- Phần mở đầu
- Bài 1 - Tôn kính Phật
- Bài 2 - Kính Trọng Pháp
- Bài 3 - Cung Kính Tăng
- Bài 4 - Trụ Am Thất
- Bài 5 - Hầu Thầy
- Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
- Bài 7 - Làm Bồ Tát Ở Nhà
- Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
- Bài 9 - Đọc Kinh Sách
- Bài 10 - Làm Quan Chức
- Bài 11 - Làm Thương Mại
- Bài 12 - Làm Nghề Nông
- Bài 13 - Làm Công Cho Người
- Bài 14 - Làm Việc Chúng
- Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
- Bài 16 - Ngồi Thiền
- Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
- Bài 18 - Ngủ Nghỉ
- Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
- Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
- Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
- Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
- Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
- Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
- Phần Phụ Lục Lời Di Chúc - Dặn Dò Những Điều Cần Thiết Lúc Lâm Chung
- Những Điều Gia Quyến Cần Biết - Hộ Niệm Lúc Lâm Chung
- Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
- Khai Thị Cho Người Lúc Lâm Chung Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang
- Quy Tắc Và Ý Nghĩa Của Sự Hộ Niệm - Tuyết Lư Lão Nhân Giảng
Học Phật Hành Nghi
Những điều gia quyến cần biết - Hộ niệm lúc lâm chung
Nguồn: Tam-bảo đệ tử Thích Minh Thông kính đề
1. Bịnh nhân lắng nghe tiếng Phật hiệu, đó là thiện căn của bịnh nhân đã thành thục, nếu thọ mạng chưa hết, thì dần dần sẽ hết bịnh, còn như thọ mạng đã hết, liền được vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, người thế gian không hiểu, cứ nghĩ rằng Phật pháp chỉ là siêu độ cho vong linh, đó là kiến giải cạn cợt của người thế gian, họ không hiểu sự lợi ích của Phật pháp. Trong kinh Hoa Nghiêm có nói, Phật lên cõi trời thuyết pháp cho chư thiên, vô lượng Đế Thích đều tu pháp môn niệm Phật, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất, niệm Phật là pháp Phật sở thuyết, phải nên nhất tâm niệm Phật, thì công đức không thể nghĩ bàn.
2. Bịnh nhân lúc lâm chung, thân nhân quyến thuộc không nên kêu gọi bịnh nhân hoặc khóc lóc than van, sẽ làm rối loạn chánh niệm của bịnh nhân, khiến cho bịnh nhân đọa lạc.
3. Khi bịnh nhân vừa tắt thở, kỵ nhất là khóc lóc, kỵ nhất là lau tay chân, dời động thân thể và thay quần áo, bởi vì trong lúc này, thần thức của người vừa chết chưa rời thân thể, muốn cho họ không có cảm giác đau đớn và không mất chánh niệm, là phải nhất tâm niệm Phật, cho đến khi thần thức rời khỏi thân thể, thì nhiệm vụ của sự hộ niệm đã làm xong, những điều như trên phải tuân theo, sau đó mới chuẩn bị cử hành tang lễ.
4. Sau khi người chết không còn cảm giác nữa, tay chân cùi chỏ đầu gối đã cứng, rất khó duỗi thẳng, nên dùng khăn thấm nước nóng, đấp lên cùi chỏ và đầu gối thì sẽ mềm mại như cũ, thật ra tay chân cong cũng không sao, đừng nghe người thế tục nói, người chết tay chân không duỗi thẳng, thì đời sau sẽ thành tay cán giá và thọt chân. Những người nói như vậy, họ không có kiến thức, nếu người có chút hiểu biết, thì biết họ nói không đúng. Còn như người tu hành có công phu, thì họ nằm nghiêng mình sang bên phải, gọi là Cát Tường Thệ, hoặc là ngồi mà vãng sanh, đứng mà vãng sanh, họ nằm nghiêng mình sang bên phải hoặc ngồi mà vãng sanh, tay chân của họ cũng cong vậy, điều này không cần giải thích, tự mình cũng hiểu. Như Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, Ngài cũng nằm nghiêng mình bên phải vậy, cho nên thân thể của người chết cong hay thẳng, thật ra không có vấn đề.
5. Sau khi người đã vãng sanh tây phương, gia quyến vẫn tiếp tục niệm Phật, không nên khóc lóc.
6. Hoàn toàn phải cúng đồ chay, không nên cúng đồ mặn, không nên sát sanh.
7. Tang lễ phải tiết kiệm, các thứ chi phí, chỉ làm Phật sự, hoặc là phóng sanh, để giúp cho người quá cố vãng sanh tây phương.
8. Thân nhân quyến thuộc của người quá cố, nếu không y theo điều thứ hai và điều thứ ba đã quy định, thì toàn ban hộ niệm lập tức tạm ngưng nhiệm vụ hộ niệm.