Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [14]

22/04/201317:58(Xem: 4299)
Phần [14]


Tạng Luật
Vinaya Pitaka

Tiểu Phẩm
Cullavagga

Tỳ kheo Indachanda Nguyệt Thiêndịch

----oOo----

IX. Chương Đình Chỉ Giới bổn Pātimokkha
(Pātimokkhatthapanakkhandhakaṃ)

[447] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Đông Phương tự (Pubbārāma), nơi Lộc Mẫu giảng đường (Migāramātu pāsāda). Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Bố Tát (Uposatha) vào ngày mười lăm, đức Thế Tôn đang ngồi, được hội chúng tỷ-kheo vây quanh. Khi ấy, trong lúc đêm khuya canh một đã tàn, đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên hướng về đức Thế Tôn bạch rằng:

- Bạch ngài, đêm đã khuya, canh một đã tàn, hội chúng tỷ-kheo ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỷ-kheo.

Khi được nói như vậy, đức Thế tôn đã im lặng.

Đến lần thứ nhì, trong lúc đêm khuya canh giữa đã tàn, đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên hướng về đức Thế Tôn bạch rằng:

- Bạch ngài, đêm đã khuya, canh giữa đã tàn, hội chúng tỷ-kheo ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỷ-kheo.

Lần thứ nhì, đức Thế tôn đã im lặng.

Đến lần thứ ba, trong lúc đêm khuya canh cuối đã tàn, bình minh đã rạng, đêm lộ nét hân hoan (nandimukhiyā rattiyā), đại đức Ānanda đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên hướng về đức Thế Tôn bạch rằng:

- Bạch ngài, đêm đã khuya canh một đã tàn, bình minh đã rạng, đêm lộ nét hân hoan, hội chúng tỷ-kheo ngồi đã lâu. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỷ-kheo.

- Này Ānanda, hội chúng không thanh tịnh.

[448] Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna khởi ý rằng: "Đức Thế Tôn ám chỉ đến nhân vật nào lại nói như vầy: Này Ānanda, hội chúng không thanh tịnh’?" Sau đó, đại đức Mahāmoggallāna chăm chú dùng tâm quán xét tâm của toàn thể hội chúng tỷ-kheo. Và đại đức Mahāmoggallāna đã thấy được nhân vật ấy là kẻ ác giới, ác pháp, sở hành bất tịnh và đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, phi sa-môn, giả mạo sa-môn, phi phạm hạnh, giả mạo phạm hạnh, nội tâm thối nát, chứa đầy dục vọng, có bản chất dơ bẩn, đang ngồi giữa hội chúng tỷ-kheo. Thấy thế, đại đức đã đi đến gần nhân vật ấy, đến rồi đã nói với nhân vật ấy rằng:

- Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn biết rồi. Ngươi không được cộng trú với các tỷ-kheo.

Khi được nói như vậy, nhân vật ấy đã im lặng.

Lần thứ nhì, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với nhân vật ấy rằng:

- Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn biết rồi. Ngươi không được cộng trú với các tỷ-kheo.

Lần thứ nhì, nhân vật ấy đã im lặng.

Đến lần thứ ba, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với nhân vật ấy rằng:

- Này ông bạn, hãy đứng dậy. Ngươi đã bị đức Thế Tôn biết rồi. Ngươi không được cộng trú với các tỷ-kheo.

Lần thứ ba, nhân vật ấy đã im lặng.

Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã nắm lấy nhân vật ấy ở cánh tay đẩy ra ngoài cánh cửa lớn và gài chốt cửa lại sau đó đã đi đến gần đức Thế Tôn, đến rồi đã bạch với đức Thế Tôn rằng:

- Bạch ngài, nhân vật ấy đã bị con đẩy ra ngoài rồi; hội chúng đã được thanh tịnh. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn tuyên đọc giới bổn Pātimokkha cho các tỷ-kheo.

- Này Moggallāna, thật kỳ lạ thay! Này Moggallāna thật khác thường thay! Gã rồ dại ấy lại chờ cho đến lúc bị nắm lấy cánh tay.

Sau đó, đức Thế tôn đã bảo các tỷ-kheo rằng:

[449] Này các tỷ-kheo, đây là tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả. Tám điều ấy là gì?

Này các tỷ-kheo, biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhất trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[450] Lại nữa, này các tỷ-kheo, biển cả có bản chất ổn định, không tràn qua khỏi bờ. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả có bản chất ổn định, không tràn qua khỏi bờ; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ hai trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[451] Lại nữa, này các tỷ-kheo, biển cả không sống chung với xác chết, nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết vào bờ và hất lên trên đất liền. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả không sống chung với xác chết, nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết vào bờ và hất lên trên đất liền; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ ba trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[452] Lại nữa, này các tỷ-kheo, các con sông lớn như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī khi đã ra đến biển cả thì bỏ tên họ trước đây và hòa chung lại gọi là "Biển cả." Này các tỷ-kheo, bởi vì các con sông lớn như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī khi đã ra đến biển cả thì bỏ tên họ trước đây và hòa chung lại gọi là "Biển cả;" cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tư trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[453] Lại nữa, này các tỷ-kheo, cho dù các giòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ trên trời rơi xuống, nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi đi hoặc tràn đầy. Này các tỷ-kheo, bởi vì cho dù các giòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ trên trời rơi xuống nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi đi hoặc tràn đầy; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ năm trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[454] Lại nữa, này các tỷ-kheo, biển cả có mỗi một vị là vị của muối. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả chỉ có một vị là vị của muối; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ sáu trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[455] Lại nữa, này các tỷ-kheo, biển cả có nhiều vật quý, vô số vật quý. Ở đó, các vật quý ấy như là: ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, vỏ sò, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả có nhiều vật quý, vô số vật quý; ở đó, các vật quý ấy như là: ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, vỏ sò, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ bảy trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[456] Lại nữa, này các tỷ-kheo, biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn. Ở đó, các chúng sanh ấy là: cá ông (timi), cá voi (timiṅgalo), cá ông voi (timitimiṅgalo), A Tu La, các loài rồng (nāga), Cán Thát Bà (gandhabba). Tồn tại trong biển cả có những sinh vật lớn đến trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến hai trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến ba trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến bốn trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến năm trăm do tuần. Này các tỷ-kheo, bởi vì biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn; ở đó, các chúng sanh ấy là: cá ông (timi), cá voi (timiṅgalo), cá ông voi (timitimiṅgalo), A Tu La, các loài rồng (nāgā), Cán Thát Bà (gandhabba). Tồn tại trong biển cả có những sinh vật lớn đến trăm do tuần, …(như trên)… có những sinh vật lớn đến năm trăm do tuần; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tám trong biển cả mà các A Tu La sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong biển cả.

[457] Tương tợ như thế, này các tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này có tám pháp kỳ diệu phi thường mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này. Tám điều ấy là gì?

Này các tỷ-kheo, giống như biển cả sâu xuống dần dần, có độ dốc xuống dần dần, có sự lõm xuống dần dần, không có vực sâu một cách đột ngột; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này có các điều học theo thứ lớp, có các sự thực hành theo thứ lớp, có các sự tiến bộ theo thứ lớp, không có sự chứng ngộ đột ngột nào khác. Này các tỷ-kheo, bởi vì trong Pháp và Luật này có các điều học theo thứ lớp, có các sự thực hành theo thứ lớp, có các sự tiến bộ theo thứ lớp, không có sự chứng ngộ đột ngột nào khác; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ nhất trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[458] Này các tỷ-kheo, giống như biển cả có bản chất ổn định, không tràn qua khỏi bờ; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, điều học nào đã được ta quy định cho các đệ tử, các đệ tử của ta không vi phạm điều học ấy dù là nguyên nhân mạng sống. Này các tỷ-kheo, bởi vì điều học nào đã được ta quy định cho các đệ tử, các đệ tử của ta không vi phạm điều học ấy dù là nguyên nhân mạng sống; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ hai trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[459] Này các tỷ-kheo, giống như biển cả không sống chung với xác chết nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy vào bờ và hất lên trên đất liền; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, nhân vật nào là kẻ ác giới, ác pháp, sở hành bất tịnh và đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, phi sa-môn, giả mạo sa-môn, phi phạm hạnh, giả mạo phạm hạnh, nội tâm thối nát, chứa đầy dục vọng, có bản chất dơ bẩn, hội chúng không sống chung với nhân vật ấy, mà tức thời tụ hội lại loại trừ kẻ ấy ra; cho dù kẻ ấy ngồi giữa hội chúng tỷ-kheo nhưng kẻ ấy vẫn bị tách ly khỏi hội chúng và hội chúng vẫn được tách ly với kẻ ấy. Này các tỷ-kheo, bởi vì nhân vật nào là kẻ ác giới, ác pháp, sở hành bất tịnh và đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, phi sa-môn, giả mạo sa-môn, phi phạm hạnh, giả mạo phạm hạnh, nội tâm thối nát, chứa đầy dục vọng, có bản chất dơ bẩn, hội chúng không sống chung với nhân vật ấy, mà tức thời tụ hội lại loại trừ kẻ ấy ra; cho dù kẻ ấy ngồi giữa hội chúng tỷ-kheo nhưng kẻ ấy vẫn bị tách ly khỏi hội chúng và hội chúng vẫn được tách ly với kẻ ấy; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ ba trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[460] Này các tỷ-kheo, giống như các con sông lớn như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī khi đã ra đến biển cả thì bỏ tên họ trước đây và hòa chung lại gọi là "Biển cả;" tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, bốn loại giai cấp này: Sát Đế Lỵ (Khattiya), Bà La Môn (Brāhmana), Vệ Xá (Vessa), và Thủ Đà La (Sudda), khi họ đã rời nhà xuất gia sống đời không nhà và đi đến với đức Như Lai trong Pháp và Luật này thì bỏ tên họ trước đây và hòa chung lại gọi là "Các sa-môn Thích Tử." Này các tỷ-kheo, bởi vì bốn loại giai cấp này: Sát Đế Lỵ (Khattiya), Bà La Môn (Brāhmana), Vệ Xá (Vessa), và Thủ Đà La (Sudda), khi họ đã rời nhà xuất gia sống đời không nhà đến với đức Như Lai trong Pháp và Luật này thì bỏ tên họ trước đây và hòa chung lại gọi là "Các sa-môn Thích Tử;" cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tư trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[461] Này các tỷ-kheo, giống như các giòng nước ở trái đất đổ vào biển cả và các trận mưa từ trên trời rơi xuống, nhưng không vì điều ấy mà biển cả được xem là vơi đi hoặc tràn đầy; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, cho dù một số đông tỷ-kheo Vô Dư Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, nhưng không vì điều ấy mà cảnh giới Niết Bàn được xem là vơi đi hoặc tràn đầy. Này các tỷ-kheo, bởi vì cho dù một số đông tỷ-kheo Vô Dư Niết Bàn trong cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, nhưng không vì điều ấy mà cảnh giới Niết Bàn được xem là vơi đi hoặc tràn đầy; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ năm trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[462] Này các tỷ-kheo, giống như biển cả có mỗi một vị là vị của muối; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, Pháp và Luật này có mỗi một vị là vị của giải thoát. Này các tỷ-kheo, bởi vì Pháp và Luật này có mỗi một vị là vị của giải thoát; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ sáu trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[463] Này các tỷ-kheo, giống như biển cả có nhiều vật quý, vô số vật quý; ở đó, các vật quý ấy như là: ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, vỏ sò, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo; tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, Pháp và Luật này có nhiều vật quý, vô số vật quý. Ở đây, các vật quý ấy như là: Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Quyền, Năm Lực, Bảy Pháp đưa đến Giác Ngộ, Thánh Đạo Tám Ngành. Này các tỷ-kheo, bởi vì Pháp và Luật này có nhiều vật quý, vô số vật quý; ở đây, các vật quý ấy như là: Bốn Niệm Xứ, …(như trên)… , Thánh Đạo Tám Ngành; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ bảy trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[464] Này các tỷ-kheo, giống như biển cả là nơi cư trú của các chúng sanh to lớn; ở đó, các chúng sanh ấy là: cá ông (timi), cá voi (timiṅgalo), cá ông voi (timitimiṅgalo), A Tu La, các loài rồng (nāga), Cán Thát Bà (gandhabba). Tồn tại trong biển cả có những sinh vật lớn đến trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến hai trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến ba trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến bốn trăm do tuần, có những sinh vật lớn đến năm trăm do tuần. Tương tợ như vậy, này các tỷ-kheo, Pháp và Luật này cũng là nơi cư trú của các chúng sanh vĩ đại. Ở đây, các chúng sanh ấy là: vị Nhập Lưu, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị Nhập Lưu, vị Nhất Lai, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị Nhất Lai, vị Bất Lai, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị Bất Lai, vị A La Hán, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị A La Hán. Này các tỷ-kheo, bởi vì Pháp và Luật này cũng là nơi cư trú của các chúng sanh vĩ đại; ở đây, các chúng sanh ấy là: vị Nhập Lưu, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị Nhập Lưu, …(như trên)…, vị A La Hán, vị đang thực hành để chứng ngộ quả vị A La Hán; cho nên, này các tỷ-kheo, đây là pháp kỳ diệu phi thường thứ tám trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

Này các tỷ-kheo đây là tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này mà các tỷ-kheo sau khi xem xét kỷ lưỡng đã thỏa thích trong Pháp và Luật này.

[465] Rồi sau khi đã hiểu được ý nghĩa sự việc ấy, chính vào lúc ấy, đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng rằng:

Nước mưa bị văng lại
ở vật đã che đậy.
Nước mưa không văng lại
ở vật được mở ra.
Do đó, hãy mở ra
vật đã được che đậy,
như vậy, ở vật ấy
nước mưa không văng lại.

[466]Sau đó, đức Thế tôn đã bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, kể từ hôm nay, ta sẽ không tiến hành một lễ Bố Tát (Uposatha) nào khác, ta sẽ không tuyên đọc giới bổn nữa. Chính các ngươi, kể từ hôm nay, các ngươi hãy tiến hành lễ Uposatha, các ngươi hãy tuyên đọc giới bổn Pātimokkha. Này các tỷ-kheo, sự việc này không hợp lý và không có cơ sở khi đức Như Lai lại tiến hành lễ Uposatha, và tuyên đọc giới bổn Pātimokkha trước một hội chúng không được thanh tịnh. Này các tỷ-kheo, vị phạm tội không nên nghe giới bổn Pātimokkha. Vị nào nghe thì phạm tội tác ác (dukkata). Này các tỷ-kheo, vị nào phạm tội mà lắng nghe giới bổn Pātimokkha, ta cho phép đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy. Và này các tỷ-kheo, nên đình chỉ như vầy: Vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) là vị phạm tội, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy," giới bổn Pātimokkha đã bị đình chỉ.

[467] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): "Không ai biết chúng ta đâu!" là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha. Các tỷ-kheo trưởng lão biết được tâm của người khác nên báo cho các tỷ-kheo rằng:

- Này các sư đệ, vị tên (như vầy) và vị tên (như vầy) là các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): "Không ai biết chúng ta đâu!" là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha.

Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã nghe được rằng: "Nghe nói các tỷ-kheo trưởng lão biết được tâm của người khác nên báo cho các tỷ-kheo rằng: ‘Này các sư đệ, vị tên (như vầy) và vị tên (như vầy) là các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): ‘Không ai biết chúng ta đâu!’ là những vị phạm tội mà vẫn nghe giới bổn Pātimokkha’." Các vị ấy (nghĩ rằng): "Trước tiên, các tỷ-kheo trong sạch sẽ đình chỉ giới bổn Pātimokkha của chúng ta," rồi theo đó đã đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỷ-kheo trong sạch không phạm tội (cho dù) không có cơ sở, không có nguyên nhân. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy đã phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỷ-kheo trong sạch không có phạm tội cho dù không có cơ sở, không có nguyên nhân?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỷ-kheo trong sạch không có phạm tội cho dù không có cơ sở, không có nguyên nhân, có đúng không vậy?

- Đúng vậy, bạch Thế Tôn.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, không nên đình chỉ giới bổn Pātimokkha của các tỷ-kheo trong sạch, không có phạm tội mà không có cơ sở, không có nguyên nhân. Vị nào đình chỉ thì phạm tội tác ác (dukkata).

[468] Này các tỷ-kheo, một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, một đúng Pháp; hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, hai đúng Pháp; ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, ba đúng Pháp; bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, bốn đúng Pháp; năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, năm đúng Pháp; sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, sáu đúng Pháp; bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, bảy đúng Pháp; tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, tám đúng Pháp; chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, chín đúng Pháp; mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp, mười đúng Pháp.

[469] Thế nào là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có cơ sở. Đây là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[470] Thế nào là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có cơ sở. Đây là một sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[471] Thế nào là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có cơ sở và vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành không có cơ sở. Đây là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[472] Thế nào là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có cơ sở và vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành có cơ sở. Đây là hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[473] Thế nào là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến không có cơ sở. Đây là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[474] Thế nào là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến có cơ sở. Đây là ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[475] Thế nào là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến không có cơ sở. Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng không có cơ sở. Đây là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[476] Thế nào là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng có cơ sở. Đây là bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[477] Thế nào là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Bất cộng trụ (pārājika) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Ưng đối trị (pācittiya) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Ưng phát lộ (pātidesanīya) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội tác ác (dukkata) không có cơ sở. Đây là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[478] Thế nào là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Bất cộng trụ (pārājika) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Ưng đối trị (pācittiya) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Ưng phát lộ (pātidesanīya) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội tác ác (dukkata) có cơ sở. Đây là năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[479] Thế nào là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện không có cơ sở. Đây là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[480] Thế nào là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện có cơ sở. Đây là sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[481] Thế nào là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội bất cộng trụ (pārājika) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với trọng tội (thullaccaya) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ưng đối trị (pācittiya) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ưng phát lộ (pātidesanīya) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội tác ác (dukkata) không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ác khẩu (dubbhāsita) không có cơ sở. Đây là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[482] Thế nào là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội bất cộng trụ (pārājika) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với trọng tội (thullaccaya) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ưng đối trị (pācittiya) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ưng phát lộ (pātidesanīya) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội tác ác (dukkata) có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với tội ác khẩu (dubbhāsita) có cơ sở. Đây là bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[483] Thế nào là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng đã được thực hiện không có cơ sở. Đây là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[484] Thế nào là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về nuôi mạng đã được thực hiện có cơ sở. Đây là tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[485] Thế nào là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện và chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện và chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện không có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện và chưa được thực hiện không có cơ sở. Đây là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[486] Thế nào là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về giới đã được thực hiện và chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về sở hành đã được thực hiện và chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến chưa được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện có cơ sở, vị ấy đình chỉ giới bổn Pātimokkha với sự hư hỏng về tri kiến đã được thực hiện và chưa được thực hiện có cơ sở. Đây là chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[487] Thế nào là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp? Vị phạm Bất cộng trụ (pārājika) không ngồi trong tập thể đó; sự thảo luận về (sự vi phạm) pārājika chưa được dứt điểm; vị đã xả bỏ điều học không ngồi trong tập thể đó; sự thảo luận về (trường hợp) xả bỏ điều học chưa được dứt điểm; vị ấy phục tùng thỏa ước đúng Pháp (dhammikam- sāmaggim- upeti); vị ấy không bác bỏ thỏa ước đúng Pháp (na dhammikam- sāmaggim- paccādiyati); sự thảo luận về việc bác bỏ thỏa ước đúng Pháp chưa được dứt điểm; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới không có hiện diện; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành không có hiện diện; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến không có hiện diện. Đây là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

[488] Thế nào là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp? Vị phạm Bất cộng trụ (pārājika) ngồi trong tập thể đó; sự thảo luận về (sự vi phạm) pārājika đã được dứt điểm; vị đã xả bỏ điều học ngồi trong tập thể đó; sự thảo luận về (trường hợp) xả bỏ điều học đã được dứt điểm; vị ấy không phục tùng thỏa ước đúng Pháp (dhammikam- sāmaggim- na upeti); vị ấy bác bỏ thỏa ước đúng Pháp (dhammikam- sāmaggim- paccādiyati); sự thảo luận về việc bác bỏ thỏa ước đúng Pháp đã được dứt điểm; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới có hiện diện; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành có hiện diện; vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến có hiện diện. Đây là mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[489] Thế nào là vị phạm Bất cộng trụ (Pārājika) ngồi trong tập thể đó?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, sự phạm tội Pārājika sanh khởi với những hình thức nào, với những đặc tính nào, với những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo thấy vị tỷ-kheo (khác) đang phạm tội Pārājika với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang phạm tội Pārājika nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã phạm tội Pārājika!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang phạm tội Pārājika và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã phạm tội Pārājika!" nhưng chính vị tỷ-kheo (phạm tội) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi đã phạm tội Pārājika!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) là vị phạm tội Pārājika, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[490] Trong khi giới bổn Pātimokkha của vị tỷ-kheo bị đình chỉ, nếu tập thể giải tán do một trong mười sự nguy hiểm: sự nguy hiểm từ đức vua, sự nguy hiểm vì trộm cướp, sự nguy hiểm vì hỏa hoạn, sự nguy hiểm vì nước ngập, sự nguy hiểm vì loài người, sự nguy hiểm vì phi nhân, sự nguy hiểm vì thú dữ, sự nguy hiểm vì rắn, sự nguy hiểm vì mạng sống, sự nguy hiểm vì phạm hạnh. Này các tỷ-kheo, tại trú xứ ấy hoặc một trú xứ khác, vị tỷ-kheo (nguyên cáo) nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về tội Pārājika của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc này."

Nếu sự việc ấy có thể đạt được như vậy, sự việc ấy như thế là tốt đẹp. Nếu không thể đạt được, thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về tội Pārājika của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[491] Thế nào là vị đã xả bỏ điều học ngồi trong tập thể đó?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, điều học được xả bỏ với những hình thức nào, với những đặc tính nào, với những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo thấy vị tỷ-kheo (khác) đang xả bỏ điều học với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang xả bỏ điều học nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã xả bỏ điều học!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang xả bỏ điều học và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã xả bỏ điều học!" nhưng chính vị tỷ-kheo (xả bỏ điều học) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi đã xả bỏ điều học!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) là vị đã xả bỏ điều học, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[492] Trong khi giới bổn Pātimokkha của vị tỷ-kheo bị đình chỉ, nếu tập thể giải tán do một trong mười sự nguy hiểm: sự nguy hiểm từ đức vua, sự nguy hiểm vì trộm cướp, sự nguy hiểm vì hỏa hoạn, sự nguy hiểm vì nước ngập, sự nguy hiểm vì loài người, sự nguy hiểm vì phi nhân, sự nguy hiểm vì thú dữ, sự nguy hiểm vì rắn, sự nguy hiểm vì mạng sống, sự nguy hiểm vì phạm hạnh. Này các tỷ-kheo, tại trú xứ ấy hoặc một trú xứ khác, vị tỷ-kheo (nguyên cáo) nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc xả bỏ điều học của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc này."

Nếu sự việc ấy có thể đạt được như vậy, sự việc ấy như thế là tốt đẹp. Nếu không thể đạt được, thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc xả bỏ điều học của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[493] Thế nào là vị không phục tùng thỏa ước đúng Pháp (dhammikam- sāmaggim- na upeti)?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, việc không phục tùng thỏa ước đúng Pháp sanh lên với những hình thức nào, với những đặc tính nào, với những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo thấy vị tỷ-kheo khác không phục tùng thỏa ước đúng Pháp với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) không phục tùng thỏa ước đúng Pháp nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) không phục tùng thỏa ước đúng Pháp!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) không phục tùng thỏa ước đúng Pháp và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) không phục tùng thỏa ước đúng Pháp!" nhưng chính vị tỷ-kheo (không phục tùng) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi không phục tùng thỏa ước đúng Pháp!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) không phục tùng thỏa ước đúng Pháp, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[494]Thế nào là vị bác bỏ thỏa ước đúng Pháp (dhammikam- sāmaggim- paccādiyati)?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, việc bác bỏ thỏa ước đúng Pháp sanh lên với những hình thức nào, với những đặc tính nào, với những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo thấy vị tỷ-kheo khác đang bác bỏ thỏa ước đúng Pháp với những hình thức ấy, với những đặc tính ấy, với những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang bác bỏ thỏa ước đúng Pháp nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bác bỏ thỏa ước đúng Pháp!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không thấy vị tỷ-kheo (khác) đang bác bỏ thỏa ước đúng Pháp và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bác bỏ thỏa ước đúng Pháp!" nhưng chính vị tỷ-kheo (bác bỏ thỏa ước) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi bác bỏ thỏa ước đúng Pháp!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bác bỏ thỏa ước đúng Pháp, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[495] Trong khi giới bổn Pātimokkha của vị tỷ-kheo bị đình chỉ, nếu tập thể giải tán do một trong mười sự nguy hiểm: sự nguy hiểm từ đức vua, …(như trên)…, sự nguy hiểm vì phạm hạnh. Này các tỷ-kheo, tại trú xứ ấy hoặc một trú xứ khác, vị tỷ-kheo (nguyên cáo) nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc bác bỏ thỏa ước đúng Pháp của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên quyết định sự việc ấy."

Nếu sự việc ấy có thể đạt được như vậy, sự việc ấy như thế là tốt đẹp. Nếu không thể đạt được, thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Sự thảo luận về việc bác bỏ thỏa ước đúng Pháp của nhân vật tên (như vầy) chưa được dứt điểm, sự việc ấy chưa được quyết định. Tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[496] Thế nào là vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo biết được một vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới bởi những hình thức ấy, bởi những đặc tính ấy, bởi những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!" nhưng chính vị tỷ-kheo (can phạm) đã nói với vị tỷ-kheo rằng: "Này đại đức, tôi bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về giới, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[497] Thế nào là vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành bởi những hình thức ấy, bởi những đặc tính ấy, bởi những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành!" nhưng chính vị tỷ-kheo (can phạm) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về sở hành, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

[498] Thế nào là vị bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến?

Trong trường hợp này, này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến do những hình thức nào, do những đặc tính nào, do những dấu hiệu nào, và vị tỷ-kheo biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến bởi những hình thức ấy, bởi những đặc tính ấy, bởi những dấu hiệu ấy. Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến nhưng lại có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!" Cho dù vị tỷ-kheo ấy không biết được vị tỷ-kheo (khác) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến và cũng không có vị tỷ-kheo khác (thứ ba) nói với vị ấy rằng: "Này đại đức, vị tỷ-kheo tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!" nhưng chính vị tỷ-kheo (bị nghi ngờ) đã nói với vị tỷ-kheo ấy rằng: "Này đại đức, tôi bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến!" Này các tỷ-kheo, do nghe được điều ấy, do thấy được điều ấy, hoặc do nghi ngờ điều ấy, vị tỷ-kheo ấy nếu muốn thì vào ngày Uposatha tức là ngày mười bốn hoặc mười lăm, trong sự hiện diện của nhân vật ấy, nên nêu lên giữa hội chúng rằng: "Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nhân vật tên (như vầy) bị thấy, bị nghe, hoặc bị nghi ngờ với sự hư hỏng về tri kiến, tôi đình chỉ giới bổn Pātimokkha của vị ấy, giới bổn Pātimokkha không nên tuyên đọc trong sự hiện diện của vị ấy."

Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha là đúng Pháp.

Dứt Tụng Phẩm thứ nhất.

[499]Lúc bấy giờ, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã bạch với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, vị tỷ-kheo có ý muốn áp dụng sự hành xử (attādānam- ādātukāmena bhikkhunā) thì nên áp dụng sự hành xử khi được hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, vị tỷ-kheo có ý muốn áp dụng sự hành xử nên áp dụng sự hành xử khi được hội đủ năm điều kiện:

Này Upāli, vị tỷ-kheo có ý muốn áp dụng sự hành xử nên quán xét như sau: "Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này là đúng thời điểm để áp dụng sự hành xử này hay không đúng thời điểm?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ như vầy: "Sái thời điểm để áp dụng sự hành xử này, không phải đúng thời điểm."Này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Đúng thời điểm để áp dụng sự hành xử này, không phải sái thời điểm;" này Upāli, vị tỷ-kheo ấy nên quán xét thêm rằng: "Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này, nhưng sự hành xử này có hợp lý hay không có hợp lý?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Sự hành xử này của mình vô lý, không có hợp lý;" này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Sự hành xử này hợp lý, không có vô lý;" này Upāli, vị tỷ-kheo ấy nên quán xét thêm rằng: "Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này, nhưng sự hành xử này có đem sự lại lợi ích hay không đem lại sự lợi ích?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Sự hành xử này đem lại sự vô ích, không phải sự lợi ích;" này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Sự hành xử này đem lại sự lợi ích, không phải đem lại sự vô ích;" này Upāli, vị tỷ-kheo ấy nên quán xét thêm rằng: "Trong khi áp dụng sự hành xử này, ta sẽ được các tỷ-kheo cùng nhóm, có cùng tri kiến, có cùng quan điểm, theo đúng Pháp, theo đúng Luật tán thành hay sẽ không được tán thành?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Sự hành xử này không được các tỷ-kheo cùng nhóm, có cùng tri kiến, có cùng quan điểm, theo đúng Pháp, theo đúng Luật tán thành;" này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Trong khi áp dụng sự hành xử này, ta sẽ được các tỷ-kheo cùng nhóm, có cùng tri kiến, có cùng quan điểm, theo đúng Pháp, theo đúng Luật tán thành;" này Upāli, vị tỷ-kheo ấy nên quán xét thêm rằng: "Trong khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy, hội chúng có xảy ra tranh cãi, cãi cọ, xung đột, tranh luận, chia rẽ hội chúng, bất đồng trong hội chúng, phân loại trong hội chúng, đa dạng sở hành trong hội chúng hay không có xảy ra?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Trong khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy, hội chúng có xảy ra tranh cãi, cãi cọ, xung đột, tranh luận, chia rẽ hội chúng, bất đồng trong hội chúng, phân loại trong hội chúng, đa dạng sở hành trong hội chúng;" này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli nếu vị tỷ-kheo trong lúc quán xét biết rõ rằng: "Trong khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy, hội chúng không có xảy ra tranh cãi, cãi cọ, xung đột, tranh luận, chia rẽ hội chúng, bất đồng trong hội chúng, phân loại trong hội chúng, đa dạng sở hành trong hội chúng;" này Upāli, nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, sự hành xử được hội đủ năm điều kiện như thế là sự hành xử nên được áp dụng; sau này sẽ không đem lại sự ân hận.

[500]Bạch ngài, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân (ajjhattaṃ) bao nhiêu pháp trước khi khiển trách vị khác?

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân năm pháp trước khi khiển trách vị khác.

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: "Ta có sở hành về thân trong sạch hay không? Ta có hội đủ sở hành về thân trong sạch, không sai sót không lỗi lầm hay không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không được tìm thấy?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo không có sở hành về thân trong sạch, không hội đủ sở hành về thân trong sạch không sai sót không lỗi lầm, sẽ có những người nói với vị ấy rằng: "Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến thân." Như thế là những người nói về vị ấy.

[501] Lại nữa, này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: "Ta có sở hành về khẩu trong sạch hay không? Ta có hội đủ sở hành về khẩu trong sạch, không sai sót không lỗi lầm hay không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không được tìm thấy?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo không có sở hành về khẩu trong sạch, không hội đủ sở hành về khẩu trong sạch không sai sót không lỗi lầm, sẽ có những người nói với vị ấy rằng: "Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến khẩu." Như thế là những người nói về vị ấy.

[502] Lại nữa, này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: "Từ tâm của ta tức là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh có hiện khởi hay không?Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không được tìm thấy?" Này Upāli, nếu từ tâm của vị tỷ-kheo là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh không có hiện khởi, sẽ có những người nói với vị ấy rằng: "Này, đến lúc đại đức nên rãi tâm từ đến các vị đồng phạm hạnh." Như thế là những người nói về vị ấy.

[503] Lại nữa, này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: "Ta có phải là vị nghe nhiều, ghi nhớ được điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe hay không? Những Pháp tốt đẹp ở phần đầu, tốt đẹp ở phần giữa, tốt đẹp ở phần cuối, tuyên thuyết về phạm hạnh thanh tịnh, hoàn toàn đầy đủ về ý nghĩa và về văn tự; các Pháp có hình thức tương tợ như thế có được ta nghe nhiều, ghi nhớ bằng cách đọc lại đầy đủ, dụng tâm quán xét, thâm nhập bằng tri kiến hay không?Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không được tìm thấy?" Này Upāli, nếu vị tỷ-kheo không phải là vị nghe nhiều, ghi nhớ được điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe. Những Pháp nào có sự tốt đẹp ở phần đầu, tốt đẹp ở phần giữa, tốt đẹp ở phần cuối, tuyên thuyết về phạm hạnh thanh tịnh, hoàn toàn đầy đủ về ý nghĩa và về văn tự; các Pháp có hình thức tương tợ như thế không được vị ấy nghe nhiều, không được ghi nhớ bằng cách đọc lại đầy đủ, không được dụng tâm quán xét, không được thâm nhập bằng tri kiến, sẽ có những người nói với vị ấy rằng: "Này, đến lúc đại đức nên học tập kinh điển." Như thế là những người nói về vị ấy.

[504] Lại nữa, này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: "Hai bộ giới bổn Pātimokkha có được truyền lại một cách đầy đủ, khéo được phân tích, khéo được áp dụng, khéo được xác định bởi ta theo từng phần hoặc từng từ ngữ hay không?Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không được tìm thấy?" Này Upāli, nếu hai bộ giới bổn Pātimokkha không được truyền lại một cách đầy đủ, không khéo được phân tích, không khéo được áp dụng, không khéo được xác định bởi vị tỷ-kheo theo từng phần hoặc từng từ ngữ, sẽ có những người nói với vị ấy rằng: "Này, đến lúc đại đức nên học tập về Luật." Như thế là những người nói về vị ấy.

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân năm pháp này trước khi khiển trách vị khác.

[505] Bạch ngài, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân (ajjhattam- upatthāpetvā) bao nhiêu pháp trước khi khiển trách vị khác?

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân năm pháp trước khi khiển trách vị khác:

- Ta sẽ nói hợp thời, không phải sái thời; ta sẽ nói với sự thật, không phải với sự sai trái; ta sẽ nói với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ; ta sẽ nói có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích; ta sẽ nói với từ tâm, không phải với nội tâm có sân hận.

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân năm pháp này trước khi khiển trách vị khác.

[506]Bạch ngài, đối với vị tỷ-kheo khiển trách không đúng Pháp, sự ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới bao nhiêu hình thức?

- Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo khiển trách không đúng Pháp, sự ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới năm hình thức: (Ai đó có thể nói rằng): "Đại đức khiển trách sái thời, không hợp thời, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự sai trái, không phải với sự thật, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách bằng cách thô lỗ, không phải với sựmềm mỏng, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách không liên hệ đến lợi ích, không phải có liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với nội tâm có sân hận, không phải với từ tâm, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài."

Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo khiển trách không đúng Pháp, sự ân hận dưới năm hình thức này có thể xảy ra cho vị ấy.

Lý do của điều ấy là thế nào? Là vì không có vị tỷ-kheo nào khác có thể nghĩ đến là nên khiển trách với việc sai trái như thế.

[507] - Bạch ngài, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách không đúng Pháp, sự không có ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới bao nhiêu hình thức?

- Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách không đúng Pháp, sự không có ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới năm hình thức: (Ai đó có thể nói rằng): "Đại đức bị khiển trách sái thời, không hợp thời, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự sai trái, không phải với sự thật, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bằng cách thô lỗ, không phải với sự mềm mỏng, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách không liên hệ đến lợi ích, không phải có liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bởi nội tâm có sân hận, không phải bởi từ tâm, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài."

Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách không đúng Pháp, sự không ân hận dưới năm hình thức này có thể xảy ra cho vị ấy.

[508] - Bạch ngài, đối với vị tỷ-kheo khiển trách đúng Pháp, sự không ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới bao nhiêu hình thức?

- Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo khiển trách đúng Pháp, sự không ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới năm hình thức: (Ai đó có thể nói rằng): "Đại đức khiển trách hợp thời, không sái thời, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự thật, không phải với sự sai trái, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức khiển trách với với từ tâm, không phải với nội tâm có sân hận, thế là đủ để không đưa đến ân hận cho ngài."

Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo khiển trách đúng Pháp, sự không ân hận dưới năm hình thức này có thể xảy ra cho vị ấy.

Lý do của điều ấy là gì? Là vì cũng có vị tỷ-kheo khác sẽ nghĩ đến nên khiển trách với sự thật như thế.

[509] - Bạch ngài, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách đúng Pháp, sự ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới bao nhiêu hình thức?

- Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách đúng Pháp, sự ân hận có thể xảy ra cho vị ấy dưới năm hình thức: (Ai đó có thể nói rằng): "Đại đức bị khiển trách hợp thời, không sái thời, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự thật, không phải với sự sai trái, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài. Đại đức bị khiển trách bởi từ tâm, không phải bởi nội tâm có sân hận, thế là đủ để đưa đến ân hận cho ngài."

Này Upāli, đối với vị tỷ-kheo bị khiển trách đúng Pháp, sự ân hận dưới năm hình thức này có thể xảy ra cho vị ấy.

[510] - Bạch ngài, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm bao nhiêu pháp trước khi khiển trách vị khác?

- Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp trước khi khiển trách vị khác: với lòng bi mẫn, vì tầm cầu lợi ích, vì lòng thương xót, vì sự thoát khỏi tội, vì sự tôn trọng Luật.

Này Upāli, vị tỷ-kheo nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp ấy trước khi khiển trách vị khác.

[511] - Bạch ngài, vị tỷ-kheo bị khiển trách nên an trú trong bao nhiêu pháp?

- Này Upāli, vị tỷ-kheo bị khiển trách nên an trú trong hai pháp: chân thật và không nổi giận.

Dứt Tụng phẩm thứ nhì.

Dứt Chương Đình Chỉ Giới bổn Pātimokkha là chương thứ chín.
Trong chương này có ba mươi sự việc, hai tụng phẩm.

Tóm lược chương này:

[512]

Trong ngày lễ Bố Tát,
cho đến lần thứ ba
ác tỷ-kheo không ra
cũng đã bị kéo ra
ngài Moggallāna.
Diệu kỳ trong Pháp Phật:
điều học theo thứ lớp
ổn định, không vượt qua,
hội chúng chê xác thối,
các sông bỏ (tên gọi)
và trôi chảy, Niết Bàn
chỉ một vị giải thoát,
Pháp và Luật có nhiều
thú lớn, tám Thánh nhân,
Ngài đã dùng ví dụ
biển cả để phô bày
tính chất của Giáo Pháp.
Giới bổn ngày Bố Tát,
"Không ai biết chúng ta!"
vì sửa chữa, chúng hủy
một, hai, ba, bốn, năm,
sáu, bảy, tám, chín, mười:
Giới, sở hành, tri kiến,
nuôi mạng là bốn phần,
Bất cộng trụ, Tăng tàng
Ưng đối trị, phát lộ,
tác ác thuộc năm phần.
Giới, sở hành hư hỏng,
chưa làm và đã làm,
theo cách này sáu phần.
Bất cộng trụ, Tăng tàng,
Trọng tội, Ưng đối trị,
Ưng phát lộ, tác ác,
và lời nói sái quấy.
Giới, sở hành hư hỏng,
tri kiến, nuôi mạng sai.
tám điều làm, chưa làm.
Giới, sở hành, tri kiến,
chưa làm, và đã làm,
đã làm và chưa làm,
như vậy là chín cách
đã được đề cập đến,
theo phương pháp như thật.
Kẻ bị Bất cộng trụ,
các chuyện còn chưa quyết,
vị hoàn tục giống y,
vị phục tùng, bác bỏ,
và thảo luận bác bỏ.
Sự hư hỏng về giới
và sở hành, cũng vậy
sự hư hỏng tri kiến.
được thấy, nghe, nghi ngờ,
người biết rõ điều ấy,
cả thảy có mười cách.
Tỷ-kheo thấy tỷ-kheo,
vị khác nói điều ấy,
trong sạch, vị ấy khai
và đình chỉ giới bổn
Pātimokkha lại.
Giải tán vì nguy hiểm:
vua, cướp, lửa, và nước,
người, phi nhân, thú, rắn,
mạng sống và phạm hạnh,
chỉ một điều của mười,
hoặc trong các điều khác.
Đúng Pháp và phi Pháp,
biết đường lối như vầy:
về thời gian, sự thật,
có liên hệ lợi ích,
ta sẽ đạt hoặc có,
thuộc thân, khẩu, từ tâm,
học nhiều, hai bộ phái,
đúng thời,theo sự thật,
lời mềm mỏng, lợi ích,
tâm từ, vị khiển trách.
ân hận bởi phi Pháp
như thế sẽ xoá đi.
Với vị khi khiển trách
và vị bị khiển trách,
theo Pháp không ân hận,
vì bi mẫn, lợi ích,
thương xót, muốn thoát khỏi,
vì tôn vinh (Giáo Pháp),
hành động vị khiển trách
đấng Toàn Giác đã giảng
còn vị bị khiển trách
chân thật, không sân hận.

----oOo----


Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

Source: BuddhaSasana

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]