- Phần mở đầu
- Bài 1 - Tôn kính Phật
- Bài 2 - Kính Trọng Pháp
- Bài 3 - Cung Kính Tăng
- Bài 4 - Trụ Am Thất
- Bài 5 - Hầu Thầy
- Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
- Bài 7 - Làm Bồ Tát Ở Nhà
- Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
- Bài 9 - Đọc Kinh Sách
- Bài 10 - Làm Quan Chức
- Bài 11 - Làm Thương Mại
- Bài 12 - Làm Nghề Nông
- Bài 13 - Làm Công Cho Người
- Bài 14 - Làm Việc Chúng
- Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
- Bài 16 - Ngồi Thiền
- Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
- Bài 18 - Ngủ Nghỉ
- Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
- Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
- Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
- Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
- Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
- Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
- Phần Phụ Lục Lời Di Chúc - Dặn Dò Những Điều Cần Thiết Lúc Lâm Chung
- Những Điều Gia Quyến Cần Biết - Hộ Niệm Lúc Lâm Chung
- Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
- Khai Thị Cho Người Lúc Lâm Chung Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang
- Quy Tắc Và Ý Nghĩa Của Sự Hộ Niệm - Tuyết Lư Lão Nhân Giảng
Học Phật Hành Nghi
Bài 20 - Chăm sóc người bệnh
Nguồn: Tam-bảo đệ tử Thích Minh Thông kính đề
Tăng Kỳ Luật ghi rằng, đi đường gặp chúng xuất gia có người bịnh liền phải kêu xe chuyên chở (tới bệnh viện) cúng dường đúng pháp. Nhẫn đến lúc chết cũng phải lo tẩm liệm, mai táng không được bỏ bê.
Luật Tứ Phần, Phật dạy: Nếu muốn cúng dường Ta, trước hết nên cúng dường người bịnh, cho đến khi đi trên đường gặp chúng xuất gia có người bịnh; Phật dạy 7 chúng đều đứng lại chăm sóc. Nếu bỏ đi không săn sóc người bịnh thì thảy đều qui kết có tội.
Phàm sa-môn, cư sĩ khi thấy người bệnh tật, thời nên coi hộ chăm sóc, Kinh Phạm Võng nói: “Nếu Phật-tử thấy tất cả người tật bệnh phải tận tâm cúng dường như cúng dường Phật. Trong tám phước điền, chăm sóc người bệnh là phước điền lớn nhất. Nếu như cha mẹ, sư tăng, đều nên săn sóc cung dưỡng cho được lành mạnh ; nếu bồ-tát lại vì lòng hờn giận không chăm nuôi, nhẫn đến thấy trong Tăng phường, thành ấp, nơi núi rừng, giữa đồng nội hay đường xá, hễ thấy có người tật bệnh mà không lo cứu tế, Phật-tử nầy phạm khinh-cấu tội.”
Lời phụ: Phàm người săn sóc bịnh luôn phải nói lời êm nhẹ, đừng dùng lời thô ác. Đến lúc lâm chung phần nhiều những ác nghiệp đều hiện ra không thể lập tức trừ dứt được. Cho nên người chăm sóc bịnh nhân nên biết dùng phương tiện đặc biệt khéo léo nói lời an ủi khuyên người ấy niệm Phật. Nếu không niệm lớn được thời chỉ thầm niệm và làm cho niệm niệm nối tiếp nhau một tích tắc không ngừng. Thừa phước lực này mà làm nhân vãng sanh Tịnh Độ.
Tĩnh Hành Đường ghi rằng: thường trong các thứ khổ, bịnh khổ là sâu nhất; trong các loại phước săn sóc bịnh là phước hơn cả. Vì thế cổ nhân lấy có bịnh làm thiện tri thức; nhắc người lấy săn sóc bịnh làm phước điền. Nay ở tòng lâm có người bịnh phải đưa tới Tĩnh Hành Đường; không những ở đó tu tỉnh cải nghiệp để bịnh lành mà cũng muốn người bịnh ban đêm yên tĩnh một mình có dịp suy gẫm đại sự, đâu có luống phí chứ?
Đã theo lệnh đường chủ săn sóc thuốc thang, lại nhắc nhở thường trụ cung cấp đầy đủ nhu cầu cho người bịnh. Lại phải quán thân này bốn đại không điều hòa, trăm đốt muốn rã rời; ăn uống giảm dần, thuốc thang hết hiệu quả. Tiểu tiện ra trên giường, rên rỉ nằm liệt chiếu, như cá bơi trong chảo dầu bỗng chốc bị nóng bỏng. Như đèn trước gió, trong tích tắc tắt ngúm. Nên biết thân này không tồn tại lâu, hẳn phó thác cho tử thần. Đường trước mờ mờ chưa biết về đâu. Nếu việc gì chưa xong thì làm cho xong, nên giữ tâm không để vướng bận. Người bịnh phải biết rõ nhân quả, tỉnh táo nhận ra tội lỗi, có tâm hối hận ăn năn tức là cơ hội lành mạnh. Tâm đã trong sạch, bịnh cũng tự trừ. Như có bị nhức đầu nóng trán kêu khổ, thì nên thầm lặng suy tư thọ bịnh là ai? Đã không thấy người, bịnh từ đâu đến? Người - bịnh cả hai đều quên, giúp kia thấy rõ phân minh; nhìn đúng như thế thì bịnh kia liền dứt.
Trong khi chăm sóc bệnh nhân thời nên thầm niệm bài kệ rằng:
Kiến tật bệnh nhân
Đương nguyện chúng sanh
Tri thân không tịch
Ly quai tránh pháp.
Án, thất rị đa, thất rị đa,
quân tra rị, sa phạ-ha (3x).
Tạm dịch:
Khi thăm người tật bệnh
Nên nguyện cho chúng sanh
Biết thân vốn lặng không
Xa lìa mọi tranh cãi.
Niệm xong, nên dùng lời tốt lành mà an ủi người bệnh, khuyên họ nên hết lòng niệm Phật. Nếu kia có cần gì, nên hết lòng giúp đỡ, trừ những việc ngoài khả năng.
Lời phụ: Vì chúng sanh tham đắm tới chết vẫn không biết. Phật dạy sự dời đổi của vạn vật là khiến cho ta biết được vô thường sắp đến, làm cho tâm niệm phấn chấn, tỉnh táo vượt qua mà lo gấp tu hành. Xử dụng nhà tứ đại này nên nghĩ đến thân mạng vô thường nhanh như hơi thở. Người khỏe mạnh còn thế huống gì người bệnh ư?
Luận Đại Trí Độ ghi rằng: Từ lúc sanh ra đã biết làm thiện, nhưng đến lúc lâm chung lại khởi ác niệm bèn sanh vào nơi ác đạo. Còn từ lúc sanh thời chỉ biết tạo ác, nhưng đến lúc lâm chung biết hối hận khởi được niệm lành lại có thể sanh lên cõi trời. Vì vậy khi chăm sóc, nên đưa kinh tượng tới chỗ người bịnh (như kinh Di Đà, tượng hoặc hình Phật A Di Đà, Quan Âm) ghi rõ tên kinh, tên tượng nói với người bịnh khiến mở mắt xem thấy để được tỉnh táo. Chăm sóc người bịnh như thế, công đức rất lớn vậy.
Lại trong qui tắc, nếu vị tăng mất nên đọc chú Tỳ Lô tán sa; như kinh ghi rằng: Đem chân ngôn này chú nguyện (gia trì) trong đất cát rải trên người chết và rải nơi tháp mộ người chết ấy, nếu lỡ sanh vào ở nơi ác thú, khi được ánh sáng chiếu đến thân thể, liền có thể trừ diệt được các tội báo, khiến kia đoạn dứt khổ báo mà được sanh về nước Cực Lạc v.v…
Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng:
Nên chăm sóc người bệnh
An ủi và hỏi thăm
Thiện ác có báo ứng
Gieo nhân kết trái lành.