- 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
- 2. Tổ A-Nan (Ananda) Sanh sau Phật 30 năm
- 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn
- 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn
- 5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka) Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn
- 6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika) Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn
- 11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 12. Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha ) Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 14. Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva) Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 17. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 18. Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) Cuối thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 20. Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata) Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 21. Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu) Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 22. Tổ Ma-Noa-La (Manorhita) Đầu thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 23. Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena) Giữa thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
- 24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 26. Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 27. Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.
- 29. Tổ Huệ Khả
- 30. Tổ Tăng Xán
- 31. Tổ Đạo Tín
- 32. Tổ Hoằng Nhẫn
- 33. Tổ Huệ Năng
33 Vị Tổ Ấn Hoa
16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu Thế Kỷ Thứ Bảy Sau Phật Niết-Bàn.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Ngài dòng Phạm-Ma ở nước Ca-Tỳ-La, Thuở nhỏ đã có sẵn lòng mộ đạo. Khi lớn do cơ duyên trong vườn có cây mọc nấm, Tổ Đề-Bà giải thích nhơn do,mà Ngài được xuất gia. Sau khi được truyền tâm ấn,Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa nhơn gian,lần lượt đến phía Nam thành Thất-La-Phiệt gặp sông Kim-Thủy. Ngài bảo chúng :
-Các ngươi biết chăng ? Vừa thấy bóng năm đức Phật hiện dưới dòng sông, ta lấy bát mút nước nếm có mùi vị lạ, ngược dòng sông nầy chừng năm trăm dặm sẽ có bực chí nhơn ở, hiệu là Tăng-Già-Nan-Đề.
Ngài bèn dẫn chúng theo ven bờ sông trở lên,quả nhiên thấy Nan-Đề đang ngồi thiền trong thất đá.Ngài và đồ chúng
dừng lại xem,chờ đến bảy ngày Nan-Đề mới xuất định. Ngài hỏi Nan-Đề: -Thân ông định hay tâm ông định ?
Nan-Đề đáp: -Thân tâm đều định. –Thân tâm đều định sao có xuất nhập ? –Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định,như vàng ở trong giếng,vàng ra ngoài giếng,thể vàng vẫn yên lặng. -Nếu vàng ở trong giếng,vàng ra ngoài giếng,thể vàng không động tịnh,thì vật gì ra vào ? - ? Đã thừa nhận vàng
ra vào mà thể vàng không động tịnh. -Nếu vàng ở trong giếng thì ra là vật gì ? –Vàng,nếu ra ngoài thì ở trong giếng không phải vàng,Vàng nếu ở trong giếng thì ra không phải vật. –Nghĩa nầy không đúng. –Lý kia chẳng nhằm. –Nghĩa
nầy đã ngã. –Nghĩa kia chẳng thành. –Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành. –Nghĩa ta tuy thành mà pháp không có ta. –Nghĩa ta đã thành vì ta mà không ta. –Ta mà không ta lại thành nghĩa gì ? –Vì ta không ta nên thành nghĩa của ngươi. –Nhơn giả thờ vị thánh nào mà được ấy ? -Thầy ta là Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà chứng được
. Nan-Đề tán thán : -Cúi đầu lễ Đề-Bà,người tạo thành nhơn giả. Vì nhơn giả , tôi muốn thờ nhơn giả. Ngài bảo : -Vì ta đã, ngươi cần thấy ta ta. Ngươi nếu thờ nơi ta, biết ta chẳng ta ta.
Nan-Đề tâm được rỗng rang liền đảnh lễ nói kệ :
Tam giới nhất minh đăng, Hồi quang nhi chiếu ngã, Thập phương tất khai lãng, Như nhật hư không trụ.
Dịch : Ba cõi một ngọn đèn, Ánh sáng soi chiếu con, Mười phương đều sáng lạng, Như mặt trời trong không.
Nan-Đề nói kệ xong,lại đảnh lễ cầu xin thế độ. Ngài bảo: -Tâm ngươi tự tại chẳng lệ thuộc vào ta,cần gì nương nhờ mà cầu giải thoát. Một hôm, Ngài gọi Nan-Đề đến bảo :-Nay ta đã già không còn ở đời bao lâu, đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao lại cho ngươi. Nghe ta nói kệ :
Ư pháp thật vô chứng, Bất thủ diệc bất ly, Pháp phi hữu vô tướng, Nội ngoại vân hà khởi.
Dịch : Nơi pháp thật không chứng, Chẳng giữ cũng chẳng lìa, Pháp chẳng tướng có không, Trong ngoài do đâu khởi.
Nan-Đề nghe kệ xong càng thêm cung kính, nói kệ tán thán :
Thiện tai đại thánh giả, Tâm minh du nhật nguyệt, Nhất quang chiếu thế giới, Ám ma vô bất diệt.
Dịch : Lành thay ! bậc đại thánh, Tâm sáng như nhật nguyệt, Ánh sáng chiếu thế giới, Ma tối diệt hết sạch.
Ngài ngồi trên tòa lặng lẽ thị tịch. Bốn chúng xây tháp cúng dường.
Gửi ý kiến của bạn