tới định cư.

[15] Aladdinlà một trò chơi video dựa trên bộ phim cùng tên do Walt Disney sản xuất năm 1992 theo truyện dân gian Ả rập “Nghìn lẻ một đêm.”

[16] Epcotlà công viên giải trí ở Disney World với chủ đề văn hóa quốc tế và sáng tạo công nghệ. Tên Epcotlà viết tắt của Experimental Prototype Community of Tomorrow (mẫu thí điểm cộng đồng tương lai), một thành phố viễn tưởng của tương lai do Walt Disney khởi xướng. Theo Walt Disney, EPCOT bao gồm những ý tưởng và công nghệ mới phát sinh từ những trung tâm sáng tạo của công nghiệp Hoa Kỳ. Nó là một công đồng của tương lai, không bao giờ hoàn chỉnh, nhưng luôn tiến hóa.

[17] The Office of Naval Research(ONR), trụ sở ở Arlington, Virginia (Ballston), là phòng thuộc Bộ Hải quân Hoa Kỳ làm việc điều phối, thực hiện và quảng bá các chương trình khoa học và công nghệ của Hải quân Hoa Kỳ thông qua các trường phổ thông, đại học, cơ quan chính phủ, và các tổ chức phi lợi nhuận và vì lợi nhuận.

[18] Một phiên xử hội thẩm (jury trial) là một quy trình pháp luật trong đó một hội thẩm đoàn hoặc đưa ra quyết định hoặc tìm hiểu sự thật cho thẩm phán sử dụng. Nó khác biệt với một phiên xử tòa, trong đó một thẩm phán hoặc một đoàn thẩm phán làm mọi quyết định. Hiến pháp Hoa Kỳ công nhận quyền được xử hội thẩm là một quyền công dân cơ bản (công dân có thể chọn được xét xử bởi thẩm phán hay bởi hội thẩm đoàn. Xử hội thẩm là trong hệ luật chung thay vì trong hệ luật dân sự.

[19] Nghĩa vụ hội thẩm (Jury duty) là làm một hội thẩm viên trong một quy trình pháp luật. Khi một công dân được yêu cầu làm nghĩa vụ hội thẩm, thì nghĩa vụ này là bắt buộc, công dân phải tham gia hoặc sẽ bị phạt. Khi thực hiện, công dân hoặc được yêu cầu làm hội thẩm viên trong một phiên xử, hoặc được giải tán.

[20] Little League Baseballlà tổ chức phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ chuyên tổ chức các đội bóng chày ở Mỹ và các nước khác trên thế giới cho trẻ em từ 5 tới 18 tuổi.

[21] Winnie-the-Pooh, thường được gọi tắt là Gấu Pooh, là một chú gấu hư cấu do tác giả người Anh A. A. Milne (1882 – 1956) sáng tạo và xuất hiện lần đầu tiên trong sách Winnie-the-Poohnăm 1926. Truyện có nhân vật Hổ và Lừa với tính cách đối lập nhau. Hổ rất tự tin, lạc quan, luôn nghĩ mình bảnh trai và tài giỏi. Lừa thì bi quan, u sầu và chán nản.

[22] Halloweenlà ngày lễ được kỷ niệm vào 31 tháng 10, có nguồn gốc từ lễ hội các thánh của Ai-len và Cơ đốc giáo. Các hoạt động ngày lễ Halloween bao gồm trick-or-treating (trẻ em mặc đồ hóa trang đi các nhà xin quà với câu hỏi “trò ranh ma hay thết đãi?” hăm dọa gieo tai họa cho chủ nhà hoặc cơ ngơi của họ nếu không được cho quà,) các cuộc đi dạo ma, các liên hoan trang phục trá hình, thăm nhà ma, khắc đèn lồng, đọc truyện và xem phim kinh dị.
Họ cũng muốn có những lý do để tự hào; họ muốn tin rằng cha mẹ họ là những con người lạ thường. Một số người còn tìm kiếm những dấu ấn về sự thành đạt của cha mẹ họ. Một số khác lại dựng lên những huyền thoại. Nhưng tất cả đều khao khát được biết những gì đã làm cho cha mẹ họ trở thành đặc biệt.

59. Những ước mơ của các con tôi

Có quá nhiều thứ tôi muốn nói với các con tôi, nhưng bây giờ chúng còn quá nhỏ để có thể hiểu được. Dylan vừa tròn sáu tuổi. Logan lên ba. Chloe thì mới mười tám tháng. Tôi muốn các con biết tôi là ai, những gì tôi hằng tin tưởng, và tất cả những gì làm tôi yêu thương chúng. Với chừng ấy tuổi, nhiều thứ sẽ không thể vào đầu chúng được.

Tôi muốn các con hiểu rằng tôi không muốn rời xa chúng một cách tuyệt vọng như thế nào.

Jai và tôi vẫn chưa hề nói với các con là tôi sẽ chết. Chúng tôi được khuyên là nên đợi tới lúc tôi thật sự đau yếu. Lúc này, tuy tôi chỉ còn vài tháng để sống, nhưng trông tôi vẫn khá khỏe mạnh. Do vậy các con tôi không hề nhận biết là trong từng giao tiếp với chúng, tôi đang nói lời từ biệt.

Tôi thật đau đớn phải nghĩ khi chúng lớn lên, chúng sẽ không có cha. Khi tôi khóc trong buồng tắm, tôi thường không nghĩ, “tôi sẽ không được thấy chúng làm điều này” hoặc “tôi sẽ không được thấy chúng làm điều kia.” Mà tôi chỉ nghĩ các con tôi sẽ không có một người cha. Tôi chú tâm tới việc các con tôi sẽ mất những gì hơn là tôi sẽ mất những gì. Đúng là một phần nỗi buồn của tôi là “Tôi sẽ không thể, tôi sẽ không thể, tôi sẽ không thể …” Nhưng một phần lớn hơn là tôi đau buồn cho các con tôi, và tôi luôn nghĩ, “Chúng sẽ không thể … chúng sẽ không thể … chúng sẽ không thể.” Đó là thứ cắn xé tôi nhiều nhất ở sâu thẳm bên trong.

Tôi biết là ký ức của các con về tôi có thể khá mơ hồ. Do vậy tôi cố gắng làm nhiều thứ cùng với các con để chúng khó quên. Tôi muốn những gì chúng nhớ lại phải là rõ nhất như có thể. Dylan và tôi đã cùng đi nghỉ một đợt ngắn để bơi cùng cá heo. Một đứa trẻ bơi cùng với cá heo, nó sẽ không thể dễ dàng quên được một kỷ niệm như vậy. Tôi đã chụp khá nhiều ảnh.

blank

Tạo những kỷ niệm cùng Dylan.

Tôi sẽ đưa Logan tới Disney World, nơi tôi biết là nó sẽ rất thích như tôi. Nó thích gặp Chuột Mickey. Tôi đã gặp Chuột Mickey nên có thể giới thiệu với Logan. Jai và tôi cũng sẽ đưa Dylan đi cùng, bởi các trải nghiệm của Logan trong những ngày này sẽ không đầy đủ nếu không có sự chia sẻ của anh nó.

blank

Logan, con hổ chính hiệu.

Mỗi buổi tối, tới giờ đi ngủ, khi tôi bảo Logan nói tôi nghe điều gì là thích thú nhất trong ngày, bao giờ nó cũng trả lời: “chơi với Dylan.” Khi tôi hỏi nó điều gì là dở nhất trong ngày, nó cũng trả lời: “chơi với Dylan.” Rõ ràng chúng đã ràng buộc mật thiết với nhau đúng là hai anh em trai.

Tôi biết Chloe có thể sẽ không có ký ức gì về tôi cả. Nó còn quá nhỏ. Nhưng tôi muốn khi lớn lên nó sẽ biết rằng tôi là người đàn ông đầu tiên yêu thương nó. Tôi vẫn nghĩ tình cảm giữa cha với con gái thường hay bị khuyếch đại. Nhưng nay thì tôi hiểu, đó là điều có thực. Thỉnh thoảng, Chloe ngước mắt nhìn tôi và tôi thấy thật sung sướng.

Có rất nhiều thứ Jai có thể kể cho các con về tôi khi chúng lớn thêm. Cô có thể kể về tinh thần lạc quan của tôi, về cách tôi đã vui với cuộc sống như thế nào, về việc tôi đã đặt ra những chuẩn mực cao cho cuộc đời tôi. Có thể cô sẽ khéo léo kể về những điều làm tôi bực tức, về cách tôi tiếp cận mọi thứ trong đời một cách quá phân tích phê phán, về sự khăng khăng của tôi cho mình là người hiểu biết nhất. Nhưng Jai khiêm tốn, khiêm tốn hơn tôi nhiều, nên chắc cô sẽ không kể cho các con rằng trong cuộc hôn nhân của chúng tôi, cô có một người chồng đã thật sự yêu cô rất sâu sắc và chân thành. Và cô cũng sẽ không kể với các con về tất cả những hy sinh cô đã làm. Mỗi người mẹ với ba đứa con nhỏ đều có vô khối công việc phải làm để chăm sóc cho chúng. Rồi khi có chồng bị ung thư, Jai đã trở thành người đàn bà luôn phải quan tâm tới những nhu cầu của người khác, thay vì được quan tâm tới những nhu cầu của chính mình. Tôi muốn các con biết mẹ của chúng đã quên mình và vị tha như thế nào để có thể chăm lo cho tất cả chúng tôi.

Gần đây tôi có chủ đích nói chuyện với những người bị mất cha mẹ từ khi còn nhỏ. Tôi muốn biết điều gì đã giúp họ vượt qua được những thời khoảng khó khăn, và những cảm xúc nào là có ý nghĩa nhất đối với họ.

Họ nói với tôi là họ được an ủi rất nhiều khi biết cha hoặc mẹ họ đã yêu thương họ nhiều như thế nào. Càng biết nhiều, họ càng thấy như vẫn có thể cảm nhận được tình yêu thương đó.

Họ cũng muốn có những lý do để tự hào; họ muốn tin rằng cha mẹ họ là những con người lạ thường. Một số người còn tìm kiếm những dấu ấn về sự thành đạt của cha mẹ họ. Một số khác lại dựng lên những huyền thoại. Nhưng tất cả đều khao khát được biết những gì đã làm cho cha mẹ họ trở thành đặc biệt.

Những người này đã kể với tôi nhiều thứ khác nữa. Vì họ có rất ít ký ức về cha mẹ, nên họ cảm thấy yên lòng khi biết cha mẹ họ đã ra đi với những kỷ niệm đẹp đẽ về họ.

Bởi vậy, tôi muốn các con tôi biết rằng những kỷ niệm về chúng là đầy ắp trong đầu tôi.

Hãy bắt đầu với Dylan. Tôi ngưỡng mộ nó là đứa trẻ dễ thương và mẫn cảm. Khi một đứa trẻ khác bị đau, Dylan sẽ mang một thứ đồ chơi hoặc một tấm chăn đến cho nó.

Một đức tính khác tôi thấy ở Dylan: nó rất có óc phân tích, giống như cha nó. Nó đã hình dung được rằng các câu hỏi là quan trọng hơn các câu trả lời. Rất nhiều đứa trẻ hỏi, “Tại sao? Tại sao? Tại sao?” Một nguyên tắc trong gia đình chúng tôi là không được đặt những câu hỏi chỉ với một, hai từ như vậy. Dylan tuân thủ nguyên tắc này. Nó thích sắp đặt những câu hỏi trọn vẹn, và có tính tò mò vượt quá lứa tuổi của nó. Tôi nhớ các giáo viên lớp vỡ lòng mê thích nó, đã nói với chúng tôi: “Khi gần Dylan, mình phải tự hỏi, không hiểu cậu bé này sẽ trở thành loại người lớn như thế nào đây.”

Dylan là một ông vua hiếu kỳ. Bất cứ ở chỗ nào, nó luôn nhìn đi một nơi khác và nghĩ, “Ô, có cái gì đó ở đằng kia kìa! Hãy tới xem, sờ vào nó hay tháo dỡ nó ra.” Nếu có một hàng rào bằng cọc, một số đứa trẻ sẽ mang một cái gậy tới, bước dọc hàng rào và quẹt gậy vô đó để nghe những tiếng “thờ-oắc, thờ-oắc, thờ-oắc!” Dylan thì sẽ làm hơn một bước. Nó sẽ dùng cái gậy để đào lấy một trong những chiếc cọc đã bị lung lay, rồi nó sẽ dùng chiếc cọc đó quẹt vào hàng rào để tạo ra những âm thanh thờ-oắc, vì chiếc cọc dầy hơn, nên âm thanh nghe hay hơn.

Về phần mình, Logan luôn làm mọi thứ trở thành những cuộc phiêu lưu. Khi sinh, nó bị vướng ở tử cung. Hai bác sĩ phải dùng kẹp kéo nó ra. Tôi còn nhớ một trong hai bác sĩ, phải đặt chân lên bàn, và kéo với tất cả sức của ông. Có lúc ông đã ngoảnh sang tôi nói đùa: “Tôi có dây xích và ròng rọc ở trong tủ, nếu không kéo được nó bằng tay ra.”

Logan ra đời thật vất vả. Vì bị kẹt quá lâu, nên cánh tay của nó không cử động được ngay lúc mới sinh. Chúng tôi đã lo lắng, nhưng không lâu sau đó, nó đã cử động được, và rồi không dừng. Logan là một quả bóng phi thường với nhiều năng lượng, rất khỏe và dễ nuôi. Khi cười, nó cười với toàn bộ khuôn mặt, đúng là một con hổ chính hiệu. Nó cũng là đứa trẻ hoạt bát và kết bạn được với tất cả mọi người. Logan mới chỉ ba tuổi, nhưng tôi đoán chắc, sẽ trở thành chủ tịch hội huynh đệ ở trường đại học của nó.

Chloe rất con gái. Chúng tôi đã dự định mổ đẻ với Chloe, nhưng Jai bị vỡ nước ối, rồi khi vừa tới được bệnh viện thì Chloe đã rơi tuột ngay ra. Với tôi, lần đầu bế Chloe trên tay và ngắm nhìn khuôn mặt bé xíu của nó, là khoảnh khắc thiêng liêng mãnh liệt nhất trong đời. Có một mối liên kết mà tôi cảm nhận được, và nó khác với mối liên kết tôi có với hai đứa con trai. Giờ đây tôi đã trở thành hội viên câu lạc bộ những người cha có con gái.

Tôi yêu thích ngắm nhìn Chloe. Không như Dylan và Logan luôn nghịch ngợm táo bạo, Chloe rất thận trọng, thâm chí nhút nhát, khảnh ăn. Chúng tôi đặt một chiếc cửa bảo hiểm chắn ở cầu thang, nhưng tỏ ra không cần thiết với Chloe, bởi nó luôn cẩn thận tránh không để bị đau. Đã quen với hai đứa con trai vẫn chạy ầm ầm xuống cầu thang, không hề sợ nguy hiểm, Chloe là một trải nghiệm mới mẻ với Jai và tôi.

Tôi yêu thương cả ba đứa con, mỗi đứa một vẻ. Và tôi muốn chúng biết là tôi sẽ yêu thương chúng mãi mãi.

Vì chỉ còn ít thời gian, nên tôi phải nghĩ cách làm sao để thêm gắn bó với các con. Tôi viết ra những danh sách riêng các kỷ niệm của tôi với từng đứa con. Tôi làm những đoạn video để chúng có thể biết những kỷ niệm đó đã có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với tôi. Tôi viết những bức thư cho các con. Tôi cũng coi băng video ghi hình bài giảng cuối cùng và cuốn sách này là những bộ phận của tôi để lại cho các con. Tôi còn có một thùng nhựa lớn chứa đầy những bức thư nhận được trong mấy tuần sau bài giảng. Một ngày nào đó, các con sẽ muốn nhìn qua chiếc thùng này, và tôi hy vọng chúng sẽ hài lòng khi thấy cả bạn bè lẫn những người xa lạ đều cảm nhận bài giảng của tôi đầy ý nghĩa.

Bởi tôi quảng bá về sức mạnh của những ước mơ tuổi thơ, gần đây một số người đã hỏi về những ước mơ tôi có cho các con tôi.

Tôi có một câu trả lời rất thẳng thắn.

Có thể không thật đúng khi cha mẹ có những ước mơ thật cụ thể cho con cái họ. Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên năm đầu thật bất hạnh khi phải chọn những chuyên ngành hoàn toàn không phù hợp với họ. Cha mẹ đã ép đặt họ lên một chuyến tầu, và khá thông thường, chuyến tầu bị đổ. Tôi đã chứng kiến nhiều nước mắt của sự thất vọng.

Như tôi nhìn nhận, công việc của cha mẹ là động viên con cái phát triển một niềm vui cho cuộc sống và một sự thôi thúc theo đuổi những ước mơ riêng. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là giúp con cái xây dựng một tập hợp những công cụ cần thiết cho chúng.

Vậy nên, những ước mơ của tôi cho các con tôi là rất chính xác: Tôi muốn chúng tìm thấy con đường riêng của chúng để hoàn thiện. Vì tôi sẽ không còn ở đó, nên tôi muốn nói thật rõ ràng: Các con, đừng cố hiểu ba muốn các con trở thành những con người như thế nào. Ba muốn các con trở thành cái mà các con muốn trở thành.

Chứng kiến nhiều sinh viên qua các lớp học của mình, tôi biết khá nhiều cha mẹ không hiểu được rõ sức mạnh của ngôn từ. Tùy thuộc vào lứa tuổi và tự thức của đứa trẻ, một ý kiến thiếu chuẩn bị của cha hoặc mẹ có thể trở thành một sự áp đặt thô bạo. Tôi không chắc mình có nên nhận xét Logan khi lớn lên sẽ thành chủ tịch của hội huynh đệ ở trường đại học. Tôi không muốn, khi vào đại học, Logan phải nghĩ ngợi rằng tôi trông đợi nó tham gia một hội huynh đệ, hay trở thành thủ lĩnh của một cái gì đó. Cuộc đời Logan là của nó. Tôi chỉ thúc giục các con hãy tìm đường của chúng với lòng nhiệt thành và sự say mê. Và tôi muốn các con cảm nhận tôi luôn ở bên chúng, bất kể con đường nào chúng lựa chọn.

60. Jai và tôi

Như bất kể gia đình nào có người bệnh ung thư đều biết, người chăm sóc bệnh nhân thường bị gạt ra ngoài lề. Người bệnh là trung tâm, là đối tượng được nhận sự an ủi và cảm thông. Người chăm sóc bệnh nhân phải làm những việc nặng nhọc, còn rất ít thời gian để quan tâm tới nỗi buồn đau của chính mình.

Vợ tôi, Jai, là người chăm sóc bệnh nhân ung thư, lại còn có thêm gánh nặng là ba đứa con nhỏ. Khi chuẩn bị cho bài giảng của mình, tôi đã làm một quyết định. Vì bài giảng là của tôi, tôi sẽ chọn thời điểm để nói với mọi người, tôi yêu thương và trân trọng Jai nhiều biết bao nhiêu.

Thời điểm đó đã xảy ra như sau: Gần cuối bài giảng, khi điểm lại các bài học đã thu nhận được trong cuộc đời, tôi nói, thật quan trọng khi ta quan tâm tới người khác, chứ không chỉ tới chính mình. Nhìn xuống hội trường, tôi hỏi: “Chúng ta có một thí dụ cụ thể về quan tâm tới người khác ở đây không? Có thể giới thiệu được không?”

Bởi hôm trước là sinh nhật của Jai. Tôi đã thu xếp để có một chiếc bánh sinh nhật khổng lồ với một cây nến đang đợi trên một chiếc bàn có bánh xe ở sau bục giảng. Khi chiếc bánh được bạn của Jai, Cleah Schlueter, đẩy ra, tôi giải thích với thính giả rằng tôi đã không giành được cho Jai một lễ sinh nhật thích đáng, nhưng có thể sẽ vui nếu tôi có bốn trăm người cùng hát mừng cho ngày sinh của Jai. Mọi người vỗ tay tán thưởng và bắt đầu hát.

“Chúc mừng sinh nhật bạn (Happy birthday to you.) Chúc mừng sinh nhật bạn…”

Nghĩ rằng một số người có thể không biết tên cô, tôi nói nhanh, “Tên của cô là Jai…”

“Chúc mừng sinh nhật, Jai thân mến (Happy birthday, dear Jai) …”

Thật là tuyệt diệu. Cả những người đứng bên ngoài giảng đường để nghe bài giảng qua màn hình video cũng cùng hát theo.

Khi tất cả mọi người đang hát, tôi nhìn Jai. Cô ngồi hàng ghế đầu, đang lau nước mắt với một nụ cười rạng rỡ bất ngờ trên khuôn mặt thật đáng yêu – bẽn lẽn và rất xinh, thỏa mãn và tràn ngập vui sướng…

Có biết bao nhiêu thứ Jai và tôi bàn bạc với nhau khi chúng tôi thử hình dung cuộc sống của cô sẽ ra sao sau khi tôi ra đi. “May mắn” là một từ kỳ quoặc để dùng mô tả tình trạng của tôi, nhưng một phần trong tôi vẫn cảm thấy mình tốt số. Ung thư đã cho tôi thời gian để có những trao đổi sống còn với Jai, điều không thể có được nếu bị một cơn đau tim hoặc bị một tai nạn xe cộ.

Chúng tôi đã chyện trò với nhau những gì?

Ban đầu, cả hai đều nhớ một số lời khuyên tốt nhất về chăm sóc là từ các nhân viên phục vụ trên máy bay: “Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí cho bạn trước khi giúp đeo cho người khác.” Jai chăm sóc người khác mà thường quên chăm sóc chính bản thân mình. Khi mệt mỏi về thể xác hoặc tinh thần, chúng ta không thể giúp được bất kỳ ai, càng không thể giúp được trẻ nhỏ. Vậy nên không có gì là mềm yếu hoặc ích kỷ khi ta giành một phần trong ngày để được yên tĩnh một mình, nạp lại năng lượng. Với kinh nghiệm làm cha, tôi thấy thật khó nghỉ ngơi được khi có trẻ nhỏ ở bên. Jai biết cô phải tự cho phép mình được quyền có ưu tiên.

Tôi cũng nhắc nhở rằng cô có thể sẽ có những sai sót, và như vậy cần phải chấp nhận chúng. Nếu tôi còn sống, chúng tôi có thể sẽ cùng mắc những sai sót đó. Sai sót là một phần của quá trình làm cha làm mẹ, và Jai không thể bị quy kết cho tất cả, bởi thực sự cô đã phải một mình nuôi dưỡng các con.

Một số cha mẹ độc thân bị rơi và cái bẫy, cố đền bù cho con cái bằng cách chu cấp vật chất cho chúng. Không có sở hữu vật chất nào có thể thay thế được sự thiếu vắng của một người cha hoặc một người mẹ, và thậm chí nó còn có thể gây hại trong việc hình thành các giá trị của đứa trẻ.

Giống như nhiều cha mẹ khác, có thể Jai sẽ gặp khó khăn nhiều nhất khi trẻ đến tuổi mới lớn. Vì cả đời đã từng có sinh viên ở xung quanh, tôi thích nghĩ rồi chính mình sẽ trở thành cha của những đứa trẻ tuổi mới lớn. Sẽ thật khó, nhưng ít ra tôi hiểu tâm lý của chúng. Đáng tiếc là tôi sẽ không còn nữa để chung sức giúp Jai khi các con bước vào lứa tuổi đó.

Tuy vậy, điều đáng mừng là có những người khác – bạn bè và gia đình – sẵn sàng giúp đỡ, và Jai sẽ để họ giúp. Tất cả trẻ em đều cần nhiều người yêu thương chúng, và điều này đặc biệt đúng đối với những đứa trẻ bị mất cha hoặc mẹ. Tôi cứ nghĩ lại về chính cha mẹ tôi. Ông bà biết không thể là những người duy nhất tác động tới cuộc đời của tôi. Do vậy mà cha tôi đã cho tôi chơi bóng chày với huấn luyện viên Jim Graham. Jai sẽ chú ý để tìm kiếm một huấn luyện viên Graham nào đó cho các con chúng tôi.

Về một câu hỏi hiển nhiên khác, thì đây là câu trả lời của tôi:

Trên hết, tôi muốn Jai hạnh phúc trong những năm tới đây. Vậy nên nếu cô tìm thấy hạnh phúc qua một cuộc hôn nhân mới, thì đó là điều tuyệt vời. Nếu cô tìm thấy hạnh phúc mà không cần một cuộc hôn nhân mới, thì điều đó cũng tuyệt vời.

Jai và tôi đã làm việc tích cực cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. Chúng tôi đã tốt lên nhiều trong đối thoại, trong việc cảm nhận những đòi hỏi, những điểm mạnh và ngày càng tìm thấy nhiều thứ đáng yêu ở người bạn đời của mình. Thật buồn khi chúng tôi không thể trải nghiệm sự phong phú của hôn nhân cho ba mươi hay bốn mươi năm kế tiếp. Chúng tôi sẽ không phải tiêu dần những nỗ lực đã xây đắp. Nhưng chúng tôi cũng sẽ không đánh đổi tám năm hôn nhân của chúng tôi cho bất kỳ thứ gì.

Tôi biết là cho tới lúc này, tôi đã tự kiểm soát mình khá tốt, cả Jai cũng thế. Cô nói: “Không ai cần than vãn cho em.” Cô nghĩ đúng như vậy. Nhưng chúng tôi cũng muốn được thành thật. Dù việc tư vấn đã giúp ích rất nhiều, chúng tôi vẫn có những khoảnh khắc vô cùng khắc nghiệt. Chúng tôi đã cùng khóc trên giường, thiếp vào giấc ngủ, rồi thức dậy, lại khóc. Chúng tôi đã vượt qua được mọi thứ, một phần bằng cách tập trung vào những công việc cần làm. Chúng tôi không được suy sụp. Chúng tôi cần phải ngủ, bởi hôm sau, một trong hai chúng tôi phải thức dậy cho các con ăn sáng. Người đó, cần ghi nhận, hầu như luôn luôn là Jai.

Chúng tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ bốn mươi bảy của tôi, và Jai đã phải đánh vật với câu hỏi: “Phải tặng gì cho người mình yêu vào sinh nhật cuối cùng của anh?” Cô đã chọn một chiếc đồng hồ và một chiếc ti vi màn ảnh rộng. Mặc dù tôi không phải là người hâm mộ ti vi – thứ làm lãng phí thời gian nhất của loài người – nhưng món quà là hoàn toàn thích hợp. Tôi sẽ nằm trên giường rất nhiều vào thời kỳ cuối. Ti vi sẽ là một trong những liên kết cuối cùng của tôi với thế giới bên ngoài.

Có những ngày, Jai nói với tôi những điều, mà tôi thấy thật không trả lời được. Cô nói với tôi: “Em không thể tưởng tượng được lúc quay người trên giường và anh không còn ở đó nữa.” Và: “Em không thể hình dung mình tự mang các con đi nghỉ và không có anh đi cùng.” Và: “Randy, anh luôn luôn là người trù liệu mọi thứ. Rồi đây ai sẽ là người lên các kế hoạch?”

Tôi không lo lắng. Jai sẽ làm các kế hoạch cũng rất tốt.

* * *

Tôi thật sự không biết mình sẽ làm gì sau khi cử tọa hát “Chúc mừng Sinh nhật” cho Jai. Nhưng khi tôi giục Jai lên bục giảng, và cô bước tới, một phản xạ tự nhiên đã xâm chiếm tôi, và tôi đoán cô cũng vậy. Chúng tôi ôm và hôn nhau, đầu tiên là hôn môi, rồi tôi hôn má cô. Mọi người vỗ tay tán thưởng. Chúng tôi nghe thấy tiếng họ, nhưng tưởng như họ ở xa hàng dặm.

Lúc ôm nhau trong tay như vậy, Jai thì thầm vào tai tôi: “Xin anh đừng chết.”

Câu nói thật giống như đối thoại của Hollywood. Nhưng đó là đúng những gì cô nói. Tôi chỉ ôm Jai chặt hơn.

61. Những ước mơ sẽ đến với bạn

Nhiều ngày liền, tôi lo lắng mình sẽ khó có thể kết thúc được những dòng cuối cùng của bài giảng mà không bị nghẹn ngào. Vậy nên tôi có một phương án dự phòng. Tôi đưa những câu cuối cùng vào bốn hình. Nếu lúc đó trên bục giảng không thể tự nói nổi, tôi sẽ lặng lẽ cho chiếu các hình rồi đơn giản nói: “Cám ơn các bạn đã tới dự hôm nay.”

Tôi đã đứng trên bục giảng khoảng hơn một tiếng. Với những hiệu ứng của hóa trị liệu, lại chịu áp lực lâu trên hai chân, và những xúc động trải qua, tôi thật sự thấy mình kiệt quệ.

Đồng thời tôi cũng cảm thấy bình an và hoàn thiện. Cuộc đời của tôi đã quay trọn vòng. Đầu tiên, tôi làm danh sách những ước mơ của mình khi lên tám tuổi. Bây giờ, sau ba mươi tám năm, danh sách đó đã giúp tôi nói những gì tôi cần nói và đã đưa tôi đi qua.

Nhiều bệnh nhân ung thư nói bệnh tật đã cho họ một đánh giá mới và sâu sắc hơn về cuộc đời. Một số người còn nói họ biết ơn bệnh tật của họ. Tôi không có sự biết ơn đó cho căn bệnh ung thư của tôi, tuy nhiên chắc chắn tôi biết ơn đã được thông báo trước về cái chết của mình. Ngoài việc nó cho phép tôi chuẩn bị cho tương lai của gia đình, thời gian còn cho phép tôi cơ hội để tới Carnegie Mellon và thực hiện bài giảng cuối cùng của mình. Theo một nghĩa nào đó, nó đã cho phép tôi “rời sân theo cách thức riêng của tôi.”

Và danh sách những ước mơ tuổi thơ của tôi đã tiếp tục phục vụ cho nhiều mục đích. Không có nó, biết đâu, tôi đã không thể cám ơn được tất cả những người xứng đáng được nhận những lời cám ơn của tôi. Sau rốt, cái danh sách nhỏ bé đó đã cho phép tôi nói lời từ biệt với những người có thật nhiều ý nghĩa đối với tôi.

Còn một điều khác nữa. Là một người gắn với công nghệ cao, tôi chưa bao giờ hoàn toàn hiểu các nghệ sĩ và các diễn viên mà tôi đã biết và dạy trong nhiều năm qua. Đôi khi họ nói về những thứ ở sâu bên trong họ “cần được thoát ra.” Tôi đã nghĩ điều đó có vẻ như đam mê lạc thú. Đáng nhẽ tôi đã phải thấu cảm hơn. Một giờ trên bục giảng hôm đó đã dạy tôi một điều. (Tối thiểu là tôi vẫn đang học!) Tôi có những thứ ở sâu bên trong tôi đã cần được thoát ra thật ghê gớm. Tôi đã không thực hiện bài giảng chỉ vì tôi muốn thế. Tôi đã thực hiện bài giảng bởi vì tôi phải làm như vậy.

Tôi cũng biết tại sao những dòng kết thúc bài giảng lại gây xúc động mạnh như vậy với tôi. Bởi kết thúc của bài giảng là sự chưng cất cảm nhận về cái kết cục của cuộc đời tôi.

Khá thấm mệt, tôi dùng một phút để nhắc lại những điểm chính yếu của bài giảng, Và rồi tôi kết luận, nhưng với một sự quanh co, một kết thúc bất ngờ, nếu bạn muốn.

“Như vậy, bài nói hôm nay là về đạt được những ước mơ tuổi thơ,” tôi nói. “Nhưng các bạn có hình dung được cái giả đầu không?”

Tôi dừng lại. Cả hội trường yên lặng.

“Nó không phải về việc làm thế nào để đạt được những ước mơ của bạn. Nó là về làm thế nào để dẫn dắt cuộc đời của bạn. Nếu bạn dẫn dắt cuộc đời của bạn một cách đúng đắn, cái nghiệp sẽ tự thành. Các ước mơ sẽ đến với bạn.”

Tôi bấm nút cho hình kế tiếp, và một câu hỏi hiện trên màn hình lớn: “Bạn có hình dung ra cái giả đàu thứ hai không?”

Tôi thở một hơi sâu. Tôi quyết định nói nhanh hơn trước một chút. Có thể nếu tôi nói nhanh hơn, tôi nghĩ, tôi có thể nói được hết câu. Tôi nhắc lại câu hỏi trên màn hình.

“Bạn có hình dung ra cái giả đầu thứ hai không?”

Rồi tôi nói với mọi người: Bài giảng không phải chỉ dành cho những người ở hội trường. “Nó là dành cho các con của tôi.”

Tôi bấm nút cho hình cuối cùng, một bức ảnh chụp tôi đứng bên chiếc đu, tay phải bế Logan đang cười, Chloe ngọt ngào trong tay trái, Dylan thỏa mãn ngồi trên vai tôi.

blank

Hết. Lời cám ơn

Tôi vô cùng cám ơn Bob Miller, David Black, và Gary Morris. Tôi muốn đặc biệt cám ơn biên tập viên Will Balliett về sự ân cần và nhất quán của anh, và Jeffrey Zaslow về tài năng lạ thường và tính chuyên nghiệp của anh.

* * *

Trang sách này không đủ để ghi hết danh sách những người mà tôi phải cám ơn. Thật may là có trang web để làm điều đó, bạn có thể xem ở www.thelastlecture.com. Bạn cũng có thể xem video của “bài giảng cuối cùng” của tôi ở đó.

* * *

Tôi sẽ mất do bệnh ung thư tụy. Hai tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chống căn bệnh này mà tôi đã cùng hợp tác là:

Mạng Hành động Ung thư Tụy (The Pancreatic Cancer Action Network) – www.pancan.org, và

Quỹ Lustgarten (The Lustgarten Foundation) – www.lustgarten.org

Tác giả: Randy Pausch
Chuyển ngữ: Vũ Duy Mẫn
http://www.vinhanonline.com

Mời xem đoạn ghi hình bài giảng này trên YouTube.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com