Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Năm 1010- 1028 .... Năm 1898

20/05/201318:01(Xem: 7207)
2. Năm 1010- 1028 .... Năm 1898


NIÊN BIỂU

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trần Tri Khách

---o0o---

2.(tiếp theo)

Năm 1010- 1028triều đại vua LÝ THÁI TỔ. Khi còn nhỏ, vua và mẹ là bà Phạm Thị Ngà cư ngụ tại chùa Châu Minh, Bắc Ninh. Bà Ngà là thủ hộ của chùa. Quốc sư Vạn Hạnh là thầy của vua thuở hàn vi. ÐẠO HẠNH (Quốc Sư Vạn Hạnh, Từ Lộ, tịch năm 1068) tinh thông về Phật Học, Khổng Học lẫn Lão Học, rất giỏi về các khoa sấm vĩ, địa lývà các pháp thuật của Mật Tông. Ông thuộc thế hệ thứ 12 dòng Thiền Pháp Vân (Tỳ Ni Ða Lưu Chi). Ông được coi là người chủ động trong nỗ lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, và thuyết phục vua dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội). Các huyền thoại về đời ông được chùa Láng diễn lại vài năm một lần trong lễ hội chùa. Các thiền sư nước ta chú trọng tới sấm vĩphong thủy là hiện tượng đạo Phật tích cực dấn thân nhập thế, góp phần vào nỗ lực dựng nước trước âm mưu của nhà Ðường kìm hãm dân ta trong vòng nô lệ bằng mọi cách kể cả phong thủy, thì các thiền sư Ðịnh Không (730- 808), La Quý An (852- 936) và Vạn Hạnh đã dùng phong thủy và sấm vĩ để phản ứng lại.

Năm 1010 vua Lý Thái Tổ sai tuyển người xuất sắc để cho xuất gia. Bốn năm sau, Tăng Thống Thẩm Văn Uyển lập đại giới đàn ở chùa Vạn Thọ. Năm 1016, hơn 1 ngàn người ở Kinh đô được tuyển để tu học làm tăng sĩ và đạo sĩ. Năm 1019 mở đại giới đàn lần nữa.

Năm 1011 vua cho dựng nhà tàng kinh Trấn Phúc để chứa kinh điển. Năm 1018 vua sai người qua nhà Tống,Trung Quốc, thỉnh tam tạng kinh. Năm 1020 ấn bản đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên do Tống Thái Tổ ra lệnh khắc in về tới nước ta gồm 1076 kinh ( 480 tập, 5048 quyển). Năm 1021 vua cho dựng tàng kinh các Bát Giácđể chứa Ðại tạng kinh. Năm 1023 vua sai chép thêm một bản Ðại tạng kinh và dựng tàng kinh các Ðại Hưng. Năm 1027, vua lại sai chép thêm một bản Ðại tạng kinh nữa.

Theo sử quan Lê Văn Hưu ( Ðại Việt Sử Ký): làm vua được hai năm mà Lý Thái Tổ đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Ðức, độ hơn ngàn người ở kinh đô làm sư.

Ðời nhà Lý còn nhiều lần sai sứ qua Tầu thỉnh Ðại tạng kinh: năm 1034 và 1036 (triều Lý Thái Tông), 1081 và 1098 (triều Lý Nhân Tông). Tất cả các bản Ðại tạng kinh trên đều là ấn bản in năm 983. (VNPGSL 1, tr.213- 214).

Có thể nghề khắc mộc bản in kinh tại nước ta đã bắt đầu từ thời Sĩ Nhiếp ở trung tâm Luy Lâu. Ðời nhà Lý, việc khắc mộc bản được phát triển để in các bản kinh thông dụng như Kim Cương, Dược Sư, Pháp Hoa, Viên Giác ... hầu đáp ứng nhu cầu tu học tại các chùa. Trong Thiền Uyển Tập Anh,thiền sư Tín Học (tịch năm 1200) được ghi là đời đời chuyên nghề khắc kinh. Vào thế kỷ 14, các vị tổ phái Thiền Trúc Lâm như Giác Hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang đều cho khắc in nhiều kinh với số lượng lớn. Nghề khắc in ở nước ta trở nên hoàn hảo hơn sau khi Lương Nhữ Hộc (1420- 1501) học được của Trung Quốc qua hai lần đi sứ (1443 và 1459) về truyền dạy cho dân làng Liễu Tràng, Hải Dương. Do đó ông được truyền tụng một cách lầm lẫn là tổ nghề in.

Các vua nhà Lý xây dựng khoảng 30 ngôi chùa, từ các chùa Hưng Thiên Ngự, Thắng Nghiêm, Ðại Giáo năm 1010 dưới triều Lý Thái Tổ, chùa Một Cột năm 1049 tới chùa Thánh Húc năm 1206 triều Lý Cao Tông. Trong cả nước đã có chừng 300 ngôi chùa, những chùa cũ hư nát được trùng tu lại.

Nghề làm tượng Phật ở nước ta có lẽ bắt đầu từ hay trước thời Khương Tăng Hội (tịch năm 280), phát triển mạnh dưới thời vua Lý Thái Tông. Năm 1036, vua làm lễ khánh thành tượng Phật Ðại Nguyện, năm 1040 khánh thành một nghìn pho tượng Phật bằng gỗ và một nghìn bức tranh Phật, năm 1041 cho đúc tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 7,560 cân tại viện Thiên Phúc. Năm 1056 vua Lý Thánh Tông cấp 12 ngàn cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên và tự tay viết bài minh khắc lên chuông, cũng cho đúc hai tượng Phạm Vương và Ðế Thích bằng vàng đặt thờ ở hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Năm 1057, vua sai Lang Tướng Quách Mãn tạc tượng A Di Ðà bằng đá ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh (VNPGSL 1, tr. 206).

Năm 999 -1090Thiền sư VIÊN CHIẾU (Mai Trực) được coi là thiền sư thi sĩ tài ba nhất của phái thiền Vô Ngôn Thông, rất am tường phép tam quán của kinh Viên Giác. Bản luận giải Dược Sư ThậpNhị Nguyện Vănông đem trình Lý Nhân Tông được vua sai sứ đưa qua Trung Quốc nhờ vua Tống Triết Tông duyệt. Vua Tống giao cho các pháp sư chùa Tướng Quốc đọc và cho ý kiến. Họ trình: đây là đấng Bồ Tát hóa thân ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, không thể thêm bớt gì được. Vua Tống sai sao một bản, gởi trả lại bản gốc cho vua Lý với lời khen tặng. Các tác phẩm của ông còn được biết tới nay: Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn, Tán Viên Giác Kinh, Thập Nhị Bồ Tát Hành Tu Chứng Ðạo Tràng, Tham Ðồ Hiển Quyết.Tham Ðồ Hiển Quyết là tác phẩm ghi lại những đối đáp có tính cách như thơ về các công án thiền học. Ðinh Quang Mỹ ( Thiền Trúc Lâm, Tập San Nghiên Cứu Phật Học số 4, trang nhà www. thuvienhoasen.org) cho rằng tới thời thiền sư Viên Chiếu, hệ thống công án mới được truyền vào các dòng thiền nước ta. Hệ thống công án được phát triển cao độ trong Thượng Sĩ Ngữ Lục

Năm 1069Thiền sư THẢO ÐƯỜNG được vua Lý Thánh Tông (1054- 1072) phong làm Quốc sư. Ông là đệ tử của Tuyết Ðậu ( tác giả sách Bích Nham Lục nổi tiếng nhất trong Thiền môn). Nhiều thiền sư nổi tiếng của phái Vô Ngôn Thông và Tỳ Ni Ða Lưu Chi thời Thảo Ðường tới cuối thế kỷ 12 chịu nhiều ảnh hưởng của thiền sư Tuyết Ðậu. Ảnh hưởng này còn thấy trong phái thiền Trúc Lâm.

Thiền sư Thảo Ðường qua Chiêm Thành hoằng pháp, bị quân của vua Lý Thánh Tông bắt khi chinh phạt xứ này và được giao cho phục dịch vị Tăng Lục. Khi ông lén sửa lại những chỗ sai lầm trong bản ngữ lục chép tay của vị này, tài học của ông được khám phá và trình lên vua. Sau khi khảo hạch về sức học cũng như đạo đức, vua rất khâm phục ông. Ngay đó ông được mời trụ trì chùa Thảo Ðường ở kinh đô. Ông khai sáng thiền phái Thảo Ðường, đệ tử đầu tiên là vua Lý Thánh Tông. Chịu ảnh hưởng của thầy ông, Thiền sư Tuyết Ðậu (tác giả tác phẩm Thiền nổi tiếng Bích Nham Lục) là người chủ trương dung hợp Phật và Nho, đưa Nho gia tới gần Phật, Con đường tu tập của phái Thảo Ðường: tham thiền, quán chiếu và niệm Phật. Thiền Thảo Ðường chỉ ảnh hưởng tới giới trí thức và triều đình mà không thâm nhập được vào đại chúng. Trong 19 vị truyền thừa của phái Thảo Ðường ghi trong Thiền Uyển Tập Anh có tới 9 vị là cư sĩ thuộc thành phần vua quan ( trong đó có các vua Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông).

Tác phẩm Tuyết Ðậu Ngữ Lục do thiền sư Thảo Ðường phổ biến rộng rãi, được nhiều thiền sư cả hai thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi và Vô Ngôn Thông hâm mộ, mở đường cho sự thống nhất ba thiền phái này thành dòng thiền Trúc Lâm đời nhà Trần sau này. Chính vua Trần Nhân Tông đã được thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ, sau khi ấn chứng, trao cho hai bộ Ngữ Lục của Tuyết Ðậu và Dã Hiên để thâm cứu khi rảnh rỗi vào năm 1287.

Năm 1070sau khi quy y với thiền sư Thảo Ðường, ông vua Phật tử LÝ THÁNH TÔNG lập Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và các tiên hiền. Lần đầu tiên Nho học được triều đình nước ta chính thức cổ súy. Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo VN, đạo Phật chưa bao giờ kỳ thị Nho và Lão giáo. Rất nhiều thiền sư VN uyên thâm về Nho học đã giúp cho việc truyền bá đạo Phật trong giới trí thức từ thời nhà Ðinh (968- 980) trở về sau. Mặc dù có những giai đoạn như cuối đời Trần, đầu đời Hậu Lê ( cuối thế kỷ 14, thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16), nỗ lực đả kích Phật giáo của một số Nho gia đã ảnh hưởng tới vua, Nho giáo chưa bao giờ chiếm địa vị độc tôn trong lịch sử VN.

Năm 1077LÝ THƯỜNG KIỆT (1019- 1105) đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, tướng nhà Tống Quách Quỳ phải đầu hàng. Chính tại đây Lý Thường Kiệt cho phổ biến bài thơ nổi tiếng hùng hồn Nam Quốc Sơn Hà Nam Ðế Cư,được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Trận chiến thắng này làm kinh hoàng quân Tống. Trước đó, năm 1069 ông đã khuất phục được vua Chiêm Thành ở phương Nam, năm 1075 ông đã thống lĩnh quân đội Ðại Việt tấn công san bằng các căn cứ nhà Tống ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm. Vào thời này, triều Tống đã hùng mạnh nhờ những cải cách của tể tướng lỗi lạc Vương An Thạch.

Khi được đề cử làm Tổng Trấn Thanh Hóa, Sùng Tín Trưởng Lão (thầy của Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, tức Ỷ Lan Phu Nhân) vào thăm ông, được ông nhờ chọn đất để xây chùa. Khởi công năm 1085, hoàn tất năm 1089 tại phía Nam núi Ngưỡng Sơn, Thanh Hóa, ông đặt tên chùa là Linh Xứng. Sau khi ông qua đời, thiền sư Pháp Bảo (Giác Tính Hải Chiếu Ðại Sư) được vua Lý Nhân Tông giao phó làm bài văn bia chùa Linh Xứng ca ngợi công trạng và đức độ của Thái Úy Lý Thường Kiệt, vị tướng lãnh trụ cột của 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Bài này là một kiệt tác văn học khá dài, đại ý đoạn cuối như sau: Thái Úy vào trongthì sáng suốt khoan hòa, ra ngoài thì nhân từ dản dị, đổi dời phong tục nào có quản công, việc gì cũng siêng năng, sai bảo dân thì ôn hòa, cho nên đời được cậy nhờ chẳng phải ít.... Trị dân thì dân được yên, xuất quân thì tất thắng, tên tuổi vang lừng khắp cõi, tiếng thơm nức bốn phương, thuận theo và tôn sùng đạo Phật, giữ gìn phúc đức quả là đây.

Năm 1088vua LÝ NHAÂN TÔNG (1072- 1127) phong Khô Ðầu đại sư làm Quốc Sư. Quốc sư không chỉ làm cố vấn mà có khi còn đứng ngang hàng với tể thần xử đoán các việc và các kiện tụng. Tuy nhiên các quốc sư thời Lý Trần thường không mặc áo thế quyền, mà chỉ coi là thầy dạy đạo cho cả nước.

Cũng năm này, theo đề nghị của các quan, vua Lý Nhân Tông phân các chùa thành 3 loại: 1- Ðại danh lam(chùa lớn). 2- Trung danh lam( chùa vừa). 3- Tiểu danh lam ( chùa nhỏ). Các chùa có ruộng và có người cày ruộng do nhà nước cấp. Nhà vua đã cho xây dựng hơn 100 ngôi chùa trong cả nước.

Năm 1075 vua đặt ra phép thi Tam trường để kén người tài ra giúp nước. Những Nho sĩ muốn thi làm quan phải nghiên cứu sâu về đạo Phật.

Sau đời Lý Nhân Tông, các vua nhà Lý thường chết yểu, tân vương nhỏ tuổi nên Thái Hậu có nhiều quyền, đạo Phật dần dần mang nhiều mầu sắc mê tín, hòa nhập với đạo Lão hiện hành và tín ngưỡng cổ truyền có tính quyền năng còn sót lại trong dân gian.

Năm 1176- 1210triều vua Lý Cao Tông. Sau lần độ tăng năm 1134 (triều Lý Thần Tông) số người xuất gia đông dần, tệ lậu nẩy sinh nơi Thiền môn. Năm 1179, vua cho khảo hạch các tăng quan , năm 1198 lại cho chọn lọc và sa thải bớt tăng sĩ không xứng đáng. Một số nho thần như Ðàm Dĩ Mông nhân đó cực lực bài xích Phật giáo. Nhưng các đại sư Phật Giáo vẫn còn ảnh hưởng tới triều đình. Tăng phó Nguyễn Thường đã có lần khuyên can vua không nên tổ chức hát xướng chơi bời xa hoa quá độ.

Phật giáo đời nhà Lý có những đóng góp lớn lao vào học thuật, phong hóa, xã hội. Ảnh hưởng của Mật giáo tuy có nhưng tính chất mê tín dị đoan còn ít hơn so với thời Hậu Lê và Pháp thuộc. Các Quốc sư như Vạn Hạnh, Khô Ðầu, Không Lộ, Thông Biện, Viên Chiếu đều là người học rộng, hiểu nhiều góp phần tích cực tạo nên một đời mà Hoàng Xuân Hãn cho là “thuần từ nhất trong lịch sử nước ta” ( Lý Thường Kiệt, Viện Ðại Học Vạn Hạnh tái bản, Sài Gòn 1966).

Tại Ấn Ðộ, năm 1203, đợt tấn công sau cùng của quân Hồi Giáo san bằng đại học Nalanda và tàn sát gần hết tăng sĩ, khoảng 70 tăng sĩ sống sót nhờ chạy trốn qua Nepal và Tây Tạng. Phật Giáo hầu như bị loại khỏi Ấn Ðộ, chỉ bắt đầu được phục hồi lại từng bước nhỏ từ cuối thế kỷ 19 nhờ nỗ lực của vị đại sư Dharmapàla từ Tích Lan tới.

Năm 1236Sau khi bị Trần Thủ Ðộ bắt ép phải bỏ vợ là Lý Chiêu Hoàng để lấy chị dâu đang có mang hầu có thể có con nối dõi ngay khiến cho anh ruột bị mất vợ là Trần Liễu phẫn uất dấy binh nổi loạn , TRẦN THÁI TÔNG (1218- 1277) bỏ ngôi vua, đêm 3 tháng 4 năm Bính Thân đem theo vài tùy tùng tìm lên núi Yên Tử để đi tu. Tại đây, vua tham kiến Trúc Lâm đại sư , được khuyên: Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lại và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần phải đi tìm cưc khổ ở bên ngoài.

Lời khai thị trên đã mở đường cho vua Trần Thái Tông tự tìm học Phật. Vua tham vấn Phật pháp với các thiền sư Viên Chiếu, Tức Lự . Vua chuyên trì tụng kinh Kim Cang, tới câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”thì ngộ. Sau đó vua viết Thiền Tông Chỉ Nam. Khi quốc sư Viên Chiếu tới thăm, vua trình cuốn này, thiền sư khen là đã thấu suốt được tâm tông. Vua cũng có những bạn đồng đạo như các thiền sư Ðại Ðăng, Ứng Thuận. Hai thiền sư Trung Quốc Thiên Phong và Ðức Thành nghe tiếng vua tìm sang nước ta xin yết kiến để tham vấn đạo. Theo sách Thiền Tông Bản Hạnh của thiền sư Chân Nguyên (1647- 1726), vua đã mở các trường tăng học tại chùa Quỳnh Lâm, chùa Tư Phúc (ở núi Côn Sơn, Ðông Triều Hải Dương) và chùa Hoa Yên (Vân Yên, ở núi Yên Tử). Những chùa này vào đầu thế kỷ 14 trở thành ba trung tâm hoằng pháp lớn của phái thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

Vua ở ngôi 32 năm, sau đó nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông, lên làm Thái Thượng Hoàng. Tác phẩm của vua được biết gồm Thiền Tông Chỉ Nam (viết năm 30 tuổi),Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Ðẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thi Tập.

Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi theo Nhất Hạnh (VNPGSL 1, tr. 256) là bài sám pháp gọn gàng, đẹp đẽ và thực dụng có tính cảnh giác và khích lệ hành động, so ra bằng hoặïc hơn các sám pháp phổ thông từ Trung Quốc đưa qua như Lương Hoàng Sám, Từ Bi Thủy Sám, Dược Sư .

Khóa Hư Lục là tác phẩm quan trọng hướng dẫn hành trì tu tập thực tiễn và khai phóng, vừa nhắm vào giới trí thức qua các đề mục Thiền như Tọa Thiền Luận,Giới Ðịnh Tuệ Luận, Tuệ Giới Giám Luận, Niệm Tụng Kệ với 43 công án Thiền ...,vừa nhắm vào đại chúng qua các đề mục Tịnh Ðộ nhưNiệm Phật Luận, Lục Thời Sám Hối, Bình Ðẳng Lễ Sám Văn Tự ...Sư Tuệ Tĩnh (1330- 1399) dịch tác phẩm này ra văn Nôm giúp tăng sức phổ biến của nó.

Con ông là vua Trần Thánh Tông (1258- 1278) sau này xuất gia với Quốc Sư Ðại Ðăng và đi tu ở chùa Tư Phúc trên núi Côn Sơn (Hải Dương).

Các ông vua Phật tử khai sáng đời Trần như Thái Tông và Thánh Tông đã mở mang Nho giáo, lập Quốc Học Viện, tạc tượng Chu Công, Khổng, Mạnh và 72 tiên hiền để thờ (1253), mở các khoa thi để kén chọn nhân tài trong giới nho sĩ ( 1232, 1247 ....).

Năm 1282NGUYỄN THUYÊN làm bài Văn Tế Cá Sấu bằng văn Nôm, được coi là khởi điểm của văn học chữ Nôm, và được vua Trần Nhân Tông cho đổi họ là Hàn Thuyên, vì so sánh với Hàn Dũ bên Trung Quốc.

Chữ Nôm là loại chữ biến cải từ chữ Hán, ban đầu được sáng tạo từ các chùa để dùng ghi tên họ của các người dân quê trong văn sớ, dần dần được phong phú hóa nhờ nhiều nhà sư giỏi Hán văn và nặng tình dân tộc trong thời bị Trung Quốc đô hộ, nên càng ngày số ngữ vựng càng nhiều, được Nho gia chấp nhận dùng trong các thể loại văn học kể từ đây. Từ năm 1025, thời Lý Thái Tổ, lối hát ả đào đã hình thành với những bài ca dùng điệu lục bát hay song thất lục bát của thơ Nôm (Phạm Văn Sơn, VSTT tr. 226). Thời nhà Trần, mặc dù Hán văn đã đạt tới trình độ cao nhưng văn Nôm cũng có những tác phẩm lớn như bài phú Cư Trần Lạc Ðạo (Trần Nhân Tông), Vịnh Vân Yên Tự ( Huyền Quang). Vua Trần Nhân Tông (1258- 1308) ra lệnh: chữ Nôm và chữ Hán là hai ngôn ngữ chính thức dùng trong văn thư hành chánh. Theo Lê Mạnh Thát (TTTNT tr. 281) chỉ riêng trong 2 tác phẩm Nôm của Trần Nhân Tông là Cư Trần Lạc Ðạo Ðắc Thú Lâm Tuyền Thành Ðạo Casố ngữ vựng Nôm đã có gần 2 ngàn từ. Văn Nôm cực thịnh từ thế kỷ 17 tới đời vua Minh Mạng (1820- 1840), với nhiều tác phẩm dài như bản dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Phan Huy Ích, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, Ðoạn Trường Tân Thanh và Văn Tế Cô Hồn Thập Loại Chúng Sinh củaNguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Ngọc Kiều Lê và Truyện Tây Sương của Lý Văn Phức, Trinh Thử của Nguyễn Hàm Nghi, Bích Câu Kỳ Ngộ của Vũ Quốc Trân, Quan AÂm Thị Kính của Nguyễn Cấp, Phan Trần của vô danh, Ai Tư Vãn của Ngọc Hân .

Năm 1299TRẦN NHAÂN TÔNG (1258- 1308) lên núi Yên Tử xuất gia, lấy hiệu là Trúc Lâm Ðại Ðầu Ðà, được coi là Sơ Tổ phái Thiền Trúc Lâm.Phong trào học Phật kể từ đây được phát khởi mạnh và đại chúng hóa. Chùa Vân Yên trên núi Yên Tử trở thành một trung tâm Phật giáo đời Trần, đào tạo được nhiều vị quốc sư như Viên Chứng, Ðại Ðăng, Tông Cảnh, Bảo Phác, Phù Vân, Vô Trước, Quốc Nhất. Hàng năm chùa Vân Yên tổ chức an cư kiết hạ ba tháng, tăng sĩ trong nước về tham dự rất đông. Trần Nhân Tông chủ trương: việc duy trì Phật pháp là nằm ở quốc vương đại thần, như lời bạt của Trần Khắc Chung trong cuốn Trần Triều Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.Hai người tạo ảnh hưởng quan trọng đối với ông là Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tung, thầy ông) và vua Trần Thánh Tông ( Vô Nhị Thượng Nhân, cha ông). Trong bài pháp giảng vào tháng giêng 1306, Trần Nhân Tông ca ngợi hai người là “ơn mưa pháp đã thấm tới cho cháu con được tắm gội”( Lê Mạnh Thát, TTTNT tr. 241). 

Phái Thiền Trúc Lâm chủ trương lấy sự học hỏi kinh điển làm trọng, tổng hợp Thiền vàGiáo, tổng hợp Phật nho và Lão. (Trần Nhân Tông: giáo lý của đức Phật ta phải nhờ Tiên Thánh mà truyền lại cho đời). Ðạo Phật Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, chủ trương nhập thế, đạo phụng sự cho đời sống. Sách Phật Giáo Pháp Sự Ðạo Tràng Công Văn Cách Thức(VNPGSL 1, tr. 412) được ấn hành năm 1299, quy định các sớ, tấu, điệp và các bản văn dùng trong các nghi thức như thọ giới, cầu an, cầu siêu ... Các sớ điệp ghi tên họ những người xin cầu an, cầu siêu, thọ giới bằng chữ Nôm. Tác phẩm quan trọng của Trần Nhân Tông, Cư Trần Lạc Ðạo, là một trong vài tác phẩm chữ Nôm xưa nhất còn truyền lại. 

Trần Nhân Tông lên ngôi vua năm 1279, tới năm 1293 (Quý Tị) nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái Thượng Hoàng. Dưới triều đại của ông, quân dân ta đánh đuổi được hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ (1285- 1288). Năm 1285 và 1288, ông phong tặng gia hiệu cho các anh hùng liệt nữ, anh linh lịch sử của đất nước. Sau các cuộc chiến tranh Lào Việt chấm dứt vào năm 1295, Trần Nhân Tông đã thực tập xuất gia ở chùa Võ Lâm, Ninh Bình. Năm 1301 ông đi quan sát tình hình Phật giáo tại Chiêm Thành, tại đây hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Năm 1304 ông đi dạo khắp nước, khuyên dân chúng giữ 5 giới, tu mười điều lành (thập thiện) và phá bỏ đền thờ những vị thần không có phẩm hạnh (gọi là dâm từ).

Các ông vua thiền sư đời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông thường được gọi là Bụt Vàng, Vua Bụt, Ðiều Ngự Vương. Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông được thờ ở chùa Thiên Trúc (chùa Ðồng Vĩ vì mọi kiến trúc đều bằng đồng) ở Ðông Triều, tỉnh Hải Dương.

Năm 1308mồng một Tết, Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông trao y bát và tâm kệ cho PHÁP LOA (Ðồng Kiên Cương, 1284- 1330). Ông cũng được trao 100 hộp đựng kinh sử ngoại điển và 20 hộp đựng Ðại Tạng Kinh viết bằng máu, được dặn dò “mở rộng việc học bên trong và bên ngoài”. Pháp Loa, một người dân giả trẻ tuổi chưa đỗ đạt làm quan, xuất gia cũng chưa lâu, trở thành tổ thứ 2 của thiền phái Trúc Lâm. Xứng đáng với sự tin cậy của Ðiều Ngự Trúc Lâm, ông là một nhà tổ chức giáo hội tài ba, sanh năm 1284 tại Hải Dương, xuất gia năm 1304, tịch năm 1330. Thời Pháp Loa, số người xuất gia và số chùa tăng lên rất mau chóng, sổ tăng tịch được lập để thống nhất tăng sĩ và tự viện thành Giáo hội, mà Pháp Loa là người đầu tiên được cấp độ điệp (thẻ căn cước của tăng sĩ) năm 1308 sau khi nhận chức trú trì chùa Bảo AÂn. Năm 1311, tại chùa Vĩnh Nghiêm, ông lập kế hoạch kiểm tra các tự viện ( vì làng nào cũng có ít nhất là một chùa) và quy định mọi chức vụ của tăng sĩ trong giáo hội. Năm 1312 ông từ chối không nhận thuyền bè và phu kiệu do vua Trần Anh Tông cúng dường. Ông hạn chế việc tổ chức Ðại Giới Ðàn ba năm một lần để giới hạn số người xuất gia. Tính đến năm 1329, số tăng sĩ xuất gia qua các Ðại Giới Ðàn do Pháp Loa tổ chức được cấp sổ tăng tịch trên 15 ngàn người. Chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang, một trong 7 ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm được Pháp Loa chọn làm văn phòng trung ương của giáo hội.

Pháp Loa chú giải nhiều kinh điển như Pháp Hoa, Lăng Già, Kim Cương, Bát Nhã Tâm Kinh, Hoa Nghiêm và soạn các sách về nghi thức sớ điệp dùng trong các lễ Phật Giáo (Pháp Sự Khoa Văn), nghi thức cúng đàn chẩn tế (Ðộ Môn Trợ Thành Tập). Qua những khóa giảng kinh Hoa Nghiêm nhiều lần, có lần số người tham dự trên một ngàn, ông tạo nên phong trào học kinh Hoa Nghiêm trong thiền giới Việt Nam thời đó. Lê Mạnh Thát (TTTNT, tr. 325) cho rằng tư tưởng Hoa Nghiêm trở thành lý thuyết phổ quát cho những người lãnh đạo quốc gia Ðại Việt nhìn về đất nước cũng như xã hội mình. Tăng già thời Pháp Loa học kinh điển theo cách phân tích, chú giải và bình luận, vấn đáp và đàm thuyết.

Pháp Loa cũng soạn sách Hộ Quốc Nhân Vương Nghi Quýtheo lệnh của vua Trần Anh Tông để làm cẩm nang trị quốc theo phẩm hạnh một vị quốc vương bồ tát (như vua A Dục).

Mật Tông đã ảnh hưởng đáng kể tới Pháp Loa, ông làm lễ Quán Ðảnh(một nghi thức truyền giới của Mật Tông), tổ chức trai đàn chẩn tế với những ấn quyết và thần chú, thời khóa tụng niệm buổi chiều thường có nghi thức thí thực cô hồn ngắn ( gọi là Mông Sơn Thí Thực Văn).Nghi thức tụng niệm buổi sáng của giáo hội Trúc Lâm chủ yếu là thần chú ( gồm 11 thần chú, không kể thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh). Trong thời Pháp Loa, tăng sĩ Tây Tạng Du-Chi-Bà-Lam qua Ðại Việt lần thứ hai năm 1311 và tịch tại đây. Con gái ông được vua Trần Anh Tông tuyển vào cung. Năm 1318, tăng sĩ Ấn Ðộ Ban-Ðể-Ô-Sa-Thất phụng chiếu vua Trần Minh Tông dịch Bạch Tán Cái Thần Chú.

Năm 1317Văn Huệ Vương TRẦN QUANG TRIỀU (1286- 1325) con cả của Trần Quốc Tảng và là cháu nội Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn cúng dường 40 vạn quan tiền trùng tu chùa Quỳnh Lâm. Ông là một nhà thơ lớn, tập Cúc Ðường Di Tập của ông được Phan Huy Chú ca ngợi là “thanh thoát khá khen”. Ông xuất gia năm 1322 với thiền sư Pháp Loa sau khi vợ ông là công chúa Thượng Trân mất. Tháng chạp 1324, ông lại cúng dường tổng cộng hơn ngàn mẫu ruộng ở Gia Lâm và hai nơi khác cùng hơn ngàn nông nô làm của Tam bảo cho chùa Quỳnh Lâm. Ông còn nhờ thiền sư Pháp Loa duyệt lại và thêm lời chú thích sách Tứ Phần Luật rồi cúng dường in 5 ngàn quyển cho tăng chúng học tập. Chùa Quỳnh Lâm qua sự cúng dường của ông trở thành một kiến trúc quy mô, với những cột to tới một người ôm. Thiền sư Bảo Sát trú trì chùa này, và trông coi việc ấn tống Ðại Tạng Kinh tại đây vào năm 1319. Chùa Quỳnh Lâm là nơi lưu trữ hồ sơ của tất cả các tăng sĩ thuộc giáo hội Trúc Lâm đời Trần. Báo AÂn, Siêu Loại và Quỳnh Lâm là 3 cơ sở lớn nhất của giáo hội Trúc Lâm thời Pháp Loa. Ðời Trần Dụ Tông, Trương Hán Siêu (mất năm 1314) là người nổi tiếng bài xích Phật Giáo một cách cực đoan, được cử làm Giám Tự chùa Quỳnh Lâm. Có lẽ nhờ vậy, về cuối đời, ông đã phần nào thấm nhuần được ý nghĩa giải thoát của Phật pháp.

Chùa Quỳnh Lâm do thiền sư Ðịnh Không ( 730- 808) lập lúc nước ta dưới thời đô hộ của nhà Ðường. Thiền sư Không Lộ (Nguyễn Minh Không, tịch vào năm 1141 đời Lý Anh Tông), dựng tượng Phật A Di Ðà là một trong 4 tác phẩm nghệ thuật lớn đời Lý gọi là Tứ Ðại Khí. Ba tác phẩm khác do ông xây dựng là: tháp chùa Báo Thiên, đỉnh chuông chùa Phổ Minh và chuông chùa Phổ Lại. Khi quân Minh xâm chiếm nước ta (1407- 1427), chúng phá hủy chùa Quỳnh Lâm. Chúa Trịnh Giang sau này cấp tiền và mộ phu tu sửa chùa hai lần vào các năm (1728- 1732) và (1735- 1746) tạo những trang trí thật đẹp. Ðời Thiệu Trị (1840- 1847) chùa lại bị đốt phá nhiều bộ phận chính.

Thời chiến tranh Việt Pháp, Việt Minh chiếm chùa làm chỗ đóng quân, treo cờ đỏ sao vàng lên. Phi cơ Pháp thấy, bỏ bom, chùa bị cháy hơn một tháng mới hết, chỉ còn lại nền chùa. Sau năm 1954, gạch của chùa được xung công để xây hợp tác xã nuôi heo ngay trước cửa chùa cũ. Năm 1985, khi chính quyền Cộng Sản bắt đầu chính sách cởi trói, dân chúng địa phương mới góp tiền xây được ba gian nhà gạch sơ sài trên nền chùa cũ để thờ Phật. Chùa Quỳnh Lâm được Bộ Văn Hóa nhà nước Cộng Sản xếp vào loại di tích lịch sử cần được bảo tồn !

Năm 1319Ðại Tạng Kinh do Pháp Loa ủy cho sư huynh của ông là BẢO SÁT chủ xướng gồm năm ngàn quyển được ấn hành hai lần : năm 1319 và năm 1329. Bản Ðại Tạng Kinh này do vua Trần Nhân Tông gởi thơ xin và được vua Nguyên Thành Tổ cấp cho năm 1295. Việc thực hiện Ðại Tạng Kinh đã được khởi công khắc in từ đầu năm 1296, bị gián đoạn năm 1308, khi Trúc Lâm Ðầu Ðà Trần Nhân Tông tịch. Năm 1311, vua Trần Anh Tông ra lệnh cho Pháp Loa tiếp tục công việc này. Pháp Loa ủy thác cho thiền sư Bảo Sát chủ trương việc khắc các bản gỗ để in. Các tác phẩm thiền học của Trần Nhân Tông như Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Trúc Lâm Hậu Lục, Ðại Hương Hải Ấn Thi tập, Thạch Thất Mị Ngữ và Tăng Già Toái Sự, các tác phẩm củavua Trần Thái Tông như Khóa Hư Lục, Thiền Tông Chỉ Nam, Kim Cương Tam Muội Kinh, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, các tác phẩm của Tuệ Trung như Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục được đưa vào bộ Ðại Tạng Kinh này trong bản in lần thứ hai năm 1329. Lần in đầu vào tháng chạp 1319, các tăng sĩ và cư sĩ cùng hiến máu để cúng dường cho bản đầu tiên.

Bảo Sát là đệ tử được Sơ Tổ Trúc Lâm yêu quý nhất nhưng không được giao phó việc lãnh đạo giáo hội có lẽ vì Trúc Lâm thấy Pháp Loa mới có khả năng tổ chức và lãnh đạo cao.

Năm 1407, khi Hồ Quý Ly đầu hàng tướng Trương Phụ của nhà Minh, nhà Minh cho chở về Kim Lăng, kinh đô Trung Quốc, tất cả các sách vở và mọi thứ có chữ tại nước Ðại Việt, trong đó có bản khắc gỗ bộ Ðại Tạng Kinh nói trên. Trương Phụ đã tịch thu gần hết gia tài văn học của Ðại Việt.

Năm 1322vua TRẦN MINH TÔNG sai Pháp Loa ( tổ thứ hai của phái thiền Trúc Lâm) viết Tham Thiền Chỉ Yếu.Năm 1330, ông lại sai Huyền Quang (tổ thứ 3 Trúc Lâm) viết Phổ Huệ Ngữ Lục vaø Hành Trạng. Theo Lê Mạnh Thát ( Nghiên Cứu Về TYTA, tr.87) có thể ông đã sai thiền sư Kim Sơn viết Thiền Uyển Tập Anh, bộ lịch sử Phật giáo Thiền Tông VN, năm 1337.

Cũng trong năm này giáo hội Trúc Lâm cho in 5 ngàn bản Tứ Phần Luậtvà các cao tăng được triệu về để giảng dạy giới luật cho tăng sĩ.

Những bản in này có thể phẩm chất không tốt vì mãi tới 1460, sau hai lần đi sứ qua Trung Quốc năm 1443 và 1459, Lương Nhữ Hộc (1420- 1501) cố học được nghề in khắc và truyền dạy cho dân làng Liễu Tràng ( đời vua Lê Thái Tông). Ông được coi là tổ nghề in.

Năm 1330HUYỀN QUANG trở thành tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm, sau khi Pháp Loa tịch. Huyền Quang (Lý Ðạo Tái 1254- 1334) thông thạo thư tịch, giỏi trích dẫn kinh điển lại ứng đối mau lẹ. Trong 20 năm làm quan, ông được giao phó trách nhiệm tiếp sứ nhà Nguyên Trung Quốc. Ðược vua hứa gả công chúa cho, ông một mực từ chối. Năm 1305 ông xin từ quan, xuất gia, theo học với thiền sư Bảo Phác. Ngay sau đó, ông được Ðiều Ngự Trúc Lâm chọn làm phụ tá. Ông theo sát Trúc Lâm trong hai năm, được giao phó việc soạn các sách giáo khoa căn bản cho giáo hội.

-Chư Phẩm Kinh: tuyển tập các phẩm kinh thiết yếu và thực dụng.

-Công Văn Tập: tuyển tập các bài văn, sớ, điệp dùng trong nghi lễ Phật giáo.

-Thích Khoa Giáo: giáo khoa về Phật pháp căn bản.

Ðiều Ngự Trúc Lâm xem xong, rất hài lòng sai khắc in ngay không cần sửa chữa. Sau đó, ông làm trú trì chùa Vân Yên (Hoa Yên, ở núi Yên Tử). Số người theo học ông tại trường Tăng Học Vân Yên lên tới ngàn người. Tại đây, ông đã làm bài phú chữ Nôm nổi tiếngVịnh Hoa Yên Tự (HT Ðức Nghiệp trong Ðạo Phật VN coi đây là 1 bản kinh VN). Năm 1309, sau khi Ðiều Ngự Trúc Lâm tịch, ông theo lời dặn dò, theo sát Pháp Loa trong vài năm làm phụ tá rồi trở lại chùa Vân Yên lo huấn luyện tăng sinh. Ông cho khắc in nhiều kinh điển và dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp có thể xoay được theo lối Mật Tông ở chùa Ninh Phúc, Bắc Ninh. Tháp có 9 tầng, 8 mặt, mỗi mặt của tầng dưới cùng có chạm nổi hình ảnh về sự tích đức Phật. Ông ít thuyết pháp cho đại chúng, ít giao thiệp với những người trong triều mà chỉ lo giảng dạy cho tăng chúng tại các trường Tăng Học. Có lẽ vụ án vua Trần Minh Tông nghe lời Mạc Ðĩnh Chi sai cung nữ Thị Bích thử thách ông đã làm ông lánh xa triều đình. Cô cung nữ xinh đẹp lại thông kinh sử này không lay động được ông về nhan sắc và sự lanh lợi, đã bịa chuyện lợi dụng lòng từ tâm của ông xin được nhiều vật quý vua ban cho ông để dối gạt là đem bán lấy tiền chuộc cha. Sau đó cung nữ Thị Bích lại dối gạt vua là Huyền Quang lưu cô lại một đêm và tặng những vật trên. Nhà vua nghi hoặc, đành mở đại hội Vô Già, trưng bày các đồ vật cung nữ Thị Bích xin được đó để thử thách Huyền Quang. Ông dùng năng lực tu chứng Mật Tông để giải nỗi oan khiên này ngay tại lễ đàn này làm cho đại chúng kinh hoàng và vua phải quỳ lạy tạ lỗi.

Ông không xây nhiều chùa (có lẽ vì số chùa lúc đó đã quá nhiều) mà chỉ lo mở mang các trung tâm hoằng pháp lớn của phái Trúc Lâm như các chùa Vân Yên, Ninh Phúc, Thanh Mai và Côn Sơn thành những đạo tràng tu học. Nỗ lực chính của ông nhằm hoàn thiện phẩm chất cho Tăng Già để có khả năng đảm đương nổi các cơ sở Giáo Hội đã phát triển nhanh dưới thời Pháp Loa. Những năm cuối đời, ông trú trì tại chùa Côn Sơn ( huyện Chí Linh, Hải Dương).

Một số nhà biên khảo Phật Giáo đã sai lầm mà cho rằng sau khi Huyền Quang tịch vào năm 1334, dòng thiền Trúc Lâm suy yếu trầm trọng không còn sinh hoạt. HT Thanh Từ được coi là người hiện nay khôi phục dòng thiền Trúc Lâm, cũng có quan niệm sai lầm này. Thực ra đời Trần đã suy yếu từ đời Trần Dụ Tông (1341- 1369). Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, ông vua này chiêu tập nhà giầu trong nước vào cung đánh bạc cho vui, mỗi tiếng bạc đặt 300 quan tiền; lại hoang dâm quá độ. Thượng Hoàng Trần Minh Tông mặc dù tới năm 1358 mới băng, dường như cũng không ngăn cản tệ hại này. Thậm chí ông còn chấp thuận việc giết người còn tân để lấy mật chữa bệnh cho vua Dụ Tông (lên ngôi năm 9 tuổi, sau khi vua Trần Hiến Tông băng mà không có con). Theo lời khuyên của thầy thuốc Trần Canh, ông còn cho phép con gái ông là công chúa Thiên Ninh, dù đã có chồng, loạn luân với em ruột là vua Dụ Tông để chữa bệnh bất lực cho ông vua 15 tuổi này. Triều đình như vậy, vào lúc trung thần tài giỏi như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn đã chết, còn Chu Văn An dâng sớ xin chém đầu bảy nịnh thần không được xét cũng xin từ quan. Trong nước nhân dân đói khổ. Bên ngoài, Chiêm Thành dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga hàng năm sang đánh phá từ năm 1368. Năm 1372, Hồ Quý Ly bước lên địa vị quyền uy nhất triều đình Trần Duệ Tông (1372- 1377). Là người thông minh và có tham vọng làm vua, tất nhiên ông có những biện pháp canh chừng Giáo Hội Trúc Lâm là một thế lực hậu thuẫn của nhà Trần. Khi nhà sư Phạm Sư Ôn của thiền phái Trúc Lâm khởi loạn (1389), mặc dù đang chống trả sự tấn công mãnh liệt của quân Chiêm Thành, họ Hồ vẫn ra lệnh cho Trần Khắc Chân phải đem một nửa quân tiêu diệt Phạm Sư Ôn. Quân Chiêm Thành tan rã sau khi Chế Bồng Nga chết vì bị phục kích (1390), Phạm Sư Ôn bị dẹp tan, Hồ Quý Ly hẳn nhiên rảnh tay tiêu diệt các hậu thuẫn của nhà Trần. Các nhà sư giáo hội Trúc Lâm có lẽ đã phải mai danh ẩn tích, thậm chí thay đổi tên họ trốn vào các vùng đất phía Nam. Tiếp theo là thời đô hộ (1407- 1427), nhà Minh chủ trương đồng hóa toàn diện nước ta, thay thế nền Phật Giáo Việt Nam bằng Phật Giáo Trung Quốc, thiền phái Trúc Lâm lại phải tiếp tục lẩn tránh nếu không muốn bị hoàn toàn đồng hóa.

Lê Mạnh Thát (TTTNT, tr. 335) cho rằng thiền sư Kim Sơn mới là tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm, vì đó là mỹ hiệu Thượng Hoàng Trần Minh Tông ( làm vua 1314- 1329) gọi ông trước khi băng hà vào năm 1358. Tuy nhiên cũng chính vua Trần Minh Tông đã ban hiệu cho Huyền Quang (vào năm 1334 ngay sau khi ông tịch) là Trúc Lâm Ðệ Tam Ðại Tự Pháp Huyền Quang Tôn Giả và cúng dường 10 lạng bạc để xây tháp thờ ông phía sau chùa Côn Sơn.

Năm 1337Thiền Uyển Tập Anh ra đời, theo Trần văn Giáp và sau này là Lê Mạnh Thát. Về tác giả: Lê Mạnh Thát cho là thiền sư Kim Sơn viết theo lệnh của vua Trần Minh Tông, Nguyễn Lang (Nhất Hạnh) cho rằng đây là công trình tập thể trong đó bốn người quan trọng nhất là: Thông Biện (tịch năm 1134), Thường Chiếu (tịch năm 1203), Thần Nghi (tịch năm 1216) và Ẩn Không là tác giả sau cùng.

Thiền Uyển Tập Anh ghi chép tiểu sử các thiền sư tại nước ta từ thế kỷ 6 tới đầu thế kỷ 13, thuộc ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường. Sự ghi chép nhiều chỗ rất sơ sài, nhiều vị danh tăng cùng thời vì không nằm trong ba thiền phái trên nên không được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là tác phẩm lịch sử Phật Giáo Việt Nam cổ nhất còn truyền lại tới nay, nó trở nên quan trọng vì cung cấp nhiều tên người, tên đất, về lối sống và tín ngưỡng ở nước ta trong 7 thế kỷ. Tác phẩm này được Lê Mạnh Thát ( TUTA) dịch và chú giải kỹ lưỡng.

Năm 1350(đời vua Trần Dụ Tông) sư TUỆ TĨNH thọ đại giới tại chùa Vân Yên, núi Yên Tử với quốc sư Lãm Sơn. Tuệ Tĩnh (1330- 1399) được suy tôn là ông tổ thuốc Nam.

Ông sanh năm 1330 tại Hải Dương, cha mẹ mất sớm, làm con nuôi sư trú trì chùa Hải Triều ở làng Giao Thủy (Nam Ðịnh) từ nhỏ. Sau khi làng Giao Thủy bị dịch tả, sư Tuệ Tĩnh chuyên tâm nghiên cứu dược tính từng cây thuốc Nam, đồng thời nghiên cứu theo các bệnh chứng để tìm nguyên nhân gây bệnh và chọn phương thuốc trị liệu. Ông chủ trương người Nam dùng thuốc Nam để trị bệnh, không lệ thuộc vào thuốc Bắc nhập cảng từ Trung Quốc. Thầy thuốc hay không phải chỉ biết công dụng của cây thuốc, đoán trúng bệnh mà còn phải linh hoạt gia giảm từng phương thuốc cho từng loại bệnh. Công trình nghiên cứu của ông được đúc kết thành bộ sách Nam Dược Thần Hiệu. Ông còn diễn tả dược tính của vị thuốc Nam bằng thơ Ðường và một bài phú chữ Nôm về cách dùng 630 vị thuốc Nam.

Năm 1374, sư thi đậu Tiến Sĩ, được cử làm trú trì chùa Hải Triều (chùa Hộ Xá). Tại đây sư mở trường đào tạo lương y cho cả tăng lẫn tục. Sư biên soạn Hồng Nghĩa Giác Tự Y Thưlàm sách cẩm nang trị liệu cho mỗi chùa. Một phần sách này viết bằng thơ Nôm lục bát. Danh tiếng của sư vang tận Trung Quốc nên năm 1384 ( Giáp Tí) vua nhà Minh đòi đích danh nhà Trần phải triều cống sư. Vì sự nhu nhược của các vua cuối đời Trần, sư Tuệ Tĩnh (cùng nhiều danh tài các ngành khác) phải lên đường qua Kim Lăng, kinh đô nhà Minh. Sư chữa bệnh cho hoàng hậu và các hoàng thân quốc thích nhà Minh cho tới khi tịch vào năm 1399 tại Kim Lăng. Tại đền Xưa, đền Bia, chùa Giám ở Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương còn di tích của ông. Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, chùa Giám mở hội tế lễ ông. Sách Nam Dược Thần Hiệu được Lê Mạnh Thát dịch và giới thiệu trong bộ Tổng TậpVăn Học Phật Giáo Việt Nam( lần lượt được Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam xuất bản từng tập từ năm 2001). Sư Tuệ Tĩnh còn dịch tác phẩm thiền Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tông ra chữ Nôm, dưới tên Thiền Tông Khóa Hư Ngữ Lục.

Nền y tế công cộng tại nước ta ít nhất đã có từ đầu thế kỷ 14 và tiếp tục phát triển dưới thời Hồ Quý Ly. Theo văn bia của vua Trần Minh Tông (1314- 1329) khắc tại chùa Non Nước, Ninh Bình, chùa này đã là nơi trồng cây thuốc và mở y viện chữa bệnh cho dân. Dưới thời vua Trần Hiến Tông (1329- 1341), thuốc Hồng Sương Ngọc Hoàntrị bá bệnh được cấp phát cho dân chúng. Năm 1403, nhà Hồ cho xây Quảng Tế Thự,một loại bệnh viện trung ương, danh y châm cứu Nguyễn Ðại Năng được giao cai quản cơ sở này với chức vụ Quảng Tế Tự Thừa.Ông soạn sách Châm Cứu Tiếp Hiệu Diễn Ca ghi cách chữa 130 bệnh dùng 140 huyệt châm cứu, trong đó có 11 huyệt do người nước Nam tìm ra.

Các nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp và sau này Nguyễn Lang, Lê Mạnh Thát cho rằng sư Tuệ Tĩnh sống vào thế kỷ 17. Lê Mạnh Thát (TTTNT tr. 347) ghi Chân An Tuệ Tĩnh tịch vào năm 1711. Chúng tôi dựa vào tài liệu của Tuệ Tĩnh Ðường ( một hệ thống phòng mạch thuốc Nam hiện nay tại VN) vì sự kiện các nhân tài nước Nam bị đem cống hiến Trung Quốc xảy ra vào cuối đời nhà Trần.

Năm 1389nhà sư Phạm Sư Ôn, pháp hiệu Thiên Nhiên, thuộc phái thiền Trúc Lâm huy động được một số tăng sĩ lãnh đạo hơn vạn người nổi dậy chống lại triều đình Trần Thuận Tông (1388- 1398) ở Quốc Oai, Sơn Tây. Lúc đó, quân Chiêm đang tấn công nước ta, chiếm từ Thanh Hóa trở vào. Triều đình hầu như nằm trong tay Hồ Quý Ly, nhân dân đói khổ, giặc giã nổi lên khắp nơi, quân Chiêm Thành dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga liên tiếp tấn công. Năm trước, 1388, các tôn thất nhà Trần âm mưu loại trừ Hồ Quý Ly bị phát giác và bị Quý Ly giết hại khá nhiều.

Lúc đầu thanh thế sư Phạm Sư Ôn rất mạnh. Ông chiếm được kinh đô trong 3 ngày, xưng là Hoàng Ðế, lập triều đình rồi lui về Quốc Oai. Tả Thánh Dực Tướng Quân Hoàng Phụng Thế tuân lệnh Hồ Quý Ly, tách một phần quân đang chống giữ quân Chiêm khai lòng sông tiến lên đánh úp, bắt được Phạm Sư Ôn và các cận thần đem giết. Cuộc khởi nghĩa tan rã (VSTB). Các tác giả Phật Giáo như Lê Mạnh Thát, Nhất Hạnh, Nguyễn Ðức Sơn đều cho rằng cuộc khởi nghĩa của sư Phạm Sư Ôn là phản ứng của giới tăng sĩ Phật Giáo đối với một chính quyền trở thành tồi tệ gây nguy hại cho nhân dân và đất nước.

Năm 1407- 1428nước ta bị Trung Quốc đô hộ sau khi nhà Minh tiêu diệt triều đại nhà Hồ. Hồ Quý Ly truất Trần Thiếu Ðế Án, lên làm vua năm 1400. Cuối năm, nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1407 cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều quan lại thân cận (trong đó có Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi) bị quân Minh bắt, giải về Kim Lăng, kinh đô nhà Minh.

Sau khi diệt được nhà Hồ, nhà Minh sai Trương Phụ tiêu diệt toàn bộ văn hóa Việt Nam, đem về Trung Quốc tất cả văn bia, sách vở và bất cứ thứ gì có ghi lại chữ. Ðồng thời họ phổ biến rộng rãi các sách Tư Thư, Ngũ Kinh, Tinh Lý để đồng hóa dân ta. Sợ Trương Phụ còn để sót lại những di sản văn hóa Ðại Việt, năm 1418 vua Minh sai hai Nho gia là Hạ Thanh và Hạ Thi sang nước ta để tịch thu cho bằng hết tất cả các tác phẩm của Ðại Việt. Nhà Minh còn lập Tăng Cương Ty và Ðạo Kỳ Ty để lo việc giáo dục Phật Giáo và Lão Giáo theo mẫu mực Trung Quốc.

Trong thời đô hộ này, sư PHẠM NGỌC tại chùa Ðồ Sơn (An Lão, Kiến An) khởi nghĩa, đánh quân Minh nhiều trận ở vùng trung du và đồng bằng Băc Bộ, gây thiệt hại đáng kể cho địch. Sư Phạm Ngọc thành lập chính quyền kháng chiến, xưng là La Bình Vương. Sau ông bị quân Minh bắt, giải sang Trung Quốc hành hình. Trước đó sư AN QUỐC cũng lãnh đạo một cuộc kháng chiến chống quân Minh nhưng cuộc khởi nghĩa bị thất bại ngay sau đó.

Cuộc khởi nghĩa của Giản Ðịnh Ðế (con thứ của vua Trần Nghệ Tông) năm 1407- 1409, nối tiếp bởi Trần Quý Khoách năm 1409- 1413 được gọi là nhà Hậu Trần, mỗi lần thất bại là một lần nhân dân bị quân Minh và những tay sai khủng bố dã man, mặc dù chúng luôn luôn nêu cao chiêu bài phù Trần diệt Hồđể ve vãn tôn thất nhà Trần. Tới cuối năm Ðinh Dậu (1417) Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn quy tụ được nhiều người tài giỏi nhưng cũng phải mất 10 năm kháng chiến mới đánh đuổi được quân Minh ra khỏi đất nước năm 1428, lập nhà Hậu Lê.

Năm 1429, triều Lê Thái Tổ (1428- 1433) ngày 20 tháng 10 tất cả tăng sĩ Phật Giáo và đạo sĩ Lão Giáo phải trình diện để khảo thí. Ai thi đậu được tiếp tục hành đạo, ai thi hỏng bị bắt phải hoàn tục. Cuộc thi là khảo hạch từ chương của Nho giáo, đòi hỏi thí sinh phải thông thạo Hán văn.

Năm 1434- 1449các đời vua Lê Thái Tông (1434- 1442) và Lê Nhân Tông (1443- 1459), thường xảy ra hạn hán. Mùa hạ năm 1434, vua Lê Thái Tông sai quan rước Phật chùa Pháp vân về chùa Báo Thiên ở kinh đô để cầu mưa. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu bắt các quan phải ăn chay và giữ mình cho sạch để tới chùa Báo Thiên ở cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa, lại sai quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về. Năm 1449, vua lại tổ chức cầu mưa ở cung Cảnh Linh.

Năm 1440thiền sư VIÊN THÁI (1400- 1460) dịch Phật Thuyết Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng AÂn Kinh ra chữ Nôm. Theo Lê Mạnh Thát (TUTA, tr. 345), ông cũng là người dịch tác phẩm Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục(của thiền sư Kim Sơn) ra thơ Nôm.

Năm 1442Nguyễn Trãi bị án tru di tam tộc , vì vua Lê Thái Tông chết trong đêm ngự giá tại trang trại trồng vải ( Lệ Chi Viên) của ông ở Côn Sơn, có Thị Lộ là thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi hầu cận. Nguyễn Trãi (1380- 1442) là một đại công thần, một nho gia uyên bác và cương trực đứng đầu văn quan nên bị đa số các tướng lãnh của Lê Lợi vốn chỉ là võ dõng ganh ghét. Lại nữa Thị Lộ là người được vua Thái Tông tin yêu, từng bàn luận với nhà vua nhiều đại sự nên càng làm lớn thêm sự ganh ghét của các võ quan. Nguyễn Trãi được coi là đại anh hùng dân tộc nên vụ án này bị các sử gia coi là vô cùng oan ức và bất công ngay cả so với các vụ án hàm oan trong sử sách Trung Quốc.

Sau này, vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) giải oan cho ông, hủy bỏ án đó. Vua Thánh Tông khi mới sinh ra, mẹ con ông đã được Thị Lộ che chở và Nguyễn Trãi giúp đỡ mới khỏi bị hại bởi những ganh ghét trong nội cung.

Nguyễn Trãi là tác giả Bình Ngô Ðại Cáo, một tác phẩm chính trị bất hủ, và Gia Huấn Ca,một tác phẩm sâu sắc giáo dục thanh thiếu niên. Ông từng học đạo với thiền sư Ðạo Khiêm (1370- 1445, trú trì chùa Tư Phúc ở Côn Sơn) hơn 10 năm trước khi về sống ẩn dật tại Côn Sơn.

Năm 1460Á Quận Hầu Ðinh Liệt liên kết với nhiều quan văn võ trong triều âm mưu đảo chánh, giết bọn tâm phúc của Lạng Sơn Vương Nghi Dân, lật đổ Nghi Dân, giáng xuống tước Hầu và lập Bình Nguyên Vương Tư Thành lên ngôi, lấy hiệu là Lê Thánh Tông ( 1460- 1497).

Nghi Dân là con cả của vua Lê Thái Tông, giết Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu và tự lập làm vua năm 1459. Trong 8 tháng cầm quyền, nhiều quan lại bị ông ra lệnh giết một cách oan uổng.

Cuộc đảo chánh kết liễu, để ngăn không cho tin tức này tiết lộ ra ngoài, vua Lê Thánh Tông ra chiếu chỉ cấm tăng sĩ và đạo sĩ không được liên lạc với nội cung vì các bà hoàng và phi tần là những Phật tử ngoan đạo. Bốn năm sau, ông lại xuống chiếu cấm dựng thêm chùa mới.

Vì thiên kiến của vua Lê Thánh Tông (là một vị anh quân nhà Lê đưa xã hội vào quy củ ổn định) đối với Phật giáo, các tác phẩm của dòng Thiền Trúc Lâm không được giới trí thức ngó ngàng tới. Thậm chí trạng nguyên Lương Thế Vinh còn bị quan lại triều đình chê cười vì “sáng tác kinh Phật”. Ðể phản ứng lại, Phật giáo dân gian ở nước ta hình thành thể loại văn học kể hạnh, còn gọi là hát kệ về công hạnh của các thiền sư đời trước. Nhờ vậy văn Nôm được phát triển trong dân gian vào thời kỳ này , dù bị Nho gia bài bác “nôm na là cha mách qué!”.

Thời vua Lê Thánh Tông, Nho học phát triển rất mạnh. Số tiến sĩ bằng 1/5 tổng số tiến sĩ trong các khóa thi từ thời vua Lý đến triều Thành Thái (2353 vị), trong đó có 9 trong tổng số 30 trạng nguyên. Ðạo luật Hồng Ðức được ban vào thời này là một điểm son trong lịch sử luật pháp VN vì tính cấp tiến và dân chủ của nó. Sau nhiều cuộc Nam chinh, nhà vua chấm dứt được họa chiến tranh với Chiêm Thành, Lão Qua và Bồn Man (các nước ở phía Tây và Nam).

Năm 1463LƯƠNG THẾ VINH ( sanh năm 1440) đỗ trạng nguyên đời Lê Thánh Tông. Ông làm quan Thừa Chỉ Hàn Lâm Thị Thư, được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi những văn thư ngoại giao này. ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Ðàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495. Ông còn được ca ngợi vê ø tài toán học, nên thường được gọi là Trạng Lường. Theo Nhất Hạnh (VNPGSL 2), người ta cho rằng phép đo ruộng thành mẫu, sào, thước ( 24 mét vuông) và tấc (1/10 thước) do ông đaàu7841?t ra. Thực ra, phép đo này cũng như cách tính xây dựng nhà cửa, thành lũy được chỉ dẫn trong sách Lập Thành Toán Phápcủa Vũ Hữu (1437- 1530) nhà toán học cũng là một danh thần nổi tiếng thanh liêm dưới triều Lê Thánh Tông, đã từng làm Thượng Thư bộ Hộ, về hưu năm 70 tuổi mà tới năm 90 tuổi (1527) vẫn được vua sai mang cờ tiết đi phong vương cho Mạc Ðăng Dung. Toán pháp nước ta trước đó đã được Hồ Quý Ly đặc biệt lưu tâm. Năm 1397, đồng thời với việc phát hành tiền giấy, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán. Năm 1404 ông quy định các người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội. 

Dù là một nhà nho lỗi lạc, Lương Thế Vinh vẫn bị các bạn đồng nghiệp chê cười mãi, còn không được ghi tên trong văn miếu Khổng Tử để thờ vì bị kết tội là nhà Nho mà “sáng tác kinh Phật”. Kinh Phật đó là bài Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn, còn gọi là Phật Kinh Thập Giới.Ðây là áng văn Nôm cổ gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn nói về 10 giới cô hồn: Thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Mỗi đoạn có một bài tán và kết thúc bằng bài kệ 8 câu. Nhất Hạnh (VNPGSL 2) cho rằng không phải do Lương Thế Vinh viết vì bài kệ của đoạn về Thiền tăng có giọng đùa bỡn, không thể nào do một người có nhiều cảm tình với Phật giáo như Lương Thế Vinh. Theo Lê Mạnh Thát, Thập Giới Cô Hồn Văn là một tác phẩm của vua Lê Thánh Tông (1442- 1497), sẽ được ông dịch và dẫn giải trong bộ Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam.

Lương Thế Vinh tánh bình dị, hay khôi hài, là tác giả những sách:

1-Ðại Thành Toán Pháp và Khải Minh Toán Học: về toán học .

2-Hỷ Phường Phổ Lục: về lịch sử hát chèo

3-Thiền Môn Khoa Giáo ( còn gọi là Thích Ðiển Giáo Khoa): giáo khoa về Phật học

4-Bài tựa sách Nam Tông Tự Pháp Ðồ. Nam Tông Tự Pháp Ðồ do thiền sư Thường Chiếu (tịch năm 1203) viết về lịch sử truyền thừa đạo Phật ở nước ta.

Năm 1521 thiền sư DIỆU VIÊN PHÁP TÍNH (1470- 1550) hô hào học tập quốc âm ( chữ Nôm), viết Chỉ Nam Ngọc AÂm Giải Nghĩa năm 1521 được coi như một tự điển viết bằng thơ lục bát gồm 20 ngàn từ Hán và Nôm. Theo văn bia chùa Ninh Phúc dựng năm 1647: phần từ ngữ Hán chia thành 30 loại từ thiên văn, địa lý, âm nhạc, hội họa, kiến trúc ... tới dược thảo, tang lễ ... Bà cũng dịch Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh của Thiền sư Kim Sơn đời Trần ra quốc âm ( chữ Nôm). Trước khi xuất gia bà là hoàng hậu Trịnh thị Ngọc Trúc, con của chúa Trịnh Tráng, chánh cung của vua Lê Thần Tông, mẹ của vua Lê Hy Tông. Dân chúng gọi bà là Bà Chúa Kim Cương.

Năm 1527- 1592triều đại nhà Mạc. Mạc Ðăng Dung giết vua Lê Cung Hoàng, bà Thái Hậu và một số cận thần rồi lên ngôi năm 1527. Sử sách cũng gọi là Thời Nam Bắc Triều vì từ năm 1532, Nguyễn Kim phò vua Lê Trang Tông chiếm giữ Thanh Hóa, Nghệ An và vùng trong. Kể từ đó hai bên khi thì Bắc Triều (nhà Mạc) Nam chinh, khi thì Nam Triều (Trịnh Kiểm, sau đó là Trịnh Tùng) Bắc tiến. Năm 1592, Trịnh Tùng bắt được vua Mạc Mậu Hợp đem chém, nhưng con cháu nhà Mạc vẫn còn hùng cứ từ miền trung du và duyên hải phía Bắc tới Cao Bằng cho tới năm 1667 mới tuyệt hẳn.

Trong 155 văn bia được dựng trong 65 năm triều đại nhà Mạc còn lại tới nay, có 110 văn bia dựng tại các chùa và 1 bài minh khắc trên chuông chùa Tư Phúc, Thái Bình. Ðiều này cho thấy sinh hoạt Phật Giáo dưới triều đại nhà Mạc cần được nghiên cứu nghiêm chỉnh.

Năm 1558cuối năm Mậu Ngọ, đời Lê Anh Tông, nhờ sự vận động của chị mình là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) Nguyễn Hoàng được chúa Trịnh Kiểm cho phép đem theo bà con và binh sĩ vào trấn thủ Thuận Hóa. Trong những năm đầu Nguyễn Hoàng luôn luôn chứng tỏ sự thần phục vua Lê và chúa Trịnh. Trong thời gian 1592- 1599, ông đem quân ra ở luôn tại Bắc Hà, giúp vua Lê và chúa Trịnh Tùng đánh nhà Mạc, lập nhiều chiến công. Tới năm 1600, ông mới kéo quân về thẳng Thuận Hóa bằng đường thủy, mở dòng chúa Nguyễn ở Ðàng Trong. Hậu duệ của ông là Nguyễn Ánh sau này lập ra triều Nguyễn (1802- 1945). Cho tới khi mất, Nguyễn Hoàng vẫn cố duy trì mối quan hệ có vẻ thân thiện với chúa Trịnh Tùng, thậm chí năm 1600 ông còn gả con gái cho Trịnh Tráng (con Trịnh Tùng, sau này nối ngôi chúa Trịnh), để có thể yên ổn củng cố thực lực ở Ðàng Trong. Năm 1601, ông cho dựng chùa Thiên Mụ bên tả ngạn sông Hương ở Huế. Các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn sau này coi chùa Thiên Mụ là Ðệ Nhất Quốc Tự .

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh chỉ bắt đầu từ năm 1627 khi chúa Trịnh Tráng đem 200 ngàn quân tấn công chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Trong khoảng thời gian 45 năm, 1627- 1672, hai bên đại chiến 7 lần vào các năm 1627, 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, 1672. Thời này chiến tranh liên miên khắp đất nước, vì ở Ðàng Ngoài mãi tới năm 1667, tướng Trịnh là Ðinh Văn Tả đánh chiếm Cao Bằng, Mạc Kính Hoàn phải chạy qua Tầu, bị nhà Thanh bắt giải giao cho chúa Trịnh, chiến tranh với nhà Mạc mới thực sự chấm dứt ở Ðàng Ngoài.

Năm 1628- 1715thiền sư MINH CHAÂU HƯƠNG HẢI. Ông làm quan ở Ðàng Trong từ năm 18 tuổi, năm 30 tuổi xin từ quan xuất gia. Năm 1682 cùng 50 đệ tử vượt thuyền ra Ðàng Ngoài vì bị chúa Nguyễn Phúc Tần nghi ngờ. Ðược chúa Trịnh Căn giúp đỡ, trong 30 năm trụ trì chùa Nguyệt Ðường ở Phố Hiến (1685- 1715) ông dịch và giải các kinh Pháp Hoa,Kim Cương, Tâm Kinh, Pháp Bảo Ðàn Kinh, Phật Tổ Tam Kinh (Bát Ðại Nhân Giác, Tứ Thập Nhị Chương, Di Giáo), A Di Ðà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, soạn Giải Sa Di Giới Luật và các nghi thức Nghi Thức Cúng Phật Dược Sư, Cúng Cửu Phẩm. Ông là người đầu tiên dịch và chú giải Bát Nhã Tâm Kinh bằng chữ Nôm. Với hầu như toàn bộ tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm, ông góp phần quan trọng vào việc làm cho nền văn học chữ Nôm phong phú và rực rỡ. Dù thuộc phái thiền Lâm Tế ( dòng Trí Bảng), ông vẫn chủ trương pháp tu phối hợp Thiền Tịnh và thiên về lối tiệm tu của phái thiền Thần Tú. Người bốn phương tìm về cầu đạo với ông rất đông. Vua Lê Dụ Tông sau lần mời ông vào nội điện lập đàn cầu tự và thuyết pháp, thường gặp ông để vấn đạo. Ðệ tử đắc pháp với ông mang pháp tự chữ Chân ( như thiền sư Chân Lý Hiển Mật) lên tới 70 người.

Ông để lại 30 tác tác phẩm Phật học. Tác phẩm quan trọng của ông Sự Lý Dung Thônggồm 162 câu theo thể thơ lục bát trình bày đường hướng của ông về lý thuyết và thực tiễn của đời sống người tu thiền Việt Nam, một lối sống trượng phu trung hiếu, đạo và đời quyện chặt vào nhau. Lê Mạnh Thát đã dịch và giới thiệu tác phẩm này trong Toàn tập MCHH tr. 388- 405 (nhà xuất bản TP/HCM, năm 2000).

Căn bản nhận thức của phương pháp hành thiền ông chủ trương: Phật và chúng sinh cùng thể tướng, mê và ngộ cùng thể tướng, tâm và cảnh chung thể tướng. Vì vậy, không thể cầu an tâm bằng cách chạy trốn sự vật; giới luật cao nhất là sự vô tâm; giây phút có được cái thấy sáng suốt không mắc kẹt nhị nguyên thì thành Phật.

Theo Lê Mạnh Thát (MCHH, tr. 17): Vụ cấm đạo năm 1714 tại Ðàng Ngoài có lẽ phát xuất từ cuộc đối đáp giữa thiền sư Minh Châu Hương Hải và 3 vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo người Hòa Lan do quan hiệp trấn Sơn Nam triệu tập tại chùa Nguyệt Ðường. Trưởng quan hỏi các linh mục một câu, không linh mục nào trả lời được. Trưởng quan hỏi Hương Hải một câu, ông trả lời trôi một mạch. Trưởng quan tuyên bố: Ðạo (đạo Chúa) không bằng Thích (đạo Phật), Hoa Lang (các giáo sĩ Hòa Lan) ngoa dối lời dụ dỗ để siêu lòng người, đó là tà đạo, chẳng biết nghĩa lý. Ông liền trình lên chúa Trịnh. Chúa cho kiểm tra lại, 8 tháng sau mới ra lệnh trục xuất các giáo sĩ về nước.

1647- 1726Thiền sư CHAÂN NGUYÊN TUỆ ÐĂNG, người có công phục hưng thiền phái Trúc Lâm, cứu vãn một số tác phẩm quan trọng của thiền phái này bằng cách sưu tầm, hiệu đính, khắc bản và lưu hành. Ông quê tại Hải Dương, sau khi đọc hành trạng của Huyền Quang ( tổ Trúc Lâm thứ ba) trong sách Tam Tổ Thực Lục mà phát nguyện xuất gia năm 19 tuổi với thiền sư Chân Trú tại chùa Hoa Yên, một trong những tổ đình của phái Trúc Lâm. Ít lâu sau sư phụ tịch, ông tham học với thiền sư Minh Lương (phái thiền Lâm Tế, Trung Quốc) ở chùa Vĩnh Phúc. Thiền sư Minh Lương đã truyền thừa cho ông như sau: Dòng Thiền Lâm Tế trao cho ông, ông nên kế thừa làmthạnh ở đời. Nhưng sau đó, ông nhận truyền thừa y bát của phái Trúc Lâm, làm trú trì hai chùa lớn của phái này là Long Ðộng và Quỳnh Lâm. Vua Lê Dụ Tông phong ông làm Tăng Thống năm 1722.

Mặc dù là một thiền sư thọ giáo cả hai phái thiền Trúc Lâm và Lâm Tế, ông đã viết ít nhất là 3 tác phẩm về Tịnh Ðộ trong số 14 tác phẩm còn để lại: Long Thư Tịnh Ðộ Văn, Long Thư Tịnh Ðộ Luật Bạt Hậu Tự và Tịnh Ðộ Yếu Nghĩa. Hai tác phẩm về luật và nghi thức: Tôn Sư Pháp Sách Ðăng Ðàn Thọ Giới và Nghênh Sư Duyệt Ðịnh Khoa. Các tác phẩm chữ Nôm của ông gồm: Thiền Tịch Phú, Nam Hải Quan AÂm Bản Hạnh, Ðạt Na Thái Tử Hạnh, Thiền Tông Bản Hạnh. Thiền Tông Bản Hạnh gồm 798 câu thơ lục bát nói về đường lối tu hành của các vị vua đời Trần, làm rõ yếu chỉ của dòng Thiền Trúc Lâm. Thiền Tịch Phú viết về chùa Long Ðộng là một đỉnh cao của nghệ thuật phú chữ Nôm, có rất nhiều từ ngữ thuần túy Việt Nam.

Tư tưởng thiền của Chân Nguyên: tự tính giác ngộ có tính trong sáng, tròn đầy, hiện hữu một cách bình đẳng nơi mọi loài, mọi vật. Phát hiện được tự tính đó là giác ngộ thành đạo. Sử dụng ngôn thuyết chỉ là phương tiện bất đắc dĩ để đối trị vọng tưởng của chúng sanh, vì đọc kinh thì rất lâu mới hiểu được đạo, mà “nói ra thì mắc kẹt”. Công án, hay những mẩu đối đáp kỳ lạ giữa các tổ và môn đệ, đích thực là ngôn ngữ Thiền, là phương tiện hữu hiệu để đập vỡ thói quen và thành kiến, đưa con người ra khỏi bế tắc tâm linh. Công án được Chân Nguyên ưa thích nhất : Trước khi trời dất chưa sinh, mẹ cha chưa có, bản lai diện mục của mình là cái gì ?là của tổ Bách Trượng (Trung Quốc) trao cho Hương Nghiêm. Thiền sư Chân Nguyên cho rằng chìa khóa của sự đạt đạo là nuôi sáng ý thức mình về sự hiện hữu của cái tự tính trong sáng tròn đầy nói trên, được như vậy thì mọi hành động của ta tự nhiên đi vào giác ngộ.

Chân Nguyên là một đại tăng được đương thời kính trọng. Ngô Thời Sỹ, từng ra lệnh cấm con cháu không được theo Phật và Lão, vẫn kính cẩn nhắc tới “Chân Nguyên Thượng Nhân”trong Việt Sử Tiêu Án. Ông cónhiều đệ tử xuất sắc tiếp tục thành công việc phục hồi các tác phẩm của thiền phái Trúc Lâm đời Trần.

Trước khi tịch, Chân Nguyên trao y bát Trúc Lâm cho thiền sư Như Hiện. Như Hiện đã được chúa Trịnh Giang tận tình giúp đỡ trùng tu lại hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm là Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm năm 1730, với gần 10 ngàn thợ làm trong 1 năm trời.

Năm 1695thiền sư THẠCH LIÊM Thích Ðại Sán (1633- 1704) hướng dẫn đoàn tùy tùng khoảng 100 người (hơn phân nửa là tăng chúng) tới Ðàng Trong theo lời mời của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu. Ðoàn hoằng pháp này cư ngụ tại chùa Thiền Lâm được tu sửa quy mô và cấp tốc trong 3 ngày. Công tác quan trọng nhất của đoàn là tổ chức đại giới đàn Thiền Lâm từ ngày 1 tới 12 tháng 4. 1695 (Ất hợi). Trên 3 ngàn giới tử tham dự, trong đó khoảng 1400 thọ giới tì kheo và sa di từ khắp nơi trong nước, nhiều hoàng thân quốc thích cũng xin thọ Bồ tát giới. Thiền sư Liễu Quán đã từ Phú Yên tới đây thọ giới. Thiền sư Thạch Liêm còn chủ trì một đại giới đàn khác tại chùa Di Ðà, Hội An vào tháng 7 cùng năm. Tuy nhiên, rất nhiều cao tăng uy tín ở Ðàng Trong không tham dự các đại giới đàn của ông có lẽ vì ông viết bố cáo về các đại giới đàn cho dán ở các chùa lời lẽ thiếu khiêm nhường, đánh giá đa số tăng sĩ ở Ðàng Trong là trai tráng thất học cạo đầu trốn lính. Ông còn đề nghị với Hữu Thừa Tướng Tống Phúc Tài phải “cuốc hết các cỏ dại này cho lúa tốt có thể mọc lên”. Sau một thời gian nghỉ dưỡng bệnh tại chùa Thiên Mụ và chờ gió mùa, tháng 6 năm 1696 đoàn của thiền sư Thạch Liêm xuống thuyền về Quảng Ðông, Trung Quốc. Chuyến đi hoằng pháp này được ông ghi lại tại chỗ trong tập Hải Ngoại Ký Sựđược Viện Ðại Học Huế dịch và xuất bản năm 1963.

Thạch Liêm là người đa tài, giỏi về nhiều môn từ thi ca, hội họa tới thủ công, đã để lại nhiều tác phẩm. Tư tưởng của ông: Thiền Tịnh song tu, Nho Phật nhất trí, tổng hợp Lâm Tế và Tào Ðộng. Nhất Hạnh (VNPGSL 1,tr.187) nhận xét: tư tưởng thiền học của Thạch Liêm không có gì đặc sắc, kinh nghiệm tu chứng cũng không vững chãi bằng so với các thiền sư Việt Nam cùng thời với ông như Minh Châu Hương Hải (1628- 1715), Chân Nguyên (1647 - 1726). Nguyễn Văn Xuân (Phong Trào Duy Tân, Sài Gòn, Lá Bối 1969) cho rằng Thạch Liêm tới Ðàng Trong chính ra không phải để truyền giáo mà là để đón nhận số vàng chúa Nguyễn Phúc Chu cúng dường rất rộng rãi về xây dựng chùa bên Tàu. Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và bà mẹ của ông là đệ tử rất sùng kính Thạch Liêm. Việc ông gọi chúa Nguyễn Phúc Chu là quốc vương và bà mẹ của chúa là quốc mẫu bị Trần Kinh Hòa (Cheng Chin Ho, giáo sư Sử Học của Ðài Loan được Viện Ðại Học Huế mời qua giảng dạy và dịch những châu bản triều Nguyễn) nặng lời phê bình (tự phụ, đắc ý tỏ ra mặt, sinh sống xa xỉ, ương gàn tự thị, dua nịnh quan trường, lời lẽ kiêu căng, có người xem y như yêu tăng ...) vì chúa Nguyễn chưa xin thụ phong, chưa được nhà Thanh sắc phong nên chưa thể gọi là vua!!!

1691- 1725triều đại chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa 1675- 1725). Phật giáo được chánh quyền hộ trì mạnh mẽ từ sau 1695. Năm 1695, chúa mời sư THẠCH LIÊM Thích Ðại Sán, thuộc dòng Thiền Tào Ðộng, tới Ðàng Trong theo đề nghị của quốc sư Hưng Liên, mở hai đại giới đàn trong năm. Chúa rất khâm phục đạo đức và kiến thức của Thạch Liêm, nên theo lời đề nghị của ông, Chúa bãi bỏ hình phạt dùng voi xử tư û tội, xét tha những tù nhân bị oan ức, chuẩn cấp cho kẻ nghèo, bỏ bớt những luật lệ quá nghiêm khắc. Có lẽ cũng do bản điều trần bố đề nghị của sư Thạch Liêm, Chúa không còn thanh lọc tăng già bằng cách bắt bớ hay thi cử mà chú trọng tới việc nâng cao uy tín các cao tăng ở các tỉnh bằng cách ban biển ngạch sắc tứ và câu đối cho rất nhiều chùa. Các sắc tứ Chúa ban cho các chùa ký tên Thiên Túng Ðạo Nhân, là đạo hiệu của Chúa (VNPGSL 1, tr. 190- 193). Chúa tự nhận là “nối dòng Tào Ðộng chánh tông, đời thứ 30, pháp danh Hưng Long” (nghĩa là đệ tử của Thạch Liêm). Ông thường so sánh mình với cư sĩ Duy Ma Cật, một trong 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca. Từ năm 1710, Chúa cho đúc đại hồng chung chùa Thiên Mụ, trùng tu các chùa Thiên Mụ, Kinh Thiên, lập chùa Giác Hoa, mua cả ngàn sách kinh luật luận cho các chùa.

Năm 1708sau 6 năm tham cứu công án “muôn pháp về một, một về chỗ nào?” tổ LIỄU QUÁN trình bày công phu đốn ngộ của mình với thầy là thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn ở núi Long Sơn, Thuận Hóa. Thiền sư Liễu Quán (1670- 1742) được coi là người lãnh đạo công cuộc phục hưng Phật giáo ở Ðàng Trong vào đầu thế kỷ 18. Ông xuất gia năm 12 tuổi tại chùa Hội Tôn, Phú Yên với thiền sư Tế Viên. Ông học Hán tự vàkinh luật dễ dàng, được thầy thương yêu. Bảy năm sau, thầy mất. Tang lễ thầy xong, ông để chùa lại cho các sư huynh trông coi, lên đường vào Thuận Hóa cầu học với thiền sư Giác Phong năm 1690. Một năm sau, nghe tin cha bị bệnh, ông xin trở về chăm lo. Trong 4 năm trời, ông lên rừng đốn củi đổi gạo nuôi cha. Bốn năm sau, cha từ trần. Tang lễ xong, ông lại lên đường học đạo. Lúc đó sư Thạch Liêm tổ chức đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm, ông tới xin thọ giới sa di. Hai năm sau (1697) ông thọ giới tỳ kheo tại giới đàn của thiền sư Từ Lâm. Năm 1699, ông lại lên đường cầu học khắp các tổ đình. Năm 1702, ông gặp thiền sư Tử Dung, nhận công án “muôn pháp về một, một về chỗ nào?”.

Sau khi ngộ được công án trên, thiền sư Liễu Quán hành đạo tại nhiều đạo tràng từ Huế tới Phú Yên, như chùa Thiền Tông, chùa Viên Thông ở Thuận Hóa, chùa Hội Tông, Cổ Lâm, Bảo Tịnh ở Phú Yên, hóa độ từ vua quan tới thứ dân.

Chùa Viên Thông do thiền sư Liễu Quán dựng ở chân núi Ngự Bình. Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính hạnh của ông, nhiều lần triệu thỉnh nhưng ông một mực từ chối. Vì vậy chúa thường tới chùa Viên Thông để thăm ông và hỏi đạo. Núi Ngự Bình do đấy được gọi là núi Ngự. Ông được thỉnh làm chủ tọa 4 giới đàn lớn ở kinh đô năm 1733- 1735 có nhiều cao tăng và quan lại tham dự. Năm 1740 ông chủ tọa giới đàn Long Hoa. Năm 1742 vài tháng trước khi tịch, ông còn được thỉnh làm Hòa Thượng Ðường Ðầu giới đàn chùa Viên Thông. Ðệ tử thọ giới với ông xuất gia và tại gia gần 4 ngàn người.

Ông thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế, đã làm cho thiền phái này mang màu sắc dân tộc ở Ðàng Trong, trút bỏ dần màu sắc Trung Quốc (Quảng Ðông) trong lễ nhạc. Không những thế, ông còn là thiền sư đầu tiên ở Ðàng Trong đưa ra bài kệ truyền phái (Thật Tế Ðại Ðạo,Tánh Hải Thanh Trừng,Tâm Nguyên Quảng Nhuận) cho thiền phái của ông. Bốn đại đệ tử của ông là các thiền sư Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo được 4 đạo tràng lớn và hàng chục tổ đình.

Ðinh Quang Mỹ ( Thiền Trúc Lâm, sđd) cho rằng trong thiền sử nước ta, nơi thiền sư Liễu Quán mới thấy có dấu hiệu thực hành công án.

Phong trào phục hưng Phật giáo ở nước ta vào thế kỷ 20 chủ yếu phát xuất từ các cơ sở của phái Liễu Quán.

Năm 1709đại sư CHAÂN DUNG TÔNG DIỄN tịch. Ông sanh năm 1640, nổi danh về gương hiếu hạnh được đại chúng ca ngợi qua danh hiệu Hòa Thượng Cuavì đã âm thầm hóa độ và giải nghiệp sát hại cua cho bà mẹ. Ðiển tích Hòa Thượng Cua hóa độ cho mẹ ý nghĩa sâu sắc hơn điển tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi địa ngục.

Ông được thiền sư Thủy Nguyệt (1636- 1704, đã cầu học dòng Thiền Tào Ðộng ở núi Phụng Hoàng, Trung Quốc) truyền tâm ấn. Thủy Nguyệt từng khen ngợi khi cho ông pháp hiệu Thông Giác: Ngươi là con cháu xứng đáng của tông Tào Ðộng.

Ông đã cứu Phật giáo khỏi pháp nạn vào đời vua Lê Hy Tông (1676- 1705). Nhà vua nghe lời các nho thần, ra lệnh cho các sư phải bỏ chùa vào rừng núi tu cho thanh tịnh, không được ở nơi thành thị. Ðại sư Tông Diễn nghe tin này quá đau lòng vì các nhà sư là người chủ trì nghi thức quan hôn tang tế, thầy dạy học chữ Hán, thầy thuốc và người nuôi dạy trẻ mồ côi cho dân làng. Ông liền đến kinh đô, nghĩ kế xin dâng vua viên ngọc quý để được yết kiến vua. Vua không cho ông vào cung, ra lệnh nếu có ngọc, vua sẽ sai quan ra nhận. Sau ba tháng chờ đợi không được vua vời, ông viết một tờ biểu trình bày giáo lý đạo Phật đẹp đẽ như viên ngọc quý soi sáng mười phương, xóa tan mây mờ vô minh. Ông để tờ biểu vào một hộp rất đẹp dán kín lại, rồi trình với quan coi thành: nếu vua không cho sư gặp, xin cử một quan văn thanh liêm trung trực, trai giới ba ngày ra nhận ngọc quý. Vua ưng thuận. Trao hộp cho viên quan, ông căn dặn không được mở ra mà phải trình đến tay vua. Tại triều, vua sai mở hộp, chỉ thấy tờ biểu, vua sai đọc lên. Nghe được lời lẽ trong sáng, ý tứ thâm sâu, vua chợt tỉnh ngộ nhận ra quyết định sai lầm của mình. Vua cho vời ông vào triều, tham vấn đạo lý. Nhân đó vua Lê Hy Tông thâu hồi lệnh đã ban, cho phép các sư được trở về chùa cũ tiếp tục hoằng pháp độ sanh. Ðể chứng tỏ sự thành tâm sám hối, vua sai tạc tượng hình Phật Thích Ca đứng trên lưng nhà vua đang quỳ mọp xuống. Tượng này hiện còn để ở chùa Hòe Nhai, bên chánh điện. Trong cuốn Thiền Tông Bản Hạnh, thiền sư Chân Nguyên ca ngợi sự sáng suốt và tích cực sám hối này cửa vua, gọi Lê Hy Tông là Hoàng Giác Lê Gia(ông vua giác ngộ nhà Lê).

Khi về trụ trì ở chùa Ðông Sơn (Hải Dương), ông ra sức hoằng hóa tông Tào Ðộng. Học giả bốn phương nghe tiếng ông, tới tìm học rất đông. Phái Tào Ðộng nhờ sự truyền bá của ông, trở thành thịnh hành ở Ðàng Ngoài vào cuối thế kỷ 17 qua thế kỷ 18. Ở Ðàng Trong, tông Tào Ðộng được biết đến nhờ nỗ lực của thiền sư Thạch Liêm với sự giúp đỡ nhiệt thành của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1695 (xin xem phần trên).

Năm 1780NGUYỄN GIA THIỀU (1741- 1798) dựng chùa Thiên Tích. Mẹ ông là con gái chúa Trịnh Cương. Năm 1782, ông được chúa Trịnh phong tước Ôn Như Hầu. Ông là người văn võ song toàn. Bức tranh Tống Sơn Ðồ của ông được nhiều người khen ngợi. Các bản nhạc Sở Từ Ðiệu và Trung Sơn AÂm do ông soạn được lưu hành rộng rãi. Ông còn là kiến trúc sư dựng chùa Thiên Tích và trang trí nội thất cho phủ chúa Trịnh. Trong thời gian làm Tổng Binh Hưng Hóa, vì bất mãn với chúa Trịnh, ông hay say sưa. Có lẽ ông nghiên cứu đạo Phật trong thời kỳ này. Năm 1789, Nguyễn Huệ diệt xong chúa Trịnh, kêu gọi nhân sĩ Bắc Hà ra làm việc trở lại, ông giả bệnh và giả điên để từ khước lời mời. Có lẽ ông viết Cung Oán Ngâm Khúc trong giai đoạn này. Trong khúc ngâm 356 câu thơ Nôm theo thể song thất lục bát đó, ông dùng triết lý đạo Phật để giải thích những khổ đau của cuộc đời qua thân phận người cung nữ, một cách tiêu cực nên không tìm được biện chứng giải thoát tích cực của đạo Phật. Theo Nguyễn Hưng Quốc (Vào Cõi Thơ Xưa, tạp chí Thế Kỷ 21 số 15, tháng 7.1990), ngôn ngữ thơ ông nhiều hình ảnh, cực kỳ chải chuốt điêu luyện, mỗi chữ mỗi câu là một cân nhắc đắn đo. Cung Oán Ngâm Khúc là một trong những đỉnh cao của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa qua ảnh hưởng của Phật Giáo trong văn học VN từ giữa thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19.

Năm 1786- 1801Một số chùa trong vùng Ngũ Hành Sơn, Quảng Nam bị tàn phá vì đây là nơi giao chiến giữa quân chúa Trịnh và chúa Nguyễn, giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Lực lượng bảo vệ Ngũ Hành Sơn của Nguyễn Ánh do Nguyễn Công Thái, một cựu tướng Tây Sơn về hàng Nguyễn Ánh. Chiếm được Quảng Nam, quân Tây Sơn lại trưng dụng nhiều chùa làm doanh trại. Trước đó, một số chùa ở Huế như chùa Báo Quốc bị quân Tây Sơn chiếm năm 1776 biến thành nơi trú quân. Chùa Thiền Lâm ở xã An Cựu, Huế, do thiền sư Thạch Liêm xây dựng cũng bị thái sư nhà Tây Sơn (Bùi Ðắc Tuyên) chiếm để ở. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt họ Trịnh, một số chùa ở miền Bắc như chùa Bà Ðá (Linh Quang Tự) bị thiêu hủy.

Sau khi lên ngôi vua (1802), vua Gia Long khuyến khích hoàng tộc tu sửa lại các chùa này. Hoàng hậu Hiếu Khương sửa chùa Bảo Quốc, công chúa Ngọc Nghiên sửa chùa Tuệ Lâm, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu sửa chùa Thiền Lâm, công chúa Ngọc Duệ sửa chùa Thiên Thai ... Năm 1815, vua Gia Long sắc tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua Minh Mạng cho tu sửa chùa Thánh Duyên ở cửa biển Tư Hiền, Thừa Thiên, bị phá hủy trong chiến tranh với quân Tây Sơn.

Năm 1795Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, một tác phẩm độc đáo của Thiền Tông Việt Nam được khắc in rất đẹp. Tác giả là HẢI LƯỢNG Thiền Sư (Ngô Thời Nhiệm 1746- 1803), Hải AÂu ( Vũ Trinh 1726- 1823) và Hải Hòa ( Nguyễn Ðăng Sở). Cả ba đều là những tên tuổi lớn trong văn giới, những trí thức lớn thời đại xuất thân từ các danh gia vọng tộc. Ngô Thời Nhiệm đã từng là Binh Bộ Thượng Thư thời vua Quang Trung, một tay thảo tất cả văn kiện ngoại giao dưới triều Tây Sơn được triều đình nhà Thanh nể vì. Có thể là Ngô Thời Nhiệm đã thai nghén tác phẩm này trong giai đoạn 1782- 1786, khi ông đi trốn sự trả thù của chúa Trịnh Tông (sau khi cướp ngôi chúa của Trịnh Cán).

Trong phần mở đầu, Ngô Thời Nhiệm trình bày tiểu sử ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, rồi viết về ông và tự gọi là Trúc Lâm Ðệ Tứ Tôn( nghĩa là tổ thứ tư). Phần chính của tác phẩm này là 24 chương về 24 Thanh, luận bàn về 24 vấn đề liên hệ đến giáo lý Nho và Phật. Mỗi Thanhbắt đầu bằng một bài dẫn, sau đó là phần trình bày sự kiện có khi được bàn luận ngang dọc giữa thầy trò, sống động như một vở kịch nhưng không cực đoan. Cuối cùng là lời bình giải của thiền sư Hải Lượng (Ngô Thời Nhiệm).

Theo Ðinh Quang Mỹ (Thiền Trúc Lâm ), Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh dùng bút pháp chỉ thẳng của Thiền Tông, văn phong của Nam Hoa Kinh tạo lối hành văn nửa hư nửa thực, vận dụng biện chứng âm dương của Kinh Dịch giải thích các tư tưởng trừu tượng của Ðại Thừa và diễn rộng tư tưởng kinh Lăng Nghiêm để tả các hoạt động cực kỳ tế nhị của chân tâm.

Theo Nhất Hạnh (Nguyễn Lang, VNPGSL 2, tr. 229), Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh không phải là công trình đem đạo Phật về với đạo Nho mà trong đó Nho và Phật không còn phân biệt nữa. Với Hải Lượng, tuệ giác nằm trong lòng sự sống nên cuộc sống là quan trọng chứ không phải hình thái ý thức hệ.

Ngô Thời Nhiệm theo học Phật từ hồi còn trẻ, có thể là với thiền sư Tính Quảng. Lúc làm quan ở trấn Kinh Bắc năm 1775, ông đã dâng Phật hiệu cho cha ông (Ngô Thời Sĩ, người ra lệnh cho con cái chỉ được theo Nho, cấm không được theo Phật hay Lão) là Nhị Thanh Trường Thọ Quán Tự Tại Phúc Lượng Ðại Hải Chân Như Vô Tận Ý Bồ Tát.Vào khoảng 1798- 1799 nhận thấy tương lai nhà Tây Sơn không còn, ông về ẩn dật, lập thiền viện Trúc Lâm ở phường Bích câu. Uy tín của ông đã lôi cuốn được nhiều trí thức lớn vào thiền phái Trúc Lâm. Trước đó, Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh đã ghi có 26 người tham dự cuộc “thiền đàm” này. Chính tại thiền viện Trúc Lâm, ông đã viết Tam Tổ Hành Trạngvề tiểu sử của Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Lê Mạnh Thát (TTTNT, TR.334- 335) cho rằng chính do ảnh hưởng của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thời Nhiệm mà Huyền Quang được coi là tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Theo ông, chính thiền sư Kim Sơn mới là tổ thứ ba của Trúc Lâm, qua sự xác nhận của vua Trần Minh Tông trước khi băng hà vào năm 1358. Năm 1803, Ngô Thời Nhiệm được lệnh triều đình mới ra trình diện Tổng Trấn Bắc Thành và bị vua Gia Long sai đánh đòn tại Văn Miếu. Ông từ trần vì trận đòn nặng tay này.

Sự quy tụ đông đảo trí thức lớn đương thời tại thiền đường Trúc Lâm của Hải Lượng Thiền Sư (vào lúc đường công danh của ông không còn sáng sủa) cho thấy thiền phái Trúc Lâm vẫn tiếp tục trường tồn, chứ không phải bị tàn lụi sau khi tổ Huyền Quang tịch (năm 1334) như một số quan niệm sai lầm hiện nay. Từ thế kỷ 15 , sau khi Lê Lợi dành lại độc lập cho đất nước, lập nhà Hạâu Lê, các công thần như Trần Nguyên Ðán và cháu ngoại ông là Nguyễn Trãi hẳn đã vận động để Phật Giáo trở thành một trong các đề tài thi bắt buộc ở thi Ðình, mà đa số câu hỏi liên hệ tới dòng thiền Trúc Lâm. Trước Hải Lượng Thiền Sư, Chân Nguyên Tuệ Ðăng Thiền Sư (1647- 1726) nỗ lực phục hồi dòng thiền Trúc Lâm bằng cách cho khắc in các tác phẩm của các tổ Trúc Lâm và dặn dò đệ tử tiếp tục công trình này, lại còn viết Thiền Tông Bản Hạnhvề đường lối tu tập của các vị vua đầu nhà Trần. Sau Hải Lượng, thiền sư An Thiền Phúc Ðiền (1790- 1860) viết và cho in Ðại Nam Thiền Uyển Kế Ðăng Lược Lụcvào năm 1858 ghi danh sách 23 vị tổ sư thuộc truyền thống Yên Tử, khởi đầu từ Hiện Quang Tổ Sư (tịch năm 1221) và chấm dứt ở Vô Phiền Ðại Sư. Phần kế tiếp, trong tác phẩm Ngự Chế Thiền Ðiển Thống Yếu Kế Ðăng Lục, thiền sư Như Sơn ghi 6 đời truyền thừa của Chân Nguyên (được coi là nối tiếp truyền thống Trúc Lâm) từ 1700 tới 1850: Như Trừng, Tính Tuyên, Hải Quýnh, Tịch Truyền, Chiếu Khoan và Phổ Tịnh. 

Năm 1826vua MINH MẠNG (1820- 1840) ban sắc dụ khởi đầu việc bổ nhiệm và sắc phong các tăng sĩ. Sắc dụ này bổ nhiệm hai vị sư ở Huế làm trú trì các chùa ở Thủy Sơn (thuộc Ngũ Hành Sơn, Quảng Nam) và 4 nhà sư tháp tùng. Mỗi vị được cấp một chứng thư độ điệp chính thức. Sắc dụ và độ điệp ghi tục danh, không ghi pháp danh. Năm 1830 ,vua triệu tập cao tăng các tỉnh về kinh, giao cho Bộ Lễ xem xét để cấp giới đao và độ điệp. Có tất cả 53 vị được cấp. Theo chế độ bổ nhiệm này, tăng sĩ được phân loại :Tăng Canglà các bậc đại sư cao cấp, Trụ Trìlà vị lãnh đạo tăng chúng trong chùa, Ðại Sư là vị thầy giáo thọ trong chùa,Tăng Chúng là các tăng sĩ còn lại trong chùa. Khi vị trú trì phát triển chùa như chùa Tam Thai, số tăng sĩ tăng thêm gồm: 1 trú trì, 2 đại sư, 7 tăng chúng. Vì chùa Tam Thai lớn nhất nên vị trú trì được sắc phong Tăng Cangvà trở thành vị lãnh đạo các chùa tại hòn Thủy Sơn. Trong Ngũ Hành Sơn, Thủy Sơn được coi là ngọn núi của chùa chiền. Ðại sư Từ Trí (tục danh Nguyễn Viết Lư) là người đầu tiên được sắc phong Tăng Cang dưới triều Minh Mạng. Chức Tăng Cang được ban từ thời Gia Long. Năm 1815 vua Gia Long triệu thỉnh thiền sư Mật Hoàng từ chùa Thập Tháp (Bình Ðịnh) về kinh, ban cấp chứng chỉ Tăng Cang và giao cho trú trì tổ đình Quốc AÂn (do tổ Nguyên Thiều khai sơn).

Thời vua Minh Mạng, các tăng sĩ được triều đình trợ cấp hàng tháng như sau: Tăng Cang1 vuông gạo ( 40 lít) và 3 quan tiền, Trụ Trì 1 vuông gạo và 2 quan tiền, Tăng Chúng2 vuông gạo và 1 quan tiền. Tăng Cang được triều đình cấp mũ Hiệp Chưởngđể đội khi vào triều. Loại mũ này sau đó được dùng trong những pháp hội trai đàn. Ngày nay, trong những lễ lớn, các Trưởng Lão Hòa Thượng cũng đội mũ này. HT Thanh Ninh Tâm Tịnh, tổ khai sơn chùa Tây Thiên (Huế) cũng chế ra Áo Nhật Bìnhlàm lễ phục cho chư tăng.

Vua Minh Mạng muốn thống nhất việc tu hành Phật giáo nên ra lệnh các sư sãi Việt gốc Miên phải mặc áo cổ vuông và ăn chay như các sư Ðại Thừa nhưng bị người Việt gốc Miên tại miền Nam phản đối quyết liệt, nhà vua phục thiện đành bãi bỏ lệnh này. Ðể giữ giới không sát sanh, sư sãi Việt gốc Miên không ăn chay, chỉ cần không tự tay giết con vật là đủ. Họ đắùp y để hở vai phải nên áo không có cổ.

Năm 1847thời vua Thiệu Trị (1841- 1847) tổng đốc NGUYỄN ÐĂNG GIAI (mất năm 1854) giúp tổng đốc Hà Nội Ðặng Văn Hòa trùng tu chùa Một Cột và tô lại tượng. Ông cũng xây dựng chùa Liên Trì. Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện sau khi ca ngợi công trạng của ông trong những lãnh vực khác, đã phê phán các hoạt động Phật sự của ông như sau:tiếc vì chuộng đạo Thích, dựng chùa thờ Phật, luôn mê hoặc người.

Năm 1849ÐOÀN VĂN HUYÊN (1807- 1856) khai lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tại chùa Long Kiến ở núi Báu (Bửu Sơn), Long Xuyên. Ông sanh tại Sa Ðec, làm nghề nông thường đọc sách Phật từ lúc còn trẻ. Năm 1849 nông dân mất mùa lại bị bệnh thời khí hoành hành ở miền Nam, ông lái xuồng đi nhiều nơi chữa bệnh cho nhiều người bằng nước lạnh và phù chú vừa khuyên bệnh nhân tu niệm. Do đó nhiều người theo ông, coi ông như vị Phật sống.Chính ông cũng tự nhận là Phật Thầy. Bấy giờ thời vua Tự Ðức, tổng đốc An Giang nghi ông muốn nổi loạn, bắt ông tại vùng Long Kiến đưa về Châu Ðốc xét xử về tội “gian đạo sĩ ”. Nhưng ông được tha tội, chỉ bị bắt buộc phải tu tại chùa Long Kiến. Tại đây có lẽ ông quy y với vị trú trì là HT Tiên Giác Hải Tịnh, được mang pháp danh Pháp Tạng, đạo hiệu Giác Linh, đời 38 phái Lâm Tế dòng Bổn Nguyên (như ghi trong mộ bia của ông bên hông Tây An Cổ Tự). Có tài liệu cho rằng ông còn cầu pháp với HT trú trì chùa Long Thạnh, Bà Hom. Trong năm 1849 tại chùa Long Kiến, ông lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ðệ tử của ông sau này xưng tụng ông là Phật Thầy Tây An và gọi chùa Long Kiến là Tây An Cổ Tự. Sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Hòa Hảo, Tây An Cổ Tự trở thành chùa lớn thứ hai của đạo Hòa Hảo. Năm 1975, Cộng Sản dành quyền quản lý, giao cho 2 cán bộ trông coi. Họ cấu kết với các cán bộ địa phương đem bán đi nhiều cổ vật quý giá được coi là bảo vật của chùa.

Bửu Sơn Kỳ Hương được coi là hình thức địa phương hóa Phật giáo trong môi trường nông dân chất phác, ít học của đồng bằng Nam Bộ. Ðoàn Văn Huyên chủ trương một pháp môn dễ hiểu, dễ áp dụng: Tùy trình độ và hoàn cảnh mà hóa độ – Hành sử tứ ân là ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn Tam Bảo và ơn đồng bào nhân loại - Thiền Tịnh song tu, vừa tu Thiền vừa trì niệm danh hiệu A Di Ðà để được vãng sanh – Phước Huệ song tu. Ông để lại cuốn Sấm Giảng bằng chữ Nôm, được Lê Mạnh Thái dịch ra quốc nhữ và sẽ cho xuất bản trong bộ Tổng Tập Văn Học Phật Giáo.

Tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương có những người trở thành anh hùng dân tộc kháng chiến chống thực dân Pháp như Trương Công Ðịnh (1820- 1864, chiếm tỉnh Gò Công năm 1862), Nguyễn Trung Trực (1837- 1868, đốt tàu chiến Esperance của Pháp trên sông Nhật Tảo năm 1861), Trần Văn Thành (?- 1873) khởi nghĩa tại Láng Linh năm 1867.

Ðệ tử của Phật Thầy Tây An cho rằng sau khi tịch, ông qua 4 lần chuyển kiếp thị hiện nơi Ðức Phật Trùm ở núi Tà Lơn, đức Bổn Sư núi Tượng, Sư Vãi Bán Khoai ở Cao Miên và Ðức Huỳnh Giáo Chủ ở làng Hòa Hảo. Ðức Phật Trùm xuất hiện năm 1868, sử dụng lòng phái màu đỏ có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông là người gốc Miên, truyền đạo sang cả đất Miên, bị thực dân Pháp bắt đi đầy một thời gian. Ðược thả về, ông tịch tại núi Tà Lơn năm 1875.

Ðức Bổn Sư núi Tượng là Ngô Lợi (1831- 1890), lập đạo Tứ AÂn Hiếu Nghĩa năm 1872 tại xã An Lộc, An Giang, khai triển nguyên lý Hành Sử Tứ AÂnvà sử dụng lòng phái có dấâu Bửu Sơn Kỳ Hương. Pháp tu của Tứ AÂn Hiếu Nghĩa tổng hợp: trì niệm theo Thiền Tịnh – Xử sự theo Nho giáo – Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo – Ấn quyết, thần chú theo Mật giáo. Trong 12 năm (1876- 1888) thực dân Pháp với tay sai đắc lực là Tổng đốc Trần Bá Lộc đã đàn áp vô cùng dã man đạo này cả thảy 7 lần (đốt chùa, đốt nhà, bắt bớ tra tấn tín đồ...). Sau khi Ngô Lợi tịch, không có ai đủ khả năng nối pháp nên pháp môn này bị phân hóa trầm trọng.

Sư Vãi Bán Khoai được coi là một nhà sư dáng gầy, ăn mặc kiểu đàn bà, chèo thuyền bán khoai vừa đọc giảng “Sấm Giảng Người Ðời”, một bài kệ lục bát dài vừa có tính cách khuyến tu, vừa là sấm ký. Ông xuất hiện năm 1902, một thời gian ngắùn sau thì mất dạng.

Năm 1859Hòa Thượng AN THIỀN PHÚC ÐIỀN (1790- 1860) chùa Liên Tông (Hà Ðông) chỉ đạo các đệ tử ông tại chùa Bồ Sơn (Bắc Ninh) thực hiện bản khắc gỗ 5 tác phẩm Thiền Tông đời Trần gọi là Truyền Ðăng Ngũ Quyển Tân Tưgồm: Thiền Uyển Tập Anh, Thánh Ðăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Thiền Ðiển Thống Yếu Kế Ðăng Lục và một số tài liệu khác ông gọi là “ngoại khoa tạp lục”. Ông viết bài tựa cho tác phẩm này. Những bản khắc gỗ này được bảo quản gần 100 năm thì bị một số người lấy làm củi nấu cơm trong thời chiến tranh 1946- 1954! 

Bộä sách quan trọng của ông Ðạo Giáo Nguyên Lưu (3 quyển), còn có tên là Tam Giáo Thông Khảo., có lẽ được in năm 1845 vì bài tựa do Nguyễn Ðại Phương viết vào năm này. Quyển thứ nhất nói về đạo Phật qua các đề mục về: việc du học của thiền sư Tính Tuyền Trạm Công, các bản kinh khắc ở nước ta, khởi thủy Thiền học nước ta, các tháp Phật ở nước ta, Thiền phái Vô Ngôn Thông, các danh tăng ở triều đình, các danh tăng đời Lê, các danh tăng đời Lý, các danh tăng đời Trần, Thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Thiền phái Thảo Ðường, những truyền thuyết kỳ bí liên quan đến các thiền sư nước ta qua các triều đại, danh từ Phật học và các thần thoại Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam.Quyển hai và ba nói về Khổng và Lão Giáo. Bộ sách này sẽ được Lê Mạnh Thát dịch và giới thiệu trong tương lai trong bộ Tổng Tập Văn Học Phật Giáo.

Ông là người khai sơn chùa Thiên Quang (núi Ðại Hùng, Hà Nội). Nhất Hạnh (VNPG SL 2, tr. 252 và 255) cho rằng An Thiền Phúc Ðiền là hai người (An Thiền và Phúc Ðiền).

Năm 1861- 1865tháng 2. 1861, quân Pháp do đô đốc Charner chỉ huy đánh chiếm đồn Kỳ Hòa ở Gia Ðịnh. Sau đó quân Pháp trưng dụng 4 ngôi chùa nổi tiếng của Gia Ðịnh là chùa Khải Tường, Cây Mai, Kiểng Phước và đền Hiếu Trung lập phòng tuyến gọi là “Lignes des Pagodes” (phòng tuyến các chùa). Tượng Phật bị lôi ra ngoài, sư tăng bị đuổi khỏi chùa. Chùa Khải Tường từng được sắc phong là “Quốc AÂn Khải Tường”, xây năm 1843, sau này bị Pháp biến luôn thành trường học. Chùa Kiểng Phước tới năm 1866 chỉ còn vài thanh gỗ mục. Chùa Cây Mai bị biến thành lô cốt rồi thành nhà giam. Ðền Hiếu Trung còn lại vài bức tường nằm trong doanh trại lính Pháp. Quân Pháp cũng cho triệt hạ nhiều chùa khác: chùa Pháp Võ và Kim Tiên ở Chợ Quán (1863), chùa Phước Hưng ở Chợ Lớn (1864), chùa Kim Chương, Phật Lớn gần thành Ô Ma, chùa Phước Hải ở khu bệnh viện Chợ Rẫy sau này, Chùa Gia Ðiền ở Chợ Quán (1865).

Tháng 6. 1867 Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, lập chính quyền bảo hộ trên toàn Nam Bộ. Cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết bằng thuốc độc ngày 7 tháng 8. 1867.

Pháp bắt các tăng sĩ đi lính và đóng thuế thân, các chùa muốn tổ chức trường hương (an cư kiết hạ) phải xin phép trước. Hậu quả của pháp nạn này tại miền Nam có thể thấy qua bản phúc trình chép tay “Monographie de la province de Gia Dinh” của J.Ch. Balencie năm 1899: Gia Ðịnh lúc đó có 305 chùa, trong đó có 43 chùa Hoa. Tu sĩ có 82 tăng, 49 ni. Phật tử 211,194. Nghĩa là trên phân nửa chùa không có tăng ni coi sóc. Phúc trình năm 1902 của cùng tác giả cho biết tình hình Phật giáo tại Gia Ðịnh 3 năm sau: 412 chùa, 132 tăng, 55 ni, 212,194 Phật tử (PGNB, tr.31).

Năm 1866Ðoàn Hữu Trưng, con rể Tùng Thiện Vương, cùng hai em vận động đám dân công xây lăng Tự Ðức ở làng An Truyền, Huế nổi loạn để tôn Ðinh Ðạo (con của Hồng Bảo là người anh bị truất của vua Tự Ðức) lên làm vua. Họ sử dụng chày đâm vôi của các thợ xây lăng dùng làm võ khí nên gọi là Giặc Chày Vôi. Ðoàn Hữu Trưng là người tài hoa, soạn bài vè lục bát Trung Nghĩa ca dài 498 câu trong thời gian bị giam kể lại diễn tiến cuộc nổi loạn này. Ông vận đọâng được các chùa Long Quang, Pháp Vân làm chỗ cất dấu chày vôi. Nhiều học tăng các chùa cũng tham dự cuộc khởi nghĩa này. Quân khởi nghĩa lên tới ngàn người tuyên bố bãi bỏ việc xây lăng, truất phế đương kim hoàng đế, lập Ðinh Ðạo làm vua. Ðêm 8 tháng 9 (năm Bính Dần) họ đã tiến vào được nội cung, suýt giết được vua Tự Ðức thì Ðoàn Hữu Trưng cho dừng lại để rước Ðinh Ðạo vào nội cung nên bị quân triều đình phản công, dẹp tan. Các người lãnh đạo bị bắt và bị xử tử, tăng ni bị bắt hoàn tục gần hết. Kinh đô lúc đó chỉ còn 24 ngôi chùa với 24 vị trú trì mà thôi.

Sự trả thù của vua Tự Ðức tạo nên một pháp nạn nặng nề tại miền Trung. Hoàng phi Lệ Thiên, chánh cung của vua Tự Ðức là đệ tử của thiền sư Liễu Triệt, đã khẩn khoản xin vua tha tội chết cho nhiều tăng ni.

Tự Ðức (1847- 1883) thực ra không phải là ông vua kỳ thị Phật Giáo. Năm 1849 vua ra lệnh các chùa công như Thiên Mụ, Giác Hoàng, Thánh Duyên, Tam Thai ... mỗi chùa phải được chủ trì bởi một Tăng Cang(có lãnh lương bổng của triều đình) để lo việc tu học của tăng chúng. Năm 1853 ông lại ban cấp ruộng đất cho các chùa Thiên Mụ, Diệu Ðế, Thánh Duyên, Linh Hựu, Long Quang, Tam Thai, Ứng Chân và Khải Tường. Thời Tự Ðức, trong những lễ Phật lớn, tăng ni các nơi vân tập về chùa Báo Quốc ở Huế nghe các vị cao tăng thuyết pháp từ một đài cao được dựng để tôn vinh các ngài.

Năm 1884Pháp đánh Bắc Kỳ từ tháng 11.1983. Ngày 6.6.1884 Việt Pháp ký hòa ước Patenôtre: lãnh thổ VN chia làm 3 phần, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Trung Kỳ (từ Bình Thuận tới Thanh Hóa) và Bắc Kỳ chịu quyền bảo hộ của Pháp nhưng dưới hai chế độ cai trị khác nhau. Khâm sứ Trung Kỳ hội các quan triều Nguyễn tại tòa Khâm làm lễ thủ tiêu (nấu chảy) ấn của nhà Thanh phong vương cho vua Gia Long ( bằng bạc mạ vàng nặng khoảng 6 kg), tượng trưng cho sự chấm dứt uy quyền của nhà Thanh đối với triều đình nhà Nguyễn. 

Pháp chiếm đóng và triệt hạ nhiều chùa tại Hà Nội. Tất cả những chùa quanh hồ Hoàn Kiếm đều bị quân đội Pháp hoặc cơ quan phụ thuộc chiếm giữ. Năm 1889, Pháp phá hủy chùa Quan Thượng. Tháp Báo Thiên chùa Sùng Khánh xây từ đời vua Lê Thánh Tông ( cao 12 tầng, tốn tồng ngàn cân đồng để đúc đại hồng chung) bị tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Ðộ (1813- 1888) hiến cho Giám Mục Puginier phá đi để xây nhà thờ lớn Hà Nội.

Năm 1885Tôn Thất Thuyết tung ra bài hịch Cần Vương, nhân danh vua Hàm Nghi, dùng lời lẽ lâm ly bi thiết kêu gọi toàn dân hãy đồng tâm nêu cao tinh thần kháng chiến giải phóng đất nước. Nhiều chùa từ Bình Ðịnh Phú Yên trở ra tới Thanh Nghệ Tĩnh được coi là những căn cứ của phong trào Cần Vương. Quân Pháp từ Vinh và Ðồng Hới kéo ra bắn giết và đốt phá các chùa rồi tập trung người theo đạo Chúa về gần đồn binh để chiêu mộ đi lính cho Pháp. Các lãnh tụ phong trào Cần Vương ra lệnh đốt phá các nhà thờ để trả thù, tạo cơ hội cho các linh mục tuyên truyền con chiên bổn đạo quay lại chống lực lượng kháng chiến Cần Vương.

Năm 1893(năm Thành Thái thứ năm), các Thái Giám trong triều lo khi chết không người cúng tế, nên tu sửa chùa Từ Hiếu ở Huế thành đồ sộ nguy nga để làm nơi gởi nắm xương tàn. Họ đóng góp của cải để dành, mua ruộng đất cúng chùa và xin Vua cùng vương phi ban cấp tiền bạc, vật liệu tu bổ chùa. Ðạo dụ năm 1836 được khắc vào bia trước trường Quốc Tử Giám của vua Minh Mạng cấm Thái Giám hưởng tước quan trường và dự vào việc nước đã chận đứng sự lạm quyền và giới hạn bổng lộc của các Thái Giám. Thời vua Thành Thái, số Thái Giám chỉ còn 15 người.

Từ Hiếu là tên chùa do vua Tự Ðức ban cho năm 1849 để ca ngợi hiếu hạnh của thiền sư Nhất Ðịnh (Tánh Thiên, 1784- 1847). Ông xuất gia năm 18 tuổi, thọ đại giới với thiền sư Mật Hoằng tại chùa Quốc AÂn năm 1814. Năm 1816, ông làm trú trì chùa Báo Quốc (Huế). Năm 1835, bộ Lễ cung thỉnh ông làm trú trì chùa Linh Hựu. Nhân dịp này, vua Minh Mạng khen ông “giới luật nghiệm tịnh, thiền cơ thâm đạt”.Năm 1839, ông được sắc phong làm tăng cang chùa Giác Hoàng. Năm 1843, được tin mẹ già đau nặng không người coi sóc, ông xin từ bỏ chức trú trì hai chùa lớn, từ khước mọi sự cúng dường, lên núi Dương Xuân lập Am An Dưỡng bằng tranh, cuốc đất trồng rau bắp phụng dưỡng mẹ già. Thầy thuốc chuẩn bệnh cho mẹ, bảo phải ăn cá tươi. Ông tự mình xuống chợ Bến Ngự mua cá về và tự làm cho mẹ ăn. Dân chúng dị nghị, báo cho quan. Sau khi điều tra hư thực, các quan trong triều càng thêm khâm phục sự hy sinh vô ngại vì hiếu hạnh của ông. Họ thường tới vấn đạo ông và xin ông cho phép dựng chùa thay cho Am bằng tranh, nhưng ông không chịu. Mãi tới năm 1848, sau khi ông tịch, đệ tử của ông là thiền sư Hải Thiệu (tịch năm 1899) mới chịu khởi công xây chùa. Vị trú trì cuối cùng của chùa Từ Hiếu trên danh nghĩa là HT Trừng Quang (tức sư ông Nhất Hạnh, người không được phép trở lại VN từ năm 1966). Hiện nay chùa Từ Hiếu là đạo tràng tu học trang nghiêm, liên tục của gần 100 tăng sĩ do TT Thái Hòa coi sóc, mặc dù không được chính quyền công nhận.

Năm 1898cuộc khởi nghĩa chống pháp do VÕ TRỨù lãnh đạo ở Phú Yên năm 1898 được gọi là Giặc Thầy Chùa.Võ Trứ là đệ tử trụ cột của sơn tăng Thầy Ðá Bạc ở hang Ðá Bạc, Bình Ðịnh. Lực lượng chủ yếu của cuộc khởi nghĩa này là tăng sĩ và Phật tử. Chí sĩ Trần Cao Vân được coi là cố vấn, có tham dự cuộc họp chuẩn bị khởi nghĩa vào rằm tháng bảy năm trước (1897). Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, tất cả các chùa trong hai tỉnh Phú Yên và Bình Ðịnh đều bị lục soát, khám đường nào cũng có các nhà sư bị bắt nhốt.

Tại miền Bắc, sư VƯƠNG QUỐC CHÍNH lãnh đạo Hội Thượng Chíquy tụ được hàng ngàn tăng sĩ và hàng vạn Phật tư,û luôn cả một số tín đồ đạo Chúa từ Nghệ An tới Bắc Ninh. Khi cuộc tấn công của phong trào này vào Hà Nội đêm 5 tháng 12. 1898 bị thất bại, quân Pháp tấn công kịch liệt nghĩa quân các tỉnh Hà Ðông, Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa bị quân Pháp đánh bại, từ Bắc Ninh vào tới Nghệ An tăng sĩ và Phật tử bị bắt , tù đầy và xử tử không kể xiết (VNPGSL, tập 3).

---o0o---


Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]