- 1. Mừng ngày Phật Đản
- 2. Luận về tiền
- 3. Hội họa
- 4. Bồ Tát giới
- 5. Cúng dường
- 6. Thiền định
- 7. Thời trang
- 8. Kinh điển
- 9. Tại sao tu?
- 10. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
- 11. Giải công án
- 12. Trà hoa
- 13. Âm nhạc
- 14. Xuất gia
- 15. Ái dục
- 16. Khổ đế
- 17. Động tịnh
- 18. Khẩu nghiệp
- 19. Nhập thế
- 20. Nghi
- 21. Tuyệt đối
- 22. Nhân đạo
- 23. Dục giới
- 24. Hạnh phúc
- 25. Hoa
- 26. Địa ngục
- 27. Bệnh khổ
Dòng pháp Quán Thế Âm
21. Tuyệt đối
Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)
Đi tìm tuyệt đối... Ðôi khi như thoáng bắt gặp rồi thất vọng, con hoài nghi sự hiện hữu của Thiện tánh và từ đó mất Tín tâm, con hãy thử theo Mẹ tìm xem tuyệt đối ở đâu.
Một tình cảm tuyệt đối đến chết không phai, có phải là một tình yêu tuyệt đối? Ở người này như thế là trọn vẹn, nhưng với người khác, kiếp này ngắn ngủi, họ muốn cùng nhau đi đến thiên thu, hoặc kẻ kia, chỉ mong sống trong hiện tại, duy nhất với nhau là đủ, là tuyệt đối. Ở trong tình yêu nam nữ, tuyệt đối đã có nhiều tướng khác nhau, trong những tình cảm khác, như tình mẫu tử, hiếu đễ, tình bạn hữu, tình đồng bào, tướng của tuyệt đối càng nhân lên thiên hình vạn trạng–Và một người muốn đi tìm tuyệt đối trong tất cả các mối liên hệ nhân duyên ở đời, càng khó thực hiện ước mơ tuyệt đối của mình. Trọn vẹn cho tình yêu nam nữ tất khó có thể tuyệt đối trong tình mẫu tử, hay hiếu để vì thời gian và không gian, vì thân tướng mà con mang không cho phép con vừa xã thân cho người này lại vừa có mặt nơi khác với người kia.. và người đi tìm tuyệt đối bổng trở thành người phiêu lưu nhất.
Có những người đi tìm Tuyệt đối bằng phương pháp loại trừ. Tình yêu không phải là điều tuyệt đối, tình mẫu tử cũng được phân tích và loại trừ... cùng nhiều điều khác nữa. Có người bi quan hơn cho rằng điều Ác là tuyệt đối, vì điều Ác ngự trị thế gian. Ðiều thiện thì ở đâu đó ngoài trái đất.
Thế thì tuyệt đối ra sao? Có tướng nào hay không hiện hữu?
Con đang đứng trên mặt đất. Bầu trời trên đầu bên phải, bên trái, cũng là phải trái của mọi người trên trái đất, dù ở xứ nào. Cá sống trong nước, phía trên có lẽ được tả khác hơn và loài có cánh hình dung mặt đất và bầu trời khác con nhiều. Tất cả những cái nhìn nhận này đều lấy Tâm trái đất làm chuẩn, giả dụ không lấy tâm trái đất làm chuẩn con sẽ có cái nhìn khác hẵn. Ðứng phía này quả đất có thể là đứng "dưới quả đất", không phải trong lòng đất hoặc ở cánh phải hay trái quả đất, nếu lấy một nơi nào đó trên quả đất làm chuẩn mực.
Như thế, ngay cả những điều tưởng như tuyệt đối cũng chỉ đúng theo tầm nhìn của loài người, hay của loài sống ngay trên mặt đất. Ðó là Bản Ngã của mỗi loài. Ở trong mỗi người, ngã càng biến tướng tuyệt đối theo bản sắc của mình đến vô cùng.
Vậy muốn thấy tuyệt đối, chỉ có cách duy nhất là thoát khỏi Bản Ngã. Trong vô ngã sẽ thấy điều chân thực. Vì thế mà Tuyệt đối thật sự hiện diện, không phải chỉ là một ước mơ, nhưng để ngộ chân lý muôn đời bất diệt, con phải quên mình. Khi tất cả đã im lắng, khi những xôn xao của Tâm đã tan biến trong bình an, khi con đã xã sự tìm kiếm tuyệt đối, khi con không còn gì, là lúc con Ngộ hình tướng thật của tuyệt đối.
Tuyệt đối, hay vĩnh cữu hay chân lý, ... dù con gọi bằng ngôn từ nào, vẫn chỉ là một và tồn tại ngoài thấy-nghe của Ngã.
Phật đã chứng minh Ngài không có bản ngã mà đại thể ở trong Ngài, nên con có thể tin lời Phật là tuyệt đối.
Thí dụ Luật nhân quả thô thiển hay vi tế, con có thể nghiệm thấy bằng kinh nghiệm của mình, rằng Nhân quả hay luân hồi quả báo là có thật. Vậy nhân quả báo ứng là chân lý, là tuyệt đối không bao giờ sai chạy.
Từ bi, tâm bình đẳng thương kẻ oán người thân như nhau là thứ tình cảm tuyệt đối mà hành theo sẽ chẳng bao giờ làm con khổ như tình yêu nam nữ. Tâm Hỉ Xã là con đường mà càng đi, con càng hạnh phúc. Bây giờ, con hãy đi tìm tuyệt đối.