- Lời giới thiệu
- 1. Bồ Tát Quán Âm chọn đạo tràng
- 2. Quán Âm khiêu
- 3. Long nữ bái Quán Âm
- 4. Chữ tâm trên đá (hay Quán Âm độ Thiện Tài)
- 5. Quán Âm độ Vi Đà
- 6. Quán Âm độ Di Lặc
- 7. Quán Âm và 18 vị La Hán
- 8. Quán Âm thâu Tứ Đại Kim Cang
- 9. Quán Âm thu phục Già Lam
- 10. Quán Âm không chịu đi
- 11. Hải thiên Phật quốc
- 12. Tháp Đa Bảo
- 13. Hai rùa nghe pháp
- 14. Đài Thiên đăng
- 15. Đoản cô đạo đầu
- 16. Bát giác đình
- 17. Thung lũng cát bay
- 18. Cổ Phật động
- 19. Kỷ bảo lĩnh
- 20. Quán Âm và thổ địa
- 21. Hoa Đạo vẽ trộm tượng La Hán
- 22. Chuông thần
- 23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa
- 24. Giếng thần tiên
- 25. Tám bức tranh Quán Âm
- 26. Bạch y Quán Âm
- 27. Bia dương chi Quán Âm
- 28. Đa bảo Quán Âm
- 29. Tống tử Quán Âm
- 30. Thủy nguyệt Quán Âm
- 31. Mã đầu Quán Âm
- 32. Thánh Quán Âm
- 33. Quán Âm hiến sò
- 34. Ngao đầu Quán Âm
- 35. Quán Âm, vợ Mã Lang
- 36. Quán Âm ba mặt
- 37. Cá ngao kéo kinh Phật
- 38. Truyền tích am Mai Phúc
- 39. Truyền tích núi Cẩm Bình
- 40. Cõng đá lui quân giặc
- 41. Hòa thượng giả bị phạt
- 42. Lầu Quán Âm
- 43. Quán Âm trì kinh
- 44. Quán Âm trị chuột tinh
- 45. Trói quỷ la sát
- 46. Quán Âm đi chân đất
- 47. Quán Âm bán dầu
- 48. Hòa thượng Trúc Thiền vẽ Bồ Tát Quán Âm
- 49. Chuyện lạ của Hòa Thượng Nhất Phong
- 50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm
- 51. Quán Âm ngàn mắt ngàn tay
Tu Tập Hạnh Bồ Tát
Truyền Thuyết Bồ Tát Quan Âm
38. Truyền Tích Am Mai Phúc
Nguồn: Tủ sách Rộng mở tâm hồn
Những năm cuối triều Tây Hán có một vị quan huyện họ Mai tên Phúc, tự là Tử Chân. Ông là người cương chính, không biết a dua nịnh nọt, có mấy lần dâng biểu lên Hoàng Đế khuyến thỉnh vua nên trừ diệt bọn loạn thần phản tặc, trọng dụng những vị trung thần hiền lương, cải thiện những tệ đoan trong chính sách trị dân để trung hưng nhà Hán.
Nhưng ông khổ tâm khuyên giải mà chẳng có ích lợi gì. Một hôm Mai Phúc đi tản bộ dạo chơi ở ngoài thành, chợt thấy vài ba đứa bé trong thôn bắt được một chú chim nhỏ. Thấy dáng điệu chú chim tội nghiệp đáng thương, ông bèn đưa tiền cho mấy đứa bé xin chuộc nó. Càng nhìn ông càng thấy thương, bèn nhấc tay lên, chú chim tung cánh bay lên trên không, lượn vài vòng giống như một đóa mây ngũ sắc rực rỡ, rồi bay đi mất.
Mai Phúc quay bước trở về nhà, trong lòng cảm thấy hân hoan vui vẻ. Bỗng có hai tên lính lệ của nha môn ùa đến, dùng xiềng xích trói ông lại kéo đi.
Thì ra Vương Mãng soán vị lên ngôi vua, vì sợ dân chúng không thần phục nên hễ ai phản đối thì muốn giết cho tận gốc đi. Mai Phúc là một trong số những người đó. Thế là Mai Phúc biến thành một tên tội phạm, bị áp giải về kinh đô.
Một bữa trưa nọ, chú chim sặc sỡ ngày nào đột nhiên bay đến nhẹ nhàng đậu lên vai ông, gật gật đầu, vẫy vẫy cánh, rung rung bộ lông tuyệt đẹp của mình, rồi “phù” một tiếng, bay vút lên trên không. Ngay sau đó, có tiếng sét đánh “ầm”, trời đất tối sầm, đất cát bay mù mịt. Gông cùm trên thân Mai Phúc bị một tảng đá bay lên đập nát, và hai tên công sai hai bên thì bị một trận cuồng phong cuốn đi mất.
Đến khi mây tan gió lặng thì Mai Phúc đã đến bờ biển Đông Hải không biết tự bao giờ. Đang lúng túng không biết phải làm gì, bỗng có một chiếc thuyền nhỏ không buồm không lái bồng bềnh trôi đến trước mặt ông. Thế là ông lồm cồm bò lên thuyền.
Khi Mai Phúc còn nằm trên thuyền nửa mê nửa tỉnh thì thuyền đã trôi đến bờ biển của Phổ Đà Sơn và dừng lại. Ông giương mắt nhìn, chỉ thấy trên đảo có những hàng cây xanh rì tỏa bóng mát, hoa trái sum suê. Thế là ông vội vàng trèo mau lên núi.
Hái quả trên cây dùng bữa xong, Mai Phúc cảm thấy toàn thân sảng khoái, chân tay nhẹ nhàng lanh lẹ. Trèo lên đến đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn ra xa, ông thấy những cánh buồm trắng dật dờ điểm trên mặt biển mênh mông, núi cao lên tận mây trời, xung quanh thì chim ca bướm lượn. Mai Phúc cảm thấy vui thích, bèn tìm đến một động đá vào đó ẩn cư, tĩnh tọa luyện đan.
Vài trăm năm sau, Bồ Tát Quán Âm tạo lập đạo tràng tại Phổ Đà Sơn. Một hôm, ngài đi tản bộ đến Tây Thiên, thấy Mai Phúc tóc bạc phau phau, da dẻ hồng hào, cốt cách phi phàm, biết rằng ông đã tu tiên đắc đạo, nên cố ý hỏi :
– Cửa Phật thuyết Pháp tụng kinh để siêu độ chúng sinh, còn ông ở đây xây vạc tu hành để làm gì thế ?
Mai Phúc nhìn ngài Quán Âm, không tìm ra lời để đáp. Ngài nói tiếp :
– Ông chỉ muốn trốn tránh thế giới loạn lạc để tự mình no đủ, có biết là chúng sinh phàm trần đang chịu khổ đau không? Sao không vì dân mà đi trừ yêu ma?
Ngài Quán Âm nói xong, quay lưng lướt đi.
Càng suy nghĩ, Mai Phúc càng thấy lời nói của Quán Âm Bồ Tát rất có lý. Thế là một đêm sáng trăng, ông bước ra khỏi động luyện đan, rời Phổ Đà Sơn, đi vân du phát thuốc cứu thế.
Mai Phúc làm được rất nhiều việc cứu tế trong dân gian. Vì thế, để kỷ niệm Mai Phúc, dân gian bèn dựng một cái am bên cạnh động luyện đan của ông, đặt tên là am Mai Phúc, rồi còn đắp tượng của ông, đặt ngồi bên cạnh ngài Quán Âm.
;