- 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
- 2. Tổ A-Nan (Ananda) Sanh sau Phật 30 năm
- 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn
- 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn
- 5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka) Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn
- 6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika) Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn
- 11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 12. Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha ) Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 14. Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva) Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 17. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 18. Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) Cuối thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 20. Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata) Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 21. Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu) Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 22. Tổ Ma-Noa-La (Manorhita) Đầu thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 23. Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena) Giữa thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
- 24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 26. Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 27. Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.
- 29. Tổ Huệ Khả
- 30. Tổ Tăng Xán
- 31. Tổ Đạo Tín
- 32. Tổ Hoằng Nhẫn
- 33. Tổ Huệ Năng
33 Vị Tổ Ấn Hoa
19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu Thế Kỷ Thứ Tám Sau Phật Niết-Bàn.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Ngài dòng Bà-la-môn ở nước Nguyệt-Chí. Gia đình Ngài trước kia giàu có, song cha Ngài vì bịnh tham tiếc chỉ một bề bo bo giữ của. Nhơn việc con chó nằm ngoài rèm,gặp Tổ Già-Da-Xá-Đa giải nghi, Ngài phát tâm theo đạo Phật,
xuất gia thọ giới. Sau khi được được Tố Xá-Đa phó chúc và truyền tâm pháp, Ngài đi vân du khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh. Ngài đi giáo hóa đến miền Trung-Ấn,trên đường gặp một du khách tên Xà-Dạ-Đa đến lễ bái Ngài, Ông hỏi:
-Nhà con cha mẹ đều kính Tam-Bảo tu hành đúng pháp, mà sao nhiều bệnh hoạn, làm việc gì thất bại việc ấy. Hàng xóm gần nhà con,có người hung bạo giết hại làm ác càng ngày càng nhiều, mà thân thể khỏe mạnh, ra làm việc đều được như ý. Như vậy, nhơn quả nghiệp báo đâu không phải nói suông ư ? Con rất nghi lẽ nầy, mong Ngài giải nghi.
Ngài bảo: -Phật nói nghiệp báo thông cả ba đời, bởi do đời trước tạo nghiệp lành nên đời nầy hưởng quả lành. Dù đời nầy có làm ác thì quả ác sẽ chịu ở đời sau. Cho nên, có người đời nầy tuy làm lành mà đời nầy không hưởng được quả lành, vì nghiệp ác trước mạnh hơn. Có người đời nầy tuy làm ác mà không chịu quả ác, vì nghiệp lành trước mạnh hơn. Nếu do đời nầy không được quả lành, rồi lại tạo ác, thì đời sau càng sa vào đường ác. Nếu do đời nầy được quả lành, rồi lại tạo lành, thì đời sau càng tiến trên đường lành. Lại, có người đời trước làm lành được nửa đời, đổi sang làm ác, đến đời nầy nửa đời trước hưởng phước, nửa đời sau mắc họa.
Hiện nay cha mẹ ông và người hàng xóm lẽ báo ứng thiện ác cũng giống như thế, bởi nghiệp đời trước chiêu cảm nên vậy. Đâu thể căn cứ trong hiện đời mà hiểu được ? -Dạ-Đa nghe giải liền tan hết nghi ngờ. Ngài dạy thêm:
-Tuy ông đã tin nghiệp ba đời, mà chưa rõ nghiệp từ hoặc sanh, hoặc nhơn thức có, thức y nơi bất giác, bất giác y nơi
tâm. Song tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn kém, lặng lẽ linh thông.Ông
nếu vào pháp môn nầy có thể đồng với chư Phật, tất cả thiện, ác,hữu vi,vô vi, đều như mộng huyễn. Dạ-Đa nghe được lời nầy liền phát huệ đời trước,bèn xin xuất gia. Ngài hỏi: -Ông người xứ nào ? Cha mẹ còn chăng ? Nếu thật tâm cầu đạo, nên trở về nhà xin với cha mẹ, xin xong trở lại cũng chẳng muộn. Dạ-Đa thưa: -Con là người Bắc-Ấn,cách đây hơn ba ngàn dặm, đâu thể trở lại được. Xin thỉnh Ngài đến xứ con, cho gia đình con cúng dường và nhơn đó con được xuất gia. Ngài bằng lòng, thầy trò và đồ chúng đồng sang Bắc-Ấn. Đến nhà, Dạ-Đa xin phép cha mẹ được xuất gia. Ngài làm lễ xuất gia và truyền giới cụ túc cho Dạ-Đa tại một ngôi tháp cổ, nơi quê hương của Dạ-Đa. Một hôm, Ngài gọi Dạ-Đa đến dặn dò:-Xưa Phật ghi rằng ngươi sẽ làm Tổ thứ hai mươi,nay ta trao pháp nhãn tạng cho ngươi, ngươi khéo giữgìn và truyền bá. Nghe ta nói kệ:Tánh thượng bổn vô sanh,Vị đối cầu nhơn thuyết, Ư pháp ký vô đắc,Hà
hoài quyết bất quyết. Dịch: Trên tánh vốn không sanh, Vì đối người cầu nói, Nơi pháp đã không được, Đâu cần giải chẳng giải. -Lại dặn: -Kệ nầy là lời diệu, do Như-Lai thấy tánh thanh tịnh nói ra, ngươi nên vâng giữ. Dạ-Đa cung kính đảnh lễ vâng dạy. Ngài ngồi ngay trên tòa chấp tay hở ra như hoa sen nở, phóng hào quang sáng suốt soi khắp trong chúng, rồi yên lặng thị tịch.Toàn chúng xây tháp phụng thờ.
Gửi ý kiến của bạn