Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [08]

22/04/201317:52(Xem: 3853)
Phần [08]


Tạng Luật
Vinaya Pitaka

Tiểu Phẩm
Cullavagga

Tỳ kheo Indachanda Nguyệt Thiêndịch

----oOo----

IV. Chương Dàn Xếp (tiếp theo)

8. Sự tranh tụng:

[632] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo tranh cãi với các tỷ-kheo ni, các tỷ-kheo ni cũng tranh cãi với các tỷ-kheo. Tỷ-kheo Channa sau khi theo phe các tỷ-kheo ni cũng tranh cãi với các tỷ-kheo và được xem là thuộc phe các tỷ-kheo ni. Các tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao tỷ-kheo Channa sau khi theo phe các tỷ-kheo ni lại tranh cãi với các tỷ-kheo và được xem là thuộc phe các tỷ-kheo ni?

Rồi các tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói …(như trên)…, có đúng không vậy?

- Đúng vậy, bạch Thế Tôn.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, đây là bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[633] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo tranh cãi rằng: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," "Đây là Luật," "Đây không phải là Luật," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy là phạm tội," "Điều ấy là không phạm tội," "Điều ấy là tội nhẹ," "Điều ấy là tội nặng," "Tội sám hối được," "Tội không sám hội được," "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ở đây, việc nào là xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, đặt tên cho một sự việc mới được thành tựu đưa đến gây gỗ (vipaccatāya vohāro medhagam-), việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

[634] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo khiển trách một vị tỷ-kheo với sự hư hỏng vì giới, hoặc với sự hư hỏng về sở hành, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc (amusampavaṅkatā), sự xúi giục (abbhussahanatā), sự khích động (anubalappadānam-), việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[635] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tội là thế nào? Năm nhóm tội [*] là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội [*] là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tội.

[*] Năm nhóm tội là: Pārājika, Saṅghādisesa, Nissaggiya pācittiya, Pācittiya, và Dukkata (tức là Bất cộng trụ, Tăng tàng, Ưng xả đối trị, Ưng đối trị, và Tác ác. Thêm vào Thullaccaya và Dubbhāsita là bảy (tức là Trọng tội và Ác khẩu).

[636] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là thế nào? Việc gì của hội chúng cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với sự thỏa thuận (apalokanakammam-), hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[637] Nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là gì? Có sáu nguyên nhân tranh cãi là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Có ba nguyên nhân không tốt đẹp là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và ba nguyên nhân tốt đẹp là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Sáu nguyên nhân tranh cãi nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này vị tỷ-kheo trở nên giận dữ có sự hằn học. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng (Tăng); vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn các học giới. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng (Tăng)…, có sự thực hành không trọn vẹn các học giới, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng là sự tranh cãi không đem lại lợi ích cho nhiều người không đem lại an lạc cho nhiều người, không đem lại sự tấn hóa cho nhiều người, không đem lại lợi ích mà đem lại khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan và khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên nỗ lực đạt đến sự chấm dứt chính cái nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính cái nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

[638] Này các tỷ-kheo, còn có điều khác nữa: Có vị tỷ-kheo trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng (Tăng); vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn các học giới. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng (Tăng)…, có sự thực hành không trọn vẹn các học giới, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng là sự tranh cãi không đem lại lợi ích cho nhiều người không đem lại an lạc cho nhiều người, không đem lại sự tấn hóa cho nhiều người, không đem lại lợi ích mà đem lại khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan và khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên nỗ lực đạt đến sự chấm dứt chính cái nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính cái nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Sáu nguyên nhân tranh cãi này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

[639] Ba nguyên nhân không tốt đẹp nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo tranh cãi do tâm tham lam, tranh cãi do tâm xấu xa, tranh cãi do tâm mê muội rằng: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," "Đây là Luật," "Đây không phải là Luật," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy là phạm tội," "Điều ấy là không phạm tội," "Điều ấy là tội nhẹ," "Điều ấy là tội nặng," "Tội sám hối được," "Tội không sám hội được," "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ba nguyên nhân không tốt đẹp này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

[640] Ba nguyên nhân tốt đẹp nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo tranh cãi không do tâm tham lam, tranh cãi không do tâm xấu xa, tranh cãi không do tâm mê muội rằng: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," …(như trên)… "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ba nguyên nhân tốt đẹp này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

[641] Nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là gì? Có sáu nguyên nhân khiển trách là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Có ba nguyên nhân không tốt đẹp là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có ba nguyên nhân tốt đẹp là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cơ thể (thân) cũng là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và lời nói (khẩu) cũng là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[642] Sáu nguyên nhân khiển trách nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này vị tỷ-kheo trở nên giận dữ có sự hằn học. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng (Tăng); vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn các học giới. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng (Tăng)…, có sự thực hành không trọn vẹn các học giới, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng là sự khiển trách không đem lại lợi ích cho nhiều người không đem lại an lạc cho nhiều người, không đem lại sự tấn hóa cho nhiều người, không đem lại lợi ích mà đem lại khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan và khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên nỗ lực đạt đến sự chấm dứt chính cái nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính cái nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

[643] Này các tỷ-kheo, còn có điều khác nữa: Có vị tỷ-kheo trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng (Tăng); vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn các học giới. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng (Tăng)…, có sự thực hành không trọn vẹn các học giới, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng là sự khiển trách không đem lại lợi ích cho nhiều người không đem lại an lạc cho nhiều người, không đem lại sự tấn hóa cho nhiều người, không đem lại lợi ích mà đem lại khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan và khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên nỗ lực đạt đến sự chấm dứt chính cái nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Này các tỷ-kheo, nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính cái nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Sáu nguyên nhân khiển trách này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[644] Ba nguyên nhân không tốt đẹp nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo khiển trách một vị tỷ-kheo do tâm tham lam, khiển trách do tâm xấu xa, khiển trách do tâm mê muội với sự hư hỏng về giới, hoặc với sự hư hỏng về sở hành, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng.

Ba nguyên nhân không tốt đẹp này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[645] Ba nguyên nhân tốt đẹp nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo khiển trách một vị tỷ-kheo không do tâm tham lam, khiển trách không do tâm xấu xa, khiển trách không do tâm mê muội với sự hư hỏng về giới, với sự hư hỏng về sở hành, với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng.

Ba nguyên nhân tốt đẹp này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[646] Cơ thể (thân) như thế nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? Trong trường hợp này, có vị có màu da tối, có vóc dáng xấu xí, dị dạng (okotimako), nhiều bệnh: hoặc là chột mắt, hoặc là chân bị tật, hoặc bị què, hoặc bị liệt, các vị khiển trách vị kia về điều ấy. Cơ thể (thân) như thế ấy là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[647] Lời nói (khẩu) như thế nào là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? Trong trường hợp này, có vị có giọng nói gắt gỏng, có tật cà lăm, có giọng nói khàn khàn, các vị khiển trách vị kia về điều ấy. Lời nói (khẩu) như thế ấy là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

[648] Nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tội là gì? Sáu nguồn gốc sanh khởi sự phạm tội là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tội. Có sự phạm tội sanh khởi từ thân, không phải từ lời nói, không phải từ ý nghĩ. Có sự phạm tội sanh khởi từ lời nói, không phải từ thân, không phải từ ý nghĩ. Có sự phạm tội sanh khởi từ thân và từ lời nói, không phải từ ý nghĩ. Có sự phạm tội sanh khởi từ thân và từ ý nghĩ, không phải từ lời nói. Có sự phạm tội sanh khởi từ lời nói và từ ý nghĩ, không phải từ thân. Có sự phạm tội sanh khởi từ thân, từ lời nói, và từ ý nghĩ.

Sáu nguồn gốc sanh khởi sự phạm tội này là nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến tội.

[649] Nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là gì? Có một nguyên nhân của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là: Hội chúng.

[650] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tốt, là xấu, hay là không tốt không xấu?

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có thể là tốt, có thể là xấu, có thể là không tốt không xấu.

[651] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo tranh cãi do tâm bất thiện: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," …(như trên)… "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ở đây, việc nào là xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, đặt tên cho một sự việc mới được thành tựu đưa đến gây gỗ (vipaccatāya vohāro medhagam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được gọi là xấu.

[652] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tốt là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo tranh cãi do tâm thiện: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," …(như trên)… "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ở đây, việc nào là xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, đặt tên cho một sự việc mới được thành tựu đưa đến gây gỗ (vipaccatāya vohāro medhagam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được gọi là tốt.

[653] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là không tốt không xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo tranh cãi do tâm vô ký: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," …(như trên)… "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ở đây, việc nào là xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, đặt tên cho một sự việc mới được thành tựu đưa đến gây gỗ (vipaccatāya vohāro medhagam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được gọi là không tốt không xấu.

[654] Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tốt, là xấu, hay là không tốt không xấu?

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có thể là tốt, có thể là xấu, có thể là không tốt không xấu.

[655] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo do tâm bất thiện khiển trách một vị tỷ-kheo với sự hư hỏng vì giới, với sự hư hỏng về sở hành, với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc (amusampavaṅkatā), sự xúi giục (abbhussahanatā), sự khích động (anubalappadānam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được gọi là xấu.

[656] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tốt là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo do tâm thiện khiển trách một vị tỷ-kheo với sự hư hỏng vì giới, với sự hư hỏng về sở hành, với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc (amusampavaṅkatā), sự xúi giục (abbhussahanatā), sự khích động (anubalappadānam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được gọi là tốt.

[657] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là không tốt không xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo do tâm vô ký khiển trách một vị tỷ-kheo với sự hư hỏng vì giới, với sự hư hỏng về sở hành, với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc (amusampavaṅkatā), sự xúi giục (abbhussahanatā), sự khích động (anubalappadānam-), việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được gọi là không tốt không xấu.

[658] Sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt, là xấu, hay là không tốt không xấu?

Sự tranh tụng liên quan đến tội có thể là xấu, có thể là không tốt không xấu, không có sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt.

[659] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tội là xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, (vị tỷ-kheo) biết, nhận thức được, rồi cố ý làm tới, và vi phạm; việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến tội được gọi là xấu.

Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến tội là không tốt không xấu là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, (vị tỷ-kheo) không biết, không nhận thức được, không cố ý làm tới, và vi phạm; việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến tội được gọi là không tốt không xấu.

[660] Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tốt, là xấu, hay là không tốt không xấu?

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có thể là tốt, có thể là xấu, có thể là không tốt không xấu.

[661] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là xấu là như thế nào? Hành sự nào hội chúng thực thi với tâm bất thiện: là hành sự với sự thỏa thuận (apalokanakammam-), hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, (hay là) hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư; việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được gọi là xấu.

[662] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tốt là như thế nào? Hành sự nào hội chúng thực thi với tâm tâm thiện: là hành sự với sự thỏa thuận (apalokanakammam-), hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư; việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được gọi là tốt.

[663] Ở đây, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là không tốt không xấu là như thế nào? Hành sự nào hội chúng thực thi với tâm vô ký: là hành sự với sự thỏa thuận (apalokanakammam-), hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư; việc ấy tức là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được gọi là không tốt không xấu.

[664] (Một việc có thể) là sự tranh cãi (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, là sự tranh cãi không là sự tranh tụng, là sự tranh tụng không là sự tranh cãi, vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi (hay không)?

(Một việc) có thể là sự tranh cãi (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có thể là sự tranh cãi không là sự tranh tụng, có thể là sự tranh tụng không là sự tranh cãi, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

[665] Ở đây, việc nào là sự tranh cãi (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo tranh cãi rằng: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," …(như trên)… "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Ở đây, việc nào là xung đột, gây gỗ, tranh luận, tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, đặt tên cho một sự việc mới được thành tựu đưa đến gây gỗ (vipaccatāya vohāro medhagam-); việc ấy là sự tranh cãi (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Ở đây, việc nào là sự tranh cãi không là sự tranh tụng? Mẹ tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với mẹ, cha tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với cha, anh em trai tranh cãi với anh em trai, anh em trai tranh cãi với chị em gái, chị em gái tranh cãi với anh em trai, bạn bè tranh cãi với bạn bè; việc ấy là sự tranh cãi không là sự tranh tụng.

Ở đây, việc nào là sự tranh tụng không là sự tranh cãi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; việc ấy là sự tranh tụng không là sự tranh cãi.

Ở đây, việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi? Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

[666] (Một việc có thể) là sự khiển trách (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, là sự khiển trách không là sự tranh tụng, là sự tranh tụng không là sự khiển trách, vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách (hay không)?

(Một việc) có thể là sự khiển trách (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có thể là sự khiển trách không là sự tranh tụng, có thể là sự tranh tụng không là sự khiển trách, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

[667] Ở đây, việc nào là sự khiển trách (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo khiển trách một vị tỷ-kheo với sự hư hỏng vì giới, với sự hư hỏng về sở hành, với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về sự nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc (amusampavaṅkatā), sự xúi giục (abbhussahanatā), sự khích động (anubalappadānam-); việc ấy là sự khiển trách (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Ở đây, việc nào là sự khiển trách nào không là sự tranh tụng? Mẹ khiển trách con trai, con trai khiển trách mẹ, cha khiển trách con trai, con trai khiển trách cha, anh em trai khiển trách anh em trai, anh em trai khiển trách chị em gái, chị em gái khiển trách anh em trai, bạn bè khiển trách bạn bè; việc ấy là sự khiển trách không là sự tranh tụng.

Ở đây, việc nào là sự tranh tụng không là sự khiển trách? Sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi; việc ấy là sự tranh tụng không là sự khiển trách.

Ở đây, việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

[668] (Một việc có thể) là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tội, là sự phạm tội không là sự tranh tụng, là sự tranh tụng không là sự phạm tội, vừa là sự tranh tụng vừa là sự phạm tội (hay không)?

(Một việc) có thể là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tội, có thể là sự phạm tội không là sự tranh tụng, có thể là sự tranh tụng không là sự phạm tội, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là sự phạm tội.

[669] Ở đây, việc nào là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến phạm tội? Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy là sự phạm tội (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến tội.

Ở đây, việc nào là āpatti (sự phạm tội) không là sự tranh tụng? Quả vị Nhập Lưu (Sotāpatti), sự thành đạt (samāpatti) (đây là nghệ thuật chơi chữ với từ āpatti); việc ấy là āpatti (sự phạm tội) không là sự tranh tụng.

Ở đây, việc nào là sự tranh tụng không là sự phạm tội? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách; việc ấy là sự tranh tụng không là sự phạm tội.

Ở đây, việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là sự phạm tội? Sự tranh tụng liên quan đến tội vừa là sự tranh tụng vừa là sự phạm tội.

[670] (Một việc có thể) là nhiệm vụ (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, là nhiệm vụ không là sự tranh tụng, là sự tranh tụng không là nhiệm vụ, vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ (hay không)?

(Một việc) có thể là nhiệm vụ (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có thể là nhiệm vụ không là sự tranh tụng, có thể là sự tranh tụng không là nhiệm vụ, có thể vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

[671] Ở đây, việc nào là nhiệm vụ (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, Việc nào của hội chúng cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với sự thỏa thuận (apalokanakammam-), hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư; việc ấy là nhiệm vụ (hoặc là) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Ở đây, việc nào là nhiệm vụ không là sự tranh tụng? Nhiệm vụ của thầy giáo thọ, nhiệm vụ của thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị chung thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị chung thầy giáo thọ; việc ấy là nhiệm vụ không là sự tranh tụng.

Ở đây, việc nào là sự tranh tụng không là nhiệm vụ? Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy là sự tranh tụng không là nhiệm vụ.

Ở đây, việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

9. Chỉ định cách dàn xếp một sự tranh tụng:

[672] - Một sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp?

- Một sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu bởi hai cách dàn xếp: cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách thuận theo số đông.

- Nếu có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không đạt được một cách dàn xếp là thuận theo số đông, thì có thể làm yên ổn bằng cách hành xử Luật với sự hiện diện hay không?

- Nên giải thích cho vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này các tỷ-kheo tranh cãi: "Đây là Pháp," "Đây không phải là Pháp," "Đây là Luật," "Đây không phải là Luật," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thực hiện," "Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ quy định," "Điều ấy là phạm tội," "Điều ấy là không phạm tội," "Điều ấy là tội nhẹ," "Điều ấy là tội nặng," "Tội sám hối được," "Tội không sám hội được," "Tội xấu xa," hoặc "Tội không xấu xa." Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy, này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, sự hiện diện của hội chúng là gì? Cần nhiều tỷ-kheo có khả năng cho các hành sự và các vị ấy đã đi đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng gởi sự tùy thuận đã được đem lại, trong khi hiện diện các vị không phản đối; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của hội chúng. Và ở đây, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật là gì? Pháp nào, Luật nào, lời giảng dạy nào của bậc Đạo Sư giải quyết sự tranh tụng ấy; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của Pháp, là sự hiện diện của Luật. Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị tranh cãi, vị tranh cãi với vị ấy, cả hai phe đối địch của sự kiện đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[673] Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo ấy không thể giải quyết sự tranh tụng ấy tại trú xứ ấy, này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ấy nên đi đến một trú xứ có nhiều tỷ kheo hơn. Này các tỷ-kheo, trong lúc đang đi trên đường đến trú xứ kia, nếu các tỷ-kheo ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, sự hiện diện của hội chúng là gì? Cần nhiều tỷ-kheo có khả năng cho các hành sự và các vị ấy đã đi đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng gởi sự tùy thuận đã được đem lại, trong khi hiện diện các vị không phản đối; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của hội chúng. Và ở đây, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật là gì? Pháp nào, Luật nào, lời giảng dạy nào của bậc Đạo Sư giải quyết sự tranh tụng ấy; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của Pháp, là sự hiện diện của Luật. Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị tranh cãi, vị tranh cãi với vị ấy, cả hai phe đối địch của sự kiện đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[674] Này các tỷ-kheo, trong lúc đang đi trên đường đến trú xứ kia, nếu các tỷ-kheo ấy không thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỷ-kheo, sau khi đi đến trú xứ kia, các tỷ-kheo ấy nên nói các tỷ-kheo thường trú như vầy: "Bạch chư đại đức, sự tranh tụng này đã sanh khởi như vầy, đã diễn tiến như vầy, lành thay xin các đại đức hãy giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo sư, như thế ấy sự tranh tụng này có thể được giải quyết một cách tốt đẹp." Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo thường trú thâm niên hơn và các tỷ-kheo đi đến là kém thâm niên, này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo thường trú nên nói với các tỷ-kheo đi đến như vầy: "Này các đại đức, các vị hãy chờ ở một bên trong chốc lát để chúng tôi còn hội ý." Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo thường trú kém thâm niên và các tỷ-kheo đi đến là thâm niên hơn, này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo thường trú nên nói với các tỷ-kheo đi đến như vầy: "Bạch chư đại đức, như vậy thì xin các vị hãy chờ ở đây trong chốc lát để chúng tôi còn hội ý."

Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo thường trú trong lúc hội ý khởi lên như vầy: "Chúng ta không thể giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo sư được," các tỷ-kheo thường trú không nên nhận lãnh sự tranh tụng ấy. Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo thường trú trong lúc hội ý khởi lên như vầy: "Chúng ta có thể giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo sư được," các tỷ-kheo thường trú ấy nên nói với các tỷ-kheo đi đến như vầy: "Này các đại đức, nếu các vị trình bày cho chúng tôi sự tranh tụng này đã sanh khởi như thế nào và đã diễn tiến như thế nào, thì chúng tôi sẽ giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư theo cách mà theo cách ấy (sự tranh tụng này) sẽ được giải quyết tốt đẹp; như thế chúng tôi sẽ nhận lãnh sự tranh tụng này. Này các đại đức, nếu các vị không trình bày cho chúng tôi sự tranh tụng này đã sanh khởi như thế nào và đã diễn tiến như thế nào, thì chúng tôi sẽ giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư theo cách mà theo cách ấy (sự tranh tụng này) sẽ không được giải quyết tốt đẹp. Như vậy thì chúng tôi sẽ không nhận lãnh sự tranh tụng này." Này các tỷ-kheo, sau khi xem xét kỷ lưỡng như vậy, các tỷ-kheo thường trú nên nhận lãnh sự tranh tụng ấy.

Này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo đi đến ấy nên nói với các tỷ-kheo thường trú như vầy: "Chúng tôi sẽ trình bày sự tranh tụng này đã sanh khởi như thế nào và đã diễn tiến như thế nào. Nếu các đại đức có thể giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư trong giới hạn chừng ấy thời gian (ettakena vā ettakena vā antarena), như thế ấy (sự tranh tụng) sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp; như vậy, chúng tôi sẽ giao phó sự tranh tụng này cho các đại đức. Nếu các đại đức không thể giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư trong giới hạn chừng ấy thời gian, như thế ấy, (sự tranh tụng) sẽ không được giải quyết một cách tốt đẹp; như vậy, chúng tôi sẽ không giao phó sự tranh tụng này cho các đại đức. Chính chúng tôi sẽ là người chủ trì sự tranh tụng này." Này các tỷ-kheo, sau khi xem xét kỷ lưỡng như vậy, các tỷ-kheo đi đến nên giao phó sự tranh tụng ấy cho các tỷ-kheo thường trú.

Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo ấy có thể giải quyết cuộc tranh tụng ấy, này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[675] Này các tỷ-kheo, nếu trong khi các tỷ-kheo ấy phán xét sự tranh tụng ấy, các lời bàn cãi bất tận được sanh khởi nhưng không một lời phát biểu nào có ý nghĩa; này các tỷ-kheo, ta cho phép giải quyết sự tranh tụng như thế ấy theo lối đại biểu (ubbāhikāya). Theo lối đại biểu, cần chỉ định một vị tỷ-kheo hội đủ mười điều kiện: (là vị) có giới hạnh, sống thu thúc theo sự hạn chế của giới bổn Pātimokkha, thành tựu trong lãnh vực tánh hạnh, thấy được sự nguy hiểm trong những tội lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các học giới; là vị đa văn, nắm giữ và tích lũy các điều đã được nghe, các Pháp nào là tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, có ý nghĩa, có văn tự, công bố về phạm hạnh thanh tịnh một cách đầy đủ trọn vẹn, các Pháp có hình thức như thế được (vị ấy) nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, dùng trí quán sát, dùng tri kiến phân tích; cả hai bộ giới bổn Pātimokkha đã khéo được truyền thừa từng chi tiết đến vị ấy, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được phán xét theo từng bài kinh, theo từng ý nghĩa; vị ấy thiện xảo trong Luật không có bối rối; là vị có năng lực để làm cho cả hai phe đối địch của sự kiện phải tin tưởng, suy nghĩ lại, hiểu được, thấy được, và làm cho hoan hỷ; khéo léo giải quyết sự tranh tụng đã được diễn tiến; hiểu được sự tranh tụng; hiểu được nguyên cớ của sự tranh tụng; biết được sự chấm dứt của sự tranh tụng; biết được đường lối thực hành để chấm dứt sự tranh tụng. Và này các tỷ-kheo, ta cho phép chỉ định theo lối đại biểu một vị tỷ-kheo hội đủ mười điều kiện này.

[676] Và này các tỷ-kheo, nên chỉ định như vầy: Trước hết, vị tỷ-kheo ấy cần được yêu cầu; sau khi yêu cầu, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Trong khi chúng ta phán xét sự tranh tụng này, các lời bàn cãi bất tận được sanh khởi nhưng không một lời phát biểu nào có ý nghĩa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Trong khi chúng ta phán xét sự tranh tụng này, các lời bàn cãi bất tận được sanh khởi nhưng không một lời phát biểu nào có ý nghĩa. Hội chúng chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Đại đức nào thỏa thuận với việc chỉ định vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu, xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Vị tỷ-kheo tên (như vầy) và tên (như vầy) đã được hội chúng chỉ định để giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu. Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[677] Này các tỷ-kheo, nếu các tỷ-kheo ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[678] Này các tỷ-kheo, trong khi các vị ấy đang phán xét sự tranh tụng ấy, nếu ở đó, có vị tỷ-kheo là vị Pháp sư nhưng kiến thức của vị ấy không được truyền thừa và sự phân tích không có phương pháp; trong khi không xem xét ý nghĩa ẩn sau các văn tự, vị ấy lại phủ nhận ý nghĩa. Các tỷ-kheo ấy cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Xin các đại đức hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vị Pháp sư nhưng kiến thức của vị ấy không được truyền thừa và sự phân tích không có phương pháp; trong khi không xem xét ý nghĩa ẩn sau các văn tự, vị ấy lại phủ nhận ý nghĩa. Nếu là thời điểm thích hợp cho các đại đức, chúng ta nên loại ra vị tỷ-kheo tên (như vầy) và những người còn lại (chúng ta) sẽ giải quyết sự tranh tụng này.

Này các tỷ-kheo, nếu sau khi loại tỷ-kheo ấy ra, các vị tỷ-kheo ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[679] Này các tỷ-kheo, trong khi các vị ấy đang phán xét sự tranh tụng ấy, nếu ở đó, có vị tỷ-kheo là vị Pháp sư và kiến thức của vị ấy được truyền thừa nhưng sự phân tích không có phương pháp; trong khi không xem xét ý nghĩa ẩn sau các văn tự, vị ấy lại phủ nhận ý nghĩa. Các tỷ-kheo ấy cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Xin các đại đức hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo tên (như vầy) là vị Pháp sư và kiến thức của vị ấy được truyền thừa nhưng sự phân tích không có phương pháp; trong khi không xem xét ý nghĩa ẩn sau các văn tự, vị ấy lại phủ nhận ý nghĩa. Nếu là thời điểm thích hợp cho các đại đức, chúng ta nên loại ra vị tỷ-kheo tên (như vầy) và những người còn lại (chúng ta) sẽ giải quyết sự tranh tụng này.

Này các tỷ-kheo, nếu sau khi loại tỷ-kheo ấy ra, các vị tỷ-kheo ấy có thể giải quyết sự tranh tụng ấy; này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[680] Này các tỷ-kheo, nếu các vị tỷ-kheo ấy không thể giải quyết sự tranh tụng ấy theo lối đại biểu, này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ấy nên giao lại sự tranh tụng ấy cho hội chúng:

- Bạch chư đại đức, chúng tôi không thể giải quyết sự tranh tụng này theo lối đại biểu, chính hội chúng hãy giải quyết sự tranh tụng này.

Này các tỷ-kheo, ta cho phép giải quyết sự tranh tụng như thế thuận theo số đông. Nên chỉ định vị phân phát thẻ (salākaggāhāpako) là vị tỷ-kheo hội đủ năm điều kiện: là vị không thể bị chi phối bởi sự ưa thích; vị không thể bị chi phối bởi sự sân hận; vị không thể bị chi phối bởi sự si mê; vị không thể bị chi phối bởi sự sợ hãi; và vị ấy biết (thẻ) đã được nhận hay không được nhận.

…(như trên)…

Tỷ-kheo tên (như vầy) đã được hội chúng chỉ định là vị phân phát thẻ. Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Các thẻ nên được vị tỷ-kheo phân phát thẻ phân phát ra. Khi có đông hơn các tỷ-kheo là các vị nói đúng Pháp lên tiếng, sự tranh tụng ấy nên được giải quyết như thế ấy. Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, sự hiện diện của hội chúng là gì? Cần nhiều tỷ-kheo có khả năng cho các hành sự và các vị ấy đã đi đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng gởi sự tùy thuận đã được đem lại, trong khi hiện diện các vị không phản đối; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của hội chúng. Và ở đây, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật là gì? Pháp nào, Luật nào, lời giảng dạy nào của bậc Đạo Sư giải quyết sự tranh tụng ấy; ở đây điều ấy là sự hiện diện của Pháp, là sự hiện diện của Luật. Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị tranh cãi, vị tranh cãi với vị ấy, cả hai phe đối địch của sự kiện đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc thuận theo số đông? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự thuận theo số đông; ở đây điều ấy là ở trong việc thuận theo số đông. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[681] Vào lúc bấy giờ, ở Sāvatthi có một sự tranh tụng đã sanh khởi như vầy và đã diễn tiến như vầy. Khi ấy, các tỷ-kheo không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của hội chúng ở Sāvatthi, các vị ấy đã nghe được rằng: "Nghe nói ở một trú xứ nọ, có nhiều trưởng lão cư ngụ là các vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, các vị nắm giữ Pháp, các vị nắm giữ Luật, các vị thuộc lòng các đầu đề, là các bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là các vị ưa thích các học giới. Nếu các trưởng lão ấy giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư thì như thế sự tranh tụng này sẽ được giải quyết tốt đẹp." Sau đó, các tỷ-kheo ấy đã đi đến trú xứ nọ và nói với các trưởng lão ấy rằng:

- Bạch các ngài, sự tranh tụng này đã sanh khởi như vầy và đã diễn tiến như vầy. Bạch các ngài, thật tốt đẹp thay các trưởng lão giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư, như thế sự tranh tụng này sẽ được giải quyết tốt đẹp.

Khi ấy, các trưởng lão ấy (nghĩ rằng): "Sự tranh tụng ở Sāvatthi đã được hội chúng giải quyết như thế ấy là đã được giải quyết tốt đẹp," rồi đã giải quyết sự tranh tụng ấy y như vậy.

Khi ấy, các tỷ-kheo kia không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của hội chúng ở Sāvatthi, không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của nhiều vị trưởng lão, các vị ấy đã nghe được rằng: "Nghe rằng ở một trú xứ nọ, có ba vị trưởng lão cư ngụ…(như trên)…có hai vị trưởng lão cư ngụ…(như trên)… có một vị trưởng lão cư ngụ là vị đa văn, thông thạo các bộ kinh, vị nắm giữ Pháp, vị nắm giữ Luật, vị thuộc lòng các đầu đề, là bậc trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, chu đáo, là vị ưa thích các học giới. Nếu vị trưởng lão ấy giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư thì như thế sự tranh tụng này sẽ được giải quyết tốt đẹp." Khi ấy, các tỷ-kheo ấy đã đi đến trú xứ nọ và nói với vị trưởng lão ấy rằng:

- Bạch ngài, sự tranh tụng này đã sanh khởi như vầy và đã diễn tiến như vầy. Bạch ngài, thật tốt đẹp thay ngài trưởng lão hãy giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo sư, như thế sự tranh tụng này sẽ được giải quyết tốt đẹp.

Khi ấy, vị trưởng lão ấy (nghĩ rằng): "Sự tranh tụng ở Sāvatthi đã được hội chúng giải quyết như thế ấy, sự tranh tụng đã được nhiều vị trưởng lão giải quyết như thế ấy, sự tranh tụng đã được ba vị trưởng lão giải quyết như thế ấy, sự tranh tụng đã được hai vị trưởng lão giải quyết như thế ấy là đã được giải quyết tốt đẹp," rồi vị ấy đã giải quyết sự tranh tụng ấy y như vậy.

Khi ấy, các tỷ-kheo kia không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của hội chúng ở Sāvatthi, không hài lòng với ối giải quyết tranh tụng của nhiều vị trưởng lão, không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của ba vị trưởng lão, không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của hai vị trưởng lão, không hài lòng với lối giải quyết tranh tụng của một vị trưởng lão, nên đã đi đến gặp đức Thế Tôn, đến rồi đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, sự tranh tụng ấy đã được dứt điểm, đã được yên lặng, đã được giải quyết, đã được giải quyết tốt đẹp. Này các tỷ-kheo, vì sự nhận thức rõ ràng của các tỷ-kheo ấy, ta cho phép ba cách phân phát thẻ: lối kín đáo (gūlhakam-), với sự nói nhỏ vào tai (sakannajappakam-), lối công khai (vivatakam-).

Này các tỷ-kheo, thế nào là cách phân phát thẻ theo lối kín đáo? Vị tỷ-kheo phân phát thẻ nên làm các thẻ khác nhau rồi đi đến gặp từng tỷ-kheo một và nói như vầy: "Thẻ này là cho vị nói như vầy, thẻ này là cho vị nói như kia. Đại đức thích cái nào thì nhận cái ấy." Khi giao nên nói rằng: "Và chớ cho bất cứ ai thấy." Nếu vị ấy biết rằng: "Các vị nói sai Pháp là nhiều hơn," nên thực hiện lại (nói rằng): "Sự phân phát (thẻ) bị lầm lẫn." Nếu vị ấy biết rằng: "Các vị nói đúng Pháp là nhiều hơn," nên công bố (nói rằng): "Sự phân phát thẻ được tốt đẹp." Này các tỷ-kheo, như vậy là sự phân phát thẻ theo lối kín đáo.

Này các tỷ-kheo, thế nào là cách phân phát thẻ với sự nói nhỏ vào tai? Vị tỷ-kheo phân phát thẻ nên nói vào tai của từng tỷ-kheo một rằng: "Thẻ này là cho vị nói như vầy, thẻ này là cho vị nói như kia. Đại đức thích cái nào thì nhận cái ấy." Khi giao nên nói rằng: "Và chớ nói cho bất cứ ai." Nếu vị ấy biết rằng: "Các vị nói sai Pháp là nhiều hơn," nên thực hiện lại (nói rằng): "Sự phân phát (thẻ) bị lầm lẫn." Nếu vị ấy biết rằng: "Các vị nói đúng Pháp là nhiều hơn," nên công bố (nói rằng): "Sự phân phát thẻ được tốt đẹp." Này các tỷ-kheo, như vậy là sự phân phát thẻ với sự nói nhỏ vào tai.

Này các tỷ-kheo, thế nào là cách phân phát thẻ theo lối công khai? Nếu vị ấy biết rằng: "Các vị nói đúng Pháp là nhiều hơn," chính nhờ vào sự quả quyết nên có thể phân phát thẻ theo lối công khai. Này các tỷ-kheo, như vậy là sự phân phát thẻ theo lối công khai.

Này các tỷ-kheo, đó là ba cách phân phát thẻ.

[682] Một sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp?

Một sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu bởi bốn cách dàn xếp: bằng cách hành xử Luật với sự hiện diện, bằng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, bằng cách hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

[683] - Nếu sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không áp dụng được hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật khi không điên cuồng và quy luật theo tội của vị ấy thì có thể làm yên ổn theo hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ hay không?

Nên trả lời vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo bôi nhọ một tỷ-kheo với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Này các tỷ-kheo, trường hợp vị tỷ-kheo ấy là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ, cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ nên được ban cho.

Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, …(như trên)…, và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch chư đại đức, các tỷ-kheo bôi nhọ tôi với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Bạch chư đại đức, tôi là người thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ giờ cầu xin hội chúng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba:

[684] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỷ-kheo bôi nhọ vị tỷ-kheo tên (như vầy) với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Vị ấy, là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ, cầu xin hội chúng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến tỷ-kheo tên (như vầy) là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỷ-kheo bôi nhọ vị tỷ-kheo tên (như vầy) với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Vị ấy, là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ, cầu xin hội chúng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Hội chúng ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến tỷ-kheo tên (như vầy) là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ. Đại đức nào thỏa thuận việc ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến tỷ-kheo tên (như vầy) là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ, xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đã được hội chúng ban đến tỷ-kheo tên (như vầy) là vị thành tựu đầy đủ về sự ghi nhớ. Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị khiển trách và vị bị vị ấy khiển trách, cả hai phe đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự hành xử Luật bằng sự ghi nhớ; ở đây điều ấy là ở trong cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[685] - Nếu sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không áp dụng được hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ và theo tội của vị ấy thì có thể làm yên ổn theo hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách hành xử Luật khi không điên cuồng hay không?

Nên trả lời vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, vị tỷ-kheo bị điên và bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi vị ấy khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Các tỷ-kheo đã buộc tội vị ấy với tội đã được thực hiện khi bị điên và bị thay đổi tâm tính: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Vị ấy nói như vầy: "Bạch chư đại đức, tôi bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính tôi khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Tôi không nhớ được điều ấy. Tôi đã làm điều ấy khi bị điên cuồng." Dù được vị ấy nói như vậy, các vị vẫn khiển trách rằng: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?"

Này các tỷ-kheo, nên ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị tỷ-kheo ấy khi không bị điên cuồng. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Này các tỷ-kheo, tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, …(như trên)… và nên trình với hội chúng như vầy:

- Bạch chư đại đức, tôi bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính tôi khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Các tỷ-kheo đã khiển trách tôi với tội đã được thực hiện khi bị điên và bị thay đổi tâm tính: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Tôi nói như vầy: "Bạch chư đại đức, tôi bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính tôi khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Tôi không nhớ được điều ấy. Tôi đã làm điều ấy khi bị điên cuồng." Dù được vị ấy nói như vậy, các vị vẫn khiển trách rằng: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Bạch chư đại đức, giờ tôi không điên cuồng nên cầu xin hội chúng cách hành xử Luật khi không điên cuồng.

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba:

[686] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính vị ấy khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Các tỷ-kheo đã khiển trách vị ấy với tội đã được thực hiện khi bị điên và bị thay đổi tâm tính: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Vị ấy nói như vầy: "Bạch chư đại đức, tôi bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính tôi khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Tôi không nhớ được điều ấy. Tôi đã làm điều ấy khi bị điên cuồng." Dù được vị ấy nói như vậy, các vị vẫn khiển trách rằng: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Giờ vị ấy không điên cuồng nên vị ấy cầu xin hội chúng cách hành xử Luật khi không điên cuồng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến tỷ-kheo tên (như vầy) khi không bị điên cuồng. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo này tên (như vầy) bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính vị ấy khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Các tỷ-kheo đã khiển trách vị ấy với tội đã được thực hiện khi bị điên và bị thay đổi tâm tính: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Vị ấy nói như vầy: "Bạch chư đại đức, tôi bị điên, bị thay đổi tâm tính. Nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện bởi chính tôi khi bị điên và bị thay đổi tâm tính. Tôi không nhớ được điều ấy. Tôi đã làm điều ấy khi bị điên cuồng." Dù được vị ấy nói như vậy, các vị vẫn khiển trách rằng: "Đại đức có nhớ đã vi phạm tội như thế này không?" Giờ vị ấy không điên cuồng và vị ấy cầu xin hội chúng cách hành xử Luật khi không điên cuồng. Hội chúng ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến tỷ-kheo tên (như vầy) khi không bị điên cuồng. Đại đức nào thỏa thuận việc ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến tỷ-kheo tên (như vầy) khi không bị điên cuồng, xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Cách hành xử Luật khi không điên cuồng đã được hội chúng ban đến tỷ-kheo tên (như vầy) khi không bị điên cuồng. Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách hành xử Luật khi không điên cuồng. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Và ở đây, điều gì là ở trong cách hành xử Luật khi không điên cuồng? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự hành xử Luật khi không điên cuồng; ở đây điều ấy là ở trong cách hành xử Luật khi không điên cuồng. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[687] - Nếu sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không áp dụng được hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ và cách hành xử Luật khi không điên cuồng thì có thể làm yên ổn theo hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy hay không?

Nên trả lời vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, vị tỷ-kheo buộc tội một tỷ-kheo với tội nặng: "Đại đức có nhớ là đã phạm tội nặng như thế này là tội pārājika hoặc gần như là tội pārājika không?" Vị ấy nói như vầy: "Này đại đức tôi không nhớ là đã phạm tội như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như là tội pārājika." Trong khi vị ấy giải thích, vị kia lại già lý lẽ hơn nữa: "Này đại đức hãy xem kỹ lại đi, xem thử có nhớ lại là đã phạm tội nặng như thế nầy là tội pārājika hoặc gần như tội pārājika." Vị ấy nói như vầy: "Này đại đức, tôi không nhớ là đã phạm tội như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như là tội pārājika. tôi chỉ nhớ là đã phạm tội nhẹ như thế ấy." Trong khi vị ấy giải thích, vị kia lại già lý lẽ hơn nữa: "Này đại đức, hãy xem kỹ lại đi, xem thử có nhớ lại là đã phạm tội nặng như thế nầy là tội pārājika hoặc gần như tội pārājika." Vị ấy nói như vầy: "Này đại đức, khi đã phạm tội nhẹ tôi sẽ chấp nhận dầu không được hỏi đến. Khi đã phạm tội nặng như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như tội pārājika, không lẽ tôi không chấp nhận khi được hỏi đến?" Vị kia nói như vấy: "Này đại đức, chính đại đức khi đã phạm tội nhẹ sẽ không chấp nhận khi không được hỏi đến. Thì khi đã phạm tội nặng như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như tội pārājika, không lẽ đại đức lại chấp nhận khi không được hỏi đến? Này đại đức, hãy xem kỹ lại đi, xem thử có nhớ lại là đã phạm tội nặng như thế nầy là tội pārājika hoặc gần như tội pārājika." Vị ấy nói như vầy: "Này đại đức, tôi nhớ ra là đã phạm tội như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như là tội pārājika. Điều tôi nói rằng: "Tôi không nhớ là đã phạm tội như thế ấy, là tội pārājika hoặc gần như là tội pārājika" là chỉ nói cho vui, nói cho có nói." Này các tỷ-kheo, hành sự theo tội của vị ấy nên được ban đến cho vị tỷ-kheo ấy.

[688] Và này các tỷ-kheo, nên thực thi như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) trong khi được tra hỏi các tội trước hội chúng đã phủ nhận rồi lại thừa nhận, đã thừa nhận rồi lại phủ nhận, đã tránh né tội ấy bằng một tội khác, nói điều dối trá có chủ ý. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự theo tội của vị ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo này tên (như vầy) trong khi được tra hỏi các tội trước hội chúng đã phủ nhận rồi lại thừa nhận, đã thừa nhận rồi lại phủ nhận, đã tránh né tội ấy bằng một tội khác, nói điều dối trá có chủ ý. Hội chúng thực thi hành sự theo tội của vị ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào thỏa thuận với việc thực thi hành sự theo tội của vị ấy đến tỷ-kheo tên (như vầy), xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: …(như trên)…

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: …(như trên)…

Hành sự theo tội của vị ấy đã được hội chúng thực thi đến tỷ-kheo tên (như vầy). Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Và ở đây, điều gì là ở trong (cách giải quyết) theo tội của vị ấy? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự (giải quyết) theo tội của vị ấy; ở đây điều ấy là ở trong (cách giải quyết) theo tội của vị ấy. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[689] Một sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu bởi bao nhiêu cách cách dàn xếp?

Một sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu bởi ba cách dàn xếp: bằng cách hành xử Luật với sự hiện diện, bằng việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và bằng cách dùng cỏ che lấp.

[690] - Nếu sự tranh tụng liên quan đến tội không áp dụng được một cách dàn xếp là dùng cỏ che lấp thì có thể làm yên ổn theo hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận hay không?

Nên trả lời vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, một vị tỷ-kheo phạm tội nhẹ. Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến gặp một tỷ-kheo, đắp thượng y một bên vai, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với vị ấy như vầy:

- Này đại đức, tôi đã phạm một tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.

Vị kia nên được nói rằng:

- Đại đức thấy được (tội) không?

- Thưa có, tôi thấy được.

- Đại đức hãy thu thúc trong tương lai.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội), cả hai phe đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự phán xử theo tội đã được thừa nhận; ở đây điều ấy là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu vị ghi nhận (tội) khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Nếu vị ấy chấp nhận như thế, theo đó việc ấy là tốt đẹp. Nếu vị ấy không chấp nhận như thế, này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến gặp nhiều vị tỷ-kheo, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo thâm niên, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với vị ấy như vầy:

- Bạch chư đại đức, tôi đã phạm một tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.

Các tỷ-kheo ấy cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Xin chư đại đức hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo này tên (như vầy) nhớ được, bộc lộ ra, nói ra bằng lời, trình ra sự phạm tội. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đại đức, xin các vị hãy thừa nhận sự phạm tội của vị tỷ-kheo tên (như vầy).

Vị ấy nên được nói rằng:

- Đại đức thấy được (tội) không?

- Thưa có, tôi thấy được.

- Đại đức hãy thu thúc trong tương lai.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội), cả hai phe đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự phán xử theo tội đã được thừa nhận; ở đây điều ấy là ở trong việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu vị ghi nhận (tội) khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Nếu vị ấy chấp nhận như thế, theo đó việc ấy là tốt đẹp. Nếu vị ấy không chấp nhận như thế, này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo thâm niên, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên trình với vị ấy như vầy:

- Bạch chư đại đức, tôi đã phạm một tội tên (như vầy), tôi xin trình tội ấy.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỷ-kheo này tên (như vầy) nhớ được, bộc lộ ra, nói ra bằng lời, trình ra sự phạm tội. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, tôi xin thừa nhận sự phạm tội của vị tỷ-kheo tên (như vầy).

Vị ấy nên được nói rằng:

- Đại đức thấy được (tội) không?

-Thưa có, tôi thấy được.

- Đại đức hãy thu thúc trong tương lai.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự…(như trên)… Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu vị ghi nhận (tội) khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[691] - Nếu sự tranh tụng liên quan đến tội không áp dụng được một cách dàn xếp là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận thì có thể làm yên ổn theo hai cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp hay không?

Nên trả lời vị ấy rằng: "Có thể." Như vậy là như thế nào? Này các tỷ-kheo, trong trường hợp này, các tỷ-kheo trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Ở đây, nếu các tỷ-kheo (nghĩ) như vầy: "Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ?"

Và này các tỷ-kheo, nên giải quyết như vậy: Tất cả nên tụ họp lại một chỗ; sau khi tụ họp lại, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên giải quyết sự tranh tụng này bằng cách dùng cỏ che lấp, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ.

Một vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực của các tỷ-kheo thuộc về cùng một phe nên thông báo đến phe của mình rằng:

- Xin chư đại đức hãy lắng nghe tôi. Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đại đức, tôi sẽ sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp tội của chư đại đức và tội của tôi trước hội chúng chính vì sự lợi ích của chư đại đức và vì lợi ích của tôi, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ.

[692] Khi ấy, một vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực của các tỷ-kheo thuộc về phe kia nên thông báo đến phe của mình rằng:

- Xin chư đại đức hãy lắng nghe tôi. Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ. Nếu là thời điểm thích hợp cho chư đại đức, tôi sẽ sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp tội của chư đại đức và tội của tôi trước hội chúng chính vì sự lợi ích của chư đại đức và vì lợi ích của tôi, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ.

[693] Sau đó, hội chúng nên được thông báo bởi một vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực của các tỷ-kheo thuộc về một phe rằng:

- Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, tôi xin sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp tội của các đại đức ấy và tội của tôi trước hội chúng chính vì sự lợi ích của các đại đức ấy và vì lợi ích của tôi, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Chúng ta trong khi sinh hoạt đã nảy sinh các sự xung đột, gây gỗ, đưa đến tranh cãi, và có nhiều việc không xứng là sa-môn bằng lời nói và hành động đã được thực hiện. Nếu chúng ta lại gây ra cho nhau bằng các tội này, như thế thì sự tranh tụng này có thể đưa đến lủng củng nội bộ, bất hòa nội bộ, và chia rẽ. Chính vì sự lợi ích của các đại đức ấy và vì lợi ích của tôi, tôi xin sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp tội của các đại đức ấy và tội của tôi trước hội chúng, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ. Đại đức nào thỏa thuận việc sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp các tội ấy của chúng tôi trước hội chúng, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ, xin im lặng; vị nào không thỏa thuận, có thể nói lên.

Các tội ấy của chúng tôi đã được sám hối bằng cách dùng cỏ che lấp trước hội chúng, ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng và ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ. Sự việc được hội chúng thỏa thuận nên im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Sau đó, hội chúng …(như trên)… thuộc về phe kia rằng: …(như trên)… tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Này các tỷ-kheo, điều ấy được gọi là sự tranh tụng đã được giải quyết. Được giải quyết nhờ vào điều gì? Nhờ vào cách hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp. Và ở đây, điều gì trong cách hành xử Luật với sự hiện diện? Sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, sự hiện diện của hội chúng là gì? Cần nhiều tỷ-kheo có khả năng cho các hành sự và các vị ấy đã đi đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng gởi sự tùy thuận đã được đem lại, trong khi hiện diện các vị không phản đối; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của hội chúng. Và ở đây, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật là gì? Pháp nào, Luật nào, lời giảng dạy nào của bậc Đạo Sư giải quyết sự tranh tụng ấy; ở đây điều ấy là sự hiện diện của Pháp, là sự hiện diện của Luật. Và ở đây, sự hiện diện của nhân sự là gì? Vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội), cả hai phe đều hiện diện; ở đây, điều ấy là sự hiện diện của nhân sự. Và ở đây, điều gì là ở trong việc dùng cỏ che lấp? Điều nào là sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phủ nhận thuộc về hành sự dùng cỏ che lấp; ở đây điều ấy là ở trong việc dùng cỏ che lấp. Này các tỷ-kheo, khi đã được giải quyết như thế, nếu có vị làm khơi lại sự tranh tụng, vị khơi lại ấy phạm tội ưng đối trị (pācittiya); nếu vị đã gởi sự thỏa thuận mà chỉ trích, vị chỉ trích phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[694] Có bao nhiêu cách dàn xếp làm yên ổn một sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

Một sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu bởi một cách dàn xếp: bằng cách hành xử Luật với sự hiện diện.

Dứt Chương Dàn Xếp là chương thứ tư.

----oOo----


Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

Source: BuddhaSasana

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567