- Lời tựa
- Chương Một - Đạp thanh du xuân
- Chương Hai - Kim Trọng về thụ tang
- Chương Ba - Kiều gặp Thúc Sinh
- Chương Bốn - Kiều xuất gia
- Chương Năm - Kiều gặp Từ Hải
- Chương Sáu - Kim Trọng sang vườn Thúy
- Chương Bảy - Vương Kim cùng chiếm bảng
- Chương Tám - Bẽ bàng vì mấy đường tơ
- Phụ lục: Một số tác phẩm khác của Viên Ngoại Nguyễn Khắc Nhân
Vườn Thơ Viên Ngoại
Lời Tựa
Viên Ngoại Nguyễn Khắc Nhân
Nguồn: Viên Ngoại Nguyễn Khắc Nhân
Nhân ngày cuối năm tôi được nghe truyện Ông Táo là một truyện tình tay ba chưa đến hồi kết thúc, mà đến ngày nay còn truyền tụng mãi ở trong đầu óc dân gian Việt Nam, khi nghe xong tôi lại thoáng nghĩ đến truyện Kiều của Tố Như tử, cũng là một chuyện tình tay ba, tình chị duyên em, Tố Như đã khéo đem những nét Văn hoá và Phong tục đặc thù của dân Việt Nam, cùng Đạo đức của những bậc Thánh Hiền vào trong thi ca thành một áng văn lục bát bất hủ, có người cho rằng Tố Như vì thương tiếc nhà Lê mà đặt ra, theo ngụ ý thì chính vì Tố Như đã nhìn thấy cái nền Văn Hóa cổ sơ cái Đạo đức của bậc Thánh Hiền đang bị cái trào lưu Văn hoá mới xô về dĩ vãng, nên trước khi lìa đời Ngài có đọc hai hai câu;
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Tạm dịch
Ba trăm năm lẻ và sau nữa
Không biết còn ai khóc Tố Như
Đấy chính là ý tưởng của Truyện Kiều.
Từ ngày Truyện Kiều ra đời đã có rất nhiều Thi sĩ trong và ngoài nước bàn luận dịch thuật, tham khảo và phê bình, vẽ rắn thêm chân, mục đích cũng chỉ là bảo vệ và phát huy nền Văn hoá đặc thù cố sơ này mà thôi. Gần đây nhân lúc nhàn rỗi, tôi có phỏng theo truyện Kiều mà phác họa ra một Đề Tài mới gọi là GỢI LẠI KHÚC ĐOẠN TRƯỜNG, rồi họa thành những bài thơ Thất ngôn bát cú gọi là thơ đường, nhưng không phải là mượn lối thơ đường luật chính cống Tiền Đường, Hậu Đường, mà chỉ là mượn lối thơ đường mà vịnh cho dễ đọc diễn tả theo như ý trong truyện Kiều, cốt sao đọc cho được thông lại dễ hiểu là được.
Tản Đà có nói:
Có kẹo có câu là sách
Chẳng lề chẳng lối cũng văn chương
Trong một bài vịnh đây có khi nói đến hai ba đề tài, nên không dám gọi là thơ Đường chính cống được.
Tôi là một Đông Y Sĩ chuyên nghiệp năm nay 88 tuổi không hành nghề từ năm mới sang đoàn tụ mà chỉ tham khảo về Đông Y Mạch Lý, nên có nhiều thời gian thư nhàn, viết ra nhiều về các tài liệu Y Học Cổ Truyền, vả lại cái học lực của tôi chỉ hạn hẹp trong phần Y học nên các Thi Văn không được dồi dào ý tứ, câu thơ có nhiều chổ không chải chuốt bóng bẩy gọn gàng, mong rằng quý vị thông cảm, nếu có sai lầm sơ xuất phần nào xin vui lòng chỉ giáo, tôi sẳn lòng lĩnh hội và cảm tạ.
Tập "Gợi Lại Khúc Đoạn Trường" này có hơn một trăm bài, để mua vui trong lúc trà dư tử hậu, cho đở nhớ quê hương, lời nói trên là một vài dòng về tựa đề với câu:
“Đọc Kiều từ thuở mười hai
Mà lòng vẫn thích vẫn nhai truyện Kiều”
Viên Ngoại Nguyễn Khắc Nhân
Mùa Xuân Năm Mậu Tý 2008
Gửi ý kiến của bạn